- Đọc nối tiếp từng đoạn trong nhóm lần 1.
- Đọc nối tiếp từng đoạn trong nhóm lần 2.
- Luyện đọc theo cặp
- Gọi HS đọc toàn bài
- GV đọc diễn cảm bài văn - giọng kể nhẹ nhàng, cảm xúc; lời cụ Vi-ta-li khi ôn tồn, điềm đạm; khi nghiêm khắc (lúc khen con chó với ý chê trách Rê-mi), lúc nhân từ, cảm động (khi hỏi Rê-mi có thích học không và nhận được lời đáp của cậu); lời đáp của Rê-mi dịu dàng, đầy cảm xúc.
TUẦN 34 Thứ hai ngày 6 tháng 5 năm 2019 Tập đọc LỚP HỌC TRÊN ĐƯỜNG I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Hiểu nội dung: Sự quan tâm tới trẻ em của cụ Vi-ta-li và sự hiếu học của Rê-mi. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3). - HS M3,4 phát biểu được những suy nghĩ về quyền học tập của trẻ em (câu hỏi 4). 2. Kĩ năng: Biết đọc diễn cảm bài văn, đọc đúng các tên riêng nước ngoài. 3. Thái độ: Giáo dục học sinh tinh thần ham học hỏi. 4. Năng lực: - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ. II. CHUẨN BỊ 1. Đồ dùng - GV: + Tranh minh hoạ bài học trong sách giáo. + Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần hướng dẫn HS đọc diễn cảm. - HS: SGK, vở 2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học - Vấn đáp, quan sát, thực hành, thảo luận nhóm, trò chơi - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động khởi động:(5 phút) - Cho HS thi đọc bài thơ Sang năm con lên bảy và trả lời câu hỏi sau bài đọc. - Thế giới tuổi thơ thay đổi thế nào khi ta lớn lên ? - Bài thơ nói với các em điều gì ? - Gv nhận xét - Giới thiệu bài - Ghi bảng: Một trong những quyền của trẻ em là quyền được học tập. Nhưng vẫn có những trẻ em nghèo không được hưởng quyền lợi này. Rất may, các em lại gặp được những con người nhân từ. Truyện Lớp học trên đường kể về cậu bé nghèo Rê-mi biết chữ nhờ khát khao học hỏi, nhờ sự dạy bảo tận tình của thầy Vi-ta-li trên quãng đường hai thầy trò hát rong kiếm sống - HS thi đọc - Qua thời thơ ấu, các em sẽ không còn sống trong thế giới tưởng tượng, thế giới thần tiên của những câu chuyện thần thoại, cổ tích mà ở đó cây cỏ, muông thú đều biết nói, biết nghĩ như người. Các em sẽ nhìn đời thực hơn. Thế giới của các em trở thành thế giới hiện thực. Trong thế giới ấy, chim không còn biết nói, gió chỉ còn biết thổi, cây chỉ còn là cây, đại bàng chẳng về đậu trên cành khế nữa; chỉ còn trong đời thật tiếng người nói với con. - Thế giới của trẻ thơ rất vui và đẹp vì đó là thế giới của truyện cổ tích. Khi lớn lên, dù phải từ biệt thế giới cổ tích đẹp đẽ và thơ mộng ấy nhưng ta sẽ sống một cuộc sống hạnh phúc thật sự do chính hai bàn tay ta gây dựng nên. - HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động luyện đọc: (12phút) * Mục tiêu: - Rèn đọc đúng từ , đọc đúng câu, đoạn. - Hiểu nghĩa các từ ngữ mới. - Đọc đúng các từ khó trong bài * Cách tiến hành: - Gọi 1 HS đọc bài. - HS chia đoạn - Đọc nối tiếp từng đoạn trong nhóm lần 1. - Đọc nối tiếp từng đoạn trong nhóm lần 2. - Luyện đọc theo cặp - Gọi HS đọc toàn bài - GV đọc diễn cảm bài văn - giọng kể nhẹ nhàng, cảm xúc; lời cụ Vi-ta-li khi ôn tồn, điềm đạm; khi nghiêm khắc (lúc khen con chó với ý chê trách Rê-mi), lúc nhân từ, cảm động (khi hỏi Rê-mi có thích học không và nhận được lời đáp của cậu); lời đáp của Rê-mi dịu dàng, đầy cảm xúc. - 1 HS đọc bài - HS chia đoạn + Đoạn 1: Từ đầu đến mà đọc được. + Đoạn 2: Tiếp cho đến vẫy cái đuôi. + Đoạn 3: Phần còn lại. - 3 HS đọc nối tiếp lần 1 kết hợp luyện đọc từ khó - 3 HS đọc nối tiếp lần 2 kết hợp luyện đọc câu khó, giải nghĩa từ - HS luyện đọc theo cặp - HS đọc - HS nghe 3. Hoạt động tìm hiểu bài: (10 phút) * Mục tiêu: - Hiểu nội dung: Sự quan tâm tới trẻ em của cụ Vi-ta-li và sự hiếu học của Rê-mi. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3). - HS M3,4 phát biểu được những suy nghĩ về quyền học tập của trẻ em (câu hỏi 4). * Cách tiến hành: - Cho HS thảo luận trong nhóm để trả lời các câu hỏi sau đó chia sẻ trước lớp: + Rê-mi học chữ trong hoàn cảnh nào? +Lớp học của Rê- mi có gì ngộ nghĩnh? - GV nói thêm: giấy viết là mặt đất, bút là những chiếc que dùng để vạch chữ trên đất. Học trò là Rê - mi và chú chó Ca – pi. + Kết quả học tập của Ca -pi và Rê - mi khác nhau như thế nào? + Tìm những chi tiết cho thấy Rê- mi là một câu bé rất hiếu học ? + Qua câu chuyện này, bạn có suy nghĩ gì về quyền học tập của trẻ em? - GV hỏi HS về ý nghĩa câu chuyện: - GVKL: Câu chuyện này nói về Sự quan tâm tới trẻ em của cụ Vi-ta-li và sự hiếu học của Rê-mi. - HS thảo luận và chia sẻ: + Rê - mi học chữ trên đường hai thầy trò đi hát rong kiếm ăn. + Lớp học rất đặc biệt: Có sách là những miếng gỗ mỏng khắc chữ được cắt từ mảnh gỗ nhặt được trên đường. + Ca – pi. không biết đọc, chỉ biết lấy ra những chữ mà thầy giáo đọc lên. Có trí nhớ tốt hơn Rê - mi, không quên những cái đã vào đầu. Có lúc được thầy khen sẽ biết đọc trước Rê - mi. + Rê - mi lúc đầu học tấn tới hơn Ca – pi nhưng có lúc quên mặt chữ, đọc sai, bị thầy chê. Từ đó quyết chí học. Kết quả, Rê - mi biết đọc chữ, chuyển sang học nhạc, Trong khi Ca- pi chỉ biết “ viết” tên mình bằng cách rút những chữ gỗ.) + Lúc nào túi cũng đầy những miếng gỗ dẹp nên chẳng bao lâu đã thuộc tất cả các chữ cái. + Bị thầy chê trách, “Ca- pi sẽ biết đọc trước Rê - mi”, từ đó, không dám sao nhãng một phút nào nên ít lâu đã đọc được. + Khi thầy hỏi, có thích học hát không, đã trả lời: Đấy là điều con thích nhất - HS phát biểu tự do, VD: + Trẻ em cần được dạy dỗ, học hành. + Người lớn cần quan tâm, chăm sóc trẻ em, tạo mọi điều kiện cho trẻ em được học tập. + Để thực sự trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước, trẻ em ở mọi hoàn cảnh phải chịu khó học hành. - HS trả lời. - HS nghe 4. Luyện đọc diễn cảm:(8 phút) * Mục tiêu: Biết đọc diễn cảm bài văn, đọc đúng các tên riêng nước ngoài. * Cách tiến hành: - Gọi HS đọc tốt đọc 3 đoạn của bài - Yêu cầu HS tìm đúng giọng đọc của bài - Hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn: Cụ Vi- ta- li hỏi tôiđứa trẻ có tâm hồn. + Gọi HS đọc + Luyện đọc theo cặp + Thi đọc diễn cảm - 3 HS tiếp nối nhau đọc - HS nêu - Cả lớp theo dõi - HS đọc - HS đọc theo cặp - HS thi đọc diễn cảm 5. Hoạt động ứng dụng: (2phút) - Qua bài tập đọc này em học được điều gì ? - HS nêu: Em biết được trẻ em có quyền được học tập/ được yêu thương chăm sóc/ được đối xử công bằng... 6. Hoạt động sáng tạo: (1 phút) - Về nhà kể lại câu chuyện này cho mọi người cùng nghe. - HS nghe và thực hiện ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG: ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... --------------------------------------------------- Toán LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: HS nắm được cách giải bài toán về chuyển động đều. 2. Kĩ năng: - Biết giải bài toán về chuyển động đều. - HS làm bài 1, bài 2. 3. Thái độ: Cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác. 4. Năng lực: - Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo - Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học II. CHUẨN BỊ 1. Đồ dùng - GV: SGK, bảng phụ - HS : SGK, bảng con, vở... 2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học - Vấn đáp, quan sát, thực hành, thảo luận nhóm, trò chơi - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động khởi động:(5phút) - Cho HS tổ chức chơi trò chơi "Bắn tên" với nội dung là nêu cách tính vận tốc, quãng đường, thời gian. - GV nhận xét - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS chơi trò chơi - HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động thực hành:(28 phút) * Mục tiêu: - Biết giải bài toán về chuyển động đều. - HS làm bài 1, bài 2. * Cách tiến hành: Bài 1: HĐ cá nhân - Gọi HS đọc đề bài - Hướng dẫn HS phân tích đề - Yêu cầu HS nêu lại cách tính vận tốc, quãng đường, thời gian. - Yêu cầu HS làm bài, chia sẻ - GV nhận xét chữa bài Bài 2: HĐ cá nhân - Gọi HS đọc đề bài - Hướng dẫn HS phân tích đề + Để tính được thời gian xe máy đi hết quãng đường AB ta phải biết gì? - Yêu cầu HS làm bài - GV nhận xét chữa bài Bài tập chờ Bài 3: HĐ cá nhân - Cho HS đọc đề bài - HS tự phân tích đề và làm bài - GV quan sát, hướng dẫn nếu cần thiết - GVKL - Cả lớp theo dõi - HS tiếp nối nêu - Cả lớp làm vở - 3 HS làm bảng lớp, chia sẻ cách làm Tóm tắt: a. s = 120km t = 2giờ 30 phút v =? b. v = 15km/giờ t = nửa giờ s =? c. v = 5km/giờ s = 6km t = ? Bài giải a. Đổi 2giờ 30 phút= 2,5 giờ Vận tốc của ô tô là: 120 : 2,5 = 48 (km/giờ) b. Quãng đường từ nhà Bình đến bến xe ô tô là: 15 x 0,5 = 7,5 (km) c. Thời gian người đó cần để đi là; 6 : 5 = 1,2( giờ) Đáp số: 48 km/giờ; 7,5 km 1,2 giờ - Cả lớp theo dõi - Biết vận tốc của xe máy - Cả lớp làm vở - 1 HS làm bảng lớp, chia sẻ kết quả Bài giải: Vận tốc của ô tô là: 90: 1,5 = 60 ( km/giờ) Vận tốc của xe máy là: 60:2= 30 ( km/giờ) Thời gian xe máy đi từ A đến B là: 90: 30 = 3 (giờ) Ô tô đến B trước xe máy: 3- 1,5 = 1,5 ( giờ ) Đáp số: 1,5 giờ - HS đọc đề - HS phân tích đề - HS làm bài, báo cáo kết quả với giáo viên Giải Tổng vận tốc của hai xe là: 180 : 2 = 90(km/giờ) Vận tốc ô tô đi từ B là: 90 : (2 + 3) x 3 = 54(km/giờ) Vận tốc ô tô đi từ A là: 90 - 54 = 36(km/giờ) Đáp số: 54 km/giờ 36km/giờ 3.Hoạt động ứng dụng:(2 phút) - Nhắc lại cách tính vận tốc, thời gian, quãng đường. - HS nêu 4. Hoạt động sáng tạo: (1 phút) - Về nhà tìm thêm các bài tập tương tự để làm thêm. - HS nghe và thực hiện ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG: ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ---------------------------------------------------------------- Lịch sử ÔN TẬP HỌC KÌ II I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Nắm được một số sự kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu từ năm 1858 đến nay: + Thực dân Pháp xâm lược nước ta, nhân dân ta đó đứng lên chống Pháp. + Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, lãnh đạo cách mạng nước ta; Cách mạng tháng Tám thành công; ngày 2-9-1945 Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nướ ... hải quan sát kĩ các hình và đọc nội dung từng bước lắp trong SGK. - Trong quá trình HS thực hành lắp từng bộ phận, GV lưu ý HS một số điểm sau: + Khi lắp khung sàn xe và các giá đỡ (H.2 – SGK), cần phải chú ý đến vị trí trên, dưới của các thanh thẳng 3 lỗ, thanh thẳng 11 lỗ và thanh chữ U dài. + Khi lắp hình 3 (SGK), cần chú ý thứ tự lắp các chi tiết. + Khi lắp hệ thống trục bánh xe sau, cần lắp đủ số vòng hãm cho mỗi trục. - GV theo dõi và giúp đỡ các nhóm HS lắp sai và còn lúng túng. c) Lắp ráp xe ben (H.1 – SGK) - GV cho HS lắp ráp xe ben theo các bước trong SGK. Chú ý bước lắp ca bin phải thực hiện theo các bước GV đã hướng dẫn. - GV nhắc HS sau khi lắp xong, cần kiểm tra sự nâng lên, hạ xuống của thùng xe. * Hoạt động 2: Đánh giá sản phẩm - GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm theo nhóm hoặc chỉ định một số em. - GV nêu lại những tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm theo mục III (SGK). - GV cử nhóm 3 – 4 HS dựa vào tiêu chuẩn đã nêu để đánh giá sản phẩm của bạn. - GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS. - GV nhắc HS tháo các chi tiết và xếp đúng vào vị trí các ngăn trong hộp - HS thảo luận chọn và xếp chi tiết theo yêu cầu. - 1 HS đọc, cả lớp theo dõi trong SGK. - HS quan sát hình và đọc nội dung trong SGK. - HS lắng nghe. - HS tiến hành lắp. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe và ghi nhớ cách tháo và xếp các chi tiết. - HS lắng nghe. - HS đánh giá sản phẩm. - HS tháo các chi tiết và xếp vào hộp. 3.Hoạt động ứng dụng:(2 phút) - GV nhắc HS về nhà thực hành lắp xe ben cho tốt. - HS nghe và thực hiện 4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút) - GV nhận xét sự chuẩn bị của HS, tinh thần thái độ học tập và kĩ năng lắp ghép xe ben. - Dặn HS chuẩn bị vật liệu cho tiết sau: Lắp ghép mô hình tự chọn . - HS nghe - HS nghe và thực hiện ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG: ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ------------------------------------------------------------------- Thể dục TRÒ CHƠI: "NHẢY Ô TIẾP SỨC"VÀ"DẪN BÓNG" I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Chơi hai trò chơi"Nhảy ô tiếp sức"và "Dẫn bóng". - YC tham gia vào trò chơi tương đối chủ động, tích cực. 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng vận động. 3. Giáo dục: Giáo dục tinh thần rèn luyện tích cực. 4. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, tự chăm sóc và phát triển sức khỏe. II. SÂN TẬP, DỤNG CỤ - Sân tập sạch sẽ, an toàn. - GV chuẩn bị 1 còi, bóng ném. III. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN NỘI DUNG Định lượng PH/pháp và hình thức tổ chức I.Mở đầu: - GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu bài học. - Chạy nhẹ nhàng thành 1 hàng dọc quanh sân trường. - Đi theo vòng tròn, hít thở sâu. - Xoay các khớp cổ chân, khớp gối, hông vai, cổ tay. - Ôn các động tác của bài thể dục phát triển chung. 1-2p 250m 10 lần 1-2p 2lx8nh X X X X X X X X X X X X X X X X r II.Cơ bản: - Trò chơi"Nhảy ô tiếp sức". GV nêu tên trò chơi, cùng HS nhắc lại cách chơi, cho 1-2 HS lên làm mẫu, cho cả lớp chơi thử, sau đó chơi chính thức. - Trò chơi"Dẫn bóng". Tương tự như cách nêu ở trên. 9-10p 9-10p X X X X X X X X X X X X X X X X r 3 1 2 4 X X X r X X Xo --------> P X X Xo --------> P X X Xo --------> P r III.Kết thúc: - Đi thường theo 2-4 hàng dọc trên sân trường và hát. - Nhảy thả lỏng, cúi người thả lỏng, hít thở sâu. - Trò chơi"Số chẳn, số lẻ". - GV cùng HS hệ thống bài. - GV nhận xét giờ học, về nhà tập đá cầu cá nhân. 1-2p 1-2p 1p 1p X X X X X X X X X X X X X X X X r ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG: ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ---------------------------------------------------------- Thể dục TRÒ CHƠI"NHẢY ĐÚNG NHẢY NHANH"VÀ"AI KÉO KHỎE" I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Chơi hai trò chơi"Nhảy đúng nhảy nhanh"và "Ai kéo khỏe". - Yêu cầu tham gia vào trò chơi tương đối chủ động, tích cực. 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng vận động. 3. Giáo dục: Giáo dục tinh thần rèn luyện tích cực. 4. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, tự chăm sóc và phát triển sức khỏe. II. SÂN TẬP, DỤNG CỤ - Sân tập sạch sẽ, an toàn. - GV chuẩn bị 1 còi, bóng ném. III. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN NỘI DUNG Định lượng PH/pháp và hình thức tổ chức I.Mở đầu: - GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu bài học. - Chạy nhẹ nhàng thành 1 hàng dọc quanh sân trường. - Đi theo vòng tròn, hít thở sâu. - Xoay các khớp cổ chân, khớp gối, hông vai, cổ tay. - Ôn các động tác của bài thể dục phát triển chung. 1-2p 250m 10 lần 1-2p 2lx8nh X X X X X X X X X X X X X X X X r II.Cơ bản: - Trò chơi"Nhảy đúng nhảy nhanh". GV nêu tên trò chơi, cùng HS nhắc lại cách chơi, cho 1-2 HS lên làm mẫu, cho cả lớp chơi thử, sau đó chơi chính thức. - Trò chơi"Ai kéo khỏe". Tương tự như cách nêu ở trên. 9-10p 9-10p X X X X X X X X X X X X X X X X r 2 4 1 3 X X X r X X X X X X X X III.Kết thúc: - Đi thường theo 2-4 hàng dọc trên sân trường và hát. - Nhảy thả lỏng, cúi người thả lỏng, hít thở sâu. - Trò chơi"Số chẳn, số lẻ". - GV cùng HS hệ thống bài. - GV nhận xét giờ học, về nhà tập đá cầu cá nhân. 1-2p 1-2p 1p 1p X X X X X X X X X X X X X X X X r ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG: ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ------------------------------------------------------- Sinh hoạt NHẬN XÉT CÁC HOẠT ĐỘNG TUẦN 34 I. MỤC TIÊU: Giúp HS: - Nhận biết được ưu nhược điểm của mình và của bạn trong tuần qua . - Có ý thức khắc phục nhược điểm và phát huy những ưu điểm. - Nắm được nhiệm vụ tuần 35. II. CHUẨN BỊ: - GV: Nắm được ưu – khuyết điểm của HS trong tuần - HS: Chủ tịch Hội đồng tự quản và các Trưởng ban chuẩn bị nội dung. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động 1: Khởi động - HS hát tập thể 1 bài. Hoạt động 2: Sinh hoạt lớp - 4 Trưởng ban lên nhận xét các thành viên trong tổ và xếp loai từng thành viên. - Tổ viên các tổ đóng góp ý kiến. - Chủ tịch HĐTQ lên nhận xét chung các ban. - GV nhận xét, đánh giá, hướng dẫn HS cách sửa chữa khuyết điểm. *. Ưu điểm: *Nhược điểm: Hoạt động 3: Kế hoạch tuần 35 - Ổn định nề nếp học tập và các hoạt động ngoài giờ - Tiếp tục thi đua dạy tốt- học tốt - Phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm. - Tham gia tích cực các phong trào do nhà trường, Đội tổ chức. - Kiểm tra cuối năm. - Tổng kết năm học. Hoạt động 4: Sinh hoạt theo chủ điểm ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ --------------------------------------------------------------- SINH HOẠT TẬP THỂ I. MỤC TIÊU: Giúp HS: - Nắm được ưu - khuyết điểm trong tuần. - Phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm. - Biết được phương hướng tuần tới. - GD HS có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau. - Biết được truyền thống nhà trường. - Thực hiện an toàn giao thông khi đi ra đường. II. CHUẨN BỊ: - GV: Nắm được Ưu – khuyết điểm của HS trong tuần - HS: Các mảng chuẩn bị nội dung. III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH: 1. Lớp hát đồng ca 2. Lớp báo cáo hoạt động trong tuần: - 3 dãy trưởng lên nhận xét hoạt động của dãy trong tuần qua. Tổ viên đóng góp ý kiến. - Các Trưởng ban Học tập, Nề nếp, Sức khỏe – Vệ sinh, Văn nghệ - TDTT báo cáo về hoạt động của Ban. - CTHĐTQ lên nhận xét chung, xếp loại thi đua các dãy. Đề nghị danh sách tuyên dương, phê bình thành viên của lớp. - GV nhận xét chung: + Nề nếp:..................................................................................................... ......................................................................................................................... .......................................................................................................................... + Học tập: .................................................................................................... .......................................................................................................................... .............................................................................................................................. - Tiếp tục thi đua: Học tập tốt, thực hiện tốt nề nếp, vâng lời thầy cô, nói lời hay làm việc tốt..................................................................................................................... .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. 4. Tuyên dương – Nhắc nhở: - Tuyên dương:....................................................................................................... - Phê bình :............................................................................................................. ------------------------------------------------------------------------------------------------------ Ngày 10 tháng 5 năm 2019 Kí duyệt
Tài liệu đính kèm: