Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 30 - Trần Đức Huân

Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 30 - Trần Đức Huân

 - Quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích, chuyển đổi các số đo diện tích (với các đơn vị đo thông dụng).

 - Viết số đo diện tích dưới dạng số thập phân.

 

docx 26 trang Người đăng thuyanh1 Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 211Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 30 - Trần Đức Huân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 30
Ngày soạn: 17/4/2021
Ngày giảng: Thứ hai ngày 19 tháng 4 năm 2021
Tiết 1: Chào cờ TẬP TRUNG ĐẦU TUẦN
------------------------∆------------------------
Tiết 2: Toán ÔN TẬP VỀ ĐO DIỆN TÍCH 
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
 	- Quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích, chuyển đổi các số đo diện tích (với các đơn vị đo thông dụng).
 	- Viết số đo diện tích dưới dạng số thập phân.
2. Kĩ năng: HS làm bài 1, bài 2(cột 1), bài 3(cột 1).
3. Phẩm chất: Yêu thích môn học
4. Năng lực: Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực tư duy và lập luận toán học 
1. Đồ dùng 
 	- GV: Bảng phụ
 - HS: SGK, bảng con, vở...
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 - Vấn đáp , thảo luận nhóm, quan sát, thực hành, trò chơi
 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
5’
1. Hoạt động khởi động
- Cho HS chơi trò chơi "Bắn tên": Kể tên các đơn vị đo thời gian và mối quan hệ giữa chúng.
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng 
- HS chơi trò chơi
- HS nghe
- HS ghi vở 
28’
2. Hoạt động thực hành
 Bài 1: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu
- GV treo bảng phụ.
- Yêu cầu HS làm bài
- GV nhận xét chữa bài.
- Yêu cầu HS đọc lại bảng đơn vị đo diện tích
- Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
- HS làm bài, 1 HS lên điền vào bảng phụ, sau đó chia sẻ trước lớp
- HS đọc xuôi, ngược bảng đơn vị đo diện tích.
km2
hm2
dam2
m2
dm2
cm2
mm2
1 km 2 
= 100hm2 
1 hm 2 
= 100dam2
= km2
1 dam 2 
= 100m2
= hm2
1m 2 
= 100dm2
= dam2
1 dm 2 
= 100cm2
= m2
1 cm 2 
= 100mm2
= dm2
1 mm 2 
= cm2
- Hai đơn vị diện tích liền nhau hơn kém nhau bao nhiêu lần ?
Bài 2(cột 1): HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS làm bài.
- GV nhận xét chữa bài.
Bài 3 (cột 1): HĐ cá nhân
- HS đọc yêu cầu.
 - Yêu cầu HS tự làm 
- GV nhận xét chữa bài. 
- Yêu cầu HS chi sẻ nêu cách làm cụ thể một số câu
Bài tập chờ:
Bài 3(cột 2,3): HĐ cá nhân
- Cho HS tự làm bài
- GV nhận xét
- Hai đơn vị diện tích liền nhau hơn kém nhau 100 lần. 
- Điền số thích hợp vào chỗ chấm.
- HS tự làm bài. 
- 2 HS làm bài bảng lớp, chia sẻ
- Viết số đo sau dưới dạng số đo có đơn vị là héc-ta
- HS tự làm bài 
- 2 HS lên bảng chữa bài, chia sẻ kết quả
a) 65 000 m = 6,5 ha 
b) 6 km = 600 ha
- HS làm bài, báo cáo kết quả cho GV
2’
3.Hoạt động ứng dụng
- Hai đơn vị diện tích liền nhau gấp hoặc kém nhau bao nhiêu lần ?
- HS nêu
1’
4. Hoạt động sáng tạo
- Về nhà tìm hiểu thêm về các đơn vị đo diện tích khác.
- HS nghe và thực hiện
- VD: sào, mẫu, công đất, a,...
------------------------∆------------------------
Tiết 4 Tập đọc ÔN TẬP
 ( Thay thế cho bài Thuần phục sư tử)
 	- GV cho HS ôn một số bài tập đọc đã học: Thái sư Trần Thủ Độ, Cửa sông, Đất nước
- Gọi HS đọc diễn cảm, trả lời câu hỏi liên quan nội dung bài tập đọc.
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Đọc lưu loát và diễn cảm bài văn với giọng đọc phù hợp.
2. Kĩ năng: Biết đọc thể hiện đúng giọng đọc của các nhân vật trong bài.
3. Phẩm chất: Yêu thích môn học, cảm thụ được cái hay, cái đẹp của bài văn, bài thơ
4. Năng lực: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ 
1. Đồ dùng 
 - GV: Máy chiếu
 - HS: Đọc trước bài, SGK
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 	- Vấn đáp , thảo luận nhóm, quan sát, trò chơi
 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
 III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
5’
1. Hoạt động khởi động:
- Cho HS chơi trò chơi "Hộp quà bí mật " với nội dung là đọc một đoạn trong bài "Một vụ đắm tàu" và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- Nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng 
- HS chơi trò chơi
- HS nghe
- HS ghi vở
17’
2. Hoạt động luyện đọc
Bài Thái sư Trần Thủ Độ
+ Câu chuyện ca ngợi ai? Ca ngợi về điều gì?
 - Hãy nêu giọng đọc toàn bài 
 - Thi đọc diễn cảm đoạn 2+3
 - GV nhận xét 
Bài Cửa sông
- Khổ thơ cuối, tác giả đã dùng biện pháp nghệ thuật gì? Biện pháp nghệ thuật đó được thể hiện qua những từ ngữ nào?
+ Biện pháp đó nhân hoá giúp tác giả nói lên điều gì về “tấm lòng” của cửa sông đối với cội nguồn?
- GV tổ chức cho HS đọc diễn cảm khổ thơ 4, 5:
-GV nhận xét 
Bài Đất nước
+ Ở khổ thơ 4+ 5 tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật tu từ nào nổi bật. Nó có tác dụng gì?
- Tổ chức thi đọc diễn cảm, học thuộc lòng bài thơ
- GV nhận xét
+ 1 HS đọc toàn bài
+ Truyện ca ngợi thái sư Trần Thủ Độ là người gương mẫu, nghiêm minh, công bằng, không vì tình riêng mà làm sai phép nước.
+ HS nêu
+ HS thi đọc theo cách phân vai (người dẫn chuyện, viên quan, vua, Trần Thủ Độ).
- Các nhóm cử người thi đọc phân vai lời nhân vật
+ 1 HS đọc toàn bài
+ Tác giả dùng biện pháp nghệ thuật so sánh, từ ngữ thể hiện là giáp mặt, chẳng dứt, nhớ.
+Phép nhân hoá giúp tác giả nói được “tấm lòng’’của cửa sông là không quên cội nguồn.
- HS luyện đọc, thi đọc thuộc lòng.
+ 1 HS đọc toàn bài
+Sử dụng biện pháp điệp ngữ,thể hiện qua những từ ngữ được lặp lại : trời xanh đây, núi rừng đây, là của chúng ta. Các từ ngữ được lặp đi lặp lại có tác dụng nhấn mạnh niềm tự hào, hạnh phúc về đất nước giờ đây đã tự do, đã thuộc về chúng ta
- Học sinh nhẩm thuộc lòng từng khổ, cả bài.
- HS nghe
2’
4. Hoạt động ứng 
- Về nhà luyện đọc thêm các bài tập đọc khác.
- HS nghe và thực hiện
1’
5. Hoạt động sáng tạo
- Kể lại câu chuyện Thái sư Trần Thủ Độ cho mọi người cùng nghe.
- HS nghe và thực hiện
------------------------∆------------------------
Buổi chiều
Tiết 2: Chính tả : (Nghe - viết) CÔ GÁI CỦA TƯƠNG LAI 
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Nghe - viết đúng bài chính tả, viết đúng những từ ngữ dễ viết sai (VD: in- tơ- nét, tên riêng nước ngoài, tên tổ chức)
2. Kĩ năng: Biết viết hoa tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng, tổ chức (BT2, 3).
3. Phẩm chất: Cẩn thận, tỉ mỉ, yêu thích môn học.
4. Năng lực: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ 
1. Đồ dùng 
 - GV: + Máy chiếu
	 - HS: SGK, vở
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 	- Vấn đáp , thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi
 	- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
 III. TIẾM TRÌNH DẠY HỌC
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
3’
 1. Hoạt động khởi động
- Cho 2 nhóm HS lên bảng thi viết từ khó (tên một số danh hiệu học ở tiết trước)
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS thi, dưới lớp cổ vũ cho các bạn
- HS nghe
- HS mở vở 
7’
2. Hoạt động chuẩn bị viết chính tả
- GV gọi HS đọc toàn bài 
- HS theo dõi
15’
3. HĐ viết bài chính tả
- GV đọc mẫu lần 1.
- GV đọc lần 2 (đọc chậm)
- GV đọc lần 3.
- HS theo dõi.
- HS viết theo lời đọc của GV.
- HS soát lỗi chính tả.
3’
4. HĐ chấm và nhận xét bài 
- GV nhận xét 7-10 bài.
- Nhận xét bài viết của HS.
- Thu bài nhận xét 
- HS nghe
8’
5. HĐ làm bài tập
Bài 2: HĐ nhóm
- Gọi HS đọc bài 2
- Tổ chức hoạt động nhóm đôi
- Gọi đại diện các nhóm chữa bài
- GV lưu ý trường hợp Nhất, Nhì, Ba
Bài 3: HĐ nhóm
- HS đọc yêu cầu
- Thảo luận nhóm.
- Trình bày kết quả
- GV nhận xét chữa bài
 - 1HS đọc, nêu yêu cầu của đề bài
- HS nhắc lại quy tắc viết hoa các danh hiệu.
- Các nhóm thảo luận
- Cả lớp theo dõi
- HS thảo luận và làm bài theo nhóm 
- Đại diện nhóm nêu kết quả. 
2’
6. Hoạt động ứng dụng
- Nhắc lại quy tắc viết hoa.
- HS nêu
1’
7. Hoạt động sáng tạo
- Dặn HS ghi nhớ quy tắc viết những cụm từ chỉ huân chương, danh hiệu và giải thưởng. 
- HS nghe và thực hiện
------------------------∆------------------------
Tiết 3: Ôn Toán ÔN TẬP VỀ ĐO DIỆN TÍCH 
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
 	- Quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích, chuyển đổi các số đo diện tích (với các đơn vị đo thông dụng).Viết số đo diện tích dưới dạng số thập phân.
1. Đồ dùng 
 	- GV: Bảng phụ
 - HS: SGK, bảng con, vở...
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 - Vấn đáp , thảo luận nhóm, quan sát, thực hành, trò chơi
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
5’
1. Hoạt động khởi động
- Cho HS chơi trò chơi "Bắn tên": Kể tên các đơn vị đo thời gian và mối quan hệ giữa chúng.
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng 
- HS chơi trò chơi
- HS nghe
- HS ghi vở 
28’
2. Hoạt động thực hành
- Hai đơn vị diện tích liền nhau hơn kém nhau bao nhiêu lần ?
Bài 2(cột 1): HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS làm bài.
- GV nhận xét chữa bài.
Bài 3 (cột 1): HĐ cá nhân
- HS đọc yêu cầu.
- Hai đơn vị diện tích liền nhau hơn kém nhau 100 lần. 
- Điền số thích hợp vào chỗ chấm.
- HS tự làm bài. 
- 2 HS làm bài bảng lớp, chia sẻ
2’
3.Hoạt động ứng dụng
- Hai đơn vị diện tích liền nhau gấp hoặc kém nhau bao nhiêu lần ?
- HS nêu
1’
4. Hoạt động sáng tạo
- Về nhà tìm hiểu thêm về các đơn vị đo diện tích khác.
- HS nghe và thực hiện
- VD: sào, mẫu, công đất, a,...
------------------------∆------------------------
Ngày soạn: 18/4/2021
Ngày giảng: Thứ ba ngày 20 tháng 4 năm 2021
Tiết 1: Toán ÔN TẬP VỀ ĐO THỂ TÍCH
I. MỤC TIÊU
1. Kiên thức: - Quan hệ giữa mét khối, đề-xi-mét khối, xăng-ti-mét khối. Viết số đo thể tích dưới dạng số thập phân. Chuyển đổi số đo thể tích.
2. Kĩ năng: HS làm bài 1, bài 2 (cột 1), bài 3( cột 1). 
3. Phẩm chất: Cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác.
4. Năng lực: Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực tư duy và lập luận toán học
II. CHUẨN BỊ 
1. Đồ dùng 
 	- GV: Máy chiếu; Bảng phụ
- HS : SGK, vở
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 	- Vấn đáp , thảo luận nhóm, quan sát, thực hành
 	- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
 III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
5’
1. Hoạt động khởi động
- Cho HS hát
- Cho HS thi đua: Nêu sự khác nhau giữa đơn vị đo diện tích và thể tích? Mối quan hệ giữa chúng.
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS hát
- 2 nhóm HS thi đua nêu
- HS nghe
- HS ghi vở
28’
2. Hoạt động thực hành
Bài 1: HĐ cả lớp
- HS đọc yêu cầu.
- GV treo bảng phụ
+ Nêu các đơn vị đo thể tích đã học theo thứ tự từ lớn đến bé ?
+ Trong bảng đơn vị đo thể tích đơn vị lớn gấp mấy lần đơn vị bé tiếp liền nó ?
+ Đơn vị đo thể tích bé bằng ... u bài - Ghi bảng 
- HS chơi
- HS nghe
- HS ghi vở 
28’
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
 Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận
- Nhiệm vụ các nhóm là QS và tìm câu trả lời cho các câu hỏi trong SGK trang 122, 123.
- Tìm hiểu về hổ:
+ Hổ thường sinh sản vào mùa nào?
+ Vì sao hổ mẹ không rời hổ con suốt cả tuần đầu trong khi sinh?
+ Khi nào hổ mẹ dạy con săn mồi?
+ Khi nào hổ con có thể sống độc lập? 
+ Hình 1a chụp cảnh gì?
+ Hình 2a chụp cảnh gì?
- Câu hỏi cho nhóm tìm hiểu về hươu
+ Hươu ăn gì để sống ? 
+ Hươu sống theo bầy đàn hay theo cặp?
+ Hươu thường bị những loài thú nào ăn thịt?
+ Hươu đẻ mỗi lứa mấy con? 
+ Hươu con mới sinh biết làm gì?
+ Tại sao mới khoảng 20 ngày tuổi, hươu mẹ đã dạy con chạy?
+ Hình 2 chụp ảnh gì ? 
- GV chỉ lại hình và giải thích thêm.
- Nhận xét nhóm hoạt động tích cực
Hoạt đông 2: Trò chơi: “nào ta cùng đi săn”
- HS diễn tả lại các hoạt động dạy và thực hành các kĩ năng đó của thú mẹ với thú con: Một bên là hổ, 1 bên là hươu.
- Trong khi HS chơi, GV có thể quan sát và hỗ trợ. 
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm
- HS các tổ quan sát hình và thảo luận các câu hỏi trong SGK trang 1222, 123
+ Thường sinh sản vào mùa xuân và mùa hạ
+ Vì khi đó hổ con rất yếu ớt
+ Hổ con đựoc 2 tháng tuổi thì hổ mẹ dạy con săn mồi. 
+ Từ một năm rưỡi đến 2 năm tuổi, hổ con có thể sống độc lập
+ Hình 1a chụp cảnh hổ mẹ đang nhẹ nhàng tiến đến gần con mồi.
+ Hình 2a chụp cảnh hổ con nằm phục xuống đất để quan sát hổ mẹ săn mồi.
+ Hươu ăn cỏ, lá cây để sống. 
+ Hươu sống theo bầy đàn.
+ Hươu thường bị những loài thú như hổ, báo, sư tử ăn thịt
+ Mỗi lứa hươu đẻ một con. 
+ Hươu con mới sinh đã biết đi và bú mẹ.
+ Khi hươu con được 20 ngày tuổi thì bố mẹ dạy hươu con chạy. Vì hươu là loài động vật thường bị các loài động vật khác như hổ, báo sư tử đuổi bắt ăn thịt. Vũ khí tự vệ duy nhất của hươu là sừng. Do vậy chạy là cách tốt nhất của hươu đối với kẻ thù.
+ Hình 2 chụp ảnh hươu con đang tập chạy.
- Các tổ chia 2 nhóm lớn để cùng chơi trò sắm vai
2’
3. Hoạt động ứng dụng
- Về nhà tìm hiểu cách nuôi con của các con vật nuôi ở nhà em.
- HS nghe và thực hiện
1’
4. Hoạt động sáng tạo
- Nếu nhà em có vật nuôi, hãy tham gia chăm sóc chúng.
------------------------∆------------------------
Tiết 2: ÔN Toán ÔN TẬP VỀ ĐO THỜI GIAN 
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Quan hệ giữa một số đơn vị đo thời gian. Viết số đo thời gian dưới dạng số thập phân. Chuyển đổi số đo thời gian. Xem đồng hồ.
II. CHUẨN BỊ 
1. Đồ dùng 
 	- HS : SGK, vở 
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 - Vấn đáp, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi
 III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
5’
1. Hoạt động khởi động
- Cho HS chơi trò chơi "Gọi thuyền" nội dung về bảng đơn vị đo thời gian:
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS chơi trò chơi
- HS nghe
- HS ghi vở
28’
2. Hoạt động thực hành
Bài 1: HĐ cá nhân
- HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS làm bài 
- GV nhận xét chữa bài.
Bài 2(cột 1): HĐ cá nhân
- HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS làm bài.
- GV nhận xét, kết luận lời giải đúng
Bài 3: HĐ cá nhân
- HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS làm bài; trả lời miệng.
- GV nhận xét, kết luận
- Điền số thích hợp vào chỗ chấm :
- HS tự làm bài, chia sẻ kết quả
- Nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo thời gian.
- Điền số thích hợp vào chỗ chấm :
- Cả lớp làm vào vở
- 4 HS làm bảng lớp, chia sẻ cách làm
- Yêu cầu HS nêu cụ thể cách làm một số câu.
 - Đồng hồ chỉ bao nhiêu giờ và bao nhiêu phút. 
- HS nêu kết quả
2’
3. Hoạt động ứng dụng
- Cho HS vận dụng làm bài 
 2 ngày 15 giờ = ... giờ
 84 phút = .... giờ ... phút
1’
4. Hoạt động sáng tạo
- Về nhà tìm thêm các bài tập tương tự để làm
- HS nghe và thực hiện
------------------------∆------------------------
Tiết 3: Ôn TV ÔN TẬP VỀ TẢ CON VẬT
I. MỤC TIÊU
Viết được đoạn văn ngắn tả con vật quen thuộc và yêu thích.
II. CHUẨN BỊ 
1. Đồ dùng 
 Những ghi chép HS 
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 - Vấn đáp, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi
 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
 III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
5’
1. Hoạt động khởi động
- Cho HS hát
- GV kiểm tra vở của một số HS đã chuẩn bị trước ở nhà BT1 (liệt kê những bài văn tả con vật em đã đọc, đã viết trong học kỳ 2, lớp 4).
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng 
- HS hát
- HS chuẩn bị
- HS nghe
- HS ghi vở
28’
2. Hoạt động thực hành
 Bài 2: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập
- GV yêu cầu HS giới thiệu về đoạn văn em định viết cho các bạn cùng nghe.
- Yêu cầu HS viết đoạn văn
- GV nhận xét, sửa chữa bài của HS
- 2 HS viết vào bảng nhóm, HS cả lớp viết vào vở, sau đó chia sẻ trước lớp
2’
3. Hoạt động ứng dụng
- Chia sẻ cách viết bài văn tả con vật với mọi người.
- HS nghe và thực hiện
1’
4. Hoạt động sáng tạo
- GV nhận xét tiết học. 
- HS nghe
- HS nghe và thực hiện
------------------------∆------------------------
Ngày soạn: 21/4/2021
Ngày giảng: Thứ sáu ngày 23 tháng 4 năm 2021
Tiết 1: Toán PHÉP CỘNG
I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức: Biết cộng các số tự nhiên, các số thập phân, phân số và ứng dụng trong giải toán.
2. Kĩ năng: HS làm bài 1, bài 2(cột 1), bài 3, bài 4.
3. Phẩm chất: Cẩn thận, tỉ mỉ, yêu thích môn học.
4. Năng lực: Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực tư duy và lập luận toán học
II. CHUẨN BỊ 
1. Đồ dùng 
 - GV: SGK, bảng phụ
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 	- Vấn đáp, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
5’
1. Hoạt động khởi động
- Cho HS chơi trò chơi "Truyền điện" Nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo thời gian.
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng 
- HS chơi trò chơi
- HS nghe
- HS ghi vở 
28’
2. Hoạt động thực hành
Ôn tập về các thành phần và các tính chất của phép cộng
+ Cho phép cộng : a + b = c 
 a, b, c gọi là gì ?
+ Nêu tính chất giao hoán của phép cộng.
+ Nêu tính chất kết hợp của phép cộng.
Luyện tập
Bài 1: HĐ cá nhân 
- HS đọc yêu cầu 
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân.
- GV nhận xét, kết luận
Bài 2 (cột 1): HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS làm bài, sử dụng tính chất kết hợp và giao hoán để tính
- GV nhận xét , kết luận 
Bài 3: HĐ cá nhân
 - GV yêu cầu HS đọc đề bài 
- Yêu cầu HS dự đoán kết quả của x
- Cho 2 HS lần lượt nêu, cả lớp nghe và nhận xét
- GV nhận xét , kết luận
Bài 4: HĐ cá nhân 
- Gọi HS đọc đề bài 
- Yêu cầu HS làm bài
- GV nhận xét , kết luận
- HS thảo luận nhóm, báo cáo kết quả 
- HS đọc
+ a, b : Số hạng
 c : Tổng
- Khi đổi chỗ các số hạng trong 1 tổng thì tổng đó không thay đổi
a + b = b + a
- Muốn cộng một tổng hai số với một số thứ ba ta có thể lấy số thứ nhất cộng với tổng của số thứ hai và số thứ ba.
( a + b ) + c = a + ( b + c )
 - Một số cộng với 0 , 0 cộng với một số đều bằng chính nó
a + 0 = 0 + a = a
- Tính.
- HS làm bài vào vở, 
- 4 HS làm bảng lớp, chia sẻ kết quả
- Tính bằng cách thuận tiện nhất 
- HS làm việc cá nhân.
- 3 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vở
- Không thực hiện tính nêu kết quả tìm x và giải thích
- HS đọc và suy nghĩ tìm kết quả.
a. x = 0 vì số hạng thứ hai và tổng của phép cộng đều có giá trị là 9,68 mà chúng ta đã biết 0 cộng với số nào cũng có kết quả là chính số đó.
b) + x = 
x = 0 (vì = ta có + 0 = = )
- Cả lớp theo dõi
- Cả lớp làm vở
- 1 HS làm bảng lớp, chia sẻ kết quả
 Bài giải
Mỗi giờ cả hai vòi chảy được
 ( thể tích bể)
 Đáp số : 45% thể tích bể
2’
3. Hoạt động ứng dụng
- Cho HS vận dụng tính bằng cách thuận tiện biểu thức sau:
2,7 + 3,59 + 4,3 + 5,41=....
- HS làm bài:
 2,7 + 3,59 + 4,3 + 5,41
=( 2,7 + 4,3) + ( 3,59 + 5,41)
= 7 + 9
= 16
1’
4. Hoạt động sáng tạo
- Dặn HS ghi nhớ các tính chất của phép tính để vận dụng vào tính toán, giải toán.
- HS nghe và thực hiện
------------------------∆------------------------
Tiết 2: Tập làm văn TẢ CON VẬT ( Kiểm tra viết )
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Nắm được cấu tạo của bài văn tả con vật.
2. Kĩ năng: Viết được một bài văn tả con vật có bố cục rõ ràng, đủ ý, dùng từ, đặt câu đúng.
3. Phẩm chất: Giáo dục ý thúc yêu quý loài vật.
4. Năng lực: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ 
1. Đồ dùng 
 	- GV: Máy chiếu
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 	- Vấn đáp, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
5’
1. Hoạt động khởi động
- Cho HS hát
- GV kiểm tra HS chuẩn bị trước ở nhà nội dung cho tiết viết bài văn tả một con vật em yêu thích- chọn con vật yêu thích, quan sát, tìm ý.
- GV giới thiệu bài :
- HS hát
- HS chuẩn bị
- HS nghe và thực hiện
28’
2. Hoạt động thực hành
- Gọi HS đọc đề.
- Nêu đề bài em chọn?
- Gọi HS đọc gợi ý. 
- GV nhắc nhở HS trước khi làm bài.
- Yêu cầu HS làm bài
- GV theo dõi và nhắc nhở HS
- GV thu bài.
- 1HS đọc đề bài trong SGK
- HS tiếp nối nhau nói đề văn em chọn
- 1 HS đọc thành tiếng gợi ý 1 
- HS nghe
- HS làm bài
- HS nộp bài
2’
3. Hoạt động ứng dụng
- Chia sẻ với mọi người về bài văn tả con vật.
- HS nghe và thực hiện
1’
4. Hoạt động sáng tạo
- Yêu cầu HS về nhà chuẩn bị nội dung cho tiết Tập làm văn tuần 30.
(Ôn tập về văn tả cảnh, chú ý BT1 (liệt kê những bài văn tả cảnh mà em đã học)
- HS nghe và thực hiện
------------------------∆------------------------
Tiết 4 Sinh hoạt . NHẬN XÉT TUẦN 30
1. Nhận xét đánh giá các hoạt động trong tuần
 	- Nề nếp: Ngoan ngoãn, lễ phép đi học đều, đúng giờ.
 	- Học tập: Đã học bài và chuẩn bị bài trước khi đến lớp song bên cạnh đó vẫn còn 1 số em chưa cố gắng trong học tập, trong lớp còn nói chuyện, làm việc riêng.
 	- Thể dục, vệ sinh: Tham gia đầy đủ các buổi tập thể dục. Vệ sinh sạch sẽ khu vực lớp và khu vực phân công, vệ sinh cá nhân một số em chưa sạch sẽ, gọn gàng.
	- Hoạt động khác: Một số bạn chưa thực hiện tốt nội quy của lớp.
 3. Phương hướng hoạt động tuần 31
 - Ổn định tốt nề nếp học tập
	- Vệ sinh trường lớp, vệ sinh cá nhân sạch sẽ phòng dịch covit
 - Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập của cá nhân.
	- Duy trì tốt mọi nề nếp học tập, phát huy các nhóm học tập.
	- Chăm sóc bồn hoa cây cảnh.
- Thực hiện tốt công tác phòng chống dịch COVID 19

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_lop_5_tuan_30_tran_duc_huan.docx