Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 33 - Năm học 2022-2023

Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 33 - Năm học 2022-2023

- Nêu được công thức tính diện tích và thể tích các hình đã học.

 - Vận dụng tính diện tích, thể tích một số hình trong thực tế.

- GDHS cẩn thận, tỉ mỉ, yêu thích môn học.

- Phát triển năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tư duy và lập luận toán học.

 

docx 41 trang Người đăng thuyanh1 Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 180Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 33 - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 33 
Thứ hai ngày 1 tháng 5 năm 2023
(Nghỉ ngày Quốc tế lao động 01/05) 
============================== 
	Thứ ba ngày 2 tháng 5 năm 2023
(Nghỉ bù Lễ Giỗ tổ 10/03 Âm lịch)
============================== 
Thứ tư ngày 3 tháng 5 năm 2023
(Nghỉ bù Lễ 30/04)
============================== 
Thứ năm ngày 4 tháng 5 năm 2023
Toán
Tiết 161. ÔN TẬP VỀ TÍNH DIỆN TÍCH, THỂ TÍCH MỘT SỐ HÌNH (Tr.168)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Nêu được công thức tính diện tích và thể tích các hình đã học.
 	- Vận dụng tính diện tích, thể tích một số hình trong thực tế.
- GDHS cẩn thận, tỉ mỉ, yêu thích môn học.
- Phát triển năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tư duy và lập luận toán học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
 	 - Giáo viên: Bảng phụ
	 - Học sinh:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động.
- Cho HS tổ chức chơi trò chơi "bắn tên" nêu cách tính thể tích của hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
- Nhận xét.
- Giới thiệu bài - Ghi bảng 
- Chơi trò chơi
- Theo dõi
- Ghi vở
2. Luyện tập, thực hành.
Bài 1 +2 (BT1 t/h cùng BT2)
- Gọi HS đọc yêu cầu
- HD nhanh bài tập 1: Bài toán
- HD bài 2: Bài toán
- Giao việc: Thực hiện bài 2 vào vở, ai nhanh làm thêm bài 1 vào nháp.
- Chữa bài 2
- Chấm chữa 1 số vở.
- Nhận xét kết quả cùng HS.
- Chữa nhanh bài 1
Bài 3. Bài toán
- Gọi HS đọc đề bài
- Yêu cầu HS làm bài
- Y/c HS nhận xét bài làm của bạn.
- Nhận xét chữa bài
- 2 em đọc yêu cầu 2 bài tập
- Cả lớp theo dõi
- Cả lớp theo dõi
- Nhận nhiệm vụ
- 1 em làm bảng phụ, chia sẻ kết quả. Lớp nhận xét, bổ sung:
 Bài giải
Thể tích cái hộp đó là:
 10 x 10 x10 = 1000 (cm3)
Cần dùng số giấy màu là
 10 x 10 x 6 = 600(cm2)
 Đáp số : 1000 cm3; 600 cm2
- 1 em lên bảng thực hiện. Lớp nhận xét, bổ sung:
 Bài giải
Diện tích xung quanh phòng học là:
 (6 + 4,5) x 2 x 4 = 84(m2)
Diện tích trần nhà là:
 6 x 4,5 = 27(m2)
Diện tích cần quét vôi là:
 84 + 27 - 8,5 = 102,5(m2)
 Đáp số: 102,(m2
- 1 em đọc, lớp theo dõi.
- Cả lớp làm nháp.
- 1 em lên bảng làm bài, chia sẻ
Bài giải
Thể tích của bể nước hình hộp chữ nhật là:
 2 x 1,5 x 1 = 3 (cm3)
Thời gian để vòi chảy đầy bể nước là:
 3 : 0,5 = 6 (giờ)
 Đáp số: 6 giờ
3. Vận dụng.
- Gọi 2 HS nhắc lại công thức tính diện tích và thể tích các hình đã học.
- 2 em nhắc lại.
- Về nhà vận dụng tính diện tích, thể tích một số hình trong thực tế.
- Nghe và thực hiện
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (Nếu có) 
.
==============================
Tiếng Việt
Tập đọc
Tiết 65. LUẬT BẢO VỆ, CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC TRẺ EM (Tr 145)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
	- Hiểu nội dung 4 điều của Luật Bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em.
	- Đọc bài văn rõ ràng, rành mạch và phù hợp với giọng đọc một văn bản luật.
	- GDHS có ý thức về quyền lợi và bổn phận của trẻ em, thực hiện Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
	- Phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực ngôn ngữ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
	- Giáo viên: Bảng phụ
	- Học sinh:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của giáo viên
1. Khởi động.
- Tổ chức cho HS hát kết hợp theo nhạc bài hát “ Bảo vệ Quyền trẻ em”
- Giới thiệu bài – ghi bảng.
2. Khám phá.
Hoạt động của học sinh
- Hát kết hợp vận động
- Lắng nghe – ghi đầu bài.
2.1. Luyện đọc
- Gọi HS đọc bài
- Tóm tắt ND và hướng dẫn giọng đọc chung.
- Hướng dẫn HS chia đoạn.
- Theo dõi, yêu cầu HS sửa lỗi phát âm, ngắt nghỉ hơi đúng, đọc đúng giọng và giải nghĩa từ khó.
- Giao việc. Theo dõi, nhắc nhở.
- Đọc diễn cảm toàn bài.
2.2.Tìm hiểu bài 
- Yêu cầu HS đọc toàn bài, TLCH1, 2.
- Giảng từ : quyền, chăm sóc sức khoẻ ban đầu, công lập.
- Cho HS nêu ý 1.
- Chốt ý 1. 
- Yêu cầu HS đọc toàn bài, TLCH 3, 4.
- Giảng từ : bổn phận(điều phải làm theo mệnh lệnh của 1 nền đạo đức được XH công nhận ), bản sắc.
- Cho HS nêu ý 2.
- Chốt ý 2. 
- Hỏi : Nội dung chính của bài là gì ?
- Chốt lại, gắn bảng phụ nội dung : Luật Bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em là văn bản của Nhà nước nhằm bảo vệ quyền lợi của trẻ em, quy định bổn phận của trẻ em đối với gia đình và xã hội.
 - Mời HS nhắc lại.
3. Luyện tập, thực hành.
- Mời HS đọc lại toàn bài.
- Yêu cầu HS nhắc lại giọng đọc.
- Đọc mẫu và hướng dẫn HS luyện đọc lại điều 21.
- Theo dõi, nhắc nhở.
- Cho HS thi đọc. Cùng HS nhận xét, đánh giá.
4. Vận dụng.
- Trẻ em có những quyền gì?
- Mời HS nhắc lại nội dung bài
- 1 HSNK đọc, lớp đọc thầm.
- Theo dõi.
- 2 em nêu (4 đoạn), lớp bổ sung.
- 8 em đọc nối tiếp đoạn trước lớp (2 lượt).
- Luyện đọc theo cặp.
- 4 em đọc lại bài.
- Nghe và đọc thầm.
- Đọc thầm, suy nghĩ, phát biểu ý kiến.
- Lắng nghe.
- 1 em nêu, lớp bổ sung và rút ra ý 1: Quyền của trẻ em.
- Theo dõi.
- Đọc thầm, suy nghĩ, phát biểu ý kiến.
- Lắng nghe.
- 1 em nêu, lớp bổ sung và rút ra ý 2 : Bổn phận của trẻ em.
- Theo dõi.
- HSNK nêu, lớp bổ sung và rút ra nội dung bài. 
- Theo dõi.
- 2 em nhắc lại, lớp theo dõi.
- 4 em đọc nối tiếp, lớp đọc thầm.
- 1 em nhắc lại.
- Lắng nghe.
- Luyện đọc theo nhóm đôi.
- 2;3 em thi đọc.
- Chia sẻ
- 2 em nhắc lại.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY ( Nếu có): 
.
==============***================
Thứ sáu ngày 5 tháng 5 năm 2023 
Buổi sáng
Toán
Tiết 162. LUYỆN TẬP (Tr 169)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
	 - Nêu được cách tính thể tích và diện tích và trong các trường hợp đơn giản.
	 - Biết tính thể tích và diện tích và trong các trường hợp đơn giản.
- GDHS cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác.
- Phát triển năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tư duy và lập luận toán học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
 	 - Giáo viên: Bảng phụ, ND bài (Slide)
	 - Học sinh:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động.
- Cho HS chơi trò chơi "Ai nhanh ai đúng" với nội dung là tính thể tích của hình lập phương (Slide)
- Nhận xét
- Giớ thiệu bài - Ghi bảng
- Chơi trò chơi
- Nghe, ghi đầu bài.
2. Luyện tập, thực hành.
Bài 1. Viết số đo thích hợp vào ô trống : 
- Mời HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS nhắc lại cách tính Sxq, Stp, V của hình lập phương và hình hộp chữ nhật.
- Yêu cầu HS điền bút chì vào SGK.
- Mời HS lên bảng điền kết quả.
- Chốt lại kết quả đúng (Slide)
Bài 2 +3. (BT3 thực hiện cùng bài 2)
 - Mời 2 HS đọc yêu cầu.
- Hướng dẫn HS làm cả 2 bài.
- Giao việc: Thực hiện bài 2 vào vở, ai nhanh làm thêm bài 3.
- Chấm một số vở, nhận xét.
* Chữa bài 2
- Cùng cả lớp nhận xét, chữa bài, chốt lại kết quả đúng.
* Chữa nhanh bài 3
- Cùng HS nhận xét bài làm.
- Hướng dẫn HS nhận ra : “Cạnh HLP gấp lên 2 lần thì diện tích toàn phần gấp lên 4 lần” và yêu cầu HS giải thích.
- 1 em đọc, lớp đọc thầm.
- 2 em nhắc lại, lớp bổ sung.
- Làm việc cá nhân.
- 2 em lên bảng, lớp theo dõi.
- Nhận xét, chữa bài. Kết quả :
 a) 576cm2 ; 864cm2 ; 1728cm3 ;
 49m2 ; 73,5m2 ; 42,875m3.
 b) 140cm2 ; 236cm2 ; 240cm3 ;
 2,04m2 ; 3,24m2 ; 0,36m3.
- 2 em đọc, lớp đọc thầm.
- Theo dõi.
- Thực hiện nhiệm vụ
- 1 em làm bảng phụ, chia sẻ kết quả. Lớp nhận xét bổ sung :
Bài giải
 Diện tích đáy bể là :
 1,5 x 0,8 = 1,2 (m2)
 Chiều cao của bể là :
 1,8 : 1,2 = 1,5 (m)
 Đáp số : 1,5 m.
- 1 em lên bảng thực hiện. Lớp nhận xét:
Bài giải
Diện tích toàn phần khối nhựa HLP là :
 (10 x 10) x 6 = 600 (cm2)
Cạnh của khối gỗ HLP là :
 10 : 2 = 5 (cm)
Diện tích toàn phần của khối gỗ HLP là 
 (5 x 5) x 6 = 150 (cm2)
Diện tích toàn phần của khối nhựa gấp diện tích toàn phần của khối gỗ số lần là : 600 : 150 = 4 (lần)
 Đáp số: 4 lần.
- Suy nghĩ, phát biểu ý kiến.
3. Vận dụng.
- Cho HS vận dụng làm bài: Khi cạnh của một hình lập phương gấp lên 3 lần thì diện tích toàn phần của hình lập phương đó gấp lên mấy lần ?
A. 3 lần C. 9 lần
B. 6 lần D. 18 lần
- HS nêu:
C. 9 lần
- Dặn về nhà làm các bài tập tương tự
- Nghe và thực hiện
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (Nếu có) 
.
==============================
Tiếng Việt
Tập đọc
Tiết 66. SANG NĂM CON LÊN BẢY (Trích-Tr 149)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
	- Trình bày được điều cha muốn nói với con : Khi lớn lên từ giã tuổi thơ, con sẽ có một cuộc sống hạnh phúc thật sự do chính hai bàn tay con gây dựng lên.
 	- Đọc diễn cảm bài thơ, ngắt nhịp hợp lý theo thể thơ tự do. Học thuộc 2 khổ thơ cuối bài.
	- Giáo dục cho HS ý thức tạo lập cuộc sống bằng nghị lực của bản thân.
	- Phát triển năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Giáo viên : Video bài hát “Cháu lên ba”, bảng phụ
- Học sinh : 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của giáo viên
1. Khởi động.
- Tổ chức cho HS vận động theo bài hát ‘Cháu lên ba”.
- Nhận xét. Giới thiệu bài – Ghi bảng
2. Khám phá.
Hoạt động của học sinh
- Vận động theo bài hát
+ Chia sẻ nội dung
- Nghe, ghi đầu bài
2.1. Luyện đọc 
- Mời HS đọc toàn bài.
- Nêu ND bài, hướng dẫn HS nêu giọng đọc của bài.
- Gọi HS chia đoạn
- Theo dõi, yêu cầu HS sửa lỗi phát âm, ngắt nghỉ hơi đúng, đọc đúng giọng và giải nghĩa từ khó.
- Theo dõi, nhắc nhở.
- Đọc diễn cảm toàn bài, lưu ý HS về giọng đọc.
2.2. Tìm hiểu bài 
- Yêu cầu HS đọc khổ thơ 1 và 2, TLCH 1, kết hợp tìm động từ.
- Giảng từ : lon ton(đi, chạy những bước ngắn, nhanh nhẹn).
- Cho HS nêu ý 1.
- Chốt ý 1. 
- Yêu cầu HS đọc khổ thơ 2 và 3, TLCH 2 và 3.
- Giảng từ : ấu thơ(tuổi nhỏ), hạnh phúc(trạng thái sung sướng khi thỏa mãn hoàn toàn ý nguyện).
- Cho HS nêu ý 2.
- Chốt ý 2. 
- Hỏi : Nội dung chính của bài là gì ?
- 
Chốt lại, gắn bảng phụ nội dung: Điều cha muốn nói với con : Khi lớn lên, từ giã thế giới tuổi thơ con sẽ có một cuộc sống hạnh phúc thật sự do chính hai bàn tay con gây dựng lên.
 - Mời HS nhắc lại nội dung chính. 
3. Luyện tập, thực hành.
- Mời HS đọc lại toàn bài.
- Yêu cầu HS nhắc lại giọng đọc.
- Đọc mẫu và hướng dẫn HS đọc diễn cảm khổ thơ 1 và 2.
- Theo dõi, nhắc nhở.
- Cùng HS nhận xét, đánh giá.
- Nhận xét, khen HS có trí nhớ tốt.
4. Vận dụng.
- Bài thơ muốn nhắn nhủ đến chúng ta thông điệp gì ?
- 1 em đọc, lớp đọc thầm.
- Theo dõi
- 1 em chia sẻ: 3 đoạn
- 6 em đọc nối tiếp các khổ thơ trước lớp (2 lượt).
- Luyện đọc theo cặp.
- 1 em đọc lại toàn bài.
- Nghe và đọc thầm.
- Đọc thầm, trao đổi theo cặp, phát biểu ý kiến.
- Lắng nghe.
- 1 em nêu, lớp bổ sung và rút ra ý 1: Thế giới tuổi  ... ả lớp tham gia ý kiến.
- GVCN nhận xét chung qua phần đánh giá của lớp trưởng
- Chú ý.
- Tuyên dương, khen HS có thành tích tốt.
- HS được khen:
- Tổ chức bình chọn HS xuất sắc, tổ xuất sắc.
Tổ được khen:
b. Đề ra phương hướng cho tuần sau
- Lớp trưởng tổ chức cho các nhóm thảo luận, đề ra phương hướng cho tuần tới.
- Nhóm trưởng điều hành nhóm thực hiện thảo luận xây dựng phương hướng tuần tới và phiếu HT
- Các nhóm lần lượt nêu phương hướng hoạt động của tuần 34.
- Lớp chia sẻ bổ sung ý kiến về XD phương hướng.
- Y/c lớp trưởng thông qua phương hướng HĐ tuần 34.
- Lớp trưởng tiến hành báo cáo.
- GV nhận xét, bổ sung kế hoạch, tuyên dương những em có ý kiến hay, mới.
- Chú ý.
3.2. Kế hoạch tuần 32
+ Phát huy những ưu điểm, khắc phục những tồn tại hạn chế đã nêu.
+ Tích cực học bài và làm bài, chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
+ Tăng cường BD, PĐHS vào các tiết ôn trong tuần chuẩn bị thi cuối năm đạt kết quả cao.
+ Thực hiện tốt công tác tự quản trong mọi hoạt động.
+ Thực hiện tốt Luật ATGT, an toàn trường học. 
+ Chăm sóc thường xuyên công trình măng non, khu vực vệ sinh của chi đội được phân công. 
+ Tuyên truyền phòng chống đuối nước, an toàn trường học, phòng các bệnh mùa hè, đeo khẩu trang phòng chống covit 
III. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (Nếu có):
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
=================*****===================
Địa lí 
Tiết 33
ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ 
VÀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA TỈNH TUYÊN QUANG 
 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Nêu được đặc điểm tự nhiên của tỉnh Tuyên Quang.
- Nêu được khí hậu, đặc điểm tự nhiên củ tỉnh Tuyên Quang.
- Giáo dục học sinh có ý thức học và tìm hiểu về địa lí tự nhiên của tỉnh mình. 
- Phát triển năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực hiểu biết cơ bản về Địa lí.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
 	- Giáo viên: 
	- Học sinh:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của giáo viên
1. Khởi động.
 - Nêu vị trí của tỉnh Tuyên Quang?
 - Nhận xét. Giới thiệu bài – Ghi bảng
2. Khám phá.
*Tìm hiểu về vị trí, địa lí của tỉnh Tuyên Quang: 
- Chức chơi trò chơi ‘Em là hướng dẫn viên du lịch” để giới thiệu về vị trí địa lí của tỉnh.
 Kết luận: Vị trí địa lý: Tuyên Quang là thành phố nằm hai bên bờ sông Lô, được che chắn bởi các dãy núi cao và xen kẽ nhiều đồi núi thấp. Độ cao trung bình dưới 500m và hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam, độ dốc thấp dần dưới 25°. Từ Hà Nội đi lên phía Bắc khoảng 165 km theo quốc lộ 2 có thể tới Thành phố Tuyên Quang (đi đường sơn nam thì chỉ mất 130 km).
Địa giới hành chính: Thành phố được xác định: phía đông, phía bắc, phía tây giáp huyện Yên Sơn; phía nam giáp huyện Sơn Dương. Như vậy, đô thị trong tương lai sẽ có 3 khu chính: khu nội thị, 2 khu đô thị vệ tinh gồm khu du lịch sinh thái nằm ở phía Tây Nam và khu công nghiệp nằm ở phía Nam Thành phố.
Diện tích: Thành phố Tuyên Quang có diện tích 11.917,45 ha đất tự nhiên.
Dân số: 797.392 người (năm 2022)
* Một số đặc điểm tự nhiên.
- Cho HS tìm hiểu về khí hậu tỉnh Tuyên Quang
 Kết luận: Khí hậu của TP Tuyên Quang mang đặc điểm khí hậu cận nhiệt đới ẩm, chịu ảnh hưởng của lục địa Bắc Á Trung Hoa, có 4 mùa rõ rệt, mùa đông phi nhiệt đới lạnh - khô hạn, mùa hè nóng ẩm-mưa nhiều, mùa xuân và mùa thu ngắn, mang ý nghĩa chuyển tiếp giữa 2 mùa chính là đông và hè. Lượng mưa trung bình hàng năm đạt 1.295- 2.266 mm. Nhiệt độ trung bình 22°-23 °C. Độ ẩm bình quân năm là 85%.
 Liên hệ, giáo dục học sinh. 
* Tìm hiểu về nét văn hóa truyền thống
- Kể tên các lễ hội truyền thống của tỉnh Tuyên Quang mà em biết?
- Nhận xét
3. Luyện tập, thực hành 
 - Tổ chức trò chơi “Bắn tên” kể tên các xã trong huyện Chiêm Hóa?
4. Vận dụng.
- Kể tên các khu du lịch mà em biết trên địa bàn tỉnh?
- Chuẩn bị bài sau: Ôn tập cuối năm.
Hoạt động của học sinh
- 1 em nêu
- Nhận xét
- Tham gia trò chơi. 2 – 3 nhóm lên chia sẻ
- Nhận xét
- Nghe.
- Suy nghĩ, chia sẻ
- Nghe.
- Lắng nghe.
- Lễ hội Lồng Tông (Chiêm Hóa), Nhảy lửa (Lâm Bình), hội Rước Mẫu(Ỷ la), Động Tiên (Hàm Yên)..
- Lắng nghe.
- Tham gia trò chơi
- Chia sẻ
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY ( Nếu có): 
.
============================ 
Buổi chiều 
Tập làm văn
Tiết 65. ÔN TẬP VỀ TẢ NGƯỜI (Tr.150)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
	- Ôn tập, củng cố cách lập dàn ý cho một bài văn tả người.
- Lập được dàn ý một bài văn tả người theo đề bài gợi ý trong SGK. Trình bày miệng được đoạn văn một cách rõ ràng, rành mạch dựa trên dàn ý đã lập.
	- Giáo dục HS yêu thích văn tả người.
 - PT năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực ngôn ngữ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Giáo viên : Bảng phụ
- Học sinh :
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của giáo viên
1. Khởi động.
- Tổ chức cho HS hát bài hát “Bà ơi bà”
- Giới thiệu bài – Ghi bảng.
2. Luyện tập, thực hành.
Hoạt động của học sinh
- Hát kết hợp vận động
- Lắng nghe – Ghi đầu bài.
Bài 1. Lập dàn ý chi tiết ....
- Mời HS đọc yêu cầu.
- Cùng HS phân tích từng đề (đã chép sẵn trên bảng lớp), gạch chân những từ ngữ quan trọng.
- Kiểm tra việc chuẩn bị của HS.
- Mời HS nói đề bài đã chọn.
- Mời HS đọc gợi ý 1, 2.
- Nhắc HS : Dàn ý bài văn tả người cần xây dựng theo gợi ý trong SGK song các ý cụ thể phải thể hiện sự quan sát riêng của mỗi em, giúp các em có thể dựa vào dàn ý để tả người đó (trình bày miệng).
- Theo dõi, giúp đỡ.
- Cùng cả lớp nhận xét, hoàn chỉnh dàn ý. 
Bài 2 . Tập nói theo dàn ý đã lập.
- Mời HS yêu cầu của bài.
- Theo dõi, giúp đỡ.
- Cùng HS nhận xét, bình chọn CN trình bày hay nhất.
3. Vận dụng.
- Nhắc lại cấu tạp của bài băn tả người
- 1 em đọc, lớp đọc thầm.
- Nêu những từ ngữ quan trọng.
- Nối tiếp nói tên đề bài mình chọn.
- 3 em đọc, lớp đọc thầm.
- Lắng nghe.
- Lập dàn ý vào VBT-T94, 3 em làm vào bảng phụ
- 3 em làm bài ở bảng phụ, gắn bảng, trình bày.
- Nhận xét, tự sửa dàn ý bài viết của mình.
- 1 em nêu, lớp theo dõi.
- Dựa vào dàn ý đã lập, trình bày một đoạn văn hay cả bài văn trong nhóm 4.
- Đại diện các nhóm thi trình bày dàn ý bài văn trước lớp.
- Chia sẻ.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY ( Nếu có): 
.
==============================
Khoa học
Tiết 65. TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI ĐẾN MÔI TRƯỜNG RỪNG (Tr.134)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
- Nêu những nguyên nhân dẫn đến việc rừng bị tàn phá và tác hại của việc phá rừng.
- Nêu được những nguyên nhân và tác hại của việc rừng bị tàn phá.
- GDHS có ý thức bảo vệ và khai thác hợp lý tài nguyên rừng.
- Phát triển năng lực nhận thức thế giới tự nhiên, tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên, vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
	- Giáo viên: Video bài hát “Rừng ơi”
	- Học sinh: 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động.
- Cho HS nghe bài hát: Rừng ơi
+ Bài hát có tên là gì?
+ Bài hát nói về những nội dung gì?
- Nhận xét
- Giới thiệu bài- Ghi bảng
2. Khám phá.
a/ Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến việc rừng bị tàn phá.
- Nghe hát – vận động theo nhịp 
- Trả lời câu hỏi
- Lắng nghe
- Ghi vở
- Yêu cầu nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát các hình SGK trang 134, 135 trả lời các câu hỏi :
 + Con người khai thác gỗ và phá rừng để làm gì ?
 + Nguyên nhân nào khác khiến rừng bị tàn phá ?
- Nêu yêu cầu thảo luận: Phân tích những nguyên nhân dẫn đến việc rừng bị tàn phá?
- Nhận xét -> Kết luận: Có nhiều lí do khiến rừng bị tàn phá như đốt rừng làm nương rẫy, lấy củi, đốt than, lấy gỗ làm nhà,
- Thảo luận nhóm 2 theo sự hướng dẫn của GV; Đại diện một số nhóm trình bày; các nhóm khác nhận xét, bổ sung :
 + Con người khai thác gỗ và phá rừng để lấy gỗ làm nhà, làm chất đốt,...
 + Rừng bị tàn phá là do các nguyên nhân : đốt rừng làm nương rẫy, đốt than,...
- Lớp chia sẻ
- Theo dõi
b/Thảo luận về hậu quả của việc phá rừng.
- Yêu cầu HS thảo luận câu hỏi : Việc phá rừng dẫn đến hậu quả gì ? 
- Nhận xét, kết luận về hậu quả của việc phá rừng. 
- Cho HS liên hệ thực tế ở địa phương?
3. Luyện tập, thực hành.
Bài 1. Quan sát các hình trang 134 SGK và nối khung chữ ở cột A với khung chữ ở cột B cho phù hợp.
- Thảo luận nhóm 2.
- Đại diện một số nhóm trình bày ; các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-Theo dõi
- 2, 3 em chia sẻ 
* Trả lời
4. Vận dụng
- Hiện nay rừng ở nước ta được bảo vệ như thế nào? 
- Nhận xét giờ học; hướng dẫn HS học bài và chuẩn bị bài Tác động của con người đến môi trường đất.
- 1-,2 em nêu
- Theo dõi
- Theo dõi, thực hiện ở nhà.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY ( Nếu có ): ...
==========================
Kĩ thuật
Tiết 33 LẮP GHÉP MÔ HÌNH TỰ CHỌN (Tiết 1 – Tr.161)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Biết chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp ghép mô hình tự chọn.
- Lắp được mô hình tự chọn đúng quy trình, đúng kĩ thuật.
- Rèn luyện tính cẩn thận khi thực hành.
 - Phát triển năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Giáo viên: 
- Học sinh: Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật (4 em 1 bộ)
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
 Hoạt động của giáo viên
1. Khởi động.
- Tổ chức cho HS hát bài “Dàn đồng ca mùa hạ”
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
2. Khám phá.
Quan sát, nhận xét mẫu.
 - Cho HS quan sát hình mẫu SGK.
 - Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi
 - Nhận xét, tóm tắt
Hướng dẫn thao tác kĩ thuật.
 - Cùng HS chọn đúng, đủ các chi tiết, xếp các chi tiết vào nắp hộp.
 - Hướng dẫn lắp như hình SGK
 - Gọi HS nhắc lại từng bước
 - Nhận xét, bổ sung các bước 
3. Luyện tập, thực hành.
 - Yêu cầu HS tự lắp
 - Theo dõi, nhận xét, tuyên dương
 - Hướng dẫn tháo, xếp gọn vào hộp.
4. Vận dụng.
- Gọi HS nhắc lại các bước lắp. 
- Nhận xét kết quả học tập của HS.
Hoạt động của học sinh
- Hát vận động.
- Quan sát
- Trả lời câu hỏi
- Nhận xét, bổ sung 
- Thực hiện nhóm chọn các chi tiết
- Theo dõi GV hướng dẫn
- 2 em nhắc lại 
- Nhận xét, bổ sung
- Thực hành nhóm 4
- Các nhóm tự tháo, xếp vào hộp
- 2 em nhắc lại.
- Lắng nghe.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY ( Nếu có): 
.
============================ 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_lop_5_tuan_33_nam_hoc_2022_2023.docx