Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 32 - Năm học 2018-2019

Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 32 - Năm học 2018-2019

1. Kiến thức: Hiểu nội dung: Ca ngợi tấm gương giữ gìn an toàn giao thông đường sắt và hành động dũng cảm cứu em nhỏ của Út Vịnh (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).

2. Kĩ năng: Biết đọc diễn cảm được một đoạn hoặc toàn bộ bài văn.

3. Thái độ: Cảm phục sự dũng cảm của các em nhỏ.

 

doc 45 trang Người đăng thuyanh1 Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 183Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 32 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 32
Thứ hai ngày 22 tháng 4 năm 2019
Tập đọc
ÚT VỊNH
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Hiểu nội dung: Ca ngợi tấm gương giữ gìn an toàn giao thông đường sắt và hành động dũng cảm cứu em nhỏ của Út Vịnh (Trả lời được các câu hỏi trong SGK). 
2. Kĩ năng: Biết đọc diễn cảm được một đoạn hoặc toàn bộ bài văn.
3. Thái độ: Cảm phục sự dũng cảm của các em nhỏ.
4. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ 
1. Đồ dùng 
 - GV: + SGK, tranh minh hoạ trang 136
 + Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần luyện đọc.
 - HS: SGK, vở
2.Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 - Vấn đáp, quan sát, thực hành, thảo luận nhóm, trò chơi 
 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(5 phút)
- Cho HS thi đọc bài thơ Bầm ơi và trả lời câu hỏi về nội dung bài:
- Qua lời tâm tình của anh chiến sĩ, em nghĩ gì về người mẹ của anh ? 
- Qua lời tâm tình của anh chiến sĩ, em nghĩ gì về anh ? 
- Nhận xét, đánh giá.
- Giới thiệu bài - Ghi bảng 
- HS thi đọc
+ Người mẹ của anh chiến sĩ là một phụ nữ Việt Nam điển hình: chịu thương chịu khó, hiền hậu, đầy tình thương yêu con
+ Anh chiến sĩ là người con hiếu thảo, giàu tình yêu thương mẹ. / Anh chiến sĩ là người con rất yêu thương mẹ, yêu đất nước, đặt tình yêu mẹ bên tình yêu đất nước. / 
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động luyện đọc: (12phút)
* Mục tiêu: - Rèn đọc đúng từ , đọc đúng câu, đoạn.
 - Hiểu nghĩa các từ ngữ mới.
 - Đọc đúng các từ khó trong bài
* Cách tiến hành:
- Mời 1 HS M3 đọc. 
- HS chia đoạn.
- Cho HS đọc nối tiếp đoạn lần 1trong nhóm.
- Cho HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 trong nhóm.
- Kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ khó.
- Cho HS đọc đoạn trong nhóm.
- Mời 1-2 HS đọc toàn bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài - giọng kể chậm rãi, thong thả (đoạn đầu), nhấn giọng các từ ngữ chềnh ềnh, tháo cả ốc, ném đá nói về các sự cố trên đường sắt; hồi hộp, dồn dập (đoạn cuối), đọc đúng tiếng la (Hoa, Lan, tàu hỏa đến !); nhấn giọng những từ ngữ thể hiện phản ứng nhanh, kịp thời, hành động dũng cảm cứu em nhỏ của Út Vịnh (lao ra như tên bắn, la lớn, nhào tới).
- HS đọc
- HS chia đoạn
+ Đoạn 1: Từ đầu đến còn ném đá lên tàu.
+ Đoạn 2: Tiếp cho đến hứa không chơi dại như vậy nữa.
+ Đoạn 3: Tiếp cho đến tàu hoả đến!
+ Đoạn 4: Phần còn lại
- HS đọc trong nhóm
- HS đọc trong nhóm
- HS đọc
- HS theo dõi
3. Hoạt động tìm hiểu bài: (10 phút)
* Mục tiêu: Hiểu nội dung: Ca ngợi tấm gương giữ gìn an toàn giao thông đường sắt và hành động dũng cảm cứu em nhỏ của Út Vịnh (Trả lời được các câu hỏi trong SGK). 
* Cách tiến hành:
- Cho HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi và chia sẻ trước lớp:
+ Đoạn đường sắt gần nhà Út Vịnh mấy năm nay thường có những sự cố gì?
+ Trường của Út Vịnh đã phát động phong trào gì? Nội dung của phong trào đó lầ gì?
+ Út Vịnh đã làm gì để thực hiện an toàn giữ gìn đường sắt?
+ Khi thấy còi tàu vang lên từng hồi giục giã, Út Vịnh nhìn ra đường sắt và đã thấy những gì? 
+ Lúc đó Vịnh đã làm gì ?
+Bạn học tập được điều gì ở Út Vịnh ?
+ Câu chuyện có ý nghĩa như thế nào ?
- HS thảo luận nhóm:
+ Lúc thì tảng đá nằm chềnh ềnh trên đường tàu chạy, lúc thì ai đó tháo cả ốc gắn các thanh ray, trẻ chăn trâu ném đá lên tàu. 
+ Phong trào Em yêu đường sắt quê em. 
HS cam kết không chơi trên đường tàu. không ném đá lên tàu vàđường tàu, cung nhau bảo vệ những chuyến tàu qua
+ Út Vịnh nhận thuyết phục Sơn - một bạn trai rất nghịch ngợm thuyết phục mãi Sơn hiểu ra và hứa không chơi dại như thế nữa.
- Vịnh thấy Lan và Hoa đang ngồi chơi chuyền thẻ trên đường tàu.
- Vịnh lao ra như tên bắn, la lớn báo tàu hoả đếnVịnh nhào tới ôm Lan lăn xuống mép ruộng.
- Em học tập được ở Út Vịnh ý thức trách nhiệm, tôn trọng về quy định ATGT và tinh thần dũng cảm.
- Câu chuyện ca ngợi Út Vịnh có ý thức của một chủ nhân tương lai, thực hiện tốt nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt, dũng cảm cứu em nhỏ.
4. Luyện đọc diễn cảm:(8 phút)
* Mục tiêu: Đọc diễn cảm bài văn
* Cách tiến hành:
 - Gọi HS đọc nối tiếp từng đoạn của bài. Yêu cầu cả lớp theo dõi, tìm cách đọc hay.
- Hướng dẫn HS đọc diễn cảm 
+ GV đọc mẫu
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm
- Nhận xét HS.
- 4 HS nối tiếp đọc toàn bài
- Nêu ý kiến về giọng đọc.
- HS đọc diễn cảm đoạn: Thấy lạ, Vịnh nhìn ra đường tàu trước cái chết trong gang tấc.
- Theo dõi GV đọc mẫu
- 2 HS ngồi cùng bàn đọc cho nhau nghe.
- 3 HS thi đọc diễn cảm
- HS nghe
5. Hoạt động ứng dụng: (2phút)
- Địa phương em có đường tàu chạy qua không ? Em sẽ làm gì để giữ gìn an toàn đường sắt ?
- HS nêu
6. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)
- GV nhận xét tiết học
- Về nhà luyện đọc diễn cảm bài
- Chuẩn bị bài sau: Những cánh buồm
- HS nghe
- HS nghe và thực hiện
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
----------------------------------------------------------
Toán
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức: Biết:
 - Thực hành phép chia.
 - Viết kết quả phép chia dưới dạng phân số, số thập phân.
 - Tìm tỉ số phần trăm của hai số.
2. Kĩ năng: 
 - HS làm bài 1(a, b dòng 1), bài 2 (cột 1, 2), bài 3.
3. Thái độ: Cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác
4. Năng lực: 
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học
II. CHUẨN BỊ 
1. Đồ dùng 
 - GV: SGK, bảng phụ
 - HS : SGK, bảng con, vở...
2.Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 - Vấn đáp, quan sát, thực hành, thảo luận nhóm, trò chơi 
 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(5phút)
- Cho HS hát
- Giới thiệu bài - Ghi bảng 
- HS hát
- HS ghi vở
2. Hoạt động thực hành:(28 phút)
* Mục tiêu: 
 - Thực hành phép chia.
 - Viết kết quả phép chia dưới dạng phân số, số thập phân.
 - Tìm tỉ số phần trăm của hai số.
 - HS làm bài 1(a, b dòng 1), bài 2 (cột 1, 2), bài 3.
* Cách tiến hành:
Bài 1(a, b dòng 1): HĐ cá nhân
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Nêu cách chia phân số cho số tự nhiên và chia số tự nhiên cho phân số?
- Yêu cầu HS làm bài
- GV nhận xét, đánh giá.
Bài 2(cột 1, 2): HĐ cá nhân 
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- GV nhận xét chữa bài
- Yêu cầu HS nêu cách chia nhẩm một sồ cho 0,1 ; 0,01 ; 0,25 ; 0,5
Bài 3: HĐ cá nhân
- Yêu cầu HS nêu yêu cầu bài 
- GV cho HS làm bài
- GV nhận xét chữa bài, chốt lại kết quả đúng.
Bài tập chờ
Bài 4: HĐ cá nhân
- Cho HS làm bài vào vở sau đó chia sẻ.
- GV quan sát, giúp đỡ học sinh.
- Tính
- HS nêu lại
- HS ở dưới làm bài vào vở.
- 3 HS lên bảng làm bài, chia sẻ
b)72 : 42 = 1,6 
281,6 : 8 = 35,2 
300,72 : 53,7 = 5,6
- Tính nhẩm
- Cả lớp làm vào vở.
- 3 HS lên bảng làm bài, chia sẻ kết quả
a) 3,5 : 0,1 = 35 8.4 ; 0,01 = 840 
 7,2 : 0,01 = 720 6,2 : 0,1 = 62 
b) 12 : 0,5 = 24 20 : 0,25 = 80 
 11 : 0,25 = 44 24 : 0,5 = 48
- 1 HS nêu
- Cả lớp làm vào vở
- 3 HS lên bảng làm bài,chia sẻ cách làm
- HS tự làm bài, chia sẻ kết quả
- Khoanh vào D.
3.Hoạt động ứng dụng:(2 phút)
- Cho HS nêu kết quả của phép tính:
a) 7,05 : 0,1 =......
b) 0,563 : 0,001 = .....
c) 3,73 : 0,5 = .....
d) 9,4 : 0,25 = ......
- HS nêu
a) 7,05 : 0,1 = 70,5
b) 0,563 : 0,001 = 563
c) 3,73 : 0,5 = 7,46
d) 9,4 : 0,25 = 37,6
4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)
- Về nhà ôn lại bài, tập làm các bài tập tương tự.
- HS nghe và thực hiện
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
---------------------------------------------------------------
Lịch sử địa phương (T2)
PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CỦA NHÂN DÂN ÂN THI QUA HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP VÀ CHỐNG MĨ (1858-1975)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: HS có những hiểu biết cơ bản về một số phong trào đấu tranh của nhân dân Ân Thi qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ.
2. Kĩ năng: Nắm được những mốc lịchsử quan trọng diễn ra ở địa phương như: Chi bộ Đảng đầu tiên được thành lập, cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền, thời điểm địa phương có những đóng góp cho chiến trường Miền Nam.
3. Thái độ: Giáo dục lòng tự hào về địa phương, ham tìm hiểu, học hỏi những điều chưa biết.
4. Năng lực:
- Năng lực tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sán g tạo.
- Năng lực hiểu biết cơ bản về Lịch sử, năng lực tìm tòi và khám phá Lịch sử, năng lực vận dụng kiến thức Lịch sử vào thực tiễn
II. CHUẨN BỊ 
1. Đồ dùng 
 - GV: Tranh ảnh, truyện kể về địa phương.
 - HS: các tư liệu liên quan đến bài học
2.Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 - Vấn đáp, quan sát, thực hành, thảo luận nhóm, trò chơi 
 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(5phút)
- Cho HS hát
- Em hãy kể những điều em biết về mảnh đất và con người Ân Thi ?
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS hát
- HS nêu 
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(28phút)
* Mục tiêu: HS có những hiểu biết cơ bản về:
- Một số phong trào đấu tranh của nhân dân Ân Thi qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ.
* Cách tiến hành:
*Tìm hiểu về phong trào đấu tranh của nhân dân địa phương qua hai cuộc K/C.
- Giáo viên đọc những thông tin liên quan 
- Cho hs suy nghĩ trả lời câu hỏi liên quan đến nội dung bài học:
+ Thực dân Pháp nổ súng xâm l ... Mục tiêu: Sau khi học bài này, học sinh:
- Nêu được một số biện pháp bảo vệ môi trường ở địa phương.
- Thực hiện một số biện pháp bảo vệ môi trường ở địa phương theo khả năng.
- Biết giữ gìn, bảo vệ môi trường phù hợp với khả năng.
* Cách tiến hành:
Hoạt động 1: Quan sát
- Bước 1: Quan sát các hình và đọc ghi chú, ghi chú ứng với mỗi hình .
- Bước 2: Làm việc cả lớp
+Mời một số HS trình bày.
+Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV cho cả lớp thảo luận xem mỗi biện pháp bảo vệ môi trường nói trên ứng với khả năng thực hiện ở cấp độ nào và thảo luận câu hỏi: Bạn có thể làm gì để góp phần bảo vệ môi trường?
- Bước 3:
- GV nhận xét, kết luận
-Hoạt động 2: Triển lãm
 - Bước 1: Làm việc theo nhóm 4
+Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình sắp xếp các hình ảnh và các thông tin về biện pháp bảo vệ môi trường trên giấy khổ to.
+Từng cá nhân trong nhóm tập thuyết trình các vấn đề nhóm trình bày.
 - Bước 2: Làm việc cả lớp.
+Mời đại diện các nhóm thuyết trình trước lớp.
+ Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
+ GV nhận xét, tuyên dương nhóm làm tốt.
- GV nhận xét, tuyên dương 
- HS làm việc theo cặp 
- Vài HS phát biểu 
- HS nghe 
- HS làm việc theo nhóm 
- Đại diện nhóm trình bày.
- HS đọc lại các thông tin cần biết trong bài 
- HS liên hệ về việc bảo vệ môi trường ở nơi mình đang sống.
3.Hoạt động ứng dụng:(2 phút)
- Về nhà thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường nơi em sống.
- HS nghe và thực hiện
4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)
- GV tổng kết bài, nhận xét giờ học
- Dặn HS về nhà học bài; ôn tập
- Đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường với mọi người nơi mình sinh sống.
- HS nghe
- HS nghe
- HS nghe và thực hiện
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
-------------------------------------------------------
Thể dục
MÔN THỂ THAO TỰ CHỌN - TRÒ CHƠI"DẪN BÓNG"
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Thực hiện được động tác phát cầu, chuyền cầu bằng mu bàn chân.
- Thực hiện đứng ném bóng vào rổ bằng một tay trước ngực và bằng một tay trên vai.
- TC “Dẫn bóng”Biết cách đập dẫn bóng bằng tay. 
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng vận động. Tham gia chơi TC đúng luật.
3. Giáo dục: Giáo dục tinh thần rèn luyện tích cực.
4. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, tự chăm sóc và phát triển sức khỏe.
II. SÂN TẬP, DỤNG CỤ 
- Sân tập sạch sẽ, an toàn.
- GV chuẩn bị 1 còi, bóng ném, cầu.
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC DẠY HỌC
NỘI DUNG
Định
lượng
PH/pháp và hình thức tổ chức
I.Mở đầu:
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu bài học.
- Chạy nhẹ nhàng thành 1 hàng dọc quanh sân trường.
- Đi theo vòng tròn, hít thở sâu.
- Xoay các khớp cổ chân, khớp gối, hông vai, cổ tay.
- Ôn các động tác của bài thể dục phát triển chung.
 1-2p
 250m
 10 lần
 1-2p
 2lx8nh
 X X X X X X X X
 X X X X X X X X
 r
II.Cơ bản:
- Đá cầu.
Ôn tâng cầu bằng mu bàn chân.
Phân chia tổ tập luyện theo từng khu vực do tổ trưởng điều khiển.
- Phát cầu, chuyền cầu bằng mu bàn chân.
Tập theo đội hình 2 hàng ngang phat cầu cho nhau.
Thi tâng cầu bằng mu bàn chân.
- Ném bóng.
Ôn đứng ném bóng vào rổ bằng một tay trên vai.
Ôn đứng ném bóng vào rổ bằng hai tay(trước ngực).
- Trò chơi"Dẫn bóng".
GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi, cho 1 tổ ra chơi thử, sau đó cho cả lớp cùng chơi.
14-16p
 2-4p
 7-8p
 4-5p
14-15p
 5-6p
 X X X X X X X X
 X X X X X X X X
 r
 X X
 X X
 X X
 X X
 p
X X ------------->§
X X ------------->§
X X ------------->§
 r 
III.Kết thúc:
- Đi thường theo 2-4 hàng dọc và hát.
- Nhảy thả lỏng, cúi người thả lỏng.
- GV cùng HS hệ thống bài.
- GV nhận xét tiết học, về nhà ôn đá cầu cá nhân.
 1-2p
 1p
 1p
 1-2p
 X X X X X X X X
 X X X X X X X X
 r
-----------------------------------------------------------
Thể dục
MÔN THỂ THAO TỰ CHỌN - TRÒ CHƠI"DẪN BÓNG"
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Thực hiện được động tác phát cầu, chuyền cầu bằng mu bàn chân.
- Thực hiện đứng ném bóng vào rổ bằng một tay trước ngực và bằng một tay trên vai.
- TC “Lăn bóng” Biết cách lăn bóng bằng tay. 
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng vận động. Tham gia chơi TC đúng luật.
3. Giáo dục: Giáo dục tinh thần rèn luyện tích cực.
4. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, tự chăm sóc và phát triển sức khỏe.
II. SÂN TẬP, DỤNG CỤ 
- Sân tập sạch sẽ, an toàn. 
- GV chuẩn bị 1 còi, bóng ném, cầu.
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC DẠY HỌC
NỘI DUNG
Định
lượng
PH/pháp và hình thức tổ chức
I. Mở đầu:
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu bài học.
- Chạy nhẹ nhàng thành 1 hàng dọc quanh sân trường.
- Đi theo vòng tròn, hít thở sâu.
- Xoay các khớp cổ chân, khớp gối, hông vai, cổ tay.
- Ôn các động tác của bài thể dục phát triển chung.
 1-2p
 250m
 10 lần
 1-2p
 2lx8nh
 X X X X X X X X
 X X X X X X X X
 r
II.Cơ bản:
- Đá cầu.
Ôn tâng cầu bằng mu bàn chân.
Phân chia tổ tập luyện theo từng khu vực do tổ trưởng điều khiển.
- Phát cầu, chuyền cầu bằng mu bàn chân.
Tập theo đội hình 2 hàng ngang phat cầu cho nhau.
Thi tâng cầu bằng mu bàn chân.
- Ném bóng.
Ôn đứng ném bóng vào rổ bằng một tay trên vai.
Ôn đứng ném bóng vào rổ bằng hai tay(trước ngực).
- Trò chơi"Lăn bóng".
GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi, cho 1 tổ ra chơi thử, sau đó cho cả lớp cùng chơi.
14-16p
 2-4p
 7-8p
 4-5p
14-15p
 5-6p
 X X X X X X X X
 X X X X X X X X
 r
 X X
 X X
 X X
 X X
 p
III.Kết thúc:
- Đi thường theo 2-4 hàng dọc và hát.
- Nhảy thả lỏng, cúi người thả lỏng.
- GV cùng HS hệ thống bài.
- GV nhận xét tiết học, về nhà ôn đá cầu cá nhân.
 1-2p
 1p
 1p
 1-2p
 X X X X X X X X
 X X X X X X X X
 r
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................
 ---------------------------------------------------------
Sinh hoạt 
NHẬN XÉT CÁC HOẠT ĐỘNG TUẦN 32
I. MỤC TIÊU: 	
 Giúp HS:
- Nhận biết được ưu nhược điểm của mình và của bạn trong tuần qua .
- Có ý thức khắc phục nhược điểm và phát huy những ưu điểm.
- Nắm được nhiệm vụ tuần 33.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Nắm được ưu – khuyết điểm của HS trong tuần
- HS: Chủ tịch Hội đồng tự quản và các Trưởng ban chuẩn bị nội dung.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động 1: Khởi động 
 - HS hát tập thể 1 bài.	
Hoạt động 2: Sinh hoạt lớp 
 - 4 Trưởng ban lên nhận xét các thành viên trong tổ và xếp loai từng thành viên.
 - Tổ viên các tổ đóng góp ý kiến.
 - Chủ tịch HĐTQ lên nhận xét chung các ban.
 - GV nhận xét, đánh giá, hướng dẫn HS cách sửa chữa khuyết điểm.
*. Ưu điểm:
*Nhược điểm: 
Hoạt động 3: Kế hoạch tuần 33
 - Ôn tập chuẩn bị kiểm tra cuối năm học
 - Ổn định nề nếp học tập và các hoạt động ngoài giờ
 - Tiếp tục thi đua dạy tốt- học tốt 
 - Phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm.
 - Tham gia tích cực các phong trào do nhà trường, Đội tổ chức.
Hoạt động 4: Sinh hoạt theo chủ điểm
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ 
 ---------------------------------------------------------------
SINH HOẠT TẬP THỂ
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Nắm được ưu - khuyết điểm trong tuần.
- Phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm. 
- Biết được phương hướng tuần tới.
- GD HS có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau. 
- Biết được truyền thống nhà trường.
- Thực hiện an toàn giao thông khi đi ra đường.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Nắm được Ưu – khuyết điểm của HS trong tuần
- HS: Các mảng chuẩn bị nội dung.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH:
1. Lớp hát đồng ca
2. Lớp báo cáo hoạt động trong tuần:
- 3 dãy trưởng lên nhận xét hoạt động của dãy trong tuần qua. Tổ viên đóng góp ý kiến.
- Các Trưởng ban Học tập, Nề nếp, Sức khỏe – Vệ sinh, Văn nghệ - TDTT báo cáo về hoạt động của Ban.
- CTHĐTQ lên nhận xét chung, xếp loại thi đua các dãy. Đề nghị danh sách tuyên dương, phê bình thành viên của lớp.
- GV nhận xét chung:
 + Nề nếp:.....................................................................................................
.........................................................................................................................
..........................................................................................................................
 + Học tập: ....................................................................................................
..........................................................................................................................
..............................................................................................................................
- Tiếp tục thi đua: Học tập tốt, thực hiện tốt nề nếp, vâng lời thầy cô, nói lời hay làm việc tốt.....................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
4. Tuyên dương – Nhắc nhở:
 - Tuyên dương:.......................................................................................................
 - Phê bình :.............................................................................................................
 ------------------------------------------------------------------------------------------------------
 Ngày 22 tháng 4 năm 2019
 Kí duyệt

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_5_tuan_32_nam_hoc_2018_2019.doc