Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 6 - Năm học 2021-2022

Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 6 - Năm học 2021-2022

- Cho HS đọc câu hỏi trong SGK

- Cho HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:

+ Bạn biết gì về Nam Phi?

 + Dưới chế độ A-pác-thai người da đen bị đối xử như thế nào?

+ Người dân Nam Phi làm gì để xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc?

- Theo bạn, vì sao cuộc đấu tranh chống chế độ a-pác-thai được đông đảo người ủng hộ?

 

doc 39 trang Người đăng thuyanh1 Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 190Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 6 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày tháng năm 2021
Tập đọc
SỰ SỤP ĐỔ CỦA CHẾ ĐỘ A-PÁC-THAI
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Hiểu nội dung: Chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi và cuộc đấu tranh đòi bình đẳng của những người da màu. (Trả lời các câu hỏi trong SGK) .
- Đọc đúng các từ phiên âm tiếng nước ngoài và các số liệu thống kê trong bài.
- Năng lực: 
+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
- Phẩm chất: Yêu hoà bình, không phân biệt giàu nghèo, mọi người đều bình đẳng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Đồ dùng 
 	- GV: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK Tranh ảnh SGK, sưu tầm thêm tranh về nạn phân biệt chủng tộc, bảng phụ viết sẵn đoạn cần hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm.
 	- HS: Đọc trước bài, SGK
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 	- Vấn đáp , thảo luận nhóm
 	- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi.
 	- Kĩ thuật trình bày một phút
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Hoạt động mở đầu:(5 phút)
- Cho học sinh thi đọc thuộc lòng khổ 2-3 hoặc cả bài Ê-mi-li con... và trả lời câu hỏi SGK.
- GV đánh giá, nhận xét.
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
-Học sinh thi đọc và trả lời câu hỏi
- Lớp nhận xét
- HS ghi vở
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
2.1. Luyện đọc: (10 phút)
* Mục tiêu: - Rèn đọc đúng từ , đọc đúng câu, đoạn. Hiểu nghĩa các từ ngữ mới.
- Đọc đúng các từ phiên âm tiếng nước ngoài và các số liệu thống kê trong bài.
* Cách tiến hành:
- Giải thích chế độ A-pác-thai.
- GV giới thiệu ảnh cựu tổng thống Nam Phi Nen-xơn Man-đê-la và tranh minh hoạ trong bài.
- Giới thiệu về Nam Phi.
- Gọi HS đọc toàn bài, chia đoạn
- Cho HS đọc nối tiếp từng đoạn trong nhóm
- Hướng dẫn học sinh tìm nghĩa một số từ khó.
- Yêu cầu HS đọc theo cặp.
- Gọi HS đọc toàn bài.
- GV đọc toàn bài
- Là chế độ phân biệt chủng tộc, chế độ đối xử bất công với người da đen và da màu.
- HS theo dõi.
- Học sinh (M3,4) đọc, chia đoạn:
+ Đoạn 1: Nam Phi  tên gọi A-pác-thai.
+ Đoạn 2: ở nước nàydân chủ nào.
+ Đoạn 3: còn lại
- Nhóm trưởng điều khiển:
- Học sinh nối tiếp đọc bài lần 1, kết hợp luyện đọc từ khó.
+ A-pác-thai, Nen-xơn Man-đê-la
- Học sinh nối tiếp đọc bài lần 2, kết hợp luyện đọc câu khó.
- Học sinh đọc chú giải.
- Học sinh luyện đọc theo cặp 
- 1 học sinh đọc toàn bài.
- HS theo dõi.
2.2. Hoạt động tìm hiểu bài: (10 phút)
* Mục tiêu: Hiểu nội dung : Chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi và cuộc đấu tranh đòi bình đẳng của những người da màu .(Trả lời các câu hỏi trong SGK) .
* Cách tiến hành:
- Cho HS đọc câu hỏi trong SGK
- Cho HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:
+ Bạn biết gì về Nam Phi?
 + Dưới chế độ A-pác-thai người da đen bị đối xử như thế nào?
+ Người dân Nam Phi làm gì để xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc?
- Theo bạn, vì sao cuộc đấu tranh chống chế độ a-pác-thai được đông đảo người ủng hộ?
- Nêu điều mình biết về Nen-xơn Ma-đê-la ?
- Nêu nội dung bài?
- KL: Dưới chế độ a-pác-thai người da đen bị khinh miệt, đối xử tàn nhẫn không có quyền tự do, bị coi như công cụ biết nói; bị mua đi bán lại ngoài đường như hàng hoá.
- HS đọc
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm trả lời câu hỏi rồi báo cáo kết quả:
+ Một nước ở châu Phi. Đất nước có nhiều vàng, kim cương, nổi tiếng về nạn phân biệt chủng tộc.
+ ...công việc nặng nhọc, bẩn thỉu, lương
 thấp sống chữa bệnh làm việc khu riêng không được hưởng tự do, dân chủ.
+ Đứng lên đòi quyền bình đẳng cuộc đấu tranh được nhiều người ủng hộ và giành được chiến thắng.
+ Vì họ không chấp nhận chính sách phân biệt chủng tộc dã man tàn bạo này
- Vì người dân nào cũng có quyền bình đẳng như nhau cho dù khác nhau ngôn ngữ, màu da.
- Vì đây là chế độ phân biệt xấu xa nhất cần xoá bỏ.
- Học sinh nêu.
- Phản đối chế độ phân biệt chủng tộc, ca ngợi cuộc đấu tranh của người da đen ở Nam Phi.
- HS nghe
3. hoạt động luyện đọc diễn cảm:(8 phút)
* Mục tiêu: Đọc diễn cảm bài văn
* Cách tiến hành:
- Gọi HS đọc nối tiếp.
 - Tổ chức cho học sinh đọc diễn cảm đoạn 3.
 + GV đọc mẫu.
 + Yêu cầu HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.
 + Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
 + GV nhận xét, tuyên dương
- 3 học sinh đọc nối tiếp bài.
- 1 học sinh nêu giọng đọc cả bài
- Học sinh theo dõi giáo viên đọc.
- Luyện đọc theo cặp.
- 3 em đọc thi. Lớp theo dõi chọn giọng hay.
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: (3phút)
 - Nêu cảm nghĩ của em sau khi học xong bài tập đọc này ?
- HS nêu
Đạo đức
 CÓ CHÍ THÌ NÊN (Tiết 2 )
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Cảm phục và noi theo những gương có ý chí vượt lên những khó khăn trong cuộc sống để trở thành người có ích cho gia đình, xã hội.
- Xác định được thuận lợi, khó khăn trong cuộc sống của bản thân và biết lập kế hoạch vượt khó khăn.
- Có ý chí vươn lên trong cuộc sống và học tập
- Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.
- Phẩm chất:. Trung thực trong học tập và cuộc sống. Có ý chí vượt khó.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Đồ dùng
	- Giáo viên: SGK, một số mẩu chuyện về tấm gương vượt khó.
- Học sinh: SGK
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
	- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đàm thoại
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Hoạt động mở đầu: (3 phút)
- Cho HS hát
- Cho HS đọc ghi nhớ
- Nhận xét.
- Giới thiệu bài
- HS hát
- 2 HS nêu ghi nhớ đã học tiết trước.
- HS nghe
- HS ghi bảng
2. Hoạt động thực hành:(27 phút)
* Mục tiêu: - Cảm phục và noi theo những gương có ý chí vượt lên những khó khăn trong cuộc sống để trở thành người có ích cho gia đình, xã hội.
-Xác định được thuận lợi, khó khăn trong cuộc sống của bản thân và biết lập kế hoạch vượt khó khăn.
* Cách tiến hành:
HĐ1: Làm việc theo nhóm (BT 3) 
- Yêu cầu HS thảo luận về những tấm gương đã sưu tầm được.
- Hướng dẫn HS trao đổi:
+ Khi gặp khó khăn trong học tập, cuộc sống, các bạn đó đã làm gì?
+ Thế nào là vượt khó trong cuộc sống và học tập?
+ Vượt khó trong cuộc sống và học tập sẽ giúp ta điều gì?
+ Trong lớp mình có những bạn nào có khó khăn? Em có thể làm gì để giúp đỡ bạn?
HĐ2: Tự liên hệ (BT4)
- Cả lớp thảo luận tìm cách giúp đỡ những bạn có nhiều khó khăn ở trong lớp.
- GV kết luận.
- HS hoạt động theo nhóm 4.
- Đại diện nhóm lên trình bày kết quả.
+ Các bạn đã khắc phục những khó khăn của mình, không ngừng học tập vươn lên.
+ Là biết khắc phục khó khăn, tiếp tục phấn đấu và học tập, không chịu lùi bước để đạt được kết quả tốt.
+ Giúp ta tự tin hơn trong cuộc sống, học tập và được mọi người yêu mến, cảm phục.
- HS trao đổi cả lớp.
- HS tự phân tích những khó khăn của bản thân theo mẫu trong SGK.
- Từng HS trao đổi những khó khăn của mình với nhóm.
- Mỗi nhóm chọn 2- 3 bạn có nhiều khó khăn hơn trình bày trước lớp.
- HS nghe
3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(5 phút)
- Nhắc HS về thực hiện vượt khó trong học tập và cuộc sống.
- HS nghe và thực hiện
- Sưu tầm những tấm gương vượt khó trong học tập.
- HS nghe và thực hiện
Toán
LUYỆN TẬP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Biết tên gọi, kí hiệu và mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích.
- Biết chuyển đổi các đơn vị đo diện tích, so sánh các số đo diện tích và giải các bài toán có liên quan. 
- HS cả lớp hoàn thành bài 1a( 2 số đo đầu ), bài 1b (2 số đo đầu), bài 2, bài 3(cột 1), bài 4.
- Năng lực: 
+ Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,
+ Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
- Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Đồ dùng 
 	- GV: SGK, bảng phụ
 	- HS: SGK, bảng con, vở...
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 	- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi.
 	- Kĩ thuật trình bày một phút
 	- Vấn đáp , quan sát, thảo luận nhóm, thực hành
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Hoạt động mở đầu: (5 phút)
- Cho học sinh chơi trò chơi "Bắn tên" với các phép toán sau:
 6cm2 = .mm2
 30km2 = hm2
 8m2 = ..cm2
 200mm2 = cm2
 4000dm2 = .m2
 34 000hm2 = km2
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS chơi trò chơi
- Lớp theo dõi nhận xét
- Học sinh ghi vở
2. Hoạt động thực hành: (25 phút)
* Mục tiêu: Biết chuyển đổi các đơn vị đo diện tích, so sánh các số đo diện tích và giải các bài toán có liên quan. HS cả lớp hoàn thành bài 1a( 2 số đo đầu ), bài 1b (2 số đo đầu), bài 2, bài 3(cột 1), bài 4.
* Cách tiến hành:
Bài 1a,b: HĐ cặp đôi
- GV viết bài mẫu lên bảng.
- Yêu cầu học sinh nêu cách đổi.
- GV giảng lại cách đổi cho học sinh.
- Yêu cầu HS làm bài tập theo cặp
- GV nhận xét, kết luận
Bài 2: HĐ cá nhân
- Gọi học sinh đọc bài.
- Hướng dẫn học sinh tự làm bài.
- Đáp án nào đúng? Vì sao?
- GV nhận xét phần trả lời của học sinh
Bài 3( cột 1): HĐ cả lớp
- Nêu yêu cầu của đề bài?
- Để so sánh các số đo diện tích chúng
 ta phải làm gì?
- Yêu cầu học sinh làm bài.
- GV yêu cầu học sinh giải thích làm.
- GV nhận xét
Bài 4: HĐ cá nhân
- Gọi học sinh đọc đề.
- Yêu cầu học sinh tự làm bài.
- GV nhận xét.
- HS đọc đề bài.
- Học sinh thảo luận và nêu cách đổi
6m235dm2 = 6m2+
- Học sinh lắng nghe
- HS làm bài, đổi vở để kiểm tra chéo
- Học sinh đọc yêu cầu, lớp lắng nghe.
- Học sinh thực hiện đổi, chọn đáp án cho phù hợp, chia sẻ trước lớp
- Đáp án B đúng vì :
 3cm25mm2 = 300mm2+ 5mm2 = 305mm2.
- So sánh các số đo rồi viết dấu thích hợp vào....
- Chúng ta phải đổi về cùng đơn vị đo rồi mới so sánh.
- HS làm vở 
2dm27cm2 = 207cm2
- Ta có 2dm27cm2 = 200cm2+7cm2
 = 207cm2
Vậy: 2dm27cm2 = 207cm2
300mm2 > 2cm289mm2= 289mm2
3m248dm2 < 4m2
348dm2 < 400dm2
61km2 > 620hm2
6100hm2 > 610hm2
- 1 học sinh đọc đề, lớp đọc thầm.
- HS làm bài cá nhân, chia sẻ kết quả
	Giải
Diện tích của một viên gạch là:
40 x 40 = 1600 (cm2)
Diện tích của một căn phòng là:
1600 x 150 = 240.000 (cm2)
240.000 (cm2) = 24m2
Đáp số: 24m2
3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: (5 phút)
- Nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích đã học, làm các câu sau:
71dam2 25m2 .. 7125m2
 801cm2 .8dm2 10cm2
12km2 60hm2 .1206hm2
- HS nêu và thực hiện
- Về nhà làm bài tập sau:
Để lát một căn phòng, người ta đã dùng vừa hết 200 mảnh gỗ hình chữ nhật có chiều ... ầu, người ớn lạnh. Sau rét là sốt cao, người mệt, mặt đỏ, có lúc mê sảng, sốt kéo dài nhiều giờ. Sau cùng, người bệnh ra mồ hôi, hạ sốt. 
b) Bệnh sốt rét nguy hiểm như thế nào? 
b) Gây thiếu máu, bệnh nặng có thể gây chết người. 
c) Nguyên nhân gây ra bệnh sốt rét? 
c) Bệnh do một loại kí sinh trùng gây ra. 
d) Bệnh sốt rét được lây truyền như thế nào? 
d) Đường lây truyền: do muỗi A-no-phen hút kí sinh trùng sốt rét có trong máu người bệnh rồi truyền sang người lành. 
- GV nhận xét, chốt: Sốt rét là một bệnh truyền nhiễm, do kí sinh trùng gây ra. Ngày nay, đã có thuốc chữa và thuốc phòng sốt rét. 
* Hoạt động 2: Quan sát, thảo luận 
- Hoạt động nhóm, cá nhân (Nhóm trưởng điều khiển)
- GV treo tranh vẽ “Vòng đời của muỗi A-no-phen” phóng to lên bảng. 
- HS quan sát 
- Mô tả đặc điểm của muỗi A-no-phen? Vòng đời của nó? 
- 1 HS mô tả đặc điểm của muỗi A-no-phen, 1 HS nêu vòng đời của nó (kết hợp chỉ vào tranh vẽ). 
- Để hiểu rõ hơn đời sống và cách ngăn chặn sự phát triển sinh sôi của muỗi, các em cùng tìm hiểu nội dung tiếp sau đây: 
- GV đính 4 hình vẽ SGK/27 lên bảng. HS thảo luận nhóm bàn “Hình vẽ nội dung gì?”
- Hoạt động nhóm bàn tìm hiểu nội dung thể hiện trên hình vẽ. 
- GV gọi một vài nhóm trả lời , các nhóm khác bổ sung, nhận xét. 
- HS đính câu trả lời ứng với hình vẽ. 
- GV nhận xét chung: Các phòng bệnh sốt rét tốt nhất là giữ vệ sinh nhà ở và môi trường xung quanh.
- Nhắc lại ghi nhớ SGK trang 27
3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: (3 phút)
- Ở địa phương em có xảy ra bệnh sốt rét không ? Nếu có thì địa phương em đã áp dụng biện pháp nào để phòng chống ?
- HS nêu
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Biết so sánh phân số, tính giá trị của biểu thức với phân số.
- Giải bài toán, tìm hai số biết hiệu và tỉ số của hai số đó.
	- HS cả lớp làm được bài 1, bài 2 (a ,d ) , bài 4. 
- Năng lực: 
+ Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,
+ Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
- Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Đồ dùng 
 	- GV: SGK, Bảng phụ 
 	- HS : SGK, bảng con, vở...
2. Phương pháp và kĩ thuật chức dạy học
 	- Vấn đáp , quan sát, thảo luận nhóm, thực hành
 	- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi.	
 	- Kĩ thuật trình bày một phút
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Hoạt động mở đầu: (5 phút)
- Cho HS tổ chức chơi trò chơi "Ai nhanh, ai đúng" với nội dung: Hãy xếp các phân số sau theo thứ tự từ lớp đến bé:
a) ; ; ;
b) ; ; ;
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS chơi trò chơi: Chia lớp thành 2 đội chơi, mối đội 4 bạn thi tiếp sức, đội nào đúng và nhanh hơn thì giành chiến thắng:
a) ; ;;
b) ; ; ;
- HS nghe 
- HS ghi vở
2. Hoạt động thực hành:(27 phút)
* Mục tiêu: - Biết so sánh phân số, tính giá trị của biểu thức với phân số.
 - Giải bài toán, tìm hai số biết hiệu và tỉ số của hai số đó.
 - HS cả lớp làm được bài 1, bài 2 (a ,d ) , bài 4. 
* Cách tiến hành:
 Bài 1: HĐ cá nhân
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- Để xếp được các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn ta phải làm gì?
- Hãy nêu cách so sánh các phân
số?
- Yêu cầu HS làm bài
- GV nhận xét, kết luận
Bài 2(a,d): HĐ cá nhân, cả lớp
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Gọi HS nêu cách cộng trừ, nhân, chia phân số.
- Nêu thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức?
- Yêu cầu HS làm bài
- GV nhận xét chữa bài
Bài 4: HĐ nhóm
- Cho HS thảo luận nhóm làm bài, báo cáo kết quả
- Bài toán thuộc dạng toán gì?
- GV nhận xét, kết luận
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm SGK.
- So sánh các phân số đó.
- HS nêu
- HS làm vở, chia sẻ cách làm
a)
b)xếp nên 
- HS đọc
- 4 HS nêu, lớp nhận xét
- 1 HS nêu.
- HS làm vở (chú ý rút gọn)
a)
d)
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm thảo luận, tìm cách giải và giải bài toán sau đó chia sẻ kết quả
- Thuộc dạng toán tìm 2 số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó.
- HS làm vở, chia sẻ kết quả
Giải
Hiệu số phần bằng nhau: 
4 -1 = 3 (phần)
Tuổi con là:
30: 3 = 10 (tuổi)
Tuổi bố là: 
10 + 30 = 40 (tuổi)
 Đáp số: 10 tuổi
 40 tuổi
3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: (2 phút)
- Cho HS về nhà vận dụng kiến thức làm bài sau:
Hình chữ nhật có chiều dài bằng 3/2 chiều rộng. Nếu tăng chiều rộng 20m thì hình chữ nhật trở thành hình vuông. Tính diện tích của hình chữ nhật ?
- HS nghe và thực hiện
Tập làm văn
LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Thông qua những đoạn văn hay, học được cách quan sát khi tả cảnh sông nước.
	- Nhận biết được cách quan sát khi tả trong 2 đoạn văn trích( BT1) .
	- Biết lập dàn ý chi tiết cho bài văn miêu tả một cảnh sông nước (BT2) .
- Năng lực:
+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
- Phẩm chất: Thích luyện tập tả cảnh. Yêu thích cảnh đẹp làng quê.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Đồ dùng 
- GV: Sưu tầm tranh ảnh sông nước, biển, sông, suối, hồ, đầm.
- HS: SGK, vở
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi.
 - Kĩ thuật trình bày một phút
 - Vấn đáp , quan sát, thảo luận nhóm, 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Hoạt động mở đầu:(5 phút)
 - Cho HS thi đọc bài: Đơn xin gia nhập đội tình nguyện...
- GV nhận xét
- Kiểm tra việc chuẩn bị của HS và ghi chép những điều mình quan sát được.
- Nhận xét việc chuẩn bị của HS
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS đọc
- HS nghe
- Tổ trưởng báo cáo kết quả.
- HS ghi vở
2. Hoạt động thực hành:(30 phút)
* Mục tiêu: - Nhận biết được cách quan sát khi tả trong 2 đoạn văn trích( BT1) .
 - Biết lập dàn ý chi tiết cho bài văn miêu tả một cảnh sông nước (BT2)
* Cách tiến hành:
 Bài 1: HĐ nhóm
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Chia nhóm 4 : Yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi.
 - Đoạn a nhà văn Vũ Tú Nam miêu tả cảnh sông nước nào ?
- Đoạn văn tả đặc điểm gì của biển ?
- Câu nào cho biết điều đó ?
- Để tả đặc điểm đó tác giả đã quán sát gì và vào thời điểm nào ?
- Tác giả sử dụng sắc màu nào để miêu tả 
- Khi quan sát, tác giả có liên tưởng thú vị nào ?
- Liên tưởng là gì ?
- KL: Trong miêu tả nghệ thuật liên tưởng được sử dụng hiệu quả. Liên tưởng làm cho sự vật thêm sinh động, gần gũi với con người hơn.
- Liên tưởng của nhà văn giúp ta cảm nhận được vẻ đáng yêu của biển.
- Đoạn b nhà văn Đoàn Giỏi miêu tả cảnh sông nước nào ?
- Con kênh được quan sát ở thời điểm nào trong ngày ?
- Tác giả nhận ra đặc điểm của con kênh chủ yếu bằng giác quan nào ?
- Tác giả miêu tả đặc điểm nào của con kênh?
- Thủy ngân : kim loại lỏng, trắng như bạc 
- Liên tưởng để miêu tả con kênh có tác dụng gì ?
- Từ liên tưởng : đỏ lửa, phơn phớt màu đào, dòng thủy ngân cuồn cuộn, loá mắt
Bài 2: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS tự làm bài. Lập dàn ý
- Chú ý : trình tự xa đến gần 
 cao đến thấp
Thời gian : sáng đến chiều qua các mùa
- Trình bày kết quả
- GV nhận xét
- HS đọc
- HS thảo luận dưới sự điều khiển của nhóm trưởng
- Cảnh biển
- Sự thay đổi màu sắc của mặt biển theo sắc màu của trời mây.
- Biển luôn thay.... mây trời
- Bầu trời và mặt biển khi trời xanh thẳm, rải mây trắng nhạt, bầu trời âm u, mây mưa, ầm ầm dông gió 
- Xanh thẳm, thẳm xanh, trắng nhạt, xám xịt, đục ngầu.
- Đến sự thay đổi tâm trạng của con người biển như con người biết buồn vui, lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi hả hê, lúc đăm chiêu gắt gỏng.
- Từ hình ảnh này nghĩ đến hình ảnh khác.
- Con kênh.
- Từ lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn: buổi sáng, trưa, trời chiều
- Thị giác
- Ánh nắng như đổ lửa, bốn phía chân trời trống huếch, trống hoác, buổi sáng: con kênh phơn phớt màu đào, trưa: dòng thuỷ ngân cuồn cuộn loá mắt, chiều: một son suối lửa.
- Con kênh được mặt trời làm nó sinh động hơn.
- HS đọc đề bài.
- HS làm vở, 1 em làm bảng nhóm.
- HS trình bày kết quả
3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(2 phút)
- Về nhà viết thành bài văn hoàn chỉnh.
 - HS nghe và thực hiện
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
SINH HOẠT LỚP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
	- HS nắm được ưu điểm và nhược điểm về các mặt: Học tập, nề nếp, vệ sinh, và việc thực hiện nội quy của trường của lớp.
	- HS đưa ra được nhiệm vụ và biện pháp để thực hiện kế hoạch tuần tiếp theo.
	- Sinh hoạt theo chủ điểm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
Bảng phụ viết sẵn kế hoạch tuần tới.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
1. Hoạt động khởi động:
- Gọi lớp trưởng lên điều hành:
2. Nội dung sinh hoạt:
a. Giới thiệu: 
- GV hỏi để học sinh nêu 3 nội dung hoặc giáo viên nêu.
1. Đánh giá nhận xét hoạt động tuần vừa qua.
2. Xây dựng kế hoạch cho tuần sau. 
3. Sinh hoạt theo chủ điểm 
b. Tiến hành sinh hoạt:
*Hoạt động 1: Đánh giá nhận xét hoạt động trong tuần
Gv gọi lớp trưởng lên điều hành.
- Nề nếp:
- Học tập:
- Vệ sinh:
- Hoạt động khác
GV: nhấn mạnh và bổ sung: 
- Một số bạn còn chưa có ý thức trong công tác vê sinh.
- Sách vở, đồ dùng học tập 
- Kĩ năng chào hỏi
? Để giữ cho trường lớp xanh - sạch- đẹp ta phải làm gì?
? Để thể hiện sự tôn trọng đối với người khác ta cần làm gì?
*H. đông 2: Xây dựng kế hoạch trong tuần
- GV giao nhiệm vụ: Các nhóm hãy thảo luận, bàn bạc và đưa ra những việc cần làm trong tuần tới (TG: 5P)
- GV ghi tóm tắt kế hoạch lên bảng hoặc bảng phụ
- Nề nếp: Duy trì và thực hiện tốt mọi nề nếp
- Học tập: - Lập thành tích trong học tập
 - Chuẩn bị bài trước khi tới lớp.
- Vệ sinh: Vệ sinh cá nhân, lớp học, khu vực tư quản sạch sẽ.
- Hoạt động khác
+ Chấp hành luật ATGT
+ Chăm sóc bồn hoa, cây cảnh lớp học, khu vực sân trường.
- Tiếp tục trang trí lớp học
- Hưởng ứng tuần lễ Học tập suốt đời
*Hoạt động 3: Sinh hoạt theo chủ điểm 
- GV mời LT lên điều hành:
 - GV chốt nội dung, chuẩn bị cho tiết sinh hoạt theo chủ điểm tuân sau.
3. Tổng kết: 
 - Cả lớp cùng hát bài: “Lớp chúng ta đoàn kêt”
- Lớp trưởng lên điều hành:
- Cả lớp cùng thực hiện.
- HS lắng nghe và trả lời.
- Lớp trưởng điều hành các tổ báo cáo ưu và khuyết điểm:
+ Tổ 1 
+ Tổ 2 
+ Tổ 3 
- HS lắng nghe.
- HS trả lời
- Lớp trưởng điều hành các tổ thảo luận và báo cáo kế hoạch tuần 6
+ Tổ 1 
+ Tổ 2 
+ Tổ 3 
- HS nhắc lại kế hoạch tuần
- LT điều hành
+ Tổ 1 Kể chuyện
+ Tổ 2 Hát
+ Tổ 3 Đọc thơ

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_5_tuan_6_nam_hoc_2021_2022.doc