Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 9 - Năm học 2018-2019

Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 9 - Năm học 2018-2019

1.Kiến thức: Hiểu vấn đề tranh luận và ý được khẳng định qua tranh luận: Người lao động là đáng quý nhất. (Trả lời được các câu hỏi 1,2,3 )

2. Kĩ năng: Đọc diễn cảm toàn bài văn; biết phân biệt lời người dẫn chuyện và lời nhân vật.

3.Thái độ: Bồi dưỡng đọc diễn cảm.

4. Năng lực:

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

 

doc 46 trang Người đăng thuyanh1 Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 259Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 9 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 9 
Thứ hai ngày 29 tháng 10 năm 2018
Tập đọc
CÁI GÌ QUÝ NHẤT ? 
I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức: Hiểu vấn đề tranh luận và ý được khẳng định qua tranh luận: Người lao động là đáng quý nhất. (Trả lời được các câu hỏi 1,2,3 )	
2. Kĩ năng: Đọc diễn cảm toàn bài văn; biết phân biệt lời người dẫn chuyện và lời nhân vật.
3.Thái độ: Bồi dưỡng đọc diễn cảm.
4. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng
 - GV: Tranh minh hoạ bài đọc, Bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc
 - HS: Đọc trước bài, SGK
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 - Vấn đáp , thảo luận nhóm, trò chơi
 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi.
 - Kĩ thuật trình bày một phút
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(5 phút)
 - Cho HS tổ chức chơi trò chơi "Truyền điện"đọc thuộc lòng đoạn thơ mà em thích trong bài thơ: Trước cổng trời. 
- GV nhận xét, tuyên dương
- Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu bài 
 - HS chơi trò chơi
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động luyện đọc: (10 phút)
* Mục tiêu: - Rèn đọc đúng từ , đọc đúng câu, đoạn.
 - Hiểu nghĩa các từ ngữ mới.
 - Đọc đúng các từ khó trong bài.
* Cách tiến hành:
- Yêu cầu 1 HS đọc toàn bài 
- Cho HS chia đoạn
- Cho HS đọc nối tiếp từng đoạn trong nhóm
- GV chú ý sửa lỗi phát âm 
- Luyện đọc theo cặp 
- Gọi HS đọc toàn bài 
- GV đọc mẫu toàn bài
- 1 HS đọc, HS cả lớp nghe.
- HS chia đoạn: 3 đoạn
+ Đoạn 1: Một hôm... được không ?
+ Đoạn 2: Quý và Nam... phân giải
+ Đoạn 3: Còn lại
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc
- 3 HS đọc nối tiếp lần 1 + luyện đọc từ khó, câu khó 
- 3 HS đọc nối tiếp lần 2+ giải nghĩa từ - 2 HS đọc cho nhau nghe
- 1 HS đọc
- HS nghe
3. Hoạt động tìm hiểu bài: (10 phút)
* Mục tiêu: Hiểu vấn đề tranh luận và ý được khẳng định qua tranh luận: Người lao động là đáng quý nhất. (Trả lời được các câu hỏi 1,2,3 )	
* Cách tiến hành:
- Cho HS thảo luận nhóm đọc bài và TLCH, báo cáo kết quả
- Theo Hùng, Quý, Nam cái gì quý nhất trên đời?
- Mỗi bạn đưa ra lí lẽ như thế nào để bảo vệ ý kiến của mình?
- Vì sao thầy giáo cho rằng người lao động mới là quý nhất?
- GV khẳng định cái đúng của 3 HS : lúa gạo vàng bạc thì giờ đều quý nhưng chưa phải là quý nhất. Không có người lao động thì không có lúa gạo vàng bạc và thì giờ cũng trôi qua một cách vô vị vì vậy người lao động là quý nhất
- Chọn tên khác cho bài văn?
- Nội dung của bài là gì?
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm thảo luận TLCH sau đó báo cáo
+ Hùng cho rằng lúa gạo quý nhất, Quý cho rằng vàng bạc quý nhất, Nam cho rằng thì giờ quý nhất.
+ Hùng: lúa gạo nuôi sống con người
+ Quý: có vàng là có tiền, có tiền sẽ mua được lúa gạo
+ Nam: có thì giờ mới làm được ra lúa gạo vàng bạc
+ HS nêu lí lẽ của thầy giáo “Lúa gạo quý vì ta phải đổ bao mồ hôi mới làm ra được. Vàng cũng quý...”
+ HS nghe
- HS nêu: Cuộc tranh luận thú vị, Ai có lí, Người lao động là quý nhất....
- Người lao động là đáng quý nhất .
4. Luyện đọc diễn cảm:(8 phút)
* Mục tiêu: Đọc diễn cảm bài văn
* Cách tiến hành:
- 1 HS đọc toàn bài
- GV treo bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc
- GV hướng dẫn luyện đọc 
- GV đọc mẫu
- HS luyện đọc 
- HS thi đọc 
- GV nhận xét.
- HS(M3,4) đọc diễn cảm được toàn bài.
 - 1 HS đọc
- HS đọc theo cặp
- HS theo dõi
- HS nghe
- 5 HS đọc theo cách phân vai
- 5 học sinh đọc lời 5 vai: Dẫn chuyện, Hùng, Quý, Nam, thầy giáo 
- Chú ý đọc phân biệt lời nhân vật, diễn tả giọng tranh luận sôi nổi của 3 bạn, lời giảng ôn tồn, chân tình, giầu sức thuyết phục của thầy giáo. 
- HS nghe, dùng chì gạch chân những từ cần nhấn giọng. 
- Nhóm 5 phân vai và luyện đọc 
- Các vai thể hiện theo nhóm
- HS đọc
5. Hoạt động ứng dụng: (3phút)
- Em sử dụng thời gian như thế nào cho hợp lí ?
- HS nêu
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
-----------------------------------------------------
Toán
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Biết viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân. (HS cả lớp làm được bài 1, 2, 3, 4(a,c) )
2. Kĩ năng: Luyện kĩ năng viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân.
3. Thái độ: Yêu thích học toán.
4. Năng lực: 
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng 
 - GV: SGK, bảng phụ
 - HS : SGK, bảng con, vở...
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 - Vấn đáp , quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi
 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi.
 - Kĩ thuật trình bày một phút
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Hoạt động khởi động:(3 phút)
- Cho HS tổ chức chơi trò chơi "Điền nhanh, điền đúng"
 72m5cm = ......m
 15m50cm= .....m
10m2dm =.......m
 9m9dm = .....m
50km200m =......km
600km50m = .........km
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- Chia lớp thành 2 đội chơi, mỗi đội 6 bạn thi tiếp sức, đội nào đúng và nhanh hơn thì thắng cuộc.
 72m5cm = 72,05m
 15m50cm= 15,5m
10m2dm =10,2m
9m9dm = 9,9m
50km200m = 50,2km
600km50m = 600, 050km
- HS nghe
- HS ghi vở
2. HĐ thực hành: (30 phút)
*Mục tiêu: - Biết viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân. 
 - HS cả lớp làm được bài 1, 2, 3, 4(a,c) .
 - HS(M3,4) làm bài tập 4b
*Cách tiến hành:
 Bài 1: HĐ cá nhân
- GV yêu cầu HS đọc đề bài 
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- GV nhận xét HS
Bài 2: HĐ nhóm
- GV gọi HS đọc đề bài.
- GV viết lên bảng: 315cm = .... m và yêu cầu HS thảo luận để tìm cách viết 315 thành số đo có đơn vị là mét.
- GV nhận xét và hướng dẫn lại cách làm như SGK đã giới thiệu.
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV nhận xét, kết luận
Bài 3: HĐ cá nhân
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- Cho HS làm bài cá nhân
- GV nhận xét
Bài 4(a, c): HĐ cặp đôi
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- GV yêu cầu HS thảo luận để tìm cách làm.
- GV cho HS phát biểu ý kiến trước lớp.
- GV nhận xét các cách mà HS đưa ra, sau đó hướng dẫn lại cách mà SGK đã trình bày hoặc cho HS có cách làm như SGK trình bày tại lớp.
- GV yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại của bài.
- GV yêu cầu HS đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
Bài 4(b,d)(M3,4): HĐ cá nhân
- Cho HS làm bài cá nhân.
- GV nhận xét
- 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm
- HS cả lớp làm bài vào vở, chia sẻ kết quả 
35m 23cm = 35m = 35,23m
51dm 3cm = 51dm = 51,3dm
14,7 m = 14m = 14,07m
- 1 HS đọc yêu cầu của bài trước lớp.
- HS thảo luận nhóm 4, sau đó một số HS nêu ý kiến trước lớp.
- Nghe GV hướng dẫn cách làm.
- HS làm bài vào vở, báo cáo kết quả
234cm = 200cm + 34cm = 2m34cm
 = 2m = 2,34m
506cm = 500cm + 6cm 
 = 5m6cm = 5,06m
- HS đọc đề bài trước lớp.
- HS cả lớp làm bài vào vở, chia sẻ kết quả
a. 3km 245m = 3,245km
b. 5km 34m = 5, 34km
c. 307m = 0,307km
- HS đọc thầm đề bài trong SGK.
- HS trao đổi cách làm.
- Một số HS trình bày cách làm 
- HS cả lớp theo dõi bài làm mẫu.
- HS làm bài :
a)12,44m = 12m =12 m + 44 cm = 12,44m
c)3,45km =3km = 3km 450m = 3450m
- HS làm bài cá nhân, báo cáo giáo viên
b) 7,4dm =7dm 4cm
d) 34,3km = 34km300m = 34300m
4. Hoạt động ứng dụng:(3 phút)
- Cho HS vận dụng kiến thức làm bài sau:
Điền số thích hợp váo chỗ chấm:
72m5cm=....m
10m2dm =....m
50km =.......km
15m50cm =....m
- HS làm bài
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
-----------------------------------------------------------
Lịch sử
CÁCH MẠNG MÙA THU
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: Biết cách mạng tháng Tám nổ ra vào thời gian nào, sự kiện cần nhớ, kết quả:
 + Tháng 8 – 1945 nhân dân ta vùng lên khởi nghĩa giành chính quyền và lần lượt giành chính quyên ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn.
 - HS(M3,4) :+ Biết được ý nghĩa cuộc khởi nghĩa giành chính quyền tại Hà Nội.
 + Sưu tầm và kể lại sự kiện đáng nhớ về Cách mạng tháng Tám ở địa phương. 
2. Kĩ năng: Tường thuật lại được sự kiện nhân dân Hà Nội khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi: Ngày 19 – 8 – 1945 hàng chục vạn nhân dân Hà Nội xuống đường biểu dương lực lượng và mít tinh tại Nhà hát lớn thành phố. Ngay sau cuộc mít tinh, quần chúng đã xông vào chiếm các cơ sở đầu não của kẻ thù: Phủ Khâm sai, Sở Mật thám,Chiều ngày 19 - 8 – 1945 cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội đã toàn thắng.
3. Thái độ: Thích tìm hiểu lịch sử nước nhà
4. Năng lực:
- Năng lực tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sán g tạo.
- Năng lực hiểu biết cơ bản về Lịch sử, năng lực tìm tòi và khám phá Lịch sử, năng lực vận dụng kiến thức Lịch sử vào thực tiễn
II. CHUẨN BỊ: 
 1. Đồ dùng:
 - GV:Bản đồ hành chính Việt Nam 
 - HS: SGK, vở
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 - Vấn đáp , quan sát,thảo luận nhóm, trò chơi.... 
 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi.
 - Kĩ thuật trình bày một phút
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Hoạt động khởi động:(5 phút)
 - Cho HS tổ chức chơi trò chơi "Kể đúng, kể nhanh" tên các địa phương tham gia phong trào Xô Viết - NT(1930-1931)
- GV nhận xét, tuyên dương
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS chơi
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: (27 phút)
* Mục tiêu: Biết cách mạng tháng Tám nổ ra vào thời gian nào, sự kiện cần nhớ, kết quả ...
* Cách tiến hành:
* Hoạt động 1: Thời cơ cách mạng
-Theo em, vì sao Đảng ta lại xác định đây là thời cơ ngàn năm có một cho cách mạng Việt Nam?
* Hoạt động 2: Khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội ngày 19-8-1945
- Học sinh làm việc theo nhóm, cùng đọc SGK và thuật lại cho ...  xâm hại. 
2. Kĩ năng:- Nhận biết được nguy cơ khi bản thân có thể bi xâm hại.
 - Biết cách phòng tránh và ứng phó khi có nguy cơ bị xâm hại.
3. Thái độ: Luôn ý thức phòng tránh bị xâm hại và nhắc nhở mọi người cùng đề cao cảnh giác.
4. Năng lực: Nhận thức thế giới tự nhiên, tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên,vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người.
II. CHUẨN BỊ 
1. Đồ dùng 
- GV: Hình vẽ trong SGK trang 38,39 phóng to. 
- HS: SGK
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 - Vấn đáp , quan sát, thảo luận nhóm, trò chơi
- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi.
 - Kĩ thuật trình bày một phút
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Hoạt động khởi động:(3 phút)
- Cho HS tổ chức thi kể:
+ Những trường hợp tiếp xúc nào không gây lây nhiễm HIV/AIDS.
+ Chúng ta có thái độ như thế nào đối với người nhiễm HIV/AIDS?
- GV nhận xét, tuyên dương
- Giới thiệu bài - ghi bảng
- HS nêu: + Bởi ở bể bơi công cộng
+ Ôm, hôn má
+ Bắt tay.
+ Muỗi đốt
+ Ngồi học cùng bàn
+ Uống nước chung cốc
-Không nên xa lánh và phân biệt đối xử với họ
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(30 phút)
* Mục tiêu: Nêu được một số quy tắc an toàn cá nhân để phòng tránh bị xâm hại.
* Cách tiến hành:
* Hoạt động 1: Khi nào chúng ta có thể bị xâm hại? 
- Yêu cầu HS đọc lời thoại của các nhân vật 
+ Các bạn trong các tình huống trên có thể gặp phải nguy hiểm gì?
- GV ghi nhanh ý kiến của học sinh
- GV nêu: Nếu trẻ bị xâm hại về thể chất, tình dục... chúng ta phải làm gì để đề phòng.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4
- GV nhận xét bổ sung
 Hoạt động 2: Ứng phó với nguy cơ bị xâm hại
- Yêu cầu học sinh hoạt động theo tổ
- HS đưa tình huống
- GV giúp đõ, hưỡng dẫn từng nhóm
Ví dụ: Tình huống 1: Nam đến nhà Bắc chơi gần 9 giờ tối. Nam đứng dậy đi về thì Bắc cứ cố giữ ở lại xem đĩa phim hoạt hình mới được bố mẹ mua cho hôm qua. Nếu là bạn Nam em sẽ làm gì khi đó?
- Gọi các đội lên đóng kịch
- Nhận xét nhóm trình bày có hiệu quả Hoạt động 3: Những việc cần làm khi bị xâm hại
- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi
+ Khi có nguy cơ bị xâm hại chúng ta cần phải làm gì?
+ Khi bị xâm hại chúng ta sẽ phải làm gì?
+ Theo em có thể tâm sự với ai?
- 3 HS tiếp nối nhau đọc và nêu ý kiến trước lớp.
+ Tranh 1: Đi đường vắng 2 bạn có thể gặp kẻ xấu cướp đồ, dụ dỗ dùng chất gây nghiện.
+ Tranh 2: Đi một mình vào buổi tối đêm đường vắng có thể bị kẻ xấu hãm hại, gặp nguy hiểm không có người giúp đỡ.
+ Tranh 3: Bạn gái có thể bị bắt cóc bị hãm hại nếu lên xe đi cùng người lạ.
- HS hoạt động nhóm ghi vào phiếu học tập. Các nhóm trình bày ý kiến
- HS thảo luận theo tổ
- Học sinh làm kịch bản
Nam: Thôi, muôn rồi tớ về đây.
Bắc: Còn sớm... ở lại xem một đĩa anh em siêu nhân đi.
Nam: Mẹ tớ dặn phải về sớm, không nêu đi một mình vào buổi tối.
Bắc: Cậu là con trai sợ gì chứ?
Nam: Trai hay gái thì cũng không nêu đi về quá muồn. Nhỡ gặp kẻ xấu thì có nguy cơ bị xâm hại.
Bắc: Thế cậu về đi nhé...
- 2 học sinh trao đổi
+ Đứng dậy ngay
+ Bỏ đi chỗ khác
+ Nhìn thẳng vào mặt người đó
+ Chạy đến chỗ có người
+ Phải nói ngay với người lớn.
+ Bố mẹ, ông bà, anh chị, cô giáo.
3.Hoạt động tiếp nối:(2 phút)
+ Để phòng tránh bị xâm hại chúng ta phải làm gì?
- HS nêu
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
--------------------------------------------------------
Kĩ thuật
LUỘC RAU
I.MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Biết cách thực hiện các công việc chuẩn bị về các bước luộc rau.
2. Kĩ năng: - Luộc được rau xanh, ngon.
 - Biết vận dụng kiến thức đã học để giúp đỡ gia đđình nấu ăn.
3. Thái độ: Khi nấu cơm, luộc rau cần đun lửa vừa phải để tiết kiệm năng lượng. Sử dụng bếp đun đúng cách để tiết kiệm năng lượng.
4. Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng:
	- Giáo viên: 
 + Rau muống ,rau cải, củ hoặc bắp cải ,...còn tươi ,non; nước sạch.
 + Nồi xoong cỡ vừa , đĩa để bày rau luộc. 
 + Bếp dầu hoặc bếp ga du lịch.
 + Hai cái rổ, chậu . 
 + Đũa nấu. 
 + Phiếu ghi kết quả học tập của HS.
- Học sinh: SGK, vở
2. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
	- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(3 phút)
- Cho HS thi đua nêu cách nấu cơm bằng 2 loại bếp
- GV nhận xét, tuyên dương
- GV giới thiệu - nêu mục đích bài học.
- HS thi nêu
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(30 phút)
* Mục tiêu: Biết cách thực hiện các công việc chuẩn bị về các bước luộc rau.
* Cách tiến hành:
Hoạt động 1: Tìm hiểu cách thực hiện các công việc chuẩn bị luộc rau.
- GV đặt câu hỏi yêu cầu HS nêu những công việc được thực hiện khi luộc rau.
-Hướng dẫn HS quan sát H1 /SGK và hỏi.
- HS quan sát H2 
- Cụ thể hướng dẫn thêm một số thao tác như ngắt rau.......
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách luộc rau.
- GV theo dõi và nhận xét cách luộc rau
Hoạt động 3 :Đánh giá kết quả học tập 
- Em hãy nêu các bước luộc rau?
- So sánh cách luộc rau ở gia đình em với cách luộc rau nêu trong bài ?
- GV nhận xét và kết luận.
- HS tìm hiểu việc luộc rau ở gia đình.
- HS nêu nguyên liệu về dụng cụ cần chuẩn bị để luộc rau.
- Đọc nội dung mục 1b /SGK .
- HS đọc mục 2 và quan sát H3 /sgk ,nêu cách luộc rau.
+Nên cho nhiều nước khi luộc rau đđể rau chín đều và xanh.
+Cho một ít muối vào nước luộc để rau đậm và xanh.Đun nước sôi mới cho rau vào.Đun to và đều lửa....
- HS trả lời.
- HS trả lời 
- HS khác nhận xét.
- HS nghe
3.Hoạt động ứng dụng:(2 phút)
- Về nhà vận dụng kiến thức để luộc rau, chuẩn bị bữa ăn cho gia đình.
- HS nghe và thực hiện
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
.................................................................................................................................................................................................................................................................................. 
...................................................................................................................................
-----------------------------------------------------
Sinh hoạt lớp - Giáo dục ngoài giờ
NHẬN XÉT CÁC HOẠT ĐỘNG TUẦN 9
I. MỤC TIÊU: 	
 Giúp HS:
- Nhận biết được ưu nhược điểm của mình và của bạn trong tuần qua .
- Có ý thức khắc phục nhược điểm và phát huy những ưu điểm.
- Nắm được nhiệm vụ tuần 10
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Nắm được ưu – khuyết điểm của HS trong tuần
- HS: Chủ tịch Hội đồng tự quản và các Trưởng ban chuẩn bị nội dung.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động 1: Khởi động 
 - HS hát tập thể 1 bài.	
Hoạt động 2: Sinh hoạt lớp 
 - 4 Trưởng ban lên nhận xét các thành viên trong tổ và xếp loai từng thành viên.
 - Tổ viên các tổ đóng góp ý kiến.
 - Chủ tịch HĐTQ lên nhận xét chung các ban.
 - GV nhận xét, đánh giá, hướng dẫn HS cách sửa chữa khuyết điểm.
*. Ưu điểm:
*Nhược điểm: 
Hoạt động 3: Kế hoạch tuần 10
 - Ổn định nề nếp học tập và các hoạt động ngoài giờ
 - Tiếp tục thi đua dạy tốt- học tốt
 - Phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm.
 - Tham gia tích cực các phong trào do nhà trường, Đội tổ chức.
Hoạt động 4: Sinh hoạt theo chủ điểm
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 -------------------------------------------------------
SINH HOẠT 
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Nắm được ưu - khuyết điểm trong tuần.
- Phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm. 
- Biết được phương hướng tuần tới.
- GD HS có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau. 
- Biết được truyền thống nhà trường.
- Thực hiện an toàn giao thông khi đi ra đường.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Nắm được Ưu – khuyết điểm của HS trong tuần
- HS: Các mảng chuẩn bị nội dung.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH:
1. Lớp hát đồng ca
2. Lớp báo cáo hoạt động trong tuần:
- 3 dãy trưởng lên nhận xét hoạt động của dãy trong tuần qua. Tổ viên đóng góp ý kiến.
- Các Trưởng ban Học tập, Nề nếp, Sức khỏe – Vệ sinh, Văn nghệ - TDTT báo cáo về hoạt động của Ban.
- CTHĐTQ lên nhận xét chung, xếp loại thi đua các dãy. Đề nghị danh sách tuyên dương, phê bình thành viên của lớp.
- GV nhận xét chung:
 + Nề nếp:.....................................................................................................
.........................................................................................................................
..........................................................................................................................
 + Học tập: ....................................................................................................
..........................................................................................................................
..............................................................................................................................
- Tiếp tục thi đua: Học tập tốt, thực hiện tốt nề nếp, vâng lời thầy cô, nói lời hay làm việc tốt.
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
4. Tuyên dương – Nhắc nhở:
 - Tuyên dương:.......................................................................................................
 - Phê bình :............................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_5_tuan_9_nam_hoc_2018_2019.doc