Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 30 - Năm học 2022-2023 - Vũ Đình Thịnh

Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 30 - Năm học 2022-2023 - Vũ Đình Thịnh

- Cho HS chơi trò chơi "Hộp quà bí mật " với nội dung là đọc một đoạn trong bài "Một vụ đắm tàu" và trả lời câu hỏi về nội dung bài.

- Nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

 

docx 40 trang Người đăng thuyanh1 Ngày đăng 21/06/2023 Lượt xem 443Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 30 - Năm học 2022-2023 - Vũ Đình Thịnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 30
Thứ hai ngày 10 tháng 4 năm 2023
Tập đọc
ÔN BÀI TẬP ĐỌC TUẦN 29
( Thay thế cho bài Thuần phục sư tử)
1.Yêu cầu cần đạt
-Kiến thức
+ Đọc lưu loát và diễn cảm bài văn với giọng đọc phù hợp.
+ Biết đọc thể hiện đúng giọng đọc của các nhân vật trong bài.
- Năng lực
+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
- Phẩm chất: Yêu thích môn học, cảm thụ được cái hay, cái đẹp của bài văn, bài thơ
2. Đồ dùng dạy học
	- GV: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK
	 - HS: Đọc trước bài, SGK
3. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động GV
Hoạt động HS
3.1. Hoạt động mở đầu
- Cho HS chơi trò chơi "Hộp quà bí mật " với nội dung là đọc một đoạn trong bài "Một vụ đắm tàu" và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- Nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng 
- HS chơi trò chơi
- HS nghe
- HS ghi vở
3.2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
a. Luyện đọc
* Mục tiêu: 
- Đọc lưu loát và diễn cảm bài văn với giọng phù hợp
- Biết đọc thể hiện đúng giọng đọc của các nhân vật trong bài.
* Cách tiến hành:
* Bài “Một vụ đắm tàu”
- Hãy nêu giọng đọc toàn bài 
 - GV nhận xét 
* Bài “Con gái”
- Hãy nêu giọng đọc toàn bài 
 - GV nhận xét 
- Tổ chức thi đọc diễn cảm
- GV nhận xét
+ 1 HS đọc toàn bài
- Các nhóm cử người thi đọc 
+ 1 HS đọc toàn bài.
- HS luyện đọc, thi đọc thuộc lòng.
- HS luyện đọc, thi đọc thuộc lòng.
3.3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm
- Về nhà luyện đọc thêm các bài tập đọc khác.
- HS nghe và thực hiện
- Kể lại câu chuyện Thái sư Trần Thủ Độ cho mọi người cùng nghe.
- HS nghe và thực hiện
4. Điều chỉnh sau bài dạy
......................................................................................................................................
Toán
 ÔN TẬP VỀ ĐO DIỆN TÍCH 
1.Yêu cầu cần đạt
	-Kiến thức
	+ Quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích, chuyển đổi các số đo diện tích (với các đơn vị đo thông dụng).
	+ Viết số đo diện tích dưới dạng số thập phân.
	+ HS làm bài 1, bài 2(cột 1), bài 3(cột 1).
- Năng lực
+ Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
- Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.
2. Đồ dùng dạy học
	- GV: SGK, bảng phụ
 	- HS : SGK, bảng con, vở...
3. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động GV
Hoạt động HS
3.1. Hoạt động mở đầu
- Cho HS chơi trò chơi "Bắn tên": Kể tên các đơn vị đo thời gian và mối quan hệ giữa chúng.
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng 
- HS chơi trò chơi
- HS nghe
- HS ghi vở 
3.2. Hoạt động thực hành
* Mục tiêu:Biết:
 - Quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích, chuyển đổi các số đo diện tích (với các đơn vị đo thông dụng).
 - Viết số đo diện tích dưới dạng số thập phân.
 - HS làm bài 1, bài 2(cột 1), bài 3(cột 1).
* Cách tiến hành:
 Bài 1: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu
- GV treo bảng phụ.
- Yêu cầu HS làm bài
- GV nhận xét chữa bài.
- Yêu cầu HS đọc lại bảng đơn vị đo diện tích
- Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
- HS làm bài, 1 HS lên điền vào bảng phụ, sau đó chia sẻ trước lớp
- HS đọc xuôi, ngược bảng đơn vị đo diện tích.
km2
hm2
dam2
m2
dm2
cm2
mm2
1 km 2 
= 100hm2 
1 hm 2 
= 100dam2
= km2
1 dam 2 
= 100m2
= hm2
1m 2 
= 100dm2
= dam2
1 dm 2 
= 100cm2
= m2
1 cm 2 
= 100mm2
= dm2
1 mm 2 
= cm2
- Hai đơn vị diện tích liền nhau hơn kém nhau bao nhiêu lần ?
Bài 2(cột 1): HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS làm bài.
- GV nhận xét chữa bài.
Bài 3 (cột 1): HĐ cá nhân
- HS đọc yêu cầu.
 - Yêu cầu HS tự làm 
- GV nhận xét chữa bài. 
- Yêu cầu HS chi sẻ nêu cách làm cụ thể một số câu
Bài tập chờ:
Bài 3(cột 2,3): HĐ cá nhân
- Cho HS tự làm bài
- GV nhận xét
- Hai đơn vị diện tích liền nhau hơn kém nhau 100 lần. 
- Điền số thích hợp vào chỗ chấm.
- HS tự làm bài. 
- 2 HS làm bài bảng lớp, chia sẻ
a.1m2 = 100dm2 = 10000cm2 
1m2 = 1000000mm2 
 1ha = 10000 m2
 1km2 = 100ha = 1000000 m2
b.1m2 = 0,01dam2 
1m2 = 0,0001hm2 = 0,0001ha 
1m2 = 0,000001km2 
- Viết số đo sau dưới dạng số đo có đơn vị là héc-ta
- HS tự làm bài 
- 2 HS lên bảng chữa bài, chia sẻ kết quả
a) 65 000 m = 6,5 ha 
b) 6 km = 600 ha
- HS làm bài, báo cáo kết quả cho GV
 846000m2 = 84,6ha 
 5000m2 = 0,5ha 
 9,2km2 = 920ha
 0,3km2 = 30ha
3.3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm
- Hai đơn vị diện tích liền nhau gấp hoặc kém nhau bao nhiêu lần ?
- HS nêu
- Về nhà tìm hiểu thêm về các đơn vị đo diện tích khác.
- HS nghe và thực hiện
- VD: sào, mẫu, công đất, a,...
4. Điều chỉnh sau bài dạy
......................................................................................................................................
Khoa học
SỰ SINH SẢN CỦA THÚ
1.Yêu cầu cần đạt
-Kiến thức:
+ Biết thú là động vật đẻ con.
+ Kể tên được một số loài thú
+ Chăm sóc, nuôi dưỡng và bảo vệ các loài thú.
- Năng lực: Nhận thức thế giới tự nhiên, tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên,vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người.
- Phẩm chất: Học sinh ham thích tìm hiểu khoa học, yêu thích môn học.
2. Đồ dùng dạy học
- GV: SGK, bảng phụ, Hình ảnh thông tin minh hoạ
- HS : SGK
3. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động GV
Hoạt động HS
3.1. Hoạt động mở đầu
- Cho HS chơi trò chơi "Bắn tên": Kể tên các loài chim(Mỗi HS kể tên 1 loài chim) 
- Gv nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng 
- HS chơi
- HS nghe
- HS ghi vở
3.2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
* Mục tiêu: Biết thú là động vật đẻ con.
* Cách tiến hành:
 Hoạt động 1 : Quan sát 
- Các em HĐ theo nhóm. Hãy cùng bạn đọc các câu hỏi trong SGK trang 120 về sự sinh sản của thú. Chú ý thảo luận so sánh về sự sinh sản của chim và thú để có câu trả lời chính xác, các em hãy QS hình và đọc các thông tin kèm trong SGK
+ Nêu nội dung của hình 1a ?
+ Nêu nội dung hình 1b ?
+ Chỉ vào hình và nêu được bào thai của thú được nuôi dưỡng ở đâu ?
+ Nói tên các bộ phận của thai mà bạn thấy trong hình ?
+ Bạn có NX gì về hình dạng của thú mẹ và thú con ?
+ Thú con mới ra đời được thú mẹ nuôi bằng gì ?
+ So sánh sự sinh sản của thú với các loài chim ?
+ Bạn có nhận xét gì về sự nuôi con của chim và thú ?
- GV KL chốt lại 
Hoạt động 2 : Làm việc với phiếu học tập
+ Thú sinh sản bằng cách nào ?
+ Mỗi lứa thú thường đẻ mấy con ?
- GV chia lớp thành 6 nhóm
- GV phát phiếu học tập cho các nhóm
- GV tuyên dương nhóm nào điền được nhiều tên con vật và điền đúng 
Kết luận : SGK trang 121
- HS thảo luận theo nhóm do nhóm trưởng điều khiển
- HS cùng nhóm quan sát hình và thảo luận các câu hỏi trong SGK
+ Chụp bào thai của thú con khi trong bụng mẹ.
+ Hình chụp thú con lúc mới sinh ra.
+ Bào thai của thú được nuôi dưỡng ở trong bụng mẹ.
+ Các bộ phận của thai : đầu mình các chi...có một đoạn như ruột nối thai với mẹ
+ Hình dạng của thú mẹ và thú con giống nhau.
+ Thú con mới ra đời được thú mẹ nuôi bằng sữa.
+ Sự sinh sản của thú với các loài chim có sự khác nhau
- Chim đẻ trứng ấp trứng và nở thành con.
- Ở thú, hợp tử phát triển trong bụng mẹ, bào thai của thú lớn lên trong bụng mẹ.
+ Chim nuôi con bằng thức ăn tự kiếm, thú lúc đầu nuôi con bằng sữa. Cả chim và thú đều nuôi con cho đến khi con chúng tự kiếm ăn.
- HS làm bài vào phiếu học tập
+ Thú sinh sản bằng cách đẻ con.
+ Có loài thú thường đẻ mỗi lứa 1 con ; có loài thú đẻ mỗi lứa nhiều con.
- HS làm việc theo nhóm
- Đại diện các nhóm trình bày
Số con trong 1 lứa
Tên động vật
Thường mỗi lứa 1 con
Trâu, bò, ngựa, hươu, nai, hoẵng
2 con trở lên
Hổ, chó, mèo, 
3.3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm
- Tìm hiểu sự sinh sản của vật nuôi của gia đình em.
- HS nghe và thực hiện
- Hãy tham gia chăm sóc và bảo vệ các loài vật nuôi.
- HS nghe và thực hiện
4. Điều chỉnh sau bài dạy
......................................................................................................................................
Địa lí
CÁC ĐẠI DƯƠNG TRÊN THẾ GIỚI
1.Yêu cầu cần đạt
-Kiến thức
+ Ghi nhớ tên 4 đại dương: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và Bắc Băng Dương.Thái Bình Dương là đại dương lớn nhất.
+ Nhận biết và nêu được vị trí từng đại dương trên bản đồ (lược đồ), hoặc trên quả Địa cầu.
+ Sử dụng bảng số liệu và bản đồ (lược đồ) để tìm một số đặc điểm nổi bật về diện tích, độ sâu của mỗi đại dương.
+ Thích tìm hiểu, khám phá khoa học
	- Năng lực
+ Năng lực tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sán g tạo.
+ Năng lực hiểu biết cơ bản về Địa lí, năng lực tìm tòi và khám phá Địa lí, năng lực vận dụng kiến thức Địa lí vào thực tiễn.
- Phẩm chất: Giáo dục học sinh lòng yêu quê hương đất nước qua việc nắm rõ đặc điểm địa lý Việt Nam. GD bảo vệ môi trường : HS nắm được đặc điểm về môi trường tài nguyên và khai thác tài nguyên.
2. Đồ dùng dạy học
	- GV: + Bản đồ thế giới.
 	+ Quả địa cầu, tranh ảnh về thiên nhiên, dân cư của châu Đại Dương và châu Nam Cực.
 	- HS : SGK, vở
3. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động GV
Hoạt động HS
3.1. Hoạt động mở đầu
- Cho HS chơi trò chơi "Truyền điện" với nội dung:
+ Dân cư lục địa Ô- xtrây-li-a và các đảo có gì khác nhau ?
+ Đặc điểm tiêu biểu về tự nhiên của châu Nam Cực ? 
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS chơi
- HS nghe
- HS ghi vở
3.2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
* Mục tiêu: : 
- Ghi nhớ tên 4 đại dương: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và Bắc Băng Dương.Thái Bình Dương là đại dương lớn nhất.
- Nhận biết và nêu được vị trí từng đại dương trên bản đồ (lược đồ), hoặc trên quả Địa cầu.
* Cách tiến hành:
Hoạt động 1 : Vị trí của các đại dương
- Trên thế giới có mấy đại dương? Đó là những đại dương nào ?
- GV yêu cầu HS tự quan sát H1 trang 130 SGK và hoàn thành bảng thống kê
- HS báo cáo kết quả thảo luận, mỗi đại dương mời 1 HS báo cáo
- GV nhận xét, kết luận.
Hoạt động 2: Một số đặc điểm của Đại Dương
+ Nêu diện tích của từng đại dương ?
+ Xếp các đại dương từ lớn đến nhỏ theo diện tích ?
+ Cho biết Đại Dương có độ sâu trung bình lớn nhất.
+ Độ sâu lớn nhất thuộc về Đại Dương nào ?
- GVKL:
Hoạt động 3 : Thi kể về các đại dương
 ... nh nêu cách lắp ghép
+ Hoạt động 3: Thực hành lắp ghép.
- GV yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa thảo luận theo nhóm và tiến hành lắp ghép theo nhóm bàn
- GV quan sát giúp đỡ một số nhóm còn lúng túng.
- 1 học sinh đọc bài
- Học sinh báo cáo kết quả kiểm tra
- HS nêu các bước lắp ghép
- Lắp từng bộ phận:
+ Lắp chân rô bốt
+ Lắp thân rô bốt
+ Lắp đầu rô bốt
+ Lắp tay, ăng ten, trục bánh xe.
- Lắp ráp rô bốt
- Học sinh làm việc theo nhóm bàn
3.3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm
- Về nhà tập lắp ghép lại mô hình rô bốt.(nếu có bộ lắp ghép ở nhà)
- HS nghe và thực hiện
- Về nhà tìm hiểu công dụng của rô bốt hiện nay.
- HS nghe và thực hiện
4. Điều chỉnh sau bài dạy
......................................................................................................................................
Toán
ÔN TẬP VỀ ĐO THỜI GIAN
1. Yêu cầu cần đạt
Sau khi học xong bài HS đạt được các yêu cầu:
- Quan hệ giữa một số đơn vị đo thời gian.
- Viết số đo thời gian dưới dạng số thập phân.
- Chuyển đổi số đo thời gian.
- Xem đồng hồ.
HS hình thành được:
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
- GD cho HS lòng ham học toán.
2. Đồ dùng dạy học 
- Vở bài tập.
3. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
3.1. Mở đầu: - Khởi động, kết nối.
- Cho HS hát
- Cho HS thi đua: Nêu sự khác nhau giữa đơn vị đo diện tích và thể tích? Mối quan hệ giữa chúng.
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng 
3.2. Luyện tập, thực hành
Bài 1: HS làm cá nhân.
- Gọi học sinh lên bảng làm lớp làm vở.
- Nhận xét.
Bài 2, 3: HS làm cá nhân.
- Gọi học sinh lên làm
- GV cùng cả lớp nhận xét.
Bài 4. Chọn đáp án đúng.
- GV cho HS làm bài cá nhân vào vở.
- Gọi HS lên bảng chữa.
- GV nhận xét, chữa bài.
3.3. Vận dụng, trải nghiệm
- Cho HS vận dụng làm bài sau:
Điền số thích hợp vào chỗ chấm:
 5 năm 4 tháng = ... tháng
 7 giờ 25 phút = ... phút
 1 ngày 15 giờ = ... giờ
 125 phút = .... giờ ... phút
- HS hát
- 2 nhóm HS thi đua nêu
- HS nghe
- HS ghi vở
- HS đọc yêu cầu bài 1.
- HS làm vở.
1 thế kỉ = 100 năm
1 tuần lễ = 7 ngày
1 năm = 12 tháng
1 ngày = 24 giờ
1 năm = 365 ngày
1 giờ = 60 phút
1 năm nhuận = 366 ngày
1 phút = 60 giây
- HS đọc yêu cầu bài và làm vở.
- HS tự giải và chọn đáp áp đúng.
Đáp án đúng: B
4. Điều chỉnh sau bài dạy
......................................................................................................................................
Khoa học
SỰ NUÔI CON VÀ DẠY CON CỦA MỘT SỐ LOÀI THÚ
1.Yêu cầu cần đạt
-Kiến thức
+ Biết một số loài thú biết cách nuôi và dạy con.
	+ Nêu được ví dụ về sự nuôi và dạy con của một số loài thú (hổ, hươu).
	 + Giáo dục HS biết bảo vệ các loài thú quý hiếm.
- Năng lực: Nhận thức thế giới tự nhiên, tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên,vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người.
- Phẩm chất: Học sinh ham thích tìm hiểu khoa học, yêu thích môn học.
2. Đồ dùng dạy học
- GV: SGK, bảng phụ, Hình ảnh thông tin minh hoạ
 	- HS : SGK
3. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động GV
Hoạt động HS
3.1. Hoạt động mở đầu
- Cho HS chơi trò chơi "Bắn tên": Kể tên các loài thú(Mỗi HS kể tên 1 loài thú) 
- Gv nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng 
- HS chơi
- HS nghe
- HS ghi vở 
3.2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(28phút)
* Mục tiêu: Nêu được ví dụ về sự nuôi và dạy con của một số loài thú (hổ, hươu). 
* Cách tiến hành:
 Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận
- Nhiệm vụ các nhóm là QS và tìm câu trả lời cho các câu hỏi trong SGK trang 122, 123.
- Tìm hiểu về hổ:
+ Hổ thường sinh sản vào mùa nào?
+ Vì sao hổ mẹ không rời hổ con suốt cả tuần đầu trong khi sinh?
+ Khi nào hổ mẹ dạy con săn mồi?
+ Khi nào hổ con có thể sống độc lập? 
+ Hình 1a chụp cảnh gì?
+ Hình 2a chụp cảnh gì?
- Câu hỏi cho nhóm tìm hiểu về hươu
+ Hươu ăn gì để sống ? 
+ Hươu sống theo bầy đàn hay theo cặp?
+ Hươu thường bị những loài thú nào ăn thịt?
+ Hươu đẻ mỗi lứa mấy con? 
+ Hươu con mới sinh biết làm gì?
+ Tại sao mới khoảng 20 ngày tuổi, hươu mẹ đã dạy con chạy?
+ Hình 2 chụp ảnh gì ? 
- GV chỉ lại hình và giải thích thêm.
- Nhận xét nhóm hoạt động tích cực
Hoạt đông 2: Trò chơi: “nào ta cùng đi săn”
- HS diễn tả lại các hoạt động dạy và thực hành các kĩ năng đó của thú mẹ với thú con: Một bên là hổ, 1 bên là hươu.
- Trong khi HS chơi, GV có thể quan sát và hỗ trợ. 
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm
- HS các tổ quan sát hình và thảo luận các câu hỏi trong SGK trang 1222, 123
+ Thường sinh sản vào mùa xuân và mùa hạ
+ Vì khi đó hổ con rất yếu ớt
+ Hổ con đựoc 2 tháng tuổi thì hổ mẹ dạy con săn mồi. 
+ Từ một năm rưỡi đến 2 năm tuổi, hổ con có thể sống độc lập
+ Hình 1a chụp cảnh hổ mẹ đang nhẹ nhàng tiến đến gần con mồi.
+ Hình 2a chụp cảnh hổ con nằm phục xuống đất để quan sát hổ mẹ săn mồi.
+ Hươu ăn cỏ, lá cây để sống. 
+ Hươu sống theo bầy đàn.
+ Hươu thường bị những loài thú như hổ, báo, sư tử ăn thịt
+ Mỗi lứa hươu đẻ một con. 
+ Hươu con mới sinh đã biết đi và bú mẹ.
+ Khi hươu con được 20 ngày tuổi thì bố mẹ dạy hươu con chạy. Vì hươu là loài động vật thường bị các loài động vật khác như hổ, báo sư tử đuổi bắt ăn thịt. Vũ khí tự vệ duy nhất của hươu là sừng. Do vậy chạy là cách tốt nhất của hươu đối với kẻ thù.
+ Hình 2 chụp ảnh hươu con đang tập chạy.
- Các tổ chia 2 nhóm lớn để cùng chơi trò sắm vai
3.3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm
- Về nhà tìm hiểu cách nuôi con của các con vật nuôi ở nhà em.
- HS nghe và thực hiện
- Nếu nhà em có vật nuôi, hãy tham gia chăm sóc chúng.
4. Điều chỉnh sau bài dạy
......................................................................................................................................
Thứ sáu ngày 14 tháng 4 năm 2023
Toán
PHÉP CỘNG
1.Yêu cầu cần đạt
-Kiến thức
+ Biết cộng các số tự nhiên, các số thập phân, phân số và ứng dụng trong giải toán.
+ HS làm bài 1, bài 2(cột 1), bài 3, bài 4.
- Năng lực
+ Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
- Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.
2. Đồ dùng dạy học
	- GV: SGK, bảng phụ
 	- HS : SGK
3. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động GV
Hoạt động HS
3.1. Hoạt động mở đầu
- Cho HS chơi trò chơi "Truyền điện" Nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo thời gian.
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng 
- HS chơi trò chơi
- HS nghe
- HS ghi vở 
3.2. Hoạt động thực hành
* Mục tiêu: 
 - Biết cộng các số tự nhiên, các số thập phân, phân số và ứng dụng trong giải toán.
 - HS làm bài 1, bài 2(cột 1), bài 3, bài 4.
* Cách tiến hành:
*Ôn tập về các thành phần và các tính chất của phép cộng
+ Cho phép cộng : a + b = c 
 a, b, c gọi là gì ?
+ Nêu tính chất giao hoán của phép cộng.
+ Nêu tính chất kết hợp của phép cộng.
* Luyện tập
Bài 1: HĐ cá nhân 
- HS đọc yêu cầu 
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân.
- GV nhận xét, kết luận
Bài 2 (cột 1): HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS làm bài, sử dụng tính chất kết hợp và giao hoán để tính
- GV nhận xét , kết luận 
Bài 3: HĐ cá nhân
 - GV yêu cầu HS đọc đề bài 
- Yêu cầu HS dự đoán kết quả của x
- Cho 2 HS lần lượt nêu, cả lớp nghe và nhận xét
- GV nhận xét , kết luận
Bài 4: HĐ cá nhân 
- Gọi HS đọc đề bài 
- Yêu cầu HS làm bài
- GV nhận xét , kết luận
- HS thảo luận nhóm, báo cáo kết quả 
- HS đọc
+ a, b : Số hạng
 c : Tổng
- Khi đổi chỗ các số hạng trong 1 tổng thì tổng đó không thay đổi
a + b = b + a
- Muốn cộng một tổng hai số với một số thứ ba ta có thể lấy số thứ nhất cộng với tổng của số thứ hai và số thứ ba.
( a + b ) + c = a + ( b + c )
 - Một số cộng với 0 , 0 cộng với một số đều bằng chính nó
a + 0 = 0 + a = a
- Tính.
- HS làm bài vào vở, 
- 4 HS làm bảng lớp, chia sẻ kết quả
 a) 889972 + 96308 = 986280
c) 3 x = + = = 
 d) 926,83 + 549,67 = 1476,5
- Tính bằng cách thuận tiện nhất 
- HS làm việc cá nhân.
- 3 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vở
a. ( 689 + 875 ) + 125 
 = 689 + ( 875 + 125 ) 
 = 689 + 1000
 = 1689
b.
c).5,87 + 28,69 + 4,13 
 = (5,87 + 4,13) + 28,69
 = 10 + 28,69 
 = 38,69
- Không thực hiện tính nêu kết quả tìm x và giải thích
- HS đọc và suy nghĩ tìm kết quả.
a. x = 0 vì số hạng thứ hai và tổng của phép cộng đều có giá trị là 9,68 mà chúng ta đã biết 0 cộng với số nào cũng có kết quả là chính số đó.
b) + x = 
x = 0 (vì = ta có + 0 = = )
- Cả lớp theo dõi
- Cả lớp làm vở
- 1 HS làm bảng lớp, chia sẻ kết quả
 Bài giải
Mỗi giờ cả hai vòi chảy được
 ( thể tích bể)
 Đáp số : 45% thể tích bể
3.3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm
- Cho HS vận dụng tính bằng cách thuận tiện biểu thức sau:
2,7 + 3,59 + 4,3 + 5,41=....
- HS làm bài:
 2,7 + 3,59 + 4,3 + 5,41
=( 2,7 + 4,3) + ( 3,59 + 5,41)
= 7 + 9
= 16
- Dặn HS ghi nhớ các tính chất của phép tính để vận dụng vào tính toán, giải toán.
- HS nghe và thực hiện
4. Điều chỉnh sau bài dạy
......................................................................................................................................
Sinh hoạt
KIỂM ĐIỂM HOẠT ĐỘNG TRONG TUẦN 
I. Yêu cầu cần đạt
- Học sinh thấy ưu nhược điểm của mình trong đợt thi đua. Từ đó có ý thức vươn lên trong tuần sau.
- Giáo dục học sinh có ý thức xây dựng nề nếp tốt.
- Giáo dục kĩ năng giao tiếp cho HS.
II.Đồ dung dạy học	
Nội dung sinh hoạt
III. Các hoạt động dạy học
1.Tổ chức
2. Nội dung
a) Nhận xét 
* Ưu điểm
* Nhược điểm
b) Phương hướng tuần sau
- Tiếp tục duy trì những ưu điểm, khắc phục nhược điểm.
- Học và làm bài đầy đủ.
- Giữ gìn lớp học và khu chuyên sạch sẽ.
- Nhận xét giờ
4. Điều chỉnh sau bài dạy
.....................................................................................................................................
Nhận xét
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_lop_5_tuan_30_nam_hoc_2022_2023_vu_dinh_thi.docx