Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 30 - Năm học 2021-2022 - Hoàng Thị Bích Ngọc

Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 30 - Năm học 2021-2022 - Hoàng Thị Bích Ngọc

1. Kiến thức: Giúp học sinh củng cố:

- Mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích.

- Chuyển đổi giữa các số đo diện tích thông dụng, viết số đo diện tích dưới dạng số thập phân.

2. Kĩ năng:

- Rèn cho HS kĩ năng chuyển đổi các số đo diện tích.

3. Năng lực cần phát triển:

 - Hình thành và phát triển cho HS các năng lực: tư duy; giải quyết vấn đề, hợp tác, tự tin.

 

doc 39 trang Người đăng thuyanh1 Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 183Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 30 - Năm học 2021-2022 - Hoàng Thị Bích Ngọc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 30
Thứ hai ngày 4 tháng 4 năm 2022
Giáo dục tập thể
CHÀO CỜ TOÀN TRƯỜNG
Toán
 TIẾT 146: ÔN TẬP VỀ ĐO DIỆN TÍCH 
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Giúp học sinh củng cố:
- Mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích.
- Chuyển đổi giữa các số đo diện tích thông dụng, viết số đo diện tích dưới dạng số thập phân.
2. Kĩ năng: 
- Rèn cho HS kĩ năng chuyển đổi các số đo diện tích. 
3. Năng lực cần phát triển:
 - Hình thành và phát triển cho HS các năng lực: tư duy; giải quyết vấn đề, hợp tác, tự tin.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - HS: Bảng con
 - GV: Máy soi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HĐ 1: Khởi động (3’ - 5’):
Viết số thích hợp vào chỗ chấm (...)
 5kg547g = ... kg 
 673g = ... kg
- Nhận xét .
HĐ 2: Giới thiệu bài: 1-2’
- Làm bảng con
- Nhận xét
HĐ 3: Luyện tập - Thực hành (30’ - 32/)
 * Bài 1/ 154 - SGK
 - Đọc thầm yêu cầu rồi thực hiện?
? Khi đo diện tích ruộng đất người ta còn dùng đơn vị héc-ta. Em hãy cho biết 1ha bằng bao nhiêu mét vuông?
- Trong bảng đơn vị đo diện tích, đơn vị lớn gấp bao nhiêu lần đơn vị bé hơn tiếp liền?
- Đơn vị bé bằng một phần mấy đơn vị lớn hơn tiếp liền?
(Phát triển cho HS các năng lực: tư duy,
giải quyết vấn đề )
- Cả lớp đọc thầm.
- Làm SGK.
- Đổi sách kiểm tra.
- H soi bài.
- Nhận xét
- 1 HS 
- 100 lần
- 1/100.
* Bài 2/154-V
- Đọc thầm yêu cầu rồi thực hiện?
? Giải thích cách làm của một trường hợp trong bài?
(Phát triển cho HS các năng lực: tư duy; giải quyết vấn đề, hợp tác, tự tin)
* Bài 3 -V
- Đọc thầm yêu cầu rồi thực hiện?
? Vì sao 9,2km2 = 920 ha?
- Cả lớp đọc thầm.
- Cả lớp làm vở.
- HS chia sẻ. 
- Nhận xét.
- 1 HS.
- Cả lớp đọc thầm.
- Cả lớp làm vở.
- HS chia sẻ.
- Nhận xét.
- 1 HS
(Phát triển cho HS các năng lực: tư duy; giải quyết vấn đề, hợp tác, tự tin)
Dự kiến sai lầm của HS:
 - Bài 3: Còn lúng túng khi chuyển đổi đơn vị đo diện tích
HĐ 4: Củng cố: ( 2’ - 3’)
- Nhận xét giờ học .
- Đánh giá về NL, PC.
Tập đọc
THUẦN PHỤC SƯ TỬ
I.MỤC TIÊU:
1. Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn với giọng đọc phù hợp với nội dung mỗi đoạn.
2. Hiểu ý nghĩ truyện : Kiên nhẫn, dịu dàng, thông minh là những đức tính làm nên sức mạnh của người phụ nữ, giúp họ bảo vệ hạnh phúc gia đình.
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:
- Tự nhận thức.
- Thể hiện sự tự tin (Trình bày ý kiến, quan điểm cá nhân).
- Giao tiếp
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG:
- Đọc sáng tạo.
- Trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện
- Tự bộc lộ (nói điều HS suy nghĩ, thấm thía )
IV.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Tranh minh họa bài đọc trong SGK. (Màn hình)
V. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1.Khởi động ( 2’ -3’) 
- Đọc bài: Con gái
- Nêu nội dung bài tập đọc?
2. Dạy bài mới:
a, Giới thiệu bài : ( 1’ - 2’)
b, Luyện đọc đúng (10’ - 12’)
- GV hướng dẫn HS luyện đọc
- Suy nghĩ cá nhân, TLN4 (3’) thực hiện các yêu cầu sau: (GV vận dụng kĩ thuật dạy học tích cực)
 + Tìm từ khó đọc, 
 + Cách ngắt nhịp.
 + Tìm hiểu nghĩa của các từ khó trong bài .
- GV: Sau khi TL xong, đọc trong nhóm cho nhau nghe.
*Đoạn 1 :
 - Đọc đúng Ha-li-ma.
 - Giải nghĩa : Giáo sĩ.
->Đọc to rõ, ngắt nghỉ đúng.
* Đoạn 2 : 
- Giải nghĩa : bí quyết
-> Đọc to rõ, đúng câu.
 *Đoạn 3 :
-> Đọc rõ ràng mạch lạc.
- Đọc đoạn theo dãy.
* Đoạn 4 : 
- Giải nghĩa : Đức A- la
- > Đọc trôi chảy, ngắt nghỉ đúng.
- Đọc đoạn theo dãy.
* Đoạn 5 :
 - Giải nghĩa : Thuần phục.
 - > Đọc rõ ràng.
* Toàn bài : đọc to rõ, ngắt nghỉ đúng dấu câu.
- GV đọc mẫu .
- 1 HS đọc bài, lớp đọc thầm theo chia đoạn ( 5 đoạn)
 + Đoạn 1 : Từ đầu  giúp đỡ 
 + Đoạn 2 : Tiếp vừa đi vừa khóc
 + Đoạn 3 : Tiếp bờm sau gáy 
 + Đoạn 4 : Tiếp bỏ đi
 + Đoạn 5 : còn lại
- Đọc nối tiếp đoạn
- HS TLN4.
- HS các nhóm trình bày.
- Nhận xét.
- HS đọc.
- Đọc chú giải.
- HS đọc đoạn 1.
- HS đọc chú giải.
- HS đọc đoạn 2.
- HS đọc đoạn 3.
- HS đọc chú giải.
- HS đọc đoạn 4
- HS đọc chú giải
- HS đọc đoạn 5.
- 1 HS đọc bài.
c. Hướng dẫn tìm hiểu bài ( 10’ 12’)
- Ha-li-ma đến gặp giáo sĩ để làm gì?
- Giáo sĩ ra điều kiện thế nào ?
- Vì sao nghe điều kiện của vị giáo sĩ, 
Ha-li-ma sợ toát mồ hôi, vừa đi vừa khóc ?
- Ha-li-ma nghĩ ra cách gì để làm thân với sư tử ?
- Vì sao khi gặp ánh mắt của Ha-li-ma, con sư tử đang giận dữ, bỗng cụp mắt xuống, rồi lẳng lặng bỏ đi.
- Theo vị giáo sĩ điều gì làm nên sức mạnh của người phụ nữ ?
- Nội dung chính của bài ?
d, Luyện đọc diễn cảm ( 10’- 12’)
- Đọc thầm đoạn 1, 2 và trả lời câu hỏi.
- Nàng muốn vị giáo sĩ cho lời khuyên làm cách nào để chồng nàng hết cau có, gắt gỏng, gia đình trở lại hạnh phúc như trước. 
- Nếu Ha-li-ma lấy được 3 sợi lông bờm của một con sư tử sống giáo sĩ nói cho nàng biết bí quyết.
- Vì điều kiện mà giáo sĩ đưa ra không thể thực hiện được; đến gần sư tử đã khó, nhổ 3 sợi lông bờm của nó lại càng khó. Thấy người sư tử sẽ vồ lấy, ăn thịt ngay.
- Đọc thầm đoạn 3 và trả lời câu hỏi 2 .
- Tối đến nàng ôm một con cừu non vào rừng. Khi sư tử thấy nàng, gầm lên và nhảy bổ tới thì nàng ném con cừu xuống đất cho sư tử ăn. Tối nào cũng được ăn món thịt cừu ngon lành trong tay nàng, sư tử dàn thay đổi tính. Nó quen dần với nàng, có hôm còn nằm cho nàng chải bộ lông bờm sau gáy.
- Đọc thầm đoạn 4 và trả lời câu hỏi 3. 
- Vì ánh mắt dịu hiền của Ha-li-ma làm sư tử không thể tức giận.
- Đọc thầm đoạn 5 và trả lời câu hỏi 4.
- Bí quyết làm cho sức mạnh của người phụ nữ là trí thông minh, lòng kiên nhẫn và sự dịu dàng.
- Nêu lên sự kiên nhẫn, dịu dàng, thông minh là đức tính làm nên sức mạnh của người phụ nữ giúp họ bảo vệ hạnh phúc gia đình 
- Nhắc lại nội dung bài.
- Các nhóm thảo luận cách đọc diễn cảm từng đoạn.
+ Đoạn 1 : Giọng băn khoăn, nhấn giọng : Dễ mến, tươi cười, cau có, gắt gỏng.
+ Đoạn 2 : Nhấn giọng : bạc phơ, ba sợi lông bờm sư tử sống, toát mồ hôi.
+ Đoạn 3 : Giọng hồi hộp, nhấn giọng : làm quen, nhảy bổ, hét lên khiếp đảm, dần dần đổi tính, chải bộ lông bờm .
+ Đoạn 4 : Nhấn giọng : no nê, ngoan ngoãn, giật mình, chồm dậy, dịu hiền, cụp mắt, lẳng lặng.
+ Đoạn 5 : Nhấn giọng : trí thông minh, lòng kiên nhẫn, hung dữ, yếu đuối, bí quyết.
- Trình bày ý kiến của các nhóm về cách đọc diễn cảm.
- Các nhóm có ý kiến, thống nhất cách đọc. 
- Thi đọc diễn cảm trước lớp.
- Bình bầu bạn đọc hay, diễn cảm.
- Nhận xét, đánh giá.
- GV đọc mẫu lần 2.
- HS đọc đoạn mình thích.
- Nhận xét.
e, Củng cố, dặn dò (2’- 4’)
- Nhận xét giờ học.
- Đánh giá về NL, PC.
Đạo đức
BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS biết
- Tài nguyên thiên nhiên rất cần thiết cho cuộc sống con người
- Sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên nhằm phát triển môi trường bền vững
- Bảo vệ và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về tình hình tài nguyên ở nước ta.
- Kĩ năng tư duy phê phán (biết phê phán, đánh giá những hành vi phá hoại tài nguyên thiên nhiên).
- Kĩ năng ra quyết định (biết ra quyết định đúng trong các tình huống để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên).
- Kĩ năng trình bày suy nghĩ/ ý tưởng của mình về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG:
- Thảo luận nhóm.
- Động não.
IV.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Tranh, ảnh, băng hình về tài nguyên thiên nhiên ( mỏ than, dầu mỏ rừng cây...) hoặc cảnh tượng phá hoại tài nguyên thiên nhiên.
V. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Khởi động (3-5’)
- Liên Hợp Quốc được thành lập khi nào? 
- Trụ sở Liên Hợp Quốc đóng ở đâu?
- Việt Nam đã trở thành thành viên của Liên Hợp Quốc từ khi nào?
- Bạn hãy kể một hoạt động của cơ quan Liên Hợp Quốc ở Việt Nam hoặc ở địa phương mà bạn biết?
2. Dạy bài mới:
HĐ 1: Tìm hiểu thông tin trang 44, SGK ( 10-12’)
* Mục tiêu: HS nhận biết vai trò của tài nguyên thiên nhiên đối với cuộc sống con người; vai trò của con người trong việc sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
* Cách tiến hành:
1. GV yêu cầu HS xem ảnh và đọc các thông tin trong bài ( mỗi HS đọc một thông tin )
2. Các nhóm HS thảo luận theo câu hỏi trong SGK.
3. Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.
4. Các nhóm khác thảo luận và bổ sung ý kiến.
5. GV kết luận và mời 1-2 HS đọc phần Ghi nhớ trong SGK.
HĐ 2: Làm bài tập 1, SGK ( 12’)
* Mục tiêu: HS nhận biết được một số tài nguyên thiên nhiên.
* Cách tiến hành:
1. GV nêu yêu cầu của bài tập. 
2. HS làm việc cá nhân.
3. GV mời một số HS lên trình bày, cả lớp bổ sung.
4. GV kết luận: 
* Lưu ý: Hoạt động này có thể thực hiện dưới hình thức chó HS dán các ô giấy (có ghi các từ trong bài tập 1) theo 2 cột: Tài nguyên thiên nhiên và Không phải tài nguyên thiên nhiên 
HĐ 3: Bày tỏ thái độ ( bài tập 3, SGK ) - ( 12’)
* Mục tiêu: HS biết đánh giá và bày tỏ thái độ đối với các ý kiến có liên quan đến tài nguyên thiên nhiên
* Cách tiến hành :
1. GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho nhóm thảo luận.
2. Từng nhóm thảo luận.
3. Đại diện mỗi nhóm trình bày kết quả đánh giá và thái độ của nhóm mình về một ý kiến.
4. Các nhóm khác thảo luận và bổ sung ý kiến.
5. GV kết luận:
- Ý kiến (b), (c) là đúng.
- Ý kiến (a) là sai.
- Tài nguyên thiên nhiên là có hạn, con người cần sử dụng tiết kiệm.
Hoạt động tiếp nối (2-3’)
- Tìm hiểu về một tài nguyên thiên nhiên của nước ta hoặc của nước ta hoặc của địa phương.
- Đánh gái về NL, PC.
 Khoa học
SỰ SINH SẢN CỦA THÚ
I. MỤC TIÊU
- Bào thai của thú phát triển trong bụng mẹ.
- So sánh, tìm ra sự khác và giống nhau trong chu trình sinh sản của thú và chim.
- Kể tên một số loài thú thường đẻ mỗi lứa 1 con, một số loài thú đẻ mỗi lứa nhiều con.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Hình SGK; Phiếu học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Khởi động (3-5’)
- Trình bày sự sinh sản và nuôi con của chim?
- Nhận xét.
2. Dạy bài mới (32’):
HĐ 1: Quan sát (20’):
* Mục tiêu: 
- Biết bào thai của thú phát triển trong bụng mẹ.
- Phân tích được sự tiến hoá trong chu trình sinh sản của thú so với chu trình sinh sản của ếch, chim
* Cách tiến hành:
- Bước 1: Làm việc theo nhóm: Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát các hình 12/120 SGK và trả lời các câu hỏi.
+ Chỉ vào bào thai trong hình và cho biết bào thai của thú được nuôi dưỡng ở đâu?
+ Chỉ và nói tên một số bộ phận của thai mà bạn nhìn thấy?
+ Bạn có nhận xét gì về hình dạng của thú con và thú mẹ?
+ Thú con mới ra đời được thú mẹ nuôi bằng gì?
+ So sánh sự sinh sản của thú và của chim, bạn có nhận xét gì?
- Bước 2: Làm việc cả lớp: Đại  ...  đại phương Tây.
* Đọc thầm đoạn 4 và trả lời câu 3. 
- Vì phụ nữ Việt Nam ai cũng thích mặc áo dài. 
- Khi mặc áo dài phụ nữ trở nên duyên dáng, dịu dàng hơn. Chiếc áo dài làm cho phụ nữ Việt Nam thướt tha, duyên dáng
- Chiếc áo dài cổ truyền, áo dài hiện đại và sự duyên dáng thanh thoát của người phụ nữ Việt Nam trong chiếc áo dài
- Các nhóm thảo luận cách đọc diễn cảm từng đoạn.
	 + Đoạn 1: Giọng nhẹ nhàng, nhấn giọng: mớ ba, mớ bảy, hồng đào, tế nhị, kín đáo, lấp ló.
 + Đoạn 2, 3: Giọng ngợi ca, nhấn giọng: kết hợp hài hòa .
 + Đoạn 4: Giọng tự hào, nhấn giọng: đẹp hơn, tự nhiên, mềm mại, thanh thoát.
- Trình bày ý kiến của các nhóm về cách đọc diễn cảm.
- Các nhóm có ý kiến, thống nhất cách đọc. 
- Thi đọc diễn cảm trước lớp.
- Bình bầu bạn đọc hay, diễn cảm.
- Nhận xét, đánh giá.
 - GV đọc mẫu lần 2.
 - HS đọc đoạn mình thích.
 - Nhận xét.
e, Củng cố, dặn dò (2’ -4’)
 - Nhắc nội dung bài đọc
- Đánh giá về NL, PC.
Tập làm văn
ÔN TẬP VỀ TẢ CON VẬT
I.MỤC TIÊU:
 1. Qua việc phân tích bài văn mẫu Chim họa mi hót, HS được củng cố hiểu biết về văn tả con vật ( cấu tạo của bài văn tả con vật, nghệ thuật quan sát và các giác quan được sử dụng khi quan sát, những chi tiết miêu tả, biện pháp nghệ thuật – so sánh hoặc nhân hóa )
 2. HS viết được đạon văn ngắn ( khoảng 5 câu ) tả hình dáng hoặc hoạt động của con vật mình yêu thích.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Máy soi, tranh ảnh một số con vật.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Khởi động ( 2’- 3’) : 
 - Đọc lại đoạn văn đã viết lại ở tiết trước.
2. Dạy bài mới :
a, Giới thiệu bài ( 1’-2’) : 
 - GV nêu mục đích, yêu cầu cần đạt của tiết học
b, Hướng dẫn HS ôn tập (32’-34’)
- Nêu cấu tạo của bài văn tả con vật ?
* Câu a: Bài văn gồm 4 đoạn: 
+ Đoạn 1: câu đầu (mở bài tự nhiên)
+ Đoạn 2: Tiếp  cỏ cây 
+ Đoạn 3: Tiếpbóng đêm dày 
+ Đoạn 4: Phần còn lại 
* Câu b: Tác giả quan sát chim họa mi hót bằng những giác quan nào ?
* Câu c : 
- Em thích những chi tiết hoặc hình ảnh so sánh nào ? Vì sao ? 
* Bài 2/123 
- Viết đoạn văn tả hình dáng hoặc đoạn văn tả hoạt động của con vật .
- Nhận xét những đoạn văn hay.
c. Củng cố – dặn dò (2’- 4’ )
- Nhận xét giờ học 
- Đánh giá về NL, PC.
- Đọc nội dung bài tập ( đọc nội dung và đọc câu hỏi)
1. Mở bài: 
- Giới thiệu con vật sẽ tả. 
2. Thân bài: 
- Tả hình dáng
- Tả thói quen sinh hoạt và một vài hoạt động chính của con vật
3. Kết bài: 
- Nêu cảm nghĩ đối với con vật.
- Đọc lại
- Cả lớp đọc thầm bài
- Thảo luận cặp
- Trình bày từng yêu cầu của bài tập
- Giới thiệu sự xuất hiện của chim họa mi vào các buổi chiều 
- Tả tiếng hót đặc biệt của họa mi vào buổi chiều
- Tả cách ngủ rất đặc biệt của họa mi trong đêm
- Tả cách hót chào nắng mới rất đặc biệt của họa mi
- Tác giả quan sát họa mi bằng nhiều giác quan: mắt, thính giác (tai).
- Hình như nó vui mừng vì suốt ngày đã được tha hồ rong ruổi bay chơi trong khắp trời mây gió, uống bao nhiêu nước suối Hình ảnh nhân hóa này đã làm cho họa mi trở thành một em bé hồn nhiên, vui tươi
- Tiếng hót có khi êm đềm, có khi rộn rã như một điệu đàn trong bang xé  Hình ảnh này gợi tả rất đúng, rất đặc biệt tiếng hót họa mi âm vang trong buổi chiều tĩnh mịch.
- Đọc yêu cầu của bài tập
- Nói tên các con vật sẽ tả 
- Viết bài
- Đọc bài của mình, cả lớp, GV nhận xét.
Khoa học
 SỰ NUÔI VÀ DẠY CON CỦA MỘT SỐ LOÀI THÚ
I. MỤC TIÊU
- Trình bày sự sinh sản, nuôi con của hổ và của hươu nai.
- Thêm yêu và biết bảo vệ loài vật.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Hình vẽ trong SGK/114,115. (Màn hình)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Khởi động: 2-3’
 	- Kể tên một số loài thú một lứa đẻ một con? Một lứa đẻ 2-5 con, một lứa đẻ trên 5 con.
 	 - So sánh sự sinh sản của thú và của chim?
2. Giới thiệu bài: 1-2’
- Sự nuôi và dạy con của một số loài thú.
3. Dạy bài mới: ( 30’)
HĐ1: Quan sát và thảo luận: (20’)
* Mục tiêu: Trình bày sự sinh sản, nuôi con của hổ và hươu nai.
* Cách tiến hành: 
- Bước 1: Các nhóm đọc SGK và trả lời câu hỏi SGK/114.
+ Hổ thường sinh sản vào mùa nào?
+ Khi nào hổ mẹ dạy hổ con săn mồi?
+ Vì sao hổ mẹ không rời con suốt tuần đầu sau khi sinh?
+ Khi nào hổ con có thể sống độc lập?
+ HS đọc mục bạn cần biết SGK/115 và TLCH:
+ Hươu, nai, hoãng ăn gì để sống? Chúng bị những loài thú nào ăn thịt?
+ Hươu, nan, hoãng đẻ mấy con một lứa? Thú con mới sinh đã biết làm gì?
+ Tại sao thú con mới khoảng 20 ngày tuổi thú mẹ đã dạy con tập chạy?
- Bước 2: Hoạt động cả lớp:
+ Đại diện các nhóm trình bày kết quả ( có thể đóng vai hổ mẹ: hươu, nai, hoãng dạy thú con săn mồi).
+ HS nhận xét, bổ sung.
+ GV kết luận.
HĐ2: Trò chơi “ Săn mồi”: (10’-12’)
* Mục tiêu: 
- Khắc sâu kiến thức về tập tính dạy con của một số loài thú.
- Gây hứng thú học tập cho HS.
* Cách tiến hành:
+ Bước 1: GV hướng dẫn chơi.
+ Bước 2: HS tiến hành chơi.
-> GV nhận xét, đánh giá các nhóm chơi.
4. Củng cố, dặn dò: 2-3’
- Mô tả cảnh hổ mẹ dạy hổ con săn mồi.
- Vì sao thú con mới 20 ngày tuổi, thú mẹ đã dạy con tập chạy.
- HS đọc to mục bạn cần biết SGK.
- Đánh giá về NL, PC.
 Thứ sáu ngày 8 tháng 4 năm 2022
 Toán
TIẾT 150: PHÉP CỘNG
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: Giúp học sinh:
- Củng cố cách cộng các số tự nhiên, các phân số, các số thập phân.
- Vận dụng phép cộng để giải các bài toán tính nhanh và bài toán có lời văn.
2. Kĩ năng: 
- Rèn cho HS kĩ năng cộng các số tự nhiên, các phân số, các số thập phân và giải các bài toán có liên quan.
3. Năng lực cần phát triển:
 - Hình thành và phát triển cho HS các năng lực: tư duy; giải quyết vấn đề, giao tiếp toán học, hợp tác, tự tin.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 	- HS: Bảng con
 	- GV: Máy soi. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HĐ 1: Khởi động (2’ - 3’)
HĐ 2: Bài mới (12’ - 15’):
-HS hát 1 bài.
HĐ 2.1: Giới thiệu bài: 1-2’
HĐ 2.2: Hướng dẫn ôn tập về các thành phần và các tính chất của phép cộng
- Viết lên bảng công thức của phép cộng:
 a + b = c
+ Em đã được học các tính chất nào của phép cộng ?
- HS nối tiếp nhau kể.
- Nhận xét
HĐ 3: Luyện tập - Thực hành (15’ - 17/)
* Bài 1/ 158 - B/c
- 1 HS đọc đề bài toán, yêu cầu HS tự làm bài.
 ? Để tính giá trị của các biểu thức trong bài bằng cách thuận tiện, các em cần áp dụng được các tính chất đã học của phép cộng ?
(Phát triển cho HS các năng lực: tư duy,
giải quyết vấn đề )
* Bài 3/ 159-Nhóm đôi +N
? Nêu dự đoán và giải thích vì sao em lại dự đoán X có giá trị như thế ? ?
(Phát triển cho HS các năng lực: tư duy,
giải quyết vấn đề )
- Làm bảng con.
- Nhận xét
- 1 HS
- Đọc thầm đề bài 
- Thảo luận nhóm đôi.
- Đại diện các nhóm trình bày
- Nhận xét.
- 1 HS
* Bài 2/158 –N
- 1 HS đọc đề bài toán.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
? Em chọn cách tính nào em cho là thuận tiện nhất?
(Phát triển cho HS các năng lực: tư duy; giải quyết vấn đề, hợp tác, tự tin)
- 1 HS đọc đề bài cho cả lớp cùng nghe.
- Cả lớp làm nháp.
- HS chia sẻ.
- Nhận xét
- 1 HS.
* Bài 4/ 159 - V
- 1 HS đọc đề bài toán.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
? Nêu cách giải?
(Phát triển cho HS các năng lực: tư duy; giải quyết vấn đề, giao tiếp toán học, hợp tác, tự tin)
- 1 HS đọc đề bài cho cả lớp cùng nghe.
- Cả lớp làm vở
- HS chia sẻ.
- Nhận xét
- 1 HS.
Dự kiến sai lầm của HS
- Bài 4: Còn lúng túng khi giải.
HĐ 4: Củng cố: ( 2’ - 3’)
- Nhận xét giờ học.
- Đánh giá về NL, PC.
Luyện từ và câu
ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU
( Dấu phẩy )
I.MỤC TIÊU:
	 1. Củng cố kiến thức về dấu phẩy: Nắm được tác dụng của dấu phẩy, nêu được ví dụ về tác dụng của dấu phẩy.
 2. Làm đúng bài luyện tập: Điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong mẩu chuyện đã cho.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Máy soi. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Khởi động ( 2’ – 3’): 
 - Chữa bài tập 3/120.
2. Dạy bài mới :
a, Giới thiệu bài (1-2’): 
b, Hướng dẫn HS thực hành (32’ -34’)
* Bài 1/124
- Giải thích yêu cầu bài tập 
- Kết luận lời giải đúng.
- Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
- Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu. 
- Ngăn cách các vế câu trong câu ghép.
* Bài 2 /124
- Nhấn mạnh 2 yêu cầu của bài tập .
+ Điền dấu chấm hoặc dấu phẩy vào ô trống.
+ Viết lại cho đúng chính tả những chữ đầu câu không viết hoa.
- Chốt lời giải đúng
c, Củng cố, dặn dò ( 2’-4’)
- Nêu tác dụng của dấu phẩy? 
- Nhận xét tiết học.
- Đọc nội dung bài tập 
- Đọc từng câu, suy nghĩ, làm vào vở bài tập .
- Trình bày kết quả, lớp nhận xét 
+ Câu a
+ Câu b
+ Câu c
- Đọc nội dung bài tập.
- Giải nghĩa từ khiếm thị.
- Đọc thầm truyện kể về bình minh, dùng chì điền dấu phẩy, dấu chấm vào ô trống .
- Cả lớp sửa vào vở .
- Đọc lại mẩu chuyện.
- Đánh giá về NL, PC.
Tập làm văn 
TẢ CON VẬT
( Kiểm tra viết)
I.MỤC TIÊU:
 - Dựa trên kiến thức có được về văn tả con vật và kết quả quan sát, HS viết được một bài văn tả con vật có bố cục rõ ràng, đủ ý, thể hiận được những quan sát riêng; dùng từ, đặt câu đúng; câu văn có hình ảnh, cảm xúc.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Vở, tranh vẽ 1 số con vật.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Khởi động (2’ -3’) 
 - Nêu cấu tạo của bài văn tả con vật?
2. Dạy bài mới:
a, Giới thiệu bài ( 1’-2’)
b, Hướng dẫn HS thực hành: 3-5’ 
c, Nhắc nhở HS làm bài: 1- 2’
- GV dặn HS trước khi làm bài. 
d, HS làm bài (28-30’)
- Thu bài, nhận xét.
e, Củng cố, dặn dò (1-2’)
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài văn tả cảnh.
- HS đọc đề bài.
- Đọc gợi ý.
- Chuẩn bị lại bài.
- Ngồi đúng tư thế.
- Làm bài.
Giáo dục tập thể
SINH HOẠT LỚP
I.MỤC TIÊU:
- Nhận xét những ưu khuyết điểm của tuần 3. 
- Xây dựng nề nếp lớp học , nề nếp học tập, kiện toàn tổ chức lớp 
- Đề ra phương hướng trong tuần tới.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.TỔNG KẾT HOẠT ĐỘNG TUẦN QUA:
A.NỀ NẾP: 
+ Đi học chuyên cần.
+ Trực nhật lớp sạch sẽ.
+ Đồ dùng học tập đầy đủ 
+ Ra vào lớp xếp hàng . 
+ Nhắc nhở 1 số bạn:
...
B.HỌC TẬP:
+ Chú ý rèn chữ viết và làm toán
+ Hăng hái phát biểu xây dựng bài 
+Trong lớp còn một số em chưa tập trung :...
C.CÔNG TÁC KHÁC:
+ Tham gia các hoạt động của lớp, trường
2.PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG TUẦN TỚI:
A.NỀ NẾP: 
+ Ổn định nề nếp tích cực học tập trên lớp.
+ Thi đua thực hiện đúng nội quy trường lớp .
+ Đến trường mặc sạch đẹp đúng quy định.
B.HỌC TẬP:
+ Hăng hái học tập, làm bài đầy đủ
+ Chăm chú nghe giảng, phát biểu ý kiến xây dựng bài.
C.CÔNG TÁC KHÁC:
	+ Tham gia đầy đủ các hoạt động của lớp, của trường.
+ Gây quỹ tình thương giúp bạn nghèo vượt khó.
+ Tham gia trực sao đỏ.
+ Đọc báo Đội.
PHẦN KIỂM TRA CỦA KHỐI TRƯỞNG
Ngày 1 tháng 4 năm 2022
Hồ Thị Hải

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_5_tuan_30_nam_hoc_2021_2022_hoang_thi_b.doc