Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 30 - Năm học 2021-2022

Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 30 - Năm học 2021-2022

- Biết vì sao cần phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên

- Biết giữ gìn, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên phù hợp với khả năng.

- Kể đ¬ược một vài tài nguyên thiên nhiên ở n¬ớc ta và ở địa ph¬ương.

- Đồng tình, ủng hộ những hành vi, việc làm để giữ gìn, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

- Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.

 

doc 39 trang Người đăng thuyanh1 Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 158Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 30 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày tháng năm 2022
Tập đọc
ÔN TẬP
( Thay thế cho bài Thuần phục sư tử)
 	- GV cho HS ôn một số bài tập đọc đã học: Thái sư Trần Thủ Độ, Cửa sông, Đất nước
- Gọi HS đọc diễn cảm, trả lời câu hỏi liên quan nội dung bài tập đọc.
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Đọc lưu loát và diễn cảm bài văn với giọng đọc phù hợp.
- Biết đọc thể hiện đúng giọng đọc của các nhân vật trong bài.
- Năng lực: 
+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
- Phẩm chất: Yêu thích môn học, cảm thụ được cái hay, cái đẹp của bài văn, bài thơ
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng 
 	- GV: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK
	 - HS: Đọc trước bài, SGK
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 	- Vấn đáp , thảo luận nhóm, quan sát, trò chơi
 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Hoạt động mở đầu:(5 phút)
- Cho HS chơi trò chơi "Hộp quà bí mật " với nội dung là đọc một đoạn trong bài "Một vụ đắm tàu" và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- Nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng 
- HS chơi trò chơi
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
2.1. Luyện đọc: (17 phút)
* Mục tiêu: 
- Rèn đọc đúng từ , đọc đúng câu, đoạn.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới.
- Đọc đúng các từ khó trong bài
- Đọc lưu loát và diễn cảm bài văn với giọng phù hợp
- Biết đọc thể hiện đúng giọng đọc của các nhân vật trong bài.
* Cách tiến hành:
* Bài Thái sư Trần Thủ Độ
+ Câu chuyện ca ngợi ai? Ca ngợi về điều gì?
 - Hãy nêu giọng đọc toàn bài 
 - Thi đọc diễn cảm đoạn 2+3
 - GV nhận xét 
* Bài Cửa sông
- Khổ thơ cuối, tác giả đã dùng biện pháp nghệ thuật gì? Biện pháp nghệ thuật đó được thể hiện qua những từ ngữ nào?
+ Biện pháp đó nhân hoá giúp tác giả nói lên điều gì về “tấm lòng” của cửa sông đối với cội nguồn?
- GV tổ chức cho HS đọc diễn cảm khổ thơ 4, 5:
-GV nhận xét 
*Bài Đất nước
+ Ở khổ thơ 4+ 5 tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật tu từ nào nổi bật. Nó có tác dụng gì?
- Tổ chức thi đọc diễn cảm, học thuộc lòng bài thơ
- GV nhận xét
+ 1 HS đọc toàn bài
+ Truyện ca ngợi thái sư Trần Thủ Độ là người gương mẫu, nghiêm minh, công bằng, không vì tình riêng mà làm sai phép nước.
+ HS nêu
+ HS thi đọc theo cách phân vai (người dẫn chuyện, viên quan, vua, Trần Thủ Độ).
- Các nhóm cử người thi đọc phân vai lời nhân vật
+ 1 HS đọc toàn bài
+ Tác giả dùng biện pháp nghệ thuật so sánh, từ ngữ thể hiện là giáp mặt, chẳng dứt, nhớ.
+Phép nhân hoá giúp tác giả nói được “tấm lòng’’của cửa sông là không quên cội nguồn.
- HS luyện đọc, thi đọc thuộc lòng.
+ 1 HS đọc toàn bài
+Sử dụng biện pháp điệp ngữ,thể hiện qua những từ ngữ được lặp lại : trời xanh đây, núi rừng đây, là của chúng ta. Các từ ngữ được lặp đi lặp lại có tác dụng nhấn mạnh niềm tự hào, hạnh phúc về đất nước giờ đây đã tự do, đã thuộc về chúng ta
- Học sinh nhẩm thuộc lòng từng khổ, cả bài.
- HS nghe
3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: (3 phút)
- Về nhà luyện đọc thêm các bài tập đọc khác.
- HS nghe và thực hiện
- Kể lại câu chuyện Thái sư Trần Thủ Độ cho mọi người cùng nghe.
- HS nghe và thực hiện
§¹o ®øc
BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN (Tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Biết vì sao cần phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên 
- Biết giữ gìn, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên phù hợp với khả năng.
- Kể được một vài tài nguyên thiên nhiên ở nớc ta và ở địa phương.
- Đồng tình, ủng hộ những hành vi, việc làm để giữ gìn, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
- Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.
- Phẩm chất: Trung thực trong học tập và cuộc sống. Thể hiện trách nhiệm của bản thân.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. §å dïng 
 	- GV: + Tranh ảnh các hoạt động bảo vệ tài nguyên thiên nhiên 
 	+ Th«ng tin tham khảo phục lục trang 71.
 	- HS: SGK, vở
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 	- Vấn đáp, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi
 	- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Hoạt động mở đầu:(5phút)
- Cho HS chơi trò chơi "Truyền điện" với các câu hỏi:
+Bạn hãy kể tên một số cơ quan của Liên Hợp Quốc ở Việt Nam.
+ Bạn hãy kể những việc làm của cơ quan Liên Hợp Quốc tại Việt Nam.
- GV nhận xét.
- GV giới thiệu bài - Ghi bảng 
- HS chơi trò chơi
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(28phút)
* Mục tiêu: 
- Kể được một vài tài nguyên thiên nhiên ở nớc ta và ở địa phương.
- Biết vì sao cần phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên 
- Biết giữ gìn, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên phù hợp với khả năng.
- Đồng tình, ủng hộ những hành vi, việc làm để giữ gìn, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
* Cách tiến hành:
Hoạt động 1:Tìm hiểu thông tin trong SGK 
+ Nêu tên một số tài nguyên thiên nhiên.
+ Ich lợi của tài nguyên thiên nhiên trong cuộc sống của con người là gì?
+ Hiện nay việc sự dụng tài nguyên thiên nhiên ở nước ta đã hợp lý chưa? vì sao?
+ Nêu một số biện pháp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
+ Tài nguyên thiên nhiên có quan trọng trong cuộc sống hay không?
+ Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên để làm gì? 
- GV kết hợp GDMT: Cho HS nêu tài nguyên thiên ở địa phương và cách tham gia giữ gìn và bảo vệ phù hợp với khả năng của các em.
* GV kết luận : Than đá, rừng cây, nước, dầu mỏ, giáo, ánh nắng mặt trời... là những tài nguyên thiên nhiên quý, cung cấp năng lượng phục vụ cho cuộc sống của con người. Các tài nguyên thiên nhiên trên chỉ có hạn, vì vậy cần phải khai thác chúng một cách hợp lí và sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả vì lợi ích của tất cả mọi người.
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ.
Hoạt động 2: Làm bài tập trong SGK 
+ Phát phiếu bài tập
Hoạt động 3 : Bày tỏ thái độ của em BT3.
- Đa bảng phụ có ghi các ý kiến về sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
- GV đổi lại ý b & c trong SGK
Hoạt động 4 : Hoạt động nối tiếp
- GV gọi HS giới thiệu về tài nguyên thiên nhiên của nước ta.
*SDNLTK&HQ: Tài nguyên thiên nhiên được sử dụng hợp lí là điều kiện bào đảm cuộc sống trẻ em được tốt đẹp, không chỉ cho thế hệ hôm nay mà cả thế hệ mai sau được sống trong môi trường trong lành, an toàn.
 - HS làm việc theo nhóm 4, Các nhóm đọc thông tin ở SGK và trả lời các câu hỏi sau:
+ Tên một số tài nguyên thiên nhiên: mỏ quặng, nguồn nước ngầm, không khí, đất trồng, động thực vật quý hiếm
+ Con người sự dụng tài nguyên thiên nhiên trong sản xuất, phát triển kinh tế: chạy máy phát điện, cung cấp điện sinh hoạt, nuôi sống con ngời.
+ Chưa hợp lý, vì rừng đang bị chặt phá bừa bãi, cạn kiệt, nhiều động thực vật quý hiếm đang có nguy cơ bị tiệt chủng.
+ Một số biện pháp bảo vệ: sử dụng tiết kiệm, hợp lý, bảo vệ nguồn nớc, không khí.
- Đại diện các nhóm trả lời các nhóm khác bổ sung, nhận xét.
+ Tài nguyên thiên nhiên rất quan trọng trong cuộc sống.
+ Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên để duy trì cuộc sống của con người.
- 2 , 3 HS đọc ghi nhớ trong SGK.
- Học sinh làm việc nhóm 2.
- HS đọc bài tập 1
- Nhóm thảo luận nhóm 2 về bài tập số 1 
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung.
- Các tài nguyên thiên nhiên là các ý : a, b, c, d, đ, e, g, h, l, m, n.
- HS thảo luận cặp đôi làm việc theo yêu cầu của GV để đạt kết quả sau
 + Tán thành: ý 2,3.
+ Không tán thành: ý 1
- Nêu yêu cầu BT số 2
- HS thảo luận nhóm, chia sẻ kết quả
- 1 vài HS giới thiệu về một vài tài nguyên thiên nhiên của nước ta: mỏ than Quảng Ninh, mỏ dầu ở biển Vũng Tàu, thiếc ở Tĩnh Túc(Cao Bằng),...
3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút)
- Ở địa phương em có tài nguyên thiên nhiên gì ? Tài nguyên đó được khai thác và sử dụng ra sao ?
- HS nêu
- Viết một đoạn văn đêt tuyên truyền, vận động mọi người cùng chung tay bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
- HS nghe và thực hiện
Toán
 ÔN TẬP VỀ ĐO DIỆN TÍCH 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
	- Quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích, chuyển đổi các số đo diện tích (với các đơn vị đo thông dụng).
	- Viết số đo diện tích dưới dạng số thập phân.
	- HS làm bài 1, bài 2(cột 1), bài 3(cột 1).
- Năng lực: 
+ Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
- Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng 
 	- GV: SGK, bảng phụ
 	- HS : SGK, bảng con, vở...
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 	- Vấn đáp , thảo luận nhóm, quan sát, thực hành, trò chơi
 	- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Hoạt động mở đầu:(5phút)
- Cho HS chơi trò chơi "Bắn tên": Kể tên các đơn vị đo thời gian và mối quan hệ giữa chúng.
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng 
- HS chơi trò chơi
- HS nghe
- HS ghi vở 
2. Hoạt động thực hành:(28 phút)
* Mục tiêu:Biết:
 - Quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích, chuyển đổi các số đo diện tích (với các đơn vị đo thông dụng).
 - Viết số đo diện tích dưới dạng số thập phân.
 - HS làm bài 1, bài 2(cột 1), bài 3(cột 1).
* Cách tiến hành:
 Bài 1: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu
- GV treo bảng phụ.
- Yêu cầu HS làm bài
- GV nhận xét chữa bài.
- Yêu cầu HS đọc lại bảng đơn vị đo diện tích
- Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
- HS làm bài, 1 HS lên điền vào bảng phụ, sau đó chia sẻ trước lớp
- HS đọc xuôi, ngược bảng đơn vị đo diện tích.
km2
hm2
dam2
m2
dm2
cm2
mm2
1 km 2 
= 100hm2 
1 hm 2 
= 100dam2
= km2
1 dam 2 
= 100m2
= hm2
1m 2 
= 100dm2
= dam2
1 dm 2 
= 100cm2
= m2
1 cm 2 
= 100mm2
= dm2
1 mm 2 
= cm2
- Hai đơn vị diện tích liền nhau hơn kém nhau bao nhiêu lần ?
Bài 2(cột 1): HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS làm bài.
- GV nhận xét chữa bài.
Bài 3 (cột 1): HĐ cá nhân
- HS đọc yêu cầu.
 - Yêu cầu HS tự làm 
- GV nhận xét chữa bài. 
- Yêu cầu HS chi sẻ nêu cách làm cụ thể một số câu
Bài tập chờ:
Bài 3(cột 2,3): HĐ cá nhân
- Cho HS tự làm bài
- GV nhận xét
- Hai đơn vị diện tích liền nhau hơn kém nhau 100 lần. 
- Điền số thích hợp vào chỗ chấm.
- HS tự làm bài. 
- 2 HS làm bài bảng lớp, chia sẻ
a.1m2 = ... i HS kể tên 1 loài thú) 
- Gv nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng 
- HS chơi
- HS nghe
- HS ghi vở 
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(28phút)
* Mục tiêu: Nêu được ví dụ về sự nuôi và dạy con của một số loài thú (hổ, hươu). 
* Cách tiến hành:
 Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận
- Nhiệm vụ các nhóm là QS và tìm câu trả lời cho các câu hỏi trong SGK trang 122, 123.
- Tìm hiểu về hổ:
+ Hổ thường sinh sản vào mùa nào?
+ Vì sao hổ mẹ không rời hổ con suốt cả tuần đầu trong khi sinh?
+ Khi nào hổ mẹ dạy con săn mồi?
+ Khi nào hổ con có thể sống độc lập? 
+ Hình 1a chụp cảnh gì?
+ Hình 2a chụp cảnh gì?
- Câu hỏi cho nhóm tìm hiểu về hươu
+ Hươu ăn gì để sống ? 
+ Hươu sống theo bầy đàn hay theo cặp?
+ Hươu thường bị những loài thú nào ăn thịt?
+ Hươu đẻ mỗi lứa mấy con? 
+ Hươu con mới sinh biết làm gì?
+ Tại sao mới khoảng 20 ngày tuổi, hươu mẹ đã dạy con chạy?
+ Hình 2 chụp ảnh gì ? 
- GV chỉ lại hình và giải thích thêm.
- Nhận xét nhóm hoạt động tích cực
Hoạt đông 2: Trò chơi: “nào ta cùng đi săn”
- HS diễn tả lại các hoạt động dạy và thực hành các kĩ năng đó của thú mẹ với thú con: Một bên là hổ, 1 bên là hươu.
- Trong khi HS chơi, GV có thể quan sát và hỗ trợ. 
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm
- HS các tổ quan sát hình và thảo luận các câu hỏi trong SGK trang 1222, 123
+ Thường sinh sản vào mùa xuân và mùa hạ
+ Vì khi đó hổ con rất yếu ớt
+ Hổ con đựoc 2 tháng tuổi thì hổ mẹ dạy con săn mồi. 
+ Từ một năm rưỡi đến 2 năm tuổi, hổ con có thể sống độc lập
+ Hình 1a chụp cảnh hổ mẹ đang nhẹ nhàng tiến đến gần con mồi.
+ Hình 2a chụp cảnh hổ con nằm phục xuống đất để quan sát hổ mẹ săn mồi.
+ Hươu ăn cỏ, lá cây để sống. 
+ Hươu sống theo bầy đàn.
+ Hươu thường bị những loài thú như hổ, báo, sư tử ăn thịt
+ Mỗi lứa hươu đẻ một con. 
+ Hươu con mới sinh đã biết đi và bú mẹ.
+ Khi hươu con được 20 ngày tuổi thì bố mẹ dạy hươu con chạy. Vì hươu là loài động vật thường bị các loài động vật khác như hổ, báo sư tử đuổi bắt ăn thịt. Vũ khí tự vệ duy nhất của hươu là sừng. Do vậy chạy là cách tốt nhất của hươu đối với kẻ thù.
+ Hình 2 chụp ảnh hươu con đang tập chạy.
- Các tổ chia 2 nhóm lớn để cùng chơi trò sắm vai
3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút)
- Về nhà tìm hiểu cách nuôi con của các con vật nuôi ở nhà em.
- HS nghe và thực hiện
- Nếu nhà em có vật nuôi, hãy tham gia chăm sóc chúng.
Toán
PHÉP CỘNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Biết cộng các số tự nhiên, các số thập phân, phân số và ứng dụng trong giải toán.
- HS làm bài 1, bài 2(cột 1), bài 3, bài 4.
- Năng lực: 
+ Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
- Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng 
 	- GV: SGK, bảng phụ
 	- HS : SGK
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 	- Vấn đáp, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi
 	- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Hoạt động mở đầu:(5phút)
- Cho HS chơi trò chơi "Truyền điện" Nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo thời gian.
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng 
- HS chơi trò chơi
- HS nghe
- HS ghi vở 
2. Hoạt động thực hành:(28 phút)
* Mục tiêu: 
 - Biết cộng các số tự nhiên, các số thập phân, phân số và ứng dụng trong giải toán.
 - HS làm bài 1, bài 2(cột 1), bài 3, bài 4.
* Cách tiến hành:
*Ôn tập về các thành phần và các tính chất của phép cộng
+ Cho phép cộng : a + b = c 
 a, b, c gọi là gì ?
+ Nêu tính chất giao hoán của phép cộng.
+ Nêu tính chất kết hợp của phép cộng.
* Luyện tập
Bài 1: HĐ cá nhân 
- HS đọc yêu cầu 
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân.
- GV nhận xét, kết luận
Bài 2 (cột 1): HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS làm bài, sử dụng tính chất kết hợp và giao hoán để tính
- GV nhận xét , kết luận 
Bài 3: HĐ cá nhân
 - GV yêu cầu HS đọc đề bài 
- Yêu cầu HS dự đoán kết quả của x
- Cho 2 HS lần lượt nêu, cả lớp nghe và nhận xét
- GV nhận xét , kết luận
Bài 4: HĐ cá nhân 
- Gọi HS đọc đề bài 
- Yêu cầu HS làm bài
- GV nhận xét , kết luận
- HS thảo luận nhóm, báo cáo kết quả 
- HS đọc
+ a, b : Số hạng
 c : Tổng
- Khi đổi chỗ các số hạng trong 1 tổng thì tổng đó không thay đổi
a + b = b + a
- Muốn cộng một tổng hai số với một số thứ ba ta có thể lấy số thứ nhất cộng với tổng của số thứ hai và số thứ ba.
( a + b ) + c = a + ( b + c )
 - Một số cộng với 0 , 0 cộng với một số đều bằng chính nó
a + 0 = 0 + a = a
- Tính.
- HS làm bài vào vở, 
- 4 HS làm bảng lớp, chia sẻ kết quả
 a) 889972 + 96308 = 986280
c) 3 x = + = = 
 d) 926,83 + 549,67 = 1476,5
- Tính bằng cách thuận tiện nhất 
- HS làm việc cá nhân.
- 3 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vở
a. ( 689 + 875 ) + 125 
 = 689 + ( 875 + 125 ) 
 = 689 + 1000
 = 1689
b.
c).5,87 + 28,69 + 4,13 
 = (5,87 + 4,13) + 28,69
 = 10 + 28,69 
 = 38,69
- Không thực hiện tính nêu kết quả tìm x và giải thích
- HS đọc và suy nghĩ tìm kết quả.
a. x = 0 vì số hạng thứ hai và tổng của phép cộng đều có giá trị là 9,68 mà chúng ta đã biết 0 cộng với số nào cũng có kết quả là chính số đó.
b) + x = 
x = 0 (vì = ta có + 0 = = )
- Cả lớp theo dõi
- Cả lớp làm vở
- 1 HS làm bảng lớp, chia sẻ kết quả
 Bài giải
Mỗi giờ cả hai vòi chảy được
 ( thể tích bể)
 Đáp số : 45% thể tích bể
3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút)
- Cho HS vận dụng tính bằng cách thuận tiện biểu thức sau:
2,7 + 3,59 + 4,3 + 5,41=....
- HS làm bài:
 2,7 + 3,59 + 4,3 + 5,41
=( 2,7 + 4,3) + ( 3,59 + 5,41)
= 7 + 9
= 16
- Dặn HS ghi nhớ các tính chất của phép tính để vận dụng vào tính toán, giải toán.
- HS nghe và thực hiện
Tập làm văn
TẢ CON VẬT ( Kiểm tra viết )
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Nắm được cấu tạo của bài văn tả con vật.
- Viết được một bài văn tả con vật có bố cục rõ ràng, đủ ý, dùng từ, đặt câu đúng.
- Xây dựng những đề bài mở tạo cơ hội cho học sinh sáng tạo, bộc lộ ý kiến, thể hiện suy nghĩ, cảm xúc, tình cảm của mình đồng thời thể hiện cách nghĩ, cách cảm, cách diễn đạt.
- Năng lực: 
+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
- Phẩm chất: Giáo dục ý thúc yêu quý loài vật.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng 
 	- GV: SGK, bảng phụ, tranh vẽ hoặc ảnh chụp một số con vật.
 	- HS : SGK
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 	- Vấn đáp, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi
 	- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Hoạt động mở đầu:(5phút)
- Cho HS hát
- GV kiểm tra HS chuẩn bị trước ở nhà nội dung cho tiết viết bài văn tả một con vật em yêu thích- chọn con vật yêu thích, quan sát, tìm ý.
- GV giới thiệu bài :Trong tiết tập làm văn trước, các em đã ôn tập về văn tả con vật. Qua việc phân tích bài văn miêu tả “Chim hoạ mi hót”, các em đã khắc sâu được kiến thức về văn tả con vật: cấu tạo, cách quan sát, cấu tạo và hình ảnhTrong tiết học hôm nay, các em sẽ tập viết hoàn chỉnh một bài văn tả một con vật mà em yêu thích.
- HS hát
- HS chuẩn bị
- HS nghe và thực hiện
2. Hoạt động thực hành:(28 phút)
* Mục tiêu: Viết được một bài văn tả con vật có bố cục rõ ràng, đủ ý, dùng từ, đặt câu đúng.
* Cách tiến hành:
- Gọi HS đọc đề.
- Nêu đề bài em chọn?
- Gọi HS đọc gợi ý. 
- GV nhắc nhở HS trước khi làm bài.
- Yêu cầu HS làm bài
- GV theo dõi và nhắc nhở HS
- GV thu bài.
- 1HS đọc đề bài trong SGK
- HS tiếp nối nhau nói đề văn em chọn
- 1 HS đọc thành tiếng gợi ý 1 
- HS nghe
- HS làm bài
- HS nộp bài
3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút)
- Chia sẻ với mọi người về bài văn tả con vật.
- HS nghe và thực hiện
- Yêu cầu HS về nhà chuẩn bị nội dung cho tiết Tập làm văn tuần 30.
(Ôn tập về văn tả cảnh, chú ý BT1 (liệt kê những bài văn tả cảnh mà em đã học)
- HS nghe và thực hiện
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
SINH HOẠT LỚP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
	- HS nắm được ưu điểm và nhược điểm về các mặt: Học tập, nề nếp, vệ sinh, và việc thực hiện nội quy của trường của lớp.
	- HS đưa ra được nhiệm vụ và biện pháp để thực hiện kế hoạch tuần tiếp theo.
	- Sinh hoạt theo chủ điểm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
Bảng phụ viết sẵn kế hoạch tuần tới.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
1. Hoạt động khởi động:
- Gọi lớp trưởng lên điều hành:
2. Nội dung sinh hoạt:
a. Giới thiệu: 
- GV hỏi để học sinh nêu 3 nội dung hoặc giáo viên nêu.
1. Đánh giá nhận xét hoạt động tuần vừa qua.
2. Xây dựng kế hoạch cho tuần sau. 
3. Sinh hoạt theo chủ điểm 
b. Tiến hành sinh hoạt:
*Hoạt động 1: Đánh giá nhận xét hoạt động trong tuần
Gv gọi lớp trưởng lên điều hành.
- Nề nếp:
- Học tập:
- Vệ sinh:
- Hoạt động khác
GV: nhấn mạnh và bổ sung: 
- Một số bạn còn chưa có ý thức trong công tác vê sinh.
- Sách vở, đồ dùng học tập 
- Kĩ năng chào hỏi
? Để giữ cho trường lớp xanh - sạch- đẹp ta phải làm gì?
? Để thể hiện sự tôn trọng đối với người khác ta cần làm gì?
*H. đông 2: Xây dựng kế hoạch trong tuần
- GV giao nhiệm vụ: Các nhóm hãy thảo luận, bàn bạc và đưa ra những việc cần làm trong tuần tới (TG: 5P)
- GV ghi tóm tắt kế hoạch lên bảng hoặc bảng phụ
- Nề nếp: Duy trì và thực hiện tốt mọi nề nếp
- Học tập: - Lập thành tích trong học tập
 - Chuẩn bị bài trước khi tới lớp.
- Vệ sinh: Vệ sinh cá nhân, lớp học, khu vực tư quản sạch sẽ.
- Hoạt động khác
+ Chấp hành luật ATGT
+ Chăm sóc bồn hoa, cây cảnh lớp học, khu vực sân trường.
- Tiếp tục trang trí lớp học
- Hưởng ứng tuần lễ Học tập suốt đời
*Hoạt động 3: Sinh hoạt theo chủ điểm 
- GV mời LT lên điều hành:
 - GV chốt nội dung, chuẩn bị cho tiết sinh hoạt theo chủ điểm tuân sau.
3. Tổng kết: 
 - Cả lớp cùng hát bài: “Lớp chúng ta đoàn kêt”
- Lớp trưởng lên điều hành:
- Cả lớp cùng thực hiện.
- HS lắng nghe và trả lời.
- Lớp trưởng điều hành các tổ báo cáo ưu và khuyết điểm:
+ Tổ 1 
+ Tổ 2 
+ Tổ 3 
- HS lắng nghe.
- HS trả lời
- Lớp trưởng điều hành các tổ thảo luận và báo cáo kế hoạch tuần 6
+ Tổ 1 
+ Tổ 2 
+ Tổ 3 
- HS nhắc lại kế hoạch tuần
- LT điều hành
+ Tổ 1 Kể chuyện
+ Tổ 2 Hát
+ Tổ 3 Đọc thơ

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_5_tuan_30_nam_hoc_2021_2022.doc