Giáo án Tổng hợp môn học khối 5 - Tuần 5, 6 - Trường TH Tú Lệ

Giáo án Tổng hợp môn học khối 5 - Tuần 5, 6 - Trường TH Tú Lệ

Tiết 21 : LUYỆN TẬP

A/ MỤC TIÊU:

Giúp HS :

 - Củng cố các đơn vị đo độ dài và bảng đơn vị đo độ dài.

- Rèn kỹ năng chuyển đổi các đơn vị đo độ dài và giải các bài toán có liên quan

B/ ĐDDH

Vở BT Toán 5

C/ CÁC HĐ DH CHỦ YẾU

1- ÔĐTC : Hát + Kiểm tra sĩ số

2- Kiểm tra : 1 HS lên bảng làm bài tập 3 (T 22 SGK) và nêu cách giải bài toán

 

doc 48 trang Người đăng hang30 Lượt xem 501Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn học khối 5 - Tuần 5, 6 - Trường TH Tú Lệ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5 Thứ hai ngày 1 tháng 10 năm 2007
Toán 
Tiết 21 : luyện tập
A/ Mục tiêu:
Giúp HS : 
 - Củng cố các đơn vị đo độ dài và bảng đơn vị đo độ dài.
Rèn kỹ năng chuyển đổi các đơn vị đo độ dài và giải các bài toán có liên quan
B/ ĐDDH
Vở BT Toán 5
C/ Các HĐ DH chủ yếu
ÔĐTC : Hát + Kiểm tra sĩ số
Kiểm tra : 1 HS lên bảng làm bài tập 3 (T 22 SGK) và nêu cách giải bài toán
 Bài mới:
- GV HD cho HS tự làm bài tập rồi chữa bài
* Bài 1 : Cho HS đọc y/cầu của BT
- GV giúp HS nhắc lại về quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài (chủ yếu là hai đơn vị liền nhau)
- GV kẻ sẵn BT lên bảng cho HS lên điền vào bảng các đơn vị đo độ dài. Y/c HS nhận xét về q/hệ giữa hai đơn vị đo độ dài liền nhau và cho ví dụ
 * Bài 2 : GV giúp HS hiểu y/cầu bài tập 
a) Chuyển đổi từ các đ/vị lớn ra các đ/vị bé hơn liền kề
b), c) Chuyển đổi từ các đ/vị bé ra đ/vị lớn hơn
- Lớp làm và chữa bài
* Bài 3 Chuyển đổi từ các số đo có tên hai đ/vị đo sang các số đo có một tên đ/vị đo và ngc lại
* Bài 4 Cho HS làm bài rồi chữa bài. Chẳng hạn . Gọi 1 HS lên bảng giải : 
 Bài giải 
a)Đường sắt từ Đà Nẵng đến TP. HCM dài là :
 791 + 144 = 935 (km)
b)Đường sắt từ Hà Nội đến TP. HCM dài là :
 791 + 935 = 1726 (km)
 Đáp số a) 935 km
 b) 1726 km
- GV chữa bài và chốt lại kết quả đúng
 4 Củng cố- dặn dò 
- GV cho HS nêu lại nội dung kiến thức trong bài học
- GV nhận xét giờ học
- VN làm các BT và chuẩn bị cho tiết học sau
- HS đọc
- Một vài HS nêu
- HS lên bảng điền vào bảng đơn vị đo độ dài
- HS nêu y/cầu của BT
- HS làm bài tập theo GV đã HD 
- 3 HS lên bảng chữa 3 phần
- HS nhận xét đánh giá bài làm của các bạn trên bảng
- HS nêu yêu cầu BT
- 2 HS nêu lại cách thực hiện. Lớp làm vào vở BT
- 1 HS đọc yêu cầu của BT
- 1 HS lên bảng trình bày bài giải
- HS nhận xét bài làm của bạn
Tập đọc Tiết 9 : một chuyên gia máy xúc
A/ Mục đích – Yêu cầu:
1- Đọc lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, đằm thắm thể hiện cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể chuyện. Đọc các lời đối thoại thể hiện đúng giọng của từng nhân vật 
2 - Hiểu diễn biến của câu chuyện và ý nghĩa của bài : Tình cảm chân thành của một chuyên gia nước ngoài với một công nhân Việt Nam, qua đó thể hiện tình hữu nghị giữa các dân tộc.
B/ ĐDDH: 
- Tranh minh hoạ bài đọc 
C/ Các HĐ DH.
KTBC : 3 HS ĐTL bài thơ “Bài ca về trái đất” TLCH về bài đọc.
Bài mới: 
Giới thiệu bài
HDHS luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc:
- Gọi 1 HS khá đọc toàn bài
- GV giúp HS chia đoạn
- Mời HS đọc tiếp nối theo đoạn lần 1
- HDHS cách đọc và luyện phát âm
- HS đọc tiếp nối lần 2 (HS đọc hết đoạn 1 cho HS đọc lại câu có từ cần giải nghĩa và GV hỏi về nghĩa của từ cần giải)
- Yêu cầu HS đọc theo cặp (3- 4’)
- Học sinh đọc toàn bài
- GV đọc mẫu toàn bài 
b) Tìm hiểu bài:
? Anh Thuỷ gặp anh A-lếch-xây ở đâu ? (Hai người gặp nhau ở một công trường xây dựng)
? Dáng vẻ của A-lếch-xây có gì đặc biệt khiến anh Thuỷ chú ý ? (Vóc người cao lớn; mái tóc vàng óng; thân hình chắc, khoẻ trong bộ quần áo xanh công nhân; khuôn mặt to, chất phác.)
? Cuộc gặp gỡ giữa hai người bạn đồng nghiệp diễn ra như thế nào ?
 ? Chi tiết nào trong bài khiến em nhớ nhất nhất? Vì sao ? (Cho HS nêu theo ý thích riêng của từng em, GV chốt lại theo ý kiến của mình)
 c) HDHS đọc diễn cảm
- GV t/c cho HS luyện đọc diễn cảm 
- GV cho vài HS thi đọc diễn cảm 
 3. Củng cố dặn dò
Nhận xét tiết học.
Khen những HS đọc tốt
VN tiếp tục luyện đọc bài. Chuẩn bị cho tiết học sau
- 1 HS đọc
- HS chia đoạn theo HD
- HS đọc
- HS luyện phát âm 
- HS đọc
- HS luyện đọc theo nhóm
- HS luyện đọc theo cặp
- 1-2 HS đọc lại bài
- Đọc thầm và TLCH
2-3 HS Trả lời. Lớp nhận xét bổ sung
2-3 HS Trả lời. Lớp nhận xét bổ sung
1- 2 HS trả lời. Lớp nhận xét bổ sung
4-5 HS phát biểu ý kiến
- Các nhóm luyện đọc
- 3- 4 nhóm HS thi đọc
Chính tả Tiết 5 
(Nghe- viết) một chuyên gia máy xúc
 	A/ Mục đích – Yêu cầu:
1. Nghe- viết đúng một đoạn văn trong bài “Một chuyên gia máy xúc”
2. Nắm được cách đánh dấu thanh ở các tiếng chứa nguyên âm đôi uô / ua. 
B/ ĐDDH
Phấn màu để chữa lỗi bài viết của HS
Bảng lớp kẻ sẵn mô hình cấu tạo vần 
C/ Các HĐ DH
1- Kiểm tra bài cũ:
- GV y/cầu một vài HS chép các tiếng: tiến, biển, bìa, mía vào mô hình vần ; sau đó, nêu quy tắc đánh dấu thanh trong từng tiếng
2- Dạy bài mới:
a) Giới thiệu bài
b) HDHS nghe- viết:
- GV đọc toàn bộ bài chính tả
- GV nhắc các em chú ý những chữ dễ viết sai, những chữ cần viết hoa. 
- Cho HS viết bài
- GV đọc cho HS soát lại bài
- GV chấm chữa 7- 10 bài. Cho HS đổi vở cho nhau để soát lỗi và sửa lỗi 
- GV nhận xét chung
c) HDHS làm bài tập chính tả
* Bài tập2
- Cho HS đọc y/cầu của BT
- HS viết vào vở những tiếng chứa ua, uô
- Cho 2 HS lên bảng quay và nêu nhận xét về cách đánh dấu thanh
- GV HD HS cả lớp nhận xét kết quả làm bài của các bạn, kết luận .
* Bài tập 3
- GV giúp HS nắm được y/cầu BT
- GV giúp HS tìm hiểu nghĩa các thành ngữ:
Muôn người như một : ý nói đoàn kết một lòng.
Chậm như rùa : quá chậm chạp
Ngang như cua : tính gàn dở, khó thống nhất ý kiến
Cày sâu cuốc bẫm : Chăm chỉ làm việc ruộng đồng
3) Củng cố- dặn dò
- GV nhận xét tiết học 
- VN tập chép lại cho đúng và đẹp bài viết. Học thuộc quy tắc đánh dấu thanh trong tiếng chứa nguyên âm đôi ua / uô
- Chuẩn bị bài sau
- Cả lớp theo dõi, ghi nhớ và bổ sung 
- HS gấp SGK và viết bài
- HS soát bài
- Lớp đổi vở cho nhau theo bàn trên bàn dưới 
- 1 HS đọc y/cầu
- Các nhóm lên bảng làm bài
- Nhận xét bài trên bảng
- HS phát biểu ý kiến
- HS nhắc lại
Đạo đức 
Tiết 5 : Có chí thì nên
A/ Mục tiêu:
Sau khi học bài này, HS biết :
- Trong cuộc sống, con người thường phải đối mặt với những khó khăn, thử thách. Nhưng nếu có ý chí, có quyết tâm và biết tìm kiếm sự hỗ trợ của những người tin cậy, thì sẽ có thể vượt qua được khó khăn để vươn lên trong cuộc sống.
- Xác định được những thuận lợi, khó khăn của mình ; biết đề ra kế hoạch vượt khó của bản thân.
- Cảm phục những tấm gương có ý chí vượt lên khó khăn để thành người có ích.
B/ T/liệu& P/tiện
Vài mẩu chuyện về những tấm gương vượt khó 
Thẻ màu
C/ Các HĐ DH chủ yếu
1- KTBC :
2- Bài mới;
* Hoạt động 1 : Tìm hiểu thông tin về tấm gương vượt khó Trần Bảo Đồng
- GV cho HS tự đọc thông tin về Trần Bảo Đồng (SGK)
- GV Y/cầu HS cả lớp thảo luận câu hỏi 1,2,3 trong SGK
- GV kết luận
* Hoạt động 2 : Xử lý tình huống 
- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ và giao cho mỗi nhóm thảo luận một tình huống.
- Cho HS thảo luận nhóm
- GV mời đại diện nhóm lên bảng trình bày kết quả thảo luận.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung
- GV kết luận
* Hoạt động 3 : Làm BT 1- 2, SGK 
- GV y/c 2 HS ngồi gần nhau làm thành một cặp cùng trao đổi từng trường hợp của BT1/ BT2
- GV nêu từng trường hợp cho HS bày tỏ thái độ bằng cách giơ các thẻ màu (theo quy ước)
- GV y/cầu một vài HS giải thích tại sao lại tán thành hoặc phản đối ý kiến đó.
- GV nhận xét và kết luận:
- HS đọc phần kết luận trong SGK
* Hoạt động nối tiếp :
- Sưu tầm một số mẩu chuyện về những tấm gương HS “Có chí thì nên” 
- GV nhận xét tiết học
- VN học thuộc phần bài học, chuẩn bị cho bài sau
- Cả lớp đọc thầm bài 
- 2 HS đọc bài 
- HS thảo luận 
- HS hoạt động theo HD
- Các nhóm thảo luận
- Đại diện nhóm trình bày. Lớp nhận xét bổ sung.
- HS bày tỏ thái độ và giải thích 
 Thứ ba ngày 2 tháng 10 năm 2007
 Toán 
Tiết 22 : ôn tập : bảng đo khối lượng
A/ Mục tiêu:
Giúp HS : 
 - Củng cố các đơn vị đo khối lượng và bảng đơn vị đo khối lượng .
Rèn kỹ năng chuyển đổi các đơn vị đo khối lượng và giải các bài toán có liên quan
B/ ĐDDH
Vở BT Toán 5
C/ Các HĐ DH chủ yếu
1 ÔĐTC : Hát + Kiểm tra sĩ số
2 Kiểm tra : 1 HS lên bảng làm bài tập 4 (T 23 SGK) và nêu cách giải bài toán
3 Bài mới:
Bài 1 ; GV giúp HS nhắc lại quan hệ giữa các đơn vị đo khối lượng (chủ yếu là các đơn vị liền nhau hoặc các đơn vị thường được sử dụng trong đời sống) :
- GV kẻ sẵn bảng như trong SGK lên bảng, cho HS lên bảng điền các đơn vị đo khối lượng cho bảng được hoàn chỉnh. Y/c HS nhận xét về quan hệ giữa hai đơn vị đo độ dài liền nhau và cho ví dụ.
Bài 2 ; GV cho HS tự làm bài rồi chữa bài trên bảng
a), b) Chuyển đổi từ các đ/ vị lớn ra các đvị bé hơn và ngc lại 
c), d) Chuyển đổi từ các số đo có tên hai đơn vị đo sang các số đo có tên một đơn vị đo và ngược lại. Chẳng hạn;
c) 2kg 326g = 2326g	 d) 4008g = 4kg 8g
 6kg 3g = 6003g	 9050kg = 9 tấn 50kg
Bài 3 ;
- GV HD HS chuyển đổi từng cặp về cùng đơn vị đo rồi so sánh kết quả để lựa chọn dấu thích hợp
- Cho 2 HS lên bảng thực hiện 
- GV và cả lớp nhận xét sửa chữa. Chẳng hạn:
2kg 50g  2500g 2050g < 2500g 
Bài 4 ;
- GV HDHS 
- Tính số kg đường của cửa hàng bán được trong ngày thứ hai
- Tính tổng số đường đã bán được trong cả hai ngày
- Đổi 1 tấn = 1000kg
- Tính số kg đường bán được trong ngày thứ ba
 4. Củng cố – dặn dò
- GV nhận xét giờ học
- Giao BT về nhà : Ôn và làm các bài tập trong vở BT. Ôn lại phần bảng đơn vị đo độ dài
- Chuẩn bị bài sau./.
- HS làm bài
- HS lên bảng điền các đơn vị đo khối lượng vào bảng đơn vị đo khối lượng
- HS nêu nhận xét
- HS làm vào vở BTT
- 4 HS lên bảng thực hiện 
- HS tự làm BT 
- 2 HS lên bảng chữa bài 
- HS đọc y/c BT 
- HS tự làm BT vào vở BTT sau đó chữa bài cả lớp
Luyện từ & câu 
Tiết 9 : mở rộng vốn từ : hoà bình
A/ Mục đích – Yêu cầu:
1. Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ thuộc chủ điểm Cánh chim hoà bình
2.Biết sử dụng các từ đã học để viết một đoạn văn ngắn miêu tả cảnh thanh bình của một miền quê hoặc thành phố
B/ ĐDDH
Một vài tờ phiếu viết nội dung bài tập 1, 2
Từ điển Tiếng Việt
C/ Các HĐ DH
I) KTBC.
Y/c HS làm lại BT 3, 4 tiết LT&C tuần trước
II) Bài mới .
Giới thiệu bài
HDHS làm bài tập
* Bài tập 1 Cho HS đọc yêu cầu của BT
- GV giải nghĩa từ “tiểu thương”
- Cho HS làm bài theo từng cặp.
- Cho đại diện nhóm lên bảng trình bày kết quả.
- GV và cả lớp nhận xét tính điểm cho những cặp làm đúng nhất
* Bài tập 2 GV cho HS đọc yêu cầu 
- GV giúp HS hiểu nghĩa các từ : thanh thản (tâm trạng nhẹ nhàng, thoải mái, không có điều gì áy náy, lo nghĩ); thái bình (yên ổn không có chiến tranh, loạn lạc)
 - Y/c HS làm việc cá nhân, sau đó phát biểu ý kiến
- GV và cả lớp nhận xét, kết luận:
+ Các từ đồng nghĩa với hoà bình : bình yên, thanh bình, thái bình
* Bài tập 3 : Cho HS đọc yêu cầu của BT
- Y/C cả lớp chỉ cần viết một đoạn văn ngắn khoảng 5- 7 câu, không cần viết dài hơn
- HS có thể v ...  tìm các từ đồng âm ở trong mỗi câu
- Mời bốn cặp trả lời trước lớp (mỗi cặp TL một ý)
- GV và cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng
* Bài tập 2: Đặt câu với mỗi cặp từ đồng âm em vừa tìm được ở BT 1.
- GV HDHS có thể đặt hai câu, mỗi câu chứa 1 từ đồng âm, cũng có thể đặt 1 câu chứa cả hai từ đồng âm. VD
 Tôi đậu xe vào hè chợ mua miếng đậu.
 Bác bác trứng, tôi tôi vôi. 
- Yêu cầu HS đặt câu
- Cho HS đọc các câu mình vừa đặt.
- GV và cả lớp nhận xét
III) Củng cố dặn dò
- GV nhận xét tiết học, biểu dương những em học tốt
- VN viết lại đoạn văn cho hoàn chỉnh và hay hơn
Chuẩn bị bài sau ./.
- 2, 3 HS lên bảng 
- Lớp nhận xét bổ sung
- HS đọc 
- HS TLCH và đọc hai cách hiểu trong bảng phụ
- HS đọc và nói lại phần Ghi nhớ
- HS đọc yêu cầu của BT 
- Trao đổi theo cặp
- 4 cặp trả lời
- Lớp nhận xét
- HS đọc yêu cầu BT 
- HS làm BT theo HD
- HS đọc câu 
- Cả lớp nhận xét
Khoa học
Tiết 12 : Phòng bệnh sốt rét
A/ Mục tiêu:
Sau bài học, HS có khả năng :
- Nhận biết một số dấu hiệu chính của bênh sốt rét
- Nêu tác nhân, đường lây truyền bệnh sốt rét, làm nhà ở và nơi ngủ không có muỗi
- Tự bảo vệ mình và những người trong gia đình bằng cách ngủ màn, mặc quần áo dài để không cho muỗi đốt khi trời tối
- Có ý thức trong việc ngăn chặn không cho muỗi sinh sản và đốt người.
 B/ ĐDDH
Thông tin và hình trang 26, 27 SGK 
C/ HĐDH 
I- KTBC: Khi mua thuốc chúng ta cần lưu ý điều gì?
II- Bài mới:
1/Hoạt động 1 : Làm việc với SGK
* Mục tiêu: HS nhận biết được một số dấu hiệu chính của bênh sốt rét.
 Nêu được tác nhân, đường lây truyền bệnh sốt rét.
2/ Hoạt động 2 : Quan sát và thảo luận
* Mục tiêu: Giúp HS :
- Biết làm cho nhà ở và nơi ngủ không có muỗi
- Biết tự bảo vệ mình và những người trong gia đình bằng cách ngủ màn
- Có ý thức trong việc ngăn chặn không cho muỗi sinh sản và đốt người.
III- Củng cố, dặn dò
N/xét giờ học 
Nhắc HS chuẩn bị bài sau
# Cách tiến hành
B1- Tổ chức và HD. GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm : 
- Q/s và đọc lời thoại của các nhân vật trong hình 1, 2 trang 26 SGK và TLCH (Như SGV)
B2- Làm việc theo nhóm
- Các nhóm trưởng đ/k nhóm mình làm việc theo HD trên
B3- Làm việc cả lớp
Đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. Các nhóm khác bổ sung
# Cách tiến hành 
B1- Thảo luận nhóm. GV phát phiếu BT cho các nhóm để các nhóm thảo luận
? Muỗi a-nô-phen thường ẩn náu và đẻ trứng ở những chỗ nào trong nhà và x/q nhà ?
? Khi nào thì muỗi bay ra để đốt người ?
? Bạn có thể làm gì để diệt muỗi trưởng thành ?
? Bạn có thể làm gì để ngăn chặn không cho muỗi sinh sản ?
? Bạn có thể làm gì để ngăn chặn không cho muỗi đốt người ?
B2- Thảo luận cả lớp. GV yêu cầu đại diện từng nhóm trả lời từng câu hỏi. Các nhóm khác bổ sung 
- GV kết luận 
- GV yêu cầu HS đọc mục bạn cần biết
 Thứ sáu ngày 12 tháng 10 năm 2007
Toán 
Tiết 30 : luyện tập chung
A/ Mục tiêu:
Giúp HS củng cố về :
- So sánh phân số, tính giá trị của biểu thức với phân số.
- Giải bài toán liên quan đến tìm một phân số của một số, tìm hai số biết hiệu và tỉ số của hai số đó.
 	B/ ĐDDH
Vở bài tập toán 5
C/ Các HĐ DH chủ yếu
1 ÔĐTC 	: Hát + Kiểm tra sĩ số 
2 Kiểm tra 	: Gọi 1 HS lên bảng chữa bài tập 4 trang 31 SGK 
3 Bài mới:
* Bài tập 1: Viết các phân số sau theo thứ tự từ bé đến lớn.
Cho HS tự làm bài vào vở BT, sau đó gọi 2 HS lên bảng thi đua trình bày theo hai phần a), b). Đáp án :
 18 28 31 32 1 2 3 5
a) 	b)
 35 35 35 35 12 3 4 6
- Yêu cầu HS nhắc lại cách so sánh hai phân số có cùng mẫu số
* Bài tập 2 : Tính
- Cho HS làm bài theo 4 nhóm mỗi nhóm làm một phần a), b), c), d) Sau đó yêu cầu các nhóm cử đại diện lên bảng trình bày phần bài tập của nhóm mình
- Cả lớp cùng nhận xét sửa chữa
* Bài tập 3: Cho Hs nêu yêu cầu của bài toán
- Yêu cầu cả lớp tự làm bài vào vở, Gọi 1 HS lên bảng trình bày bài giải 
Bài giải
5ha = 50 000m2
Diện tích hồ nước là :
 3
50000 x	= 1500 (m2)
 10
 Đáp số : 1500 m2
* BT 4: GV cho HS nêu bài toán rồi làm và chữa bài
Theo sơ đồ hiệu số phần bằng nhau là : 4 – 1 = 3 (phần)
Tuổi con là : 30 : 3 = 10 (tuổi)
Tuổi bố là : 10 x 4 = 40 (tuổi)
 Đáp số : Bố 40 tuổi ; con 10 tuổi
 4- Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học
- Giao BT về nhà : VN làm lại các bài toán có trong VBT toán và ghi nhớ cách giải bài toán
- Chuẩn bị bài sau./.
- HS đọc đề bài, lớp đọc thầm
- 2 HS lên bảng 
- HS nhắc lại cách so sánh hai phân số 
- HS nêu y/c của BT
- HS làm bài theo nhóm và cử đại diện lên bảng t/bày 
- HS đọc bài toán
- 1 HS lên bảng t/bày bài giải
- HS nêu y/cầu bài tập
- HS tự giải bài toán
- 1 HS lên bảng t/bày 
Tập làm văn 
Tiết 12 : luyện tập tả cảnh
A/ Mục đích – Yêu cầu:
Thông qua những đoạn văn hay, học được cách quan sát khi tả cảnh sông nước.
Biết ghi lại kết quả quan sát và lập dàn ý cho một bài văn tả cảnh sông nước cụ thể.
B/ ĐDDH: 
Tranh, ảnh minh hoạ cảnh sông nước ; biển, sông, suối, hồ, đầm,
C/ Các HĐ DH :
1- Ktra : GV ktra sự chuẩn bị bài của HS cho tiết học này
2- Bài mới: 
a) Giới thiệu bài
GV nêu MĐ, YC của tiết học.
b) HDHS làm bài tập : 
*/ Bài tập 1. Đọc các đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi :
- GV cho HS làm bài theo cặp. Cho một số cặp t/bày trước lớp. 
a) ? Đoạn văn tả đặc điểm gì của biển ?
? Để tả đặc điểm đó, tác giả đã quan sát những gì và vào thời điểm nào ?
? Khi quan sát biển, t/giả đã có liên tưởng thú vị như thế nào ?
b) ? Con kênh được quan sát vào những thời điểm nào trong ngày ?
? Tác giả nhận ra đặc điểm của con kênh chủ yếu bằng giác quan nào ?
? Nêu tác dụng của những liên tưởng khi quan sát và miêu tả con kênh
- GV giảng và giải nghĩa một số từ khó cho HS VD: liên tưởng, thuỷ ngân
*/ Bài tập 2
- GV nhắc HS chú ý đến yêu cầu của bài tập
- GV cho HS lập dàn ý chi tiết.
- Gọi một số HS trình bày dàn ý của mình
- Cả lớp nhận xét bổ sung, hoàn chỉnh
- GV cho HS tham khảo một số dàn ý chi tiết
3- Củng cố – dặn dò
- Nhận xát giờ học
- GV dặn HS đọc trước nội dung tiết TLV tuần 5 nhớ lại những điểm tốt em có trong tháng để làm tốt bài tập thống kê
- HS đọc y/cầu của BT
- Làm việc theo cặp trao đổi và trả lời các câu hỏi sau khi đọc các đoạn văn
- Một vài cặp t/bày trước lớp
- Lớp nhận xét bổ sung
- HS đọc yêu cầu BT
HS lập dàn ý
Vài em t/bày 
Lớp nhận xét, bổ sung
Lịch sử 
Tiết 6 : Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước
A/ Mục tiêu:
Học xong bài này, HS biết :
Nguyễn Tất Thành chính là Bác Hồ kính yêu.
Nguyễn Tất Thành đi ra nước ngoài là do lòng yêu nước, thương dân, mong muốn tìm con đường cứu nước.
B/ ĐDDH
Bản đồ hành chính Việt Nam.Tranh, ảnh về quê hương Bác Hồ, bến cảng Nhà Rồng.
C/ Các HĐ DH chủ yếu 
I- KTBC : Em hãy thuật lại phong trào Đông du.
II- Bài mới :
* Hoạt động 1 : (Làm việc cả lớp)
- GV giới thiệu bài theo SGK :
+ Gợi ý cho HS nhắc lại những phong trào chống Pháp đã diễn ra. Vì sao các phong trào đó thất bại ?
- GV nêu nhiệm vụ học tập cho HS :
+ Tìm hiểu về gia đình, quê hương của Nguyễn Tất Thành
+ Mục đích đi ra nước ngoài của Nguyễn Tất Thành là gì ?
+ Quyết tâm của Nguyễn Tất Thành muốn ra nước ngoài để tìm đường cứu nước được biểu hiện ra sao ?
* Hoạt động 2 : (Làm việc theo nhóm)
GV t/c cho HS thảo luận về các nhiệm vụ 1 theo gợi ý :
- GV nêu thêm cho HS tự liệu về Nguyễn Tất Thành.
- HS đọc SGK đoạn : “Nguyễn Tất Thànhkhông thể thực hiện được” và trả lời câu hỏi : “Trước tình hình đó, Nguyễn Tất Thành quyết định làm gì ?
* Hoạt động 3 (Làm việc theo nhóm)
- GV yêu cầu HS thảo luận các nhiệm vụ 2, 3 thông qua các câu hỏi :
? Nguyễn Tất Thành ra nước ngoài để làm gì ?
? Theo Nguyễn Tất Thành, làm thế nào để có thể kiếm sống và đi ra nước ngoài ?
- GV kết luận (như SGK)
* Hoạt động 4 (Làm việc cả lớp)
- GV cho HS xác định vị trí Thành phố Hồ Chí Minh trên bản đồ. Kết hợp với ảnh Bến cảng Nhà Rồng, GV t/bày sự kiện ngày 5- 6- 1911 Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước.
Cho HS TLCH: Vì sao bến cảng NR đc c/nhận là DTLS ?
* Hoạt động 5 (Làm việc cả lớp)
- GV củng cố cho Hs những nội dung chính của bài
*Dặn dò
N/xét giờ học, 
Nhắc HS về nhà học thuộc n/d bài học và chuẩn bị bài sau 
2 HS TLCH 
- HS chú ý nghe 
- Các nhóm làm việc theo HD của GV
- HS đọc SGK và tìm hiểu rồi TLCH
- HS thảo luận nhóm
- Các nhóm báo cáo trước lớp
- HS thảo luận nhanh và trả lời câu hỏi
Hát nhạc 
Tiết 6 : học hát : bài 
 Con chim hay hót
A/ Mục tiêu:
Hát đúng giai điệu và lời ca. 
Biết thêm một vài bài đồng dao được phổ nhạc thành bài hát, tính chất vui tươi, dí dỏm, ngộ nghĩnh.
B/ Chuẩn bị
* GV : 
 - Nhạc cụ quen dùng 
 - Băng đĩa nhạc – Sưu tầm một vài bài đồng dao 
* HS : 
 - SGK Âm nhạc lớp 5
 - Nhạc cụ gõ (song loan, thanh phách) 
C/ Các HĐ DH chủ yếu 
1. Phần mở đầu :
- Giới thiệu nội dung và hoạt động của tiết học
2. Phần hoạt động 
* Nội dung 1 : Học hát bài “Con chim hay hót”
# Hoạt động1 : Học hát 
- Giới thiệu bài : GV dùng tranh, ảnh đã chuẩn bị treo lên bảng, mô tả bức tranh để dẫn dắt vào bài học
- Nghe hát mẫu (GV hát mẫu)
- Đọc lời ca.
- Dạy hát từng câu (Chú ý phân chia câu hát để HS biết lấy hơi đúng chỗ)
# Hoạt động 2 : Hát kết hợp gõ đệm theo một âm hình tiết tấu cố định. Ví dụ :
Hát 
Gõ đệm
- GV chia lớp làm hai nửa, một nửa hát, một nửa gõ đệm theo tiết tấu lời ca
- Hát kết hợp gõ đệm (đoạn a)
- Trình diễn bài hát theo hình thức tốp ca
3. Phần kết thúc 
- Cả lớp hát lại 1 bài hát một lần
- GV HD HS tập chép bài tập đọc nhạc số 1
- Yêu cầu các em về nhà học thuộc bài hát
- Chuẩn bị bài sau./.
- HS chú ý nghe
- HS chú ý nghe
- Cả lớp học hát bài hát
- HS thể hiện theo GV HD
- Một nửa lớp hát, một nửa lớp gõ đệm 
- HS trình diễn 
Sinh hoạt lớp
I/ Nhận xét chung
1. Ưu điểm
- Đa phần các em tích cực đi học đều kể cả trời mưa 
- Làm bài tập đầy đủ và có chất lượng
- Trong lớp chú ý lắng nghe GV giảng bài
- Vệ sinh sạch sẽ
- Đã ổn định các nền nếp học tập và ngoài giờ lên lớp
- Tinh thần học tập đã có sự cố gắng cụ thể như : Minh ; Diệp ; Hiền ; Tiếp
2. Tồn tại
- Vẫn còn một số em nghỉ học không có lý do nhất là trong những ngày trời mưa
- Học toán còn yếu, và trầm
- Đọc yếu và yếu về môn Tiếng Việt, các em ít vốn Tiếng Việt nên học Tiếng Việt chậm hiểu, giao tiếp chưa tự tin
II/ Phương hướng tuần tới
Nâng cao ý thức tự học tập ở nhà 
Tổ chức các nhóm học tập trên lớp cũng như các nhóm học tập ở nhà
Làm tốt công tác vệ sinh khu vực phân công
Tổ chức có hiệu quả giờ truy bài đầu giờ
Triển khai thu nộp có hiệu quả

Tài liệu đính kèm:

  • docGi¸o ¸n TuÇn 5 + 6 - Qu©n 2007.doc