Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 35 - Năm học 2009-2010

Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 35 - Năm học 2009-2010

1. Kiến thức: - Biết thực hành tính và giải toán có lời văn.

- Bài tập cần làm: Bài 1 (a, b, c), Bài 2 (a), Bài 3.

* HSKG làm thêm Bài 1 (d), Bài 2 (b), Bài 4, Bài 5.

2. Kĩ năng: - Rèn cho học sinh kĩ năng giải toán, áp dụng quy tắc tính nhanh trong giá trị biểu thức.

3. Thái độ: - Giáo dục học sinh tính chính xác, cẩn thận.

 

doc 35 trang Người đăng thuyanh1 Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 204Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 35 - Năm học 2009-2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 35
Thứ hai ngày 10 tháng 5 năm 2010
Chào cờ
----------------------------------------
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: - Biết thực hành tính và giải toán có lời văn. 
- Bài tập cần làm: Bài 1 (a, b, c), Bài 2 (a), Bài 3.
* HSKG làm thêm Bài 1 (d), Bài 2 (b), Bài 4, Bài 5.
2. Kĩ năng: - Rèn cho học sinh kĩ năng giải toán, áp dụng quy tắc tính nhanh trong giá trị biểu thức.
3. Thái độ: - Giáo dục học sinh tính chính xác, cẩn thận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ bài tập 2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
- GV mời HS lên bảng làm bài tập 3 và 4 của tiết học trước.
- GV nhận xét chữa bài, ghi điểm
2. Dạy - học bài mới
2.1. Giới thiệu bài
- GV: Trong tiết học này chúng ta cùng làm các bài toán luyện tập về bốn phép tính đã học và giải các bài toán có lời văn.
2.2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1
- Giáo viên yêu cầu HS đọc đề, xác định yêu cầu đề.
- Nêu quy tắc nhân, chia hai phân số?
® Giáo viên lưu ý: nếu cho hỗn số, ta đổi kết quả ra phân số.
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở.
- GV chữa bài của HS trên bảng lớp, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
Ở bài này, ta được ôn tập kiến thức gì?
Bài 2
- GV mời HS đọc đề toán.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi cách làm.
- GV yêu cầu HS tự làm bài vào vở.
- GV mời HS nhận xét bài làm của bạn trên trên bảng lớp.
- GV nhận xét bài làm và cho điểm HS.
- Nêu kiến thức được ôn luyện qua bài này?
Bài 3
- GV mời HS đọc đề toán.
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
Cách 1:
Bài giải
Thể tích bể bơi:
414,72 : 4 ´ 5 = 518,4 (m3)
Diện tích đáy bể bơi:
22,5 ´ 19,2 = 432 (m2)
Chiều cao bể bơi:
518,4 : 432 = 1,2 (m)
Đáp số: 1,2 m.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
- Nêu các kiến thức vừa ôn qua bài tập 3?
Bài 4
- GV yêu cầu HS đọc đề bài toán, tự làm bài sau dó đi hướng dẫn riêng cho HS kém.
+ Nêu cách tính vận tốc của thuyền khi đi xuôi dòng nước.
+ Biết vận tốc và thời gian đi xuôi dòng, hãy tính quãng đường thuyền đi xuôi dòng.
+ Nêu cách tính vận tốc của thuyền khi đi ngược dòng.
+ Biết quãng đường và vận tốc của thuyền đi ngược dòng, hãy tính thời gian cần để đi hết quãng đường đó.
- GV mời HS nhận xét bài làm của bạn trên trên bảng lớp.
- GV nhận xét bài làm và cho điểm HS.
Bài 5: 
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- GV mời HS nhận xét bài làm của bạn trên trên bảng lớp.
- GV nhận xét bài làm và cho điểm
3. Củng cố dặn dò
- GV nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị: Luyện tập chung.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp theo dõi nhận xét.
- Nghe và xác định nhiệm vụ tiết học.
- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.
- 1 HS nêu.
- 1 HS làm bài trên bảng lớp, HS cả lớp làm bài vào vở.
- Nhân, chia hai phân số.
- 1 HS đọc đề bài cho cả lớp cùng nghe.
- HS thảo luận nhóm đôi cách làm.
- 1 HS lên bảng làm bài trong bảng phụ, HS cả lớp làm bài vào vở.
- 1 HS nhận xét, nếu bạn làm sai thì sửa lại cho đúng.
- Áp dụng tính nhanh trong tính giá trị biểu thức.
- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.
- 1 HS làm bài trên bảng lớp, HS cả lớp làm bài vào vở.
Cách 2: Bài giải
Diện tích đáy của bể bơi là:
22,5 x 19,2 = 432 (m2)
Chiều cao mực nước trong bể là:
414,72 : 432 = 0,96 (m)
Tỉ số chiều cao của bể bơi và chiều cao của mực nước trong bể là 
Chiều cao của bể bơi là:
0,96 x = 1,2 (m)
Đáp số: 1,2 m.
- Tính thể tích hình hộp chữ nhật
- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.
- HS tự làm bài.
Bài giải
Vận tốc của thuyền khi đi xuôi dòng là:
7,2 + 1,6 = 8,8 (km/giờ)
Quãng đường thuyền đi xuôi dòng trong 3,5 giờ là: 8,8 x 3,5 = 30,8 (km)
Vận tốc của thuyền khi đi ngược dòng là:
7,2 – 1,6 = 5,6 (km/giờ)
Thời gian cần để đi hết quãng đường đó là: 30,8 : 5,6 = 5,5 (giờ)
Đáp số: a) 30,8 km; b) 5,5 giờ.
- 1 HS nhận xét, nếu bạn làm sai thì sửa lại cho đúng.
- 1 HS làm bài trên bảng lớp, HS cả lớp làm bài vào vở.
8,75 x x + 1,25 x x = 20
(8,75 + 1,25) x x = 20
 10 x x = 20
 x = 20 : 10
 x = 2
- 1 HS nhận xét, nếu bạn làm sai thì sửa lại cho đúng.
- HS lắng nghe.
- HS chuẩn bị bài sau.
----------------------------------------
Tiếng Việt
ÔN TẬP TIẾT 1
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiểm tra đọc (lấy điểm):
	- Nội dung: Các bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 19 đến tuần 34.
	- Kỹ năng đọc thành tiếng: Đọc trôi chảy, phát âm rõ, tốc độ tối thiểu 120 tiếng / phút, biết ngắt nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các cụm từ, đọc diễn cảm, thể hiện được nội dung bài, cảm xúc của nhân vật.
	- Kĩ năng đọc – hiểu: Hiểu nội dung, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn; Trả lời được 1 đến 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
	2. Biết lập bảng tổng kết về chủ ngữ và vị ngữ trong từng kiểu câu kể: Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào? Để củng cố kiến thức về chủ ngữ, vị ngữ trong từng kiểu câu kể.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- 11 phiếu mỗi phiếu ghi tên một trong các bài tập đọc: Nhà tài trợ đặc biệt của cách mạng; Trí dũng song toàn; Luật tục xưa của người Ê-đê; Hộp thư mật; Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân; Một vụ đắm tàu; Con gái; Thuần phục sư tử; Tà áo Việt Nam; Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; Lớp học trên đường.
	- 5 phiếu mỗi phiếu ghi tên một trong các bài tập đọc có yêu cầu học thuộc lòng: Cửa sông; Đất nước; Bầm ơi; Những cánh buồm; Nếu trái đất thiếu trẻ con.
	- 2 tờ giấy khổ to, bút dạ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu bài
- Nêu mục tiêu của tiết học.
- Lắng nghe để xác định nhiệm vụ tiết học.
2.Kiểm tra đọc
- Cho HS lên bảng gắp thăm bài tập đọc.
- Lần lựơt từng HS gắp thăm bài (5 HS), về chỗ chuẩn bị khoảng 2phút, khi 1 HS kiểm tra xong thì nối tiếp 1 HS lên gắp thăm yêu cầu.
- Yêu cầu HS đọc bài đã gắp thăm được và trả lời 1, 2 câu hỏi về nội dung bài.
- Đọc và trả lời câu hỏi.
- Gọi HS nhận xét bạn đọc và trả lời câu hỏi.
- Theo dõi, nhận xét.
- Cho điểm trực tiếp HS (Theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục & Đào tạo).
3. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- Yêu cầu HS đọc mẫu bảng tổng kết kiểu câu Ai làm gì.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- Hỏi:
- Trả lời:
+ Các em đã học những kiểu câu nào?
+ Các kiểu câu: Ai là gì, Ai thế nào, Ai làm gì.
+ Em cần lập bảng tổng kết cho các kiểu câu nào?
+ Em cần lập bảng cho kiểu câu: Ai là gì, Ai thế nào.
+ Chủ ngữ trong câu kể Ai thế nào trả lời cho câu hỏi nào? Nó có cấu tạo như thế nào?
+ Chủ ngữ trong câu kể Ai thế nào, trả lời cho câu hỏi Ai (cái gì, con gì). Chủ ngữ thường do danh từ, cụm danh từ tạo thành.
+ Vị ngữ trong câu Ai thế nào trả lời cho câu hỏi nào? Nó có cấu tạo như thế nào?
+ Vị ngữ trong câu kể Ai thế nào trả lời cho câu hỏi Thế nào. Vị ngữ thường do tính từ, động từ (hoặc cụm tính từ, cụm động từ tạo thành).
+ Chủ ngữ trong câu kể Ai là gì trả lời cho câu hỏi nào? Nó có cấu tạo như thế nào?
+ Chủ ngữ trong câu kể Ai là gì trả lời cho câu hỏi Ai (cái gì, con gì); Chủ ngữ thường do danh từ, cụm danh từ tạo thành.
+ Vị ngữ trong câu kể Ai là gì trả lời cho câu hỏi nào? Nó có cấu tạo như thế nào?
+ Vị ngữ trong câu kể Ai là gì trả lời cho câu hỏi Là gì?; Vị ngữ thường do danh từ, cụm danh từ tạo thành.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- 2 HS làm vào giấy khổ to, HS cả lớp làm vào vở.
- Yêu cầu 2 HS báo cáo kết quả. GV cùng HS cả lớp nhận xét, bổ sung.
- 2 HS làm bài ra giấy báo cáo kết quả. HS nhận xét bài làm của bạn đúng / sai, néu sai thì sửa lại cho đúng.
- Nhận xét, kết luận.
Kiểu câu Ai thế nào?
Thành phần câu
Đặc điểm
Chủ ngữ
Vị ngữ 
Câu hỏi
Ai (cái gì? Con gì?)
Thế nào?
Cấu tạo
- Danh từ (cụm danh từ)
- Đại từ.
- Tính từ (cụm tính từ)
- Động từ (cụm động từ)
Kiểu câu Ai là gì?
Thành phần câu
Đặc điểm
Chủ ngữ
Vị ngữ 
Câu hỏi
Ai (cái gì? Con gì?)
Là gì (là ai, là con gì)?
Cấu tạo
- Danh từ (cụm danh từ)
- Là + danh từ (cụm danh từ)
+ Em hãy đặt câu theo mẫu Ai thế nào?
- 5 HS nối tiếp nhau đặt câu.
+ Em hãy đặt câu theo mẫu Ai là gì?
- 5 HS nối tiếp nhau đặt câu.
- Nhận xét câu HS đặt.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà tiếp tục luyện đọc và chuẩn bị bài sau.
--------------------------------------
Tiếng Việt
ÔN TẬP TIẾT 2
I. MỤC TIÊU:
	- Kiểm tra đọc lấy điểm (yêu cầu như tiết 1).
	- Lập bảng tổng kết về trạng ngữ (trạng ngữ chỉ nơi chốn, thời gian, nguyên nhân, mục đích, phương tiện).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và học thuộc lòng (như tiết 1).
Bảng phụ viết sẵn bảng tổng kết như trang 163 SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu bài
- Nêu mục tiêu tiết học.
- Nghe và xác định nhiệm vụ tiết học.
2.Kiểm tra đọc
- Tiến hành như tiết 1.
- Đọc và trả lời câu hỏi về bài tập đọc đã gắp thăm được.
3. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 2 
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- Hỏi:
- Nối tiếp nhau trả lời:
+ Trạng ngữ là gì?
+ Trạng ngữ là thành phần phụ của câu xác định thời gian, nôi chốn, nguyên nhân, mục đích  của sự việc nêu trong câu. Trạng ngữ có thể đứng đầu câu, cuối câu hoặc chen giữa chủ ngữ và vị ngữ.
+ Có những loại trạng ngữ nào? 
+ Trạng ngữ chỉ nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, thời gian, phương tiện.
+ Mỗi loại trạng ngữ trả lời cho những câu hỏi nào?
+ Trạng ngữ chỉ nơi chốn trả lời câu hỏi ở đâu.
+ Trạng ngữ chỉ thời gian trả lời câu hỏi bao giờ, khi nào, mấy giờ.
+ Trạng ngữ chỉ nguyên nhân trả lời các câu hỏi Vì sao, Nhờ đâu, Tại đâu. 
+ Trạng ngữ chỉ mục đích trả lời cho câu hỏi Để làm gì, Nhằm mục đích gì, Vì cái gì, 
+ Trạng ngữ chỉ phương tiện trả lời các câu hỏi Bằng cái gì, với cái gì.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- 1 HS làm trên bảng phụ. HS cả lớp làm vào vở.
- Yêu cầu HS nhận xét bài bạn làm trên bảng.
- Nhận xét bài làm của bạn đúng / sai, nếu sai thì sửa lại cho đúng.
- Nhận xét, kết luận chung. 
Các loại trạng ngữ
Câu hỏi
Ví dụ 
Trạng ngữ chỉ nơi chốn.
Ở đâu?
+ Ngoài đồng, bà con đang gặt lúa.
Trạng ngữ chỉ thời gian.
Khi nào?
Mấy giờ?
Bao giờ?
+ Sang sớm tinh mơ, bà em đã tập thể dục.
+ Đúng 7 giờ tối nay, bố em đi công tác.
Trạng ngữ chỉ nguyên nhân.
Vì sao?
Nhờ đâu?
Tại đâu?
+ Vì lười học, Hoa bị cô giáo chê.
+ Nhờ cần cù, Mai đã theo kịp các bạn trong lớp.
+ Tại trời mưa to, mà đường bị tắc nghẽn.
Trạng ngữ chỉ mục đích.
Để làm gì?
Vì cái gì?
+ Để có sức khoẻ tốt, em phải tập thể dục hàng ngày.
+ Vì danh dự của tổ, các thành viên cố gắng học giỏi.
Trạng ngữ chỉ phương tiệ ...  mùa đông xuân, thời tiết bắt đầu ấm áp, nhiều làng ở vùng đồng bằng và trung du Bắc bộ thi nhau mở hội thả chim bồ câu. Đây là một trò chơi dân gian lành mạnh, nhẹ nhàng, một thú vui tao nhã được nhiều người ưa thích trong lúc nông nhàn.
	Đàn chim phải bay được qua ba tầng: hạ, trung và thượng mà không phạm lỗi. Đàn chim càng lên cao càng bó đàn, bốc nhanh, khi bay vòng nhỏ như vòng hương khói, vỗ cánh liên tục và dóng thẳng với tâm điểm của bãi thi. Hội thi thả chim bồ câu là một thú vui lâu đời mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc và tế nhị.
Theo Hương Liên.
2. Tập làm văn:
Đề bài: Em hãy tả cô giáo (hoặc thầy giáo) của em trong một giờ học mà em nhớ nhất.
 III - HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu bài 
- Nêu mục tiêu tiết học.
- Lắng nghe và xác định mục tiêu tiết học.
2. Tổ chức cho HS tự làm bài : 
- GV đọc cho HS nghe viết chính tả.
- HS nghe viết sau đó làm bài. 
- Yêu cầu HS tự làm bài cá nhân trên giấy kiểm tra. Trong thời gian 40 phút.
- HS tự làm bài.
3. Hướng dẫn đánh giá kết quả: 
* Chính tả: (3 điểm)
- Viết sai mỗi lỗi chính tả trừ 0,5 điểm.
- Bài viết sạch sẽ, không mắc lỗi, không đúng mẫu chữ, cỡ chữ cho 2 điểm.
- Bài viết đẹp, sạch sẽ, không mắc lỗi, đúng mẫu chữ, cỡ chữ cho 3 điểm
* Tập làm văn:
Đánh giá về các mặt:
- Nội dung, kết cấu (đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài) (5 điểm). Trình tự tả hợp lí.
- Hình thức diễn đạt (2 điểm): 
+ Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ chính xác, không sai lỗi chính tả.
+ Diễn đạt trôi chảy, lời văn tự nhiên, tình cảm chân thật.
4. Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết kiểm tra.
- Dặn HS về nhà học bài và làm tốt tiết 8.
------------------------------------------
Khoa học
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CUỐI NĂM
I. MỤC TIÊU: Ôn tập về:
- Sự sinh sản của động vật, bảo vệ môi trường đất, môi trường rừng.
- Sử dụng tiết kiệm các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
- Vận dụng một số kiến thức về sự sinh sản của động vật đẻ trứng trong việc tiêu diệt những con vật có hại cho sức khỏe con người
- Nêu được một số nguồn năng lượng sạch.
- Giáo dục HS yêu thích môn học, có ý thức sử dụng tiết kiệm các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Hình trang 144, 145, 146, 147 SGK. Phiếu học tập cá nhân.
PHIẾU HỌC TẬP
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CUỐI NĂM
1. Nối con vật ở cột A với nơi chúng có thể đẻ trứng cho phù hợp.
A
B
Gián
Bướm
Ếch
Muỗi
Chim
Chum
Tủ
Tổ
Cây bắp cải
Ao, hồ
2. Khoanh và chữ cái trước câu trả lời đúng: Bạn có thể diệt trừ gián, muỗi ngay từ trứng hoặc ấu trùng của nó bằng cách:
a. Giữ vệ sinh nhà ở sạch sẽ và luôn đậy nắp các chum, vại đựng nước, 
b. Phun thuốc diệt gián, muỗi.
c. Giữ vệ sinh nhà ở sạch sẽ. 
d. Cả a và b.
3. Hoàn thành sơ đồ chu trình phát triển của ruồi, ếch, bướm cải bằng cách điền giai đoạn còn thiếu vào ô trống: 
Ruồi
Ếch
Bướm cải
4. Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước loài vật có thể đẻ nhiều con nhất trong 1 lứa
a. Mèo d. Trâu
b. Voi e. Ngựa
c. Ngựa g. Lợn 
5. Nối từng ô ở cột A với từng ô ở cột B cho phù hợp
A
B
Tài nguyên thiên nhiên
Vị trí
1. Không khí
a. Dưới lòng đất
2. Các loại khoáng sản
b. Trên mặt đất
3. Sinh vật, đất trống, nước
c. Bao quanh Trái Đất
6. Khoanh tròn chữ cái trước ý kiến em cho là đúng
a. Tài nguyên trên Trái đất là vô tận, con người cứ việc sử dụng thoải mái.
b. Tài nguyên trên Trái đất là có hạn nên phải sử dụng có kế hoạch và tiết kiệm.
7. Khi những cây trong rừng bị tàn phá như trong hình 4, 5, điều gì sẽ xảy ra đối với đất ở đó?
8. Tại sao lũ lụt hay xảy ra khi rừng đầu nguồn bị phá hủy?
9. Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước nguồn năng lượng không phải là năng lượng sạch (khi sử dụng năng lượng đó sẽ tạo ra khí thải ô nhiễm môi trường)?
a. Năng lượng Mặt Trời
b. Năng lượng gió
c. Năng lượng nước chảy
d. Năng lượng từ than đá, xăng, dầu, khí đốt, 
10. Kể tên các nguồn năng lượng sạch hiện đang được sử dụng ở nước ta.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ôn tập kiến thức cơ bản
- GV chuẩn bị phiếu học tập cá nhân, phát cho từng HS
- HS nhận phiếu và hoàn thành phiếu.
- GV yêu cầu HS hoàn thành phiếu trong 15 phút
- GV viết vào biểu điểm lên bảng
- GV gọi 2 HS chữa bài
- 2 HS ngồi cùng bàn đổi phiếu cho nhau để chữa bài.
Câu 1: 
A
B
Gián
Chum
Bướm
Tủ
Ếch
Tổ
Muỗi
Cây bắp cải
Chim
Ao, hồ
Câu 2: Có thể diệt trừ gián, muỗi ngay từ trứng hoặc ấu trùng của nó bằng cách:
d. Cả a và b.
Câu 3: Sơ đồ chu trình phát triển của ruồi, ếch, bướm cải:
Trứng
Dòi (ấu trùng)
Nhộng
Ruồi
Sâu (ấu trùng)
Nhộng
Bướm cải
Nòng nọc
Ếch
Trứng
Trứng
Câu 4: Loài vật có thể đẻ nhiều con nhất trong 1 lứa là: 
g. Lợn 
Câu 5:
1 – c ; 2 – a; 3 – b
Câu 6: Ý kiến em cho là đúng: 
b. Tài nguyên trên Trái đất là có hạn nên phải sử dụng có kế hoạch và tiết kiệm.
Câu 7: Khi những cây trong rừng bị tàn phá như trong hình 4, 5 thì:
+ Đất ở đó sẽ bị xói mòn, bạc màu.
Câu 8:
+ Khi rừng đầu nguồn bị phá hủy, không còn cây cối giữ nước, nước thoát nhanh, gây lũ lụt.
Câu 9: Nguồn năng lượng không phải là năng lượng sạch (khi sử dụng năng lượng đó sẽ tạo ra khí thải ô nhiễm môi trường) là: 
d. Năng lượng từ than đá, xăng, dầu, khí đốt, 
Câu 10: Các nguồn năng lượng sạch hiện đang được sử dụng ở nước ta là:
+ Năng lượng mặt trời, gió, nước chảy.
- GV thu bài, kiểm tra việc chữa bài, chấm bài của HS.
2. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét ý thức học bài của học sinh.
- Dặn HS về nhà ôn lại kiến thức đã học, chuẩn bị tốt cho bài kiểm tra.
- HS về nhà ôn lại kiến thức đã học, chuẩn bị tốt cho bài kiểm tra.
-----------------------------------------
Toán
KIỂM TRA CUỐI NĂM 
I. MỤC TIÊU:
 + Kiểm tra HS về:
- Kiến thức ban đầu về số thập phân; kĩ năng thực hành tính với số thập phân; tỉ số phần trăm.
- Tính diện tích, thể tích của một hình đã học.
- Giải bài toán về chuyển động đều. 
 + Giáo dục HS có ý thức tự giác khi làm bài.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 	Bảng phụ chép sẵn đề bài kiểm tra.
Phần I: Hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng: 
 1. Số 5 trong số thập phân 12,125 thuộc hàng nào? 
A. Hàng nghìn
B. Hàng phần mười
C. Hàng phần trăm
D. Hàng phần nghìn.
2. Phân số viết dưới dạng số thập phân là:
A. 3,5 B.6,0 C.0,6 D.0,35 
3. Lúc 6 giờ 30 phút Linh bắt đầu đến trường, khi đến trường là 7 giờ 10 phút. Hỏi Linh đi mất bao lâu:
A. 25 phút B. 30 phút C. 10 phút D. 35 phút 
 4. Người ta xếp 8 khối lập phương cạnh 2 cm thành một khối lập phương lớn. Hỏi khối lập phương lớn có thể tích là bam nhiêu cm3?
A. 8cm3 B. 16 cm3 C. 128 cm3 D. 64 cm3
 5. Một đội văn nghệ có 34 học sinh, trong đó có 28 HS nữ. Tỉ số phần trăm của số HS nữ so với số HS của đội văn nghệ là:
A. 82 % B. 35,82 % C.82,35 % D. % 
Phần II:
1. Đặt tính rồi tính
a) 2,785 + 1,056 +0,7
b) 12,7 x 3
c) 98,284 – 52,09
d) 54,64 : 4
2. Lúc 5 giờ 25 phút một xe máy đi từ Hà Nội đến Đồ Sơn với vận tốc 42 km/giờ và đến nơi lúc 8 giờ kém 15 phút, dọc đường xe mua xăng mất 12 phút. Tính quãng đường từ Hà Nội đến Đồ Sơn.
3. Một mảnh đất gồm hai nửa hình tròn và một hình chữ nhật có chiều dài 60m, chiều rộng 40 m (xem hình vẽ). Tính diện tích của mảnh đất.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
GV treo bảng phụ ghi sẵn đề bài.
GV yêu cầu HS đọc đề bài và làm bài.
IV. HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ: 
 * Phần I (5 điểm): Khoanh vào mỗi đáp án đúng 1 điểm.
 1.D 2.C 3.D 4.D 5. C
 * Phần II (5 điểm)
 1. (2 điểm) Đặt tính đúng và thực hiện tính đúng một phần được 0,5 điểm.
 2. (2 điểm) + Nêu câu lời giải và tính đúng thời gian xe máy đi từ Hà Nội đến Đồ Sơn được 1 điểm.
 + Nêu câu lời giải và tính đúng quãng đường từ Hà Nội đến Đồ Sơn được 0,75 điểm.
 + Viết đúng đáp số được 0,25 điểm.
	3. (5 điểm)
Viết đúng kết quả tính diện tích mảnh đất được 1 điểm.
-----------------------------------------
Kĩ thuật
LẮP GHÉP MÔ HÌNH TỰ CHỌN (Tiết 3)
I.MỤC TIÊU:
	- HS lắp được máy bừa đúng kĩ thuật, đúng quy trình.
	- HS rèn luyện tính cẩn thận và đảm bảo an toàn khi thực hành.
	- HS tự hào về mô hình mình đã tự lắp được.
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
	- GV: Mẫu máy bừa đã lắp sẵn, bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ :
- GV gọi HS nêu lại cách lắp ráp máy bừa.
- HS nêu.
- Nhận xét – Ghi điểm.
3. Dạy bài mới :
*Giới thiệu bài :
*Phát triển các hoạt động:
vHoạt động 1: Làm việc cả lớp.
- GV nêu câu hỏi :
+ Hãy nêu các bộ phận để lắp ráp máy bừa?
- Để lắp được máy bừa cần 2 bộ phận: Bộ phận xe kéo và bộ phận bừa.
- Cho các HS khác bổ sung, nhận xét. 
*GV tổng kết.
vHoạt động 2: Thực hành.
- Cho các nhóm thi đua lắp máy bừa.
- Các nhóm thi đua lắp máy bừa.
- Cho HS thực hiện lắp máy bừa.
- GV quan sát, theo dõi và nhắc nhở các nhóm lắp còn lúng túng.
v Hoạt động 3 : Trưng bày sản phẩm
- GV cho các nhóm lên trình bày sản phẩm.
- Các nhóm trưng bày sản phẩm.
- Cho lớp nhận xét.
- HS nhận xét, đánh giá từng sản phẩm.
- GV chấm điểm và tuyên dương nhóm lắp nhanh, đúng các bộ phận của máy bừa, mô hình lắp chắc chắn, không xộc xệch.
- GV cho HS tháo rời các chi tiết và xếp đúng vào vị trí các ngăn trong hộp.
- HS tháo rời các chi tiết.
4. Củng cố – Dặn dò : 
- Cho HS nêu yêu cầu để lắp ráp máy bừa. 
- Nhận xét tiết học.
-----------------------------------------
Sinh hoạt Đội 
CHỦ ĐỀ: KÍNH YÊU BÁC HỒ
(Dạy chiều)
I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh.
+ Nâng cao hiểu biết về cuộc đời trong sáng của Bác, về công lao to lớn của Bác đối với dân tộc.
+ Xúc động trước sự cống hiến và những tình cảm to lớn của Bác đối với nhân dân.
+ Biết kể chuyện diễn cảm, lôi cuốn người nghe.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Chào cờ, hát đội ca.
Chi đội trưởng điểm danh
Từng phân đội báo cáo kết quả học tập, đạo đức trong tuần.
Chi đội trưởng nhận xét, tổng kết điểm mạnh, điểm yếu trong tuần.
Nội dung: 
- Tình cảm của Bác đối với nhân dân nhất là với thiếu nhi.
- Cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác.
- Những đức tính quý báu của Bác mà thiếu nhi học tập được.
6. Tổ chức:
- Yêu cầu mỗi học sinh sưu tầm một câu chuyện về Bác theo nội dung đã nêu trên và tập kể chuyện một cách diễn cảm, lưu loạt.
- Lựa chọn một số câu chuyện từ các tổ và xắp xếp thành chương trình thi kể chuyện về Bác.
- Từng tổ lên trình bày truyện đã chọn (cho biết câu chuyện đó nói gì?)
- Ban giám khảo cho điểm.
- Khi kể xen kẽ một vài bàn hát về Bác Hồ.
III. NHẬN XÉT TIẾT HỌC
- Toàn lớp hát bài: Như có Bác trong ngày vui đại thắng.
- Tổng phụ trách nhận xét chung.
Kí duyệt

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_5_tuan_35_nam_hoc_2009_2010.doc