Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 7 - Năm học 2021-2022

Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 7 - Năm học 2021-2022

1. Đồ dùng

 - GV: Tranh minh hoạ bài đọc.

 - HS: Đọc tr¬ước bài, SGK

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học

 - Vấn đáp , thảo luận nhóm

 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi.

 - Kĩ thuật trình bày một phút

 

doc 42 trang Người đăng thuyanh1 Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 193Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 7 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày .... tháng .. . năm 2021
Tập đọc 
NHỮNG NGƯỜI BẠN TỐT
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Hiểu ý nghĩa: Khen ngợi sự thông minh, tình cảm gắn bó của cá heo với con người. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3).
- Bước đầu đọc diễn cảm được bài văn.
- Lồng ghép kiến thức về chủ đề, kết thúc câu chuyện, chuyện có thật và chuyện tưởng tượng, chi tiết, thời gian, địa điểm trong câu chuyện
- Ghi lại bằng 1-2 câu ý chính bài Tập đọc 
- Năng lực: 
+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
- Phẩm chất: Yêu mến và bảo vệ loài vật có ích.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Đồ dùng 
 	- GV: Tranh minh hoạ bài đọc. 
 	- HS: Đọc trước bài, SGK
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 	- Vấn đáp , thảo luận nhóm
 	- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi.
 	- Kĩ thuật trình bày một phút
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Hoạt động mở đầu:(3phút)
- Cho HS tổ chức thi đọc nối tiếp đoạn bài Tác phẩm của Si-le và tên phát xít và trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét
- Nêu chủ điểm sẽ học.
- Giới thiệu bài: Những người bạn tốt.
- HS thi đọc nối tiếp và trả lời câu hỏi 
- HS nghe
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
2.1. Luyện đọc: (10phút)
* Mục tiêu: - Rèn đọc đúng từ , đọc đúng câu, đoạn.
 - Hiểu nghĩa các từ ngữ mới.
 - Đọc đúng các từ phiên âm tiếng nước ngoài.
* Cách tiến hành:
- 1 HS đọc toàn bài
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp đoạn trong nhóm
- Nêu chú giải.
- Yêu cầu HS đọc theo cặp .
- 1 HS đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu. 
- HS đọc
- HS chia đoạn: 4 đoạn (mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn)
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm đọc:
+ 4HS đọc nối tiếp lần 1 kết hợp luyện đọc từ khó
+ 4 HS đọc nối tiếp lần 2 kết hợp luyện đọc câu khó
- HS đọc chú giải.
- HS đọc theo cặp.
- 1 HS đọc.
- HS theo dõi.
2.2. Hoạt động tìm hiểu bài: (10 phút)
* Mục tiêu: Hiểu ý nghĩa: Khen ngợi sự thông minh, tình cảm gắn bó của cá heo với con người. ( Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3).
* Cách tiến hành:
- Cho HS thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi rồi báo cáo kết quả trước lớp:
- Chuyện gì đã xảy ra với nghệ sĩ tài ba A- ri- ôn? 
- Điều kì lạ gì xảy ra khi nghệ sĩ cất tiếng hát giã biệt cuộc đời? 
- Qua câu chuyện trên em thấy đàn cá heo đáng yêu và đáng quý ở chỗ nào?
- Em có suy nghĩ gì về cách đối xử của đám thuỷ thủ và đàn cá heo với nghệ sĩ A-ri-ôn?
- Những đồng tiền khắc hình một con heo cõng người trên lưng có ý nghĩa gì?
- Em có thể nêu nội dung chính của bài?
- GV ghi nội dung lên bảng
- Ngoài câu chuyện trên em còn biết những chuyện thú vị nào về cá heo?
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm đọc bài, trả lời câu hỏi trong SGK, sau đó báo cáo kết quả:
+ Ông đạt giải nhất ở đảo Xi- xin với 
nhiều tặng vật quý giá. Trên chiếc tàu chở ông về, bọn thuỷ thủ đòi giết ông.
Ông xin được hát bài hát mình yêu thích
nhất và nhảy xuống biển. 
+ Đàn cá heo đã bơi đến vây quanh tàu, say sưa thưởng thức tiếng hát của ông. Bầy cá heo đã cứu A-ri-ôn khi ông nhảy xuống biển và đưa ông về đất liền nhanh hơn tàu.
+ Cá heo là con vật thông minh tình nghĩa, chúng biết thưởng thức tiếng hát của nghệ sĩ và biết cứu giúp người khi gặp nạn.
+ Đám thuỷ thủ tuy là người nhưng vô cùng tham lam độc ác, không biết chân trọng tài năng. Cá heo là loài vật nhưng thông minh, tình nghĩa ....
+ Những đồng tiền khắc hình một con heo cõng người trên lưng thể hiện tình cảm yêu quý của con người với loài cá heo thông minh.
+ Câu chuyện ca ngợi sự thông minh tình cảm gắn bó của loài cá heo đối với con người .
- Vài HS nhắc lại 
+ Cá heo biểu diễn xiếc, cá heo cứu các chú bộ đội, cá heo là tay bơi giỏi nhất...
3. Hoạt động luyện đọc diễn cảm:(8 phút)
* Mục tiêu: Đọc diễn cảm bài văn
* Cách tiến hành:
- Yêu cầu 4 HS đọc nối tiếp toàn bài 
- HS đọc diễn cảm đoạn 3
- GV treo bảng phụ có viết đoạn văn
- GV đọc mẫu
- Luyện đọc theo cặp 
- HS thi đọc 
- 4 HS đọc 
- HS đọc diễn cảm
- HS nghe
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS thi đọc, lớp theo dõi và nhận xét chọn ra nhóm đọc hay nhất
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: (4phút)
- Em thấy A-ri-ôn là người như thế nào ?
- HS nêu
- Em có thể làm gì để bảo vệ các loài cá heo cũng như các loài sinh vật biển khác ?
-HS nêu
Đạo đức
NHỚ ƠN TỔ TIÊN ( T1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Biết con người ai cũng có tổ tiên và mỗi người đều phải nhớ ơn tổ tiên.
- Nêu được những việc cần làm phù hợp với khả năng để thể hiện lòng biết ơn tổ tiên.
- Biết làm những việc cụ thể để tỏ lòng biết ơn tổ tiên.
- Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.
- Phẩm chất: Vui và tự hào là học sinh lớp 5. Trung thực trong học tập và cuộc sống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Đồ dùng
 	- GV : SGK 
 	- HS: vở BT Đạo đức,
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
	- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.Hoạt động mở đầu:(5 phút)
- Cho HS tổ chức thi kể: Hãy kể những việc mình đã làm thể hiện là người có ý chí: 
- Em đã làm được những việc gì?
- Tại sao em lại làm như vậy
- Việc đó mang lại kết quả gì?
- GV nhận xét đánh giá
- Giới thiệu bài: Ai cũng có tổ tiên dòng họ của mình. vậy để nhớ đến tổ tiên ta cần thể hiện như thế nào. Bài học hôm nay các em sẽ hiểu rõ điều đó.
- HS thi kể 
- Cả lớp theo dõi nhận xét
- HS nghe - ghi vở
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(25 phút)
* Mục tiêu: - Biết con người ai cũng có tổ tiên và mỗi người đều phải nhớ ơn tổ tiên.
 - Nêu được những việc cần làm phù hợp với khả năng để thể hiện lòng biết ơn tổ tiên.
*Cách tiến hành:
 * Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung truyện Thăm mộ
- GV kể chuyện Thăm mộ
- Yêu cầu HS kể :
- Nhân ngày tết cổ truyền, bố của Việt đã làm gì để tỏ lòng biết ơn tổ tiên?
 - Theo em, bố muốn nhắc nhở Việt điều gì khi kể về tổ tiên?
- Vì sao Việt muốn lau dọn bàn thờ giúp mẹ?
 - Qua câu chuyên trên, các em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của con cháu với tổ tiên, ông bà? vì sao?
- Kết luận: Ai cũng có tổ tiên, gia đình, dòng họ. Mỗi người điều phải biết ơn tổ tiên và biết thể hiện điều đó bằng những việc làm cụ thể.
 *Hoạt động 2: Làm bài tập 1, trong SGK.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 2
- Gọi HS trả lời 
a. Cố gắng học tập, rèn luyện để trở thành người có ích cho gia đình, quê hương, đất nước.
b. Không coi trọng các kỉ vật của gia đình dòng họ.
c. Giữ gìn nền nếp tốt của gia đình.
d. Thăm mộ tổ tiên ông bà.
đ. Dù ở xa nhưng mỗi dịp giỗ, tết đều không quên viết thư về thăm hỏi gia đình, họ hàng.
- GVKL: Chúng ta cần thể hiện lòng biết ơn tổ tiên bằng những việc làm thiết thực, cụ thể, phù hợp với khả năng như các việc: a, c, d, đ.
 * Hoạt động 3: Tự liên hệ
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân
- GV gọi HS trả lời
- GV nhận xét, khen ngợi những em đã biết thể hiện lòng biết ơn các tổ tiên bằng việc làm cụ thể và nhắc nhở HS khác học tập theo bạn.
 - Gọi HS đọc ghi nhớ trong SGK
- HS nghe
- 1->2 HS kể lại
- Bố cùng Việt ra thăm mộ ông nội, mang xẻng ra don mộ đắp mộ thắp hương trên mộ ông...
- Bố muốn nhắc việt phải biết ơn tổ tiên và biểu hiện điều đó bằng những việc làm cụ thể đó là học hành thật giỏi để nên người.
- Việt muốn lau dọn bàn thờ để tỏ lòng biết ơn tổ tiên.
- Em thấy rằng mỗi chúng ta cần phải có trách nhiệm giữ gìn, tỏ lòng biết ơn với tổ tiên, ông bà, hát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ, của dân tộc VN ta.
- HS thảo luận nhóm. 
- Đại diện lên trình bày ý kiến về từng việc làm và giải thích lí do
- Lớp nhận xét 
- HS trao đổi với bạn bên cạnh về việc đã làm và chưa làm được về sự thể hiện lòng biết ơn tổ tiên.
- HS trình bày trước lớp
- HS cả lớp nhận xét 
- VD: Cùng bố mẹ đi thăm mộ tổ tiên ông bà
Cố gắng học tập chú ý nghe lời thầy cô
Giữ gìn các di sản của gia đình dòng họ
Góp tiền cho các đền chùa
gìn giữ nền nếp gia đình
Ước mơ trở thành người có ích cho gia đình, đất nước.
- HS đọc ghi nhớ
3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(5 phút)
- Tìm nhữ câu ca dao, tục ngữ nói về các truyền thống tốt đẹp của các gia đình dòng họ
- Giấy rách phải giữ lấy lề.
- Nghèo cho sạch rách cho thơm.
- Khôn ngoan đối (đá) đáp người ngoài
Gà cùng một mẹ chới hoài đá nhau.
- Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
- Râu tôm nấu với ruột bầu
Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon
- Về nhà sưu tầm các tranh ảnh bài báo nói về ngày giỗ tổ Hùng Vương và các câu tục ngữ thơ ca về chủ đề biết ơn tổ tiên.
- HS nghe và thực hiện
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Biết mối quan hệ giữa 1 và ; và ; và ;
	- Tìm 1 thành phần chưa hết của phép tính với phân số.
	- Giải bài toán liên quan đến số trung bình cộng.
	- HS cả lớp làm được bài1, 2, 3 .
- Năng lực: 
+ Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,
+ Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
- Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Đồ dùng 
 	- GV: SGK, bảng phụ
 	- HS : SGK, bảng con, vở...
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 	- Vấn đáp , quan sát, thảo luận nhóm, thực hành
 	- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi.
 	- Kĩ thuật trình bày một phút
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Hoạt động mở đầu:(5 phút)
- Cho 2 HS lên bảng thi làm bài ( mỗi bạn làm 1 phép tính)
a) + - =..
b) : x =..
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.
- HS nghe
- HS viết vở
2. Hoạt động thực hành: (25 phút)
* Mục tiêu: - Biết mối quan hệ giữa 1 và ; và ; và ;
 - Tìm 1 thành phần chưa hết của phép tính với phân số.
	 - Giải bài toán liên quan đến số trung bình cộng.
	 - HS cả lớp làm được bài1, 2, 3 .
* Cách tiến hành:
Bài 1: HĐ cặp đôi
- GV yêu cầu HS đọc các đề bài
- Yêu cầu HS làm bài cặp đôi
- GV nhận xét.
Bài 2: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu
- GV yêu cầu HS tự làm bài
- GV nhận xét, kết luận
-Yêu cầu HS giải thích cách tìm số hạng chưa biết trong phép cộng, số bị trừ chưa biết trong phép trừ, thừa số chưa biết t ... c thế giới tự nhiên, tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên,vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người.
- Phẩm chất: Học sinh ham thích tìm hiểu khoa học, yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Đồ dùng 
- GV: Hình vẽ trong SGK/ 30 , 31 
- HS: SGK
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi.
 - Kĩ thuật trình bày một phút
 - Vấn đáp , quan sát, thảo luận nhóm, trò chơi	 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.Hoạt động mở đầu:(3 phút)
- Cho HS tổ chức hỏi đáp:
+ Nguyên nhân gây ra bệnh sốt xuất huyết là gì? 
- HS hỏi đáp
+ Do 1 loại vi rút gây ra 
+ Bệnh sốt xuất huyết được lây truyền như thế nào? 
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
+ Muỗi vằn hút vi rút gây bệnh sốt xuất huyết có trong máu người bệnh truyền sang cho người lành. 
- HS ghi vở
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(27 phút)
* Mục tiêu: Biết nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh viêm não.
* Cách tiến hành:
* Hoạt động 1: Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng ?”
+ Bước 1: GV phổ biến luật chơi
+ Bước 2: Làm việc cả lớp 
- Yêu cầu đại diện các nhóm lên trình bày.
- GV nhận xét chốt lại đáp án: 1 – c; 2 – d ; 3 – b ; 4 – a
* Hoạt động 2: Tìm hiểu phòng tránh bệnh viêm não
+ Bước 1: 
- GV yêu cầu cả lớp quan sát các hình 1 , 2, 3, 4 trang 30 , 31 SGK và trả lời câu hỏi:
+ Chỉ và nói về nội dung của từng hình
+ Hãy giải thích tác dụng của việc làm trong từng hình đối với việc phòng tránh bệnh viêm não 
+ Bước 2: 
- GV yêu cầu HS thảo luận câu hỏi :
+Chúng ta có thể làm gì để đề phòng bệnh viêm não ?
* GV kết luận: Cách tốt nhất để phòng bệnh viêm não là giữ vệ sinh nhà ở, dọn sạch chuồng trại gia súc và môi trường xung quanh, giải quyết ao tù, nước đọng, diệt muỗi, diệt bọ gậy. Cần có thói quen ngủ màn kể cả ban ngày. Trẻ em dưới 15 tuổi nên đi tiêm phòng bệnh viêm não theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Hoạt động nhóm, lớp
 - HS đọc câu hỏi và trả lời Tr 30 SGK và nối vào ý đúng 
 -HS trình bày kết quả :
- Hoạt động cá nhân, lớp 
-HS trình bày
-H1 : Em bé ngủ có màn, kể cả ban ngày (để ngăn không cho muỗi đốt)
-H2 : Em bé đang được tiêm thuốc để phòng bệnh viêm não 
-H3 : Chuồng gia súc được làm cách xa nhà
-H4: Mọi người đang làm vệ sinh môi trường xung quanh nhà ở, quét dọn, khơi thông cống rãnh, chôn kín rác thải, dọn sạch những nơi đọng nước, lấp vũng nước 
- Thảo luận và trả lời câu hỏi.
- Lớp bổ sung
- Đọc mục bạn cần biết 
3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: (3 phút)
- Gia đình em làm gì để phòng chống bệnh viêm não ?
- HS nghe
Toán
LUYỆN TẬP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
 - Biết chuyển phân số thập phân thành hỗn số.
	- Biết chuyển phân số thập phân thành số thập phân .
	- HS cả lớp vận dụng kiến thức làm được bài 1, bài 2 (3 phân số thứ 2,3,4), bài 3 .
	- Năng lực: 
+ Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
- Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Đồ dùng 
 	- GV: SGK, Bảng phụ 
 	- HS : SGK, bảng con, vở...
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 	- Vấn đáp , quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi
 	- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi.	
 	- Kĩ thuật trình bày một phút
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Hoạt động mở đầu:(5 phút)
- Cho HS tổ chức chơi trò chơi "Bắn tên": Chuyển thành phân số thập phân:
 0,8; 	0,005; 	47,5
 0,72; 	0,06; 	 8,72
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS chơi trò chơi
- HS nghe
- HS ghi bảng
2. Hoạt động thực hành:(30 phút)
* Mục tiêu:- Biết chuyển phân số thập phân thành hỗn số.
	 - Biết chuyển phân số thập phân thành số thập phân .
 - HS cả lớp làm được bài 1, bài 2 (3 phân số thứ 2,3,4), bài 3 .
* Cách tiến hành:
 Bài 1: HĐ cặp đôi
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi tìm cách chuyển
- GV viết lên bảng phân số và yêu cầu HS tìm cách chuyển phân số thành hỗn số.
- GV cho HS trình bày các cách làm của mình, nếu có HS làm bài như mẫu SGK thì yêu cầu em đó nêu cụ thể từng bước làm.
Bài 2:HĐ cá nhân
- GV gọi HS đọc đề bài toán.
- GV yêu cầu HS dựa theo cách làm bài tập 1 để làm bài tập 2.
- GV theo dõi, nhận xét HS.
Bài 3: HĐ nhóm
- GV yêu cầu HS đọc đề bài toán.
- GV viết lên bảng
 2,1 m = ...dm 
- Yêu cầu HS tìm số thích hợp để điền vào chỗ chấm.
- GV gọi HS nêu kết quả và cách làm của mình trước lớp.
- GV giảng lại cho HS cách làm như trên cho HS, sau đó yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại.
- HS đọc thầm đề bài trong SGK 
- Bài tập yêu cầu chúng ta chuyển các phân số thập phân thành hỗn số sau đó chuyển hỗn số thành số thập phân.
- HS trao đổi cặp đôi và tìm cách chuyển. HS có thể làm như sau :
* 
- HS trình bày các cách chuyển từ phân số thập phân sang hỗn số của mình.
- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp.
- HS cả lớp làm bài vào vở, báo cáo kết quả
- Lưu ý chỉ cần viết kết quả chuyển đổi, không cần viết hỗn số.
 ; 
 ; = 2,167.
- 1 HS đọc đề bài toán trong SGK.
- Nhóm trưởng điều khiển HS trao đổi với nhau để tìm số
- Một số HS nêu, các HS khác theo dõi và bổ sung ý kiến. Cả lớp thống nhất cách làm như sau:
2,1m = m = 2m 1dm = 21dm
- HS cả lớp làm bài vào vở.
 5,27m = ...cm
5,27m = m = 5m27cm = 527 cm
8,3 m = 830 cm 3,15 m = 315 cm
3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: (2 phút)
- Chuyển các số thập phân sau thành hỗn số:
- HS làm bài
Tập làm văn
LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
	- Biết chuyển một phần dàn ý (thân bài) thành đoạn văn miêu tả cảnh sông nước rõ một số đặc điểm nổi bật, rõ trình tự miêu tả .
	- Viết được đoạn văn miêu tả theo yêu cầu
- Năng lực:
+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
- Phẩm chất: Yêu thích văn tả cảnh, yêu thích cảnh đẹp làng quê.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Đồ dùng
- GV: Sưu tầm tranh ảnh sông nước, biển, sông, suối, hồ, đầm.
- HS: SGK, vở
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 - Vấn đáp , quan sát, thảo luận nhóm, trò chơi 
 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi.
 - Kĩ thuật trình bày một phút
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Hoạt động mở đầu:(3 phút)
 - Cho HS tổ chức thi đọc lại dàn ý bài văn miêu tả cảnh sông nước.
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS thi đọc dàn ý.
- HS bình chọn dàn ý hay, chi tiết
- HS ghi vở
2. Hoạt động thực hành:(30 phút)
* Mục tiêu: Biết chuyển một phần dàn ý (thân bài) thành đoạn văn miêu tả cảnh sông nước rõ một số đặc điểm nổi bật, rõ trình tự miêu tả .
* Cách tiến hành:
- Gọi HS đọc yêu cầu và gợi ý
- Yêu cầu HS viết đoạn văn của phần thân bài.
- Yêu cầu 2 HS dán bài trên bảng và đọc bài.
- GV nhận xét, bổ sung
- Yêu cầu HS dưới lớp đọc bài
- GV nhận xét.
 - HS lắng nghe
- 2 HS nối tiếp đọc yêu cầu và gợi ý.
- 1 HS đọc bài văn: Vịnh Hạ Long.
- 2 HS làm bài vào bảng nhóm.Lớp làm bài vào vở.
- 2 HS lần lượt trình bày bài của mình.
- Lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung.
- 5 HS đọc bài mình viết.
Ví dụ:
 Con sông Hồng bao đời gắn với con người dân quê tôi. Tiếng sóng vỗ vào hai bờ sông ì oạp như tiếng mẹ vỗ về yêu thương con. Dòng sông mềm như dải lụa ôm gọn mảnh đất xứ Đoài vào lòng. Nước sông bốn mùa đục ngầu đỏ nặng phù sa. Trên những bãi đồi ven sông ngô lúa quanh năm xanh tốt. Những buổi chiều hè đứng ở bờ bên này có thể nhìn thấy khói bếp bay lên sau những rặng tre xanh của làng bên. 
 Làn gió nhẹ thổi tới, mặt nước lăn tăn gợi sóng. Tiếng gõ lách cách vào mạn thuyền của bác thuyền chài từ đâu vang vọng tới. Con sông quê hương gắn bó thân thiết với chúng tôi, nó chứng kiến bao kỷ niệm vui buồn của tuổi thơ mỗi người.
3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(2 phút)
+ Em miêu tả theo trình tự nào (thời gian, không gian hay cảm nhận của từng giác quan) ?
+ Nêu những chi tiết nổi bật, những liên tưởng thú vị, tình cảm, cảm xúc của em.
- HS nêu
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
SINH HOẠT LỚP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
	- HS nắm được ưu điểm và nhược điểm về các mặt: Học tập, nề nếp, vệ sinh, và việc thực hiện nội quy của trường của lớp.
	- HS đưa ra được nhiệm vụ và biện pháp để thực hiện kế hoạch tuần tiếp theo.
	- Sinh hoạt theo chủ điểm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
Bảng phụ viết sẵn kế hoạch tuần tới.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
1. Hoạt động khởi động:
- Gọi lớp trưởng lên điều hành:
2. Nội dung sinh hoạt:
a. Giới thiệu: 
- GV hỏi để học sinh nêu 3 nội dung hoặc giáo viên nêu.
1. Đánh giá nhận xét hoạt động tuần vừa qua.
2. Xây dựng kế hoạch cho tuần sau. 
3. Sinh hoạt theo chủ điểm 
b. Tiến hành sinh hoạt:
*Hoạt động 1: Đánh giá nhận xét hoạt động trong tuần
Gv gọi lớp trưởng lên điều hành.
- Nề nếp:
- Học tập:
- Vệ sinh:
- Hoạt động khác
GV: nhấn mạnh và bổ sung: 
- Một số bạn còn chưa có ý thức trong công tác vê sinh.
- Sách vở, đồ dùng học tập 
- Kĩ năng chào hỏi
? Để giữ cho trường lớp xanh - sạch- đẹp ta phải làm gì?
? Để thể hiện sự tôn trọng đối với người khác ta cần làm gì?
*H. đông 2: Xây dựng kế hoạch trong tuần
- GV giao nhiệm vụ: Các nhóm hãy thảo luận, bàn bạc và đưa ra những việc cần làm trong tuần tới (TG: 5P)
- GV ghi tóm tắt kế hoạch lên bảng hoặc bảng phụ
- Nề nếp: Duy trì và thực hiện tốt mọi nề nếp
- Học tập: - Lập thành tích trong học tập
 - Chuẩn bị bài trước khi tới lớp.
- Vệ sinh: Vệ sinh cá nhân, lớp học, khu vực tư quản sạch sẽ.
- Hoạt động khác
+ Chấp hành luật ATGT
+ Chăm sóc bồn hoa, cây cảnh lớp học, khu vực sân trường.
- Tiếp tục trang trí lớp học
- Hưởng ứng tuần lễ Học tập suốt đời
*Hoạt động 3: Sinh hoạt theo chủ điểm 
- GV mời LT lên điều hành:
 - GV chốt nội dung, chuẩn bị cho tiết sinh hoạt theo chủ điểm tuân sau.
3. Tổng kết: 
 - Cả lớp cùng hát bài: “Lớp chúng ta đoàn kêt”
- Lớp trưởng lên điều hành:
- Cả lớp cùng thực hiện.
- HS lắng nghe và trả lời.
- Lớp trưởng điều hành các tổ báo cáo ưu và khuyết điểm:
+ Tổ 1 
+ Tổ 2 
+ Tổ 3 
- HS lắng nghe.
- HS trả lời
- Lớp trưởng điều hành các tổ thảo luận và báo cáo kế hoạch tuần 6
+ Tổ 1 
+ Tổ 2 
+ Tổ 3 
- HS nhắc lại kế hoạch tuần
- LT điều hành
+ Tổ 1 Kể chuyện
+ Tổ 2 Hát
+ Tổ 3 Đọc thơ

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_5_tuan_7_nam_hoc_2021_2022.doc