Giáo án tổng hợp lớp 5 - Tuần 6

Giáo án tổng hợp lớp 5 - Tuần 6

A. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Hình thành ý thức tiết kiệm, tận dụng và tái sử dụng những đồ vật dư thừa để làm đồ dùng có ích.

2. Kỹ năng: Hình thành kĩ năng làm hoa trang trí từ phế liệu.

3. Thái độ: HS có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường xung quanh.

B. Chuẩn bị:

I. Đồ dùng dạy - học:

1. Học sinh: Ống hút, vỏ hộp đựng thạch rau câu, lọ hoa, cát hoặc xốp cắm hoa.

2. Giáo viên:- Ống hút, vỏ hộp đựng thạch rau câu, lọ hoa, cát hoặc xốp cắm hoa.

 - Xốp mỏng nhiều màu.

II. Ph¬ương pháp dạy- học: Kết hợp linh hoạt với các PP khác.

C.Các hoạt động dạy- học:

 

doc 7 trang Người đăng huong21 Lượt xem 953Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án tổng hợp lớp 5 - Tuần 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 2: GDNGLL:
Mô đun 16: LÀM HOA TRANG TRÍ TỪ PHẾ LIỆU
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Hình thành ý thức tiết kiệm, tận dụng và tái sử dụng những đồ vật dư thừa để làm đồ dùng có ích.
2. Kỹ năng: Hình thành kĩ năng làm hoa trang trí từ phế liệu.
3. Thái độ: HS có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường xung quanh.
B. Chuẩn bị:
I. Đồ dùng dạy - học:
1. Học sinh: Ống hút, vỏ hộp đựng thạch rau câu, lọ hoa, cát hoặc xốp cắm hoa.
2. Giáo viên:- Ống hút, vỏ hộp đựng thạch rau câu, lọ hoa, cát hoặc xốp cắm hoa.
 - Xốp mỏng nhiều màu. 
II. Phương pháp dạy- học: Kết hợp linh hoạt với các PP khác.
C.Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của thầy
* HĐ 1: (2') Khởi động
HS hát bài “ Những bông hoa những bài ca”.
* HĐ 2: (12') Hướng dẫn cách thực hiện.
5 bước:
B1: Tạo hình dáng bông hoa.
Vỏ nhựa hộp thạch cắt bỏ vành miệng hộp, chia và cắt thành 3 cánh hoa(không cắt dời).
B2: Cắt và trang trí bông hoa.
Dùng xốp màu cắt thành nhiều hình tròn làm nhụy hoa
Cắt nhiều hình cánh hoa, nhiều lá.
Tạo màu cho cánh hoa.
B3: Tạo nhụy và cánh hoa.
Dán cánh hoa giấy lên trên cánh hoa bằng vỏ nhựa, dán nhụy hoa vào giữa.
B4: Thêm các bộ phận khác của cành hoa.
Có thể chọn ống hút dùng keo dán cánh hoa lên đầu mỗi ống hút, dán lá và hoa dọc ống hút.
B5: Cắm hoa.
Dùng xốp hoặc cát mịn đổ vào lọ rồi cắm hoa. 
* HĐ 3: (15') Thực hành. 
GV quan sát hướng dẫn HS thực hành.
* HĐ 4: (5') Nhận xét, đánh giá kết quả, khen ngợi.
- GV cùng HS đánh giá sản phẩm.
* Liên hệ thực tế
- Thải quá nhiều rác khó phân hủy ra môi trường thì điều gì sẽ xảy ra?
- Tận dụng những phế liệu đó làm đồ dùng có ích có ý nghĩa gì?
- Thu dọn các sản phẩm.
- Nhận xét giờ học. 
- Yêu cầu về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
Hoạt động của trò
- HS hát
- HS quan sát, làm theo
- HS thực hành( theo nhóm bàn)
- HS trưng bày sản phẩm.
- Ô nhiễm môi trường sống
- Góp phần giữ sạch môi trường, tuyên truyền mọi người ý thức bảo vệ môi trường
------------------------------------------------------------
Tiết 2: GDNGLL:(13)
Môđun 18: ĐI CHỢ
A. Mục tiêu:
1) Kiến thức: Giúp HS nhận biết thức ăn nào là rau và thức ăn nào từ động vật. Nêu được ích lợi của việc dùng túi, làn đi chợ.
2) Kỹ năng: Phân biệt được loại vật liệu nào gói hàng tốt cho môi trường, vật liệu nào xấu cho môi trường.
3) Thái độ: GDHS có ý thức nên dùng vật liệu nào để gói hàng. 
B. Chuẩn bị:
I) Đồ dùng dạy - học:
1) Giáo viên: Túi màu đỏ, ba túi màu xanh để phân loại thức ăn khi đi chợ.
2) Học sinh: Một ít lá chuối, lá dong và túi nilon để gói hàng.
II) Phương pháp dạy học: Kết hợp linh hoạt với các PP khác.
C. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động 1(5 phút):
Khởi động:
Nêu ý nghĩa của việc làm nhà mô hình từ que kem đối với việc bảo vệ môi trường?
- Nhận xét, cho điểm.
Hoạt động 2 (7 phút):
Động não:
- GV viết từ " Đi chợ" lên bảng. Giao nhiệm vụ cho HS tạo các mối liên hệ với từ này.
Hoạt động 3 (18 phút):
Thực hành:
1. Phân loại thức ăn là rau và thức ăn từ động vật.
- Thông báo với HS rằng cô giáo sẽ cùng các em đi chợ. Nhiệm vụ của các em là phải nhận biết được thức ăn nào là rau và thức ăn nào là động vật.
- Chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 5 em. Mỗi nhóm được phát một làn đỏ, một làn xanh và một bộ tranh vẽ thức ăn.
2. Nhận biết vật liệu gói hàng.
- Thông báo với HS rằng cả lớp sẽ ra chợ quan sát người bán hàng gói bằng gì? 
3. Dùng vật liệu nào gói hàng có lợi cho môi trường.
- GVKL: Lá và giấy ít ảnh hưởng tới môi trường hơn vì chúng sẽ tự tiêu huỷ sau một thời gian. Túi nilon phải mất 450 năm mới tiêu huỷ được.
Hoạt động 4 (5 phút):
- Làm thế nào để hạn chế việc sử dụng quá nhiều túi nilon khi đi chợ?
- Nhận xét giờ học. 
Hoạt động của trò
- 2 HSTL.
- Lắng nghe.
- HS liên hệ : người bán hàng, lá gói, làn đựng, thức ăn, rau xanh, hoa quả, túi đưng,...
- Quan sát, lắng nghe.
- Các nhóm cử đại diện lên nhận làn đi chợ.
-Thảo luận, cho thức ăn là rau vào túi màu xanh, thức ăn từ động vật vào túi màu đỏ. Thống nhất thức ăn nào là rau , thức ăn nào từ động vật. 
Ví dụ:
- Thức ăn là rau: các loại rau xanh, đỗ, lạc; các loại củ, quả,....
- Thức ăn từ động vật: thịt, cá, tôm, trứng,.... 
- Các nhóm được đi chợ. Nhóm trưởng phân công bạn quan sát các vật liệu dùng để gói hàng, ghi chép. 
- Thảo luận nhóm. Các nhóm trình bày.
- Mang theo túi hoặc làn đi chợ mua hàng; Đựng đồ chung vào một túi khi có thể; Dùng lại túi khi có thể; Mua của những hàng gói đồ bằng giấy hoặc lá; Nhắc nở bố mẹ về lợi ích của làn và túi khi đi chợ.
- Yêu cầu về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
-----------------------------------------------------------------
Tiết 2: GDNGLL 
Mô dun 19: TRÒ CHƠI KINH DOANH
I. Mục tiêu chung
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức:- Nhận thức được mối quan hệ giữa sự phát triển kinh tế .
- Cần phải hợp tác giữa các nước để phát triển kinh tế.
 2. Kỹ năng: Luyện cho HS kĩ năng hợp tác trong công việc.
3. Thái độ: HS có ý thức hợp tác trong công việc.
B. Chuẩn bị:
I. Đồ dùng dạy - học:
1. Học sinh: - Kéo-3 cái
- Giấy hoặc bìa lịch 20 tờ
- Hai bộ hình vuông , tròn, bán nguyệt, tam giác bằng bìa cứng.
2. Giáo viên: - Giấy hoặc bìa lịch 20 tờ
- Hai bộ hình vuông , tròn, bán nguyệt, tam giác bằng bìa cứng.
II. Phương pháp dạy- học: Kết hợp linh hoạt với các PP khác.
C.Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của thầy
* HĐ 1: (2') Khởi động
HS hát bài “ Những bông hoa những bài ca”.
* HĐ 2: (28') Hướng dẫn cách thực hiện.
 1. Làm quen với luật chơi
Giới thiệu về trò chơi
Tổ chức chơi theo nhóm.
Mỗi nhóm sẽ có một loại vật dụng mình làm ra(đồ vật tượng trưng: Kéo, giấy dùng để cắt các hình-sản phẩm để bán lấy tiền)
Quy định giá tiền của mỗi sản phẩm
Bằng hình thức trao đổi hoặc mua bán những đồ dùng cần cho sản xuất đem về để đồng đội làm ra nhiều sản phẩm bán ra được nhiều tiền nhất (thời gian được quy định)
2. Các nhóm chuẩn bị cho cuộc chơi.
3. Thi giữa các nhóm 
* HĐ 3: (5') Nhận xét, đánh giá kết quả, khen ngợi
* Liên hệ thực tế
- Trong thực tế gia đình các em muốn làm ra lúa gạo cần những dụng cụ gì?
- Những thứ đó do đâu mà có?
 Trao đổi mua bán những đồ dùng phục vụ sản xuất và sinh hoạt chính là mối quan hệ hợp tác để phát triển
- Muốn kinh tế phát triển tốt hơn cần có sự hợp tác 
- Nhận xét giờ học.
- Thu dọn sản phẩm.
Hoạt động của trò
- HS hát
- HS theo dõi luật chơi.
- Thảo luận thống nhất cách chơi của đội.
- Mượn, trao đổi hoặc mua bán để có vật dụng thi đua để làm ra nhiều sản phẩm bán và thu được nhiều tiền.
-Tổng kết đánh giá số tiền thu được của mỗi đội.
- Cày, bừa, cuốc xẻng, máy móc
- Mua bán hoặc trao đổi
Tiết 2: GDNGLL 
 Mô dun 20: MỐI QUAN HỆ QUA LẠI GIỮA CÁC SINH VẬT (Tiết 1)
I. Mục tiêu chung
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - HS hiểu được mối quan hệ chặt chẽ giữa con người và các loài động, thực vật.
- Biết gọi tên các loài sinh vật theo thức ăn của chúng.
2. Kỹ năng: - Luyện tập phương pháp làm việc theo nhóm.
3. Thái độ: HS có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường xung quanh.
B. Chuẩn bị:
I. Đồ dùng dạy - học:
1. Học sinh: 
2. Giáo viên:- Ảnh những con vật đặc trưng của vùng.
- Bảng thức ăn của những con vật đặc trưng của vùng.
- Nam châm hoặc băng dính.
- Tờ rời về tháp sinh thái tỉ lệ giữa sinh vật sản xuất, sinh vật ăn cỏ và sinh vật ăn thịt.
 II. Phương pháp dạy- học: Kết hợp linh hoạt với các PP khác.
C.Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của thầy
* HĐ 1: (2') Khởi động
Trò chơi “ Diệt con vật có hại”.
Việc 2: Tìm hiểu cách chơi.
-Giới thiệu trong tự nhiên con người và các loài động, thực vật có mối quan hệ chặt chẽ và phải dựa vào nhau dể tồn tạiTrò chơi “động vật ăn gì”
- Treo bảng thức ăn, hướng dẫn cách chơi:
Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội một tập tranh các con vật và số nam châm
Tìm tranh con vật đặt đúng chỗ thức awncuar chúng trên bảng thức ăn. Lớp đếm đến 20, đội nào hoàn thành nhanh đội đó thắng.
Việc 3: Thực hành chơi. 
GV quan sát hướng dẫn HS chơi đúng luật
- HS được chơi 2 lần để chắc chắn đúng
Việc 4: Nhận xét, đánh giá kết quả, khen ngợi
Việc 5: Liên hệ thực tế
Rút ra mối quan hệ: Khỉ- trái cây, lá; Chim-lúa gạo, sâu bọ; Trâu-Cỏ
Hoạt động của trò
- HS chơi
- HS quan sát, theo dõi.
- 2 đội thi đua
- HS nhắc lại mối quan hệ thúc ăn của động vật.
Tiết 3: Hoạt động tập thể
 Mô dun 20: MỐI QUAN HỆ QUA LẠI GIỮA CÁC SINH VẬT (Tiết 1)
I. Mục tiêu chung
-HS hiểu được mối quan hệ chặt chẽ giữa con người và các loài động, thực vật.
-Biết gọi tên các loài sinh vật theo thức ăn của chúng.
-Luyện tập phương pháp làm việc theo nhóm.
* HSKT tham gia vào nội dung bài với y/c đơn giản.
II. Thời gian
- 30 - 35 phút
III. Địa điểm
Lớp học
IV. Chuẩn bị
-Ảnh những con vật đặc trưng của vùng.
-Bảng thức ăn của những con vật đặc trưng của vùng.
-Nam châm hoặc băng dính.
-Tờ rời về tháp sinh thái tỉ lệ giữa sinh vật sản xuất, sinh vật ăn cỏ và sinh vật ăn thịt.
V. Hệ thống việc làm
Việc 1: Khởi động
Hát bài “Chú voi con ở Bản Đôn”
Việc 2: Gọi tên các loài động, thực vật theo thức ăn của chúng.
Chia lớp thành 2 đội:
Hai đội thảo luận và đặt tên chung cho các nhóm động vật.
Việc 3: Sinh vật có mối quan hệ với nhau như thế nào?
-Con người ăn gì?
Con người là sinh vật bậc cao nhất.
Việc 4: Tỉ lệ giữa sinh vật sản xuất, sinh vật ăn cỏ và sinh vật ăn thịt
-Cho HS quan sát tháp sinh thái về tỉ lệ
Việc 5: Liên hệ thực tế
- Tỉ lệ các loài động vật theo tháp sinh thái cho thấy tỉ lệ rất thấp:
- Muốn bảo vệ các loài động vật ta phải làm gì?
Trái đất là ngôi nhà chung, tất cả các sinh vật, con người và các loài động thực vật có mối quan hệ chặt chẽ, phải dựa vào nhau để tồn tại. - Nếu không bảo vệ tự nhiên, con người cũng không thể bảo vệ được chính mình.
Em sẽ làm gì để bảo vệ thiên nhiên?
- HS hát
+ Động vật ăn thịt-Loài ăn thịt
+Động vật ăn thực vật-Loài ăn thực vật.
Các loài thực vật(sinh vật sản xuất)-Sinh vật nuôi tất cả các laoif sinh vật khác.
- HS nêu
- HS quan sát
- Tích cực bảo vệ rừng, trồng rừng..
- HS nêu.
”.
Việc 2: 
Tìm hiểu những HS có hoàn cảnh khó khăn trong lớp
Kế hoạch hoạt động.
Định hướng giúp đỡ bạn
Việc 3: 
- Phân công công việc giúp đỡ bạn
V. Củng cố - Dặn dò
- Nhận xét giờ học

Tài liệu đính kèm:

  • docGDNGLL.doc