Giáo án Tổng hợp môn học khối 5 - Tuần 7, 8 - Trường TH Tú Lệ

Giáo án Tổng hợp môn học khối 5 - Tuần 7, 8 - Trường TH Tú Lệ

Tiết 21 : LUYỆN TẬP CHUNG

A/ MỤC TIÊU:

Giúp HS củng cố về :

 - Quan hệ giữa 1 và 1/10 ; 1/10 và 1/100 ; 1/100 và 1/1000 .

- Tìm một thành phần chưa biết của phép tính với phân số.

- Giải bài toán liên quan đến số trung bình cộng .

B/ ĐDDH

Vở BT Toán 5

C/ CÁC HĐ DH CHỦ YẾU

1- ÔĐTC : Hát + Kiểm tra sĩ số

2- Kiểm tra : 2 HS lên bảng làm bài tập 2 (T 31 SGK) lớp nhận xét và sửa chữa

 

doc 47 trang Người đăng hang30 Lượt xem 416Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn học khối 5 - Tuần 7, 8 - Trường TH Tú Lệ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7 Thứ hai ngày 15 tháng 10 năm 2007
Toán 
Tiết 21 : luyện tập chung
A/ Mục tiêu:
Giúp HS củng cố về : 
 - Quan hệ giữa 1 và 1/10 ; 1/10 và 1/100 ; 1/100 và 1/1000 .
Tìm một thành phần chưa biết của phép tính với phân số.
Giải bài toán liên quan đến số trung bình cộng .
B/ ĐDDH
Vở BT Toán 5
C/ Các HĐ DH chủ yếu
ÔĐTC : Hát + Kiểm tra sĩ số
Kiểm tra : 2 HS lên bảng làm bài tập 2 (T 31 SGK) lớp nhận xét và sửa chữa
Bài mới:
- GV HD cho HS tự làm bài tập rồi chữa bài
* Bài 1 : GV giúp HS hiểu yêu cầu của bài tập. 
- Cho HS làm bài tập theo từng cặp : Các cặp trao đổi và đưa ra đáp án. GV gọi 3 cặp lần lượt nêu đáp án của 3 phần a), b), c)
a) 1 gấp 1/10 10 lần ( 1: 1/10 = 10 (lần))
b) 1/10 : 1/100 = 1/10 x 100/1 = 10 (lần) Vậy 1/10 gấp 10 lần 1/100
c) 1/100 : 1/1000 = 1/100 x 1000/1 = 10 (lần)
Vậy 1/100 gấp 10 lần 1/1000
 * Bài 2 : Tìm x ; 
Cho Hs làm bài CN sau đó GV gọi 4 HS lên bảng chữa bài mỗi em làm 1 phần và nêu cách thực hiện các bài tập tìm x
* Bài 3 : Cho HS đọc yêu cầu BT. GV giúp HS tìm cách giải BT. Gọi 1 HS lên bảng t/bày bài giải Bài giải
TB mỗi giờ vòi nước đó chảy vào bể được là :
 ( 2/15 + 1/5 ) : 2 = 1/6 (bể) 
 Đáp số : 1/6 bể 
* Bài 4 : GV giúp HS hiểu y/cầu của BT. Cho 2 HS lên bảng cùng thi nhau giải BT, lớp làm vào vở BT.
- Cả lớp nhận xét xem hai bạn, bạn nào làm đúng và nhanh nhất 
- GV chữa bài và chốt lại kết quả đúng
 4 Củng cố- dặn dò 
- GV cho HS nêu lại nội dung kiến thức trọng tâm của bài học
- GV nhận xét giờ học
- VN làm các BT và chuẩn bị cho tiết học sau
- HS đọc các phần câu hỏi của BT
- HS làm việc theo cặp
- 3 cặp t/bày trước lớp
- HS nêu y/cầu của BT
- HS làm bài tập theo GV đã HD 
- 4 HS lên bảng chữa 4 phần
- HS nêu yêu cầu BT
- 1 HS nêu lại cách thực hiện. Lớp làm vào vở BT
- 1 HS đọc yêu cầu của BT
- 2 HS lên bảng thi giải bài toán
- HS nhận xét bài làm của 2 bạn
Tập đọc 
Tiết 13 : những người bạn tốt
A/ Mục đích – Yêu cầu:
1- Đọc trôi chảy toàn bài, đọc đúng những từ phiên âm tiếng nước ngoài: A-ri-ôn, Xi-xin
Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể sôi nổi, hồi hộp
2 - Hiểu ý nghĩa câu chuyện : khen ngợi sự thông minh, tình cảm gắn bó đáng quý của loài cá heo với con người
B/ ĐDDH: 
- Tranh minh hoạ bài đọc, thêm tranh, ảnh về cá heo. 
C/ Các HĐ DH.
KTBC : HS kể lại câu chuyện Tác phẩm của Si-le và tên phát xít và TLCH về nội dung câu chuyện. 
Bài mới: 
Giới thiệu bài
GV giới thiệu chủ điểm: Con người với thiên nhiên
HDHS luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc:
- Gọi HS khá giỏi đọc toàn bài
- Cho HS chia đoạn + giới thiệu tranh
- Luyện đọc lần 1 – kết hợp luyện phát âm
- Luyện đọc lần 2 – kết hợp giải nghĩa từ
- Y/cầu HS luyện đọc theo cặp
- Cho HS đọc toàn bài 
- GV đọc diễn cảm toàn bài + HDHS cách đọc bài văn
b) Tìm hiểu bài:
? Vì sao nghệ sĩ A-ri-ôn phải nhảy xuống biển ? (Vì thuỷ thủ trên tàu nổi lòng tham, cướp hết tặng vật của ông, đòi giết ông)
? Điều kì lạ gì đã xảy ra khi nghẹ sĩ cất tiếng hát giã biệt cuộc đời ? (Khi ông hát, đàn ca heo đã bơi đến vây quanh tầu nghe ông hát, và chúng đã cứu A-ri-ôn khi ông nhảy xuống biển và đưa ông trở về đất liền.)
? Em có suy nghĩ gì về cách đối xử của đám thuỷ thủ và đàn cá heo đối với nghệ sĩ A-ri-ôn?
 ? Ngoài câu chuyện trên các em còn biết câu chuyện thú vị nào khác về cá heo ? (Cho HS TL theo sự hiểu biết của riêng mình. GV có thể nêu thêm vài câu chuyện về cá heo)
 c) HDHS đọc diễn cảm
- GV t/c cho HS luyện đọc diễn cảm theo nhóm 
- GV cho vài nhóm HS thi đọc diễn cảm 
 3. Củng cố dặn dò
Nhận xét tiết học.
Khen những HS đọc tốt
VN tiếp tục luyện đọc bài. Chuẩn bị cho tiết học sau
- 1 HS đọc
- HS chia đoạn, q/s tranh
- HS đọc nối tiếp
- HS đọc nối tiếp
- HS đọc theo cặp
- 1 HS đọc toàn bài
- Đọc thầm và TLCH
- 2-3 HS Trả lời. Lớp nhận xét bổ sung
- 2-3 HS Trả lời. Lớp nhận xét bổ sung
- 1- 2 HS trả lời. Lớp nhận xét bổ sung
- 4-5 HS phát biểu ý kiến
- Các nhóm luyện đọc
- 3- 4 nhóm HS thi đọc
Chính tả Tiết 7 
(Nghe- viết) dòng kinh quê hương
 	A/ Mục đích – Yêu cầu:
1. Nghe- viết chính xác, trình bày đúng một đoạn của bài “Dòng kinh quê hương”
2. Nắm vững quy tắc và làm đúng các bài luyện tập đánh dấu thanh ở tiếng có chứa nguyên âm đôi iê / ia. 
B/ ĐDDH
Bảng phụ và 2 -3 tờ phiếu có nội dung BT 3, 4
C/ Các HĐ DH
1- Kiểm tra bài cũ:
- Cho Hs viết những từ chứa các nguyên âm đôi ưa, ươ trong hai khổ thơ của bài chính tả trước và giải thích quy tắc đánh dấu thanh trên các tiếng có nguyên âm đôi ưa/ ươ
2- Dạy bài mới:
a) Giới thiệu bài :
- GV nêu MĐ, YC của tiết học
b) HDHS nghe- viết:
- GV đọc toàn bộ bài chính tả
- GV nhắc các em chú ý những chữ dễ viết sai, những chữ cần viết hoa. 
- Cho HS viết bài
- GV đọc cho HS soát lại bài
- GV chấm chữa 7- 10 bài. Cho HS đổi vở cho nhau để soát lỗi và sửa lỗi 
- GV nhận xét chung
c) HDHS làm bài tập chính tả
* Bài tập2
- Cho HS đọc y/cầu của BT
- HDHS tìm vần thích hợp để điền vào cả 3 ô trống trong đoạn thơ :
 Chăn trâu đốt lửa trên đồng
 Rạ rơm thì ít, gió đông thì nh
 Mải mê đuổi một con d
 Củ khoai nướng để cả chthành tro
- GV nhận xét chốt lại lời giải đúng.
* Bài tập 3
- GV giúp HS nắm được y/cầu BT
- Cho HS tự tìm các tiếng thích hợp để điền vào chỗ chấm
- GV và cả lớp nhận xét, chốt lại ý đúng.
3) Củng cố- dặn dò
- GV nhận xét tiết học 
- VN tập chép lại cho đúng và đẹp bài viết. Học thuộc quy tắc đánh dấu thanh trong tiếng chứa nguyên âm đôi iê / ia
- Chuẩn bị bài sau
- Cả lớp theo dõi, ghi nhớ và bổ sung 
- HS gấp SGK và viết bài
- HS soát bài
- Lớp đổi vở cho nhau theo bàn trên bàn dưới 
- 1 HS đọc y/cầu
- Cho HS thảo luận theo nhóm, rồi cử đại diện lên điền vần thích hợp vào chỗ trống
- Lớp nhận xét bài trên bảng
- HS đọc yêu cầu
- Phát biểu ý kiến
- HS nhắc lại
 Đạo đức 
Tiết 7 : nhớ ơn tổ tiên
A/ Mục tiêu:
Sau khi học bài này, HS biết :
- Trách nhiệm của mỗi người đối với tổ tiên, gia đình, dòng họ.
- Thể hiện lòng biết ơn tổ tiên và gìn giữ, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ bằng những việc làm cụ thể, phù hợp với khả năng.
- Biết ơn tổ tiên ; tự hào về các truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
B/ T/liệu& P/tiện
Các tranh, ảnh, bài báo nói về Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương
Các câu ca dao, tục ngữ nói về lòng biết ơn tổ tiên
C/ Các HĐ DH chủ yếu
1- KTBC : HS nhắc lại nội dung bài học tuần trước
2- Bài mới;
* Hoạt động 1 : Tìm hiểu nội dung truyện : Thăm mộ
- GV mời 1- 2 HS đọc truyện Thăm mộ
- Thảo luận cả lớp theo câu hỏi sau :
+ Nhân ngày Tết cổ truyền, bố của Việt đã làm gì để tỏ lòng biết ơn tổ tiên ?
+ Theo em, bố muốn nhắc nhở Việt điều gì khi kể về tổ tiên ?
+ Vì sao Việt muốn lau dọn bàn thờ giúp mẹ ?
- GV kết luận
* Hoạt động 2 : Làm BT 1 SGK 
- GV cho HS làm BT cá nhân.
- GV mời 1- 2 HS lên bảng trình bày ý kiến về từng việc và giải thích lý do.
- Cả lớp trao đổi, nhận xét, bổ sung
- GV kết luận
* Hoạt động 3 : Tự liên hệ 
- GV y/c HS kể những việc đã làm được để thể hiện lòng biết ơn tổ tiên và những việc chưa làm được
- GV cho HS trao đổi trong nhóm nhỏ
- GV yêu cầu HS trình bày trước lớp.
- GV nhận xét và khen những HS đã biết thể hiện lòng biết ơn tổ tiên bằng các việc làm cụ thể, thiết thực và nhắc nhở các HS khác học tập theo bạn
- GV mời một số em đọc phần Ghi nhớ trong SGK
* Hoạt động nối tiếp :
- Các nhóm sưu tầm các tranh, ảnh, bài báo nói về ngày Giỗ Tổ Hùng Vương và các câu ca dao tục ngữ về chủ đề Biết ơn tổ tiên 
- GV nhận xét tiết học
- VN học thuộc phần bài học, chuẩn bị cho bài sau
- 2 HS đọc bài 
- HS thảo luận 
- HS hoạt động theo HD
- HS làm bài tập CN
- 1- 2 HS t/bày 
- Lớp nhận xét bổ sung.
- HS tìm chuyện để kể 
- Trao đổi trong nhóm
- Kể chuyện trước lớp
- HS đọc
 Thứ ba ngày 16 tháng 10 năm 2007
 Toán 
Tiết 32 : khái niệm số thập phân
A/ Mục tiêu:
Giúp HS : 
 - Nhận biết khái niệm ban đầu về số thập phân (dạng đơn giản) .
Biết đọc, viết số thập phân dạng đơn giản
B/ ĐDDH
Các bảng nêu trong SGK viễn sẵn vào bảng phụ. 
C/ Các HĐ DH chủ yếu
1 ÔĐTC : Hát + Kiểm tra sĩ số
2 Kiểm tra : 1 HS lên bảng làm bài tập 4 (T 32 SGK) và nêu cách giải bài toán
3 Bài mới:
a) Giới thiệu khái niệm về số thập phân (dạng đơn giản):
- GV HDHS tự nêu nhận xét từng hàng trong bảng ở phần a) để nhận ra, chẳng hạn :
+ Có 0m 1dm tức là có 1dm ; viết bảng : 1dm = 1/10m.
GV giới thiệu : 1dm hay 1/10m còn dược viết thành 0,1m ; viết 0,1m lên bảng cùng hàng với 1/10m (như SGK)
+ Giới thiệu tương tự với 0,01m ; 0,001m
+ GV giúp HS nêu các p/số thập phân 1/10 ; 1/100 ;1/1000 còn được viết thành 0,1 ; 0,01 ; 0,001
+ GVHDHS cách đọc 
*) GV giới thiệu tương tự với các số 0,5 ; 0,07 ; 0,009 cũng là STP
b) Thực hành :
Bài 1 ; Đọc các p/số thập phân và STP trên các vạch of tia số
a)- GV chỉ vào từng vạch trên tia số, cho HS đọc p/số thập phân và số thập phân ở vạch đó
b)- GV cho HS xem hình vẽ trong SGK để nhận biết hình ở phần b) là hình phóng to đoạn từ 0 đến 0,1 trong hình ở phần a)
Bài 2 ; Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm (theo mẫu)
- GV HD mẫu :
a) 7dm = 7/10m = 0,7m b) 9cm = 9/100m = 0,09m 
- Cho HS tự làm BT theo 4 nhóm (hai nhóm làm phần a) ; hai nhóm làm phần b))
- Các nhóm cử đại diện lên bảng t/bày phần làm việc của nhóm mình.
Bài 3 ; Viết phân số thập phân và số thập phân thích hợp vào chỗ chấm (theo mẫu)
- GV treo bảng BT lên bảng và cho HS lên bảng điền theo thứ tự các phần vào các chỗ chấm và đọc các số đo độ dài viết dưới dạng số thập phân
- GV và cả lớp nhận xét sửa chữa. Chẳng hạn:
 4. Củng cố – dặn dò
- GV nhận xét giờ học
- Giao BT về nhà : Ôn và làm lại các bài tập trong vở BT. 
- Chuẩn bị bài sau./.
- HS dựa vào bảng để nêu nhận xét
- HS nêu cách đọc và đọc
- HS đọc yêu cầu
- HS lên bảng chỉ vào tia số và đọc 
- HS lên bảng chỉ vào tia số và đọc 
- HS đọc yêu cầu BT 
- HS cùng thực hiện
- HS làm BT theo nhóm. Và cử đại diện lên bảng t/bày. lớp nhận xét 
- 2 HS dộc yêu cầu, lớp đọc thầm
- HS lên bảng điền kết quả vào bảng
- Lớp nhận xét, bổ sung
Luyện từ & câu 
Tiết 13 : từ nhiều nghĩa
A/ Mục đích – Yêu cầu:
1. Hiểu thế nào là từ nhiều nghĩa, nghĩa gốc và nghĩa chuyển trong từ nhiều nghĩa
2. Phân biệt được nghĩa gốc, nghĩa chuyển của từ nhiều nghĩa trong một số câu văn. Tìm được ví dụ về sự chuyển nghĩa của một số danh từ chỉ bộ phận cơ thể người và động vật.
B/ ĐDDH
Tranh, ảnh về các sự vật hiện tượng, hoạt động,có thể minh hoạ cho các nghĩa của từ nhiều nghĩa
C/ Các HĐ DH
I) KT ... àm bài theo nhóm
- 2 nhóm trả lời
- Lớp nhận xét
- Lớp bình chọn
Khoa học
Tiết 16 : Phòng tránh hiv- aids
A/ Mục tiêu:
Sau bài học, HS biết :
- Giải thích một cách đơn giản HIV là gì, AIDS là gì.
- Nêu các đường lây truyền và cách phòng tránh HIV- AIDS
- Có ý thức tuyên truyền, vận động mọi người cùng phòng tránh HIV-AIDS.
B/ ĐDDH
Thông tin và hình trang 35 SGK 
Sưu tầm tranh, ảnh, tờ rơi, tranh cổ động và các thông tin về HIV/AIDS
Các bộ phiếu hỏi đáp
C/ HĐDH 
I- KTBC: Bạn có thể làm gì để phòng tránh bệnh viêm gan A?
II- Bài mới:
1/Hoạt động 1 : Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng ?”
* Mục tiêu: Giúp HS
 + Giải thích được một cách đơn giản HIV là gì, AIDS là gì.
 + Nêu được các đường lây truyền HIV.
2/ Hoạt động 2 : Sưu tầm thông tin hoặc tranh ảnh và triển lãm.
* Mục tiêu: Giúp HS :
- Nêu được cách phòng tránh HIV
- Có ý thức tuyên truyền, vận động mọi người cùng phòng tránh HIV/AIDS
II- Củng cố, dặn dò
N/xét giờ học 
Nhắc HS chuẩn bị bài sau
- 2 HS trả lời câu hỏi
# Cách tiến hành
B1- Tổ chức và HD. GV chia nhóm và phát phiếu cho mỗi nhóm một bộ phiếu có ghi nội dung như SGK , một tờ giấy khổ to và băng keo. Yêu cầu các nhóm thi xem nhóm nào tìm được câu trả lời tương ứng với câu hỏi đúng và nhanh nhất.
B2- Làm việc theo nhóm
- Các nhóm trưởng đ/k nhóm mình làm việc theo HD trên
B3- Làm việc cả lớp
Yêu cầu mỗi nhóm cử một bạn vào ban giám khảo. Nhóm nào làm đúng, nhanh và t/bày đẹp là thắng cuộc.
# Cách tiến hành 
B1- Thảo luận nhóm. GV y/cầu các nhomsawps xếp t/bày các thông tin, tranh ảnh, tờ rơi, tranh cổ động, các bài báo, đã sưu tầm được và tập t/bày trong nhóm.
B2- Làm việc theo nhóm. Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm mình làm việc theo HD trên
B3- Trình bày triển lãm.
- GV phân chia khu vực triển lãm cho các nhóm.
- Các nhóm cử đại diện lân thuyết minh triển lãm của nhóm mình.
- Cả lớp cùng nh/xét và GV kết luận
- GV yêu cầu HS đọc mục bạn cần biết
 Thứ sáu ngày 26 tháng 10 năm 2007
Toán 
Tiết 40 : viết các số đo độ dài dưới dạng số thập phân 
A/ Mục tiêu:
Giúp HS ôn :
- Bảng đơn vị đo độ dài.
- Quan hệ giữa các đơn vị đo liền kề và quan hệ giữa một số đơn vị đo thông dụng.
- Luyện tập viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân theo các đơn vị đo khác nhau
 	B/ ĐDDH
Bảng đơn vị đo độ dài kẻ sẵn để trống một số ô
C/ Các HĐ DH chủ yếu
1 ÔĐTC 	: Hát + Kiểm tra sĩ số 
2 Kiểm tra 	: Gọi 1 HS lên bảng chữa bài tập 3 trang 43 SGK 
3 Bài mới:
1. Ôn lại hệ thống đơn vị đo độ dài
a) GV cho HS nêu lại các đơn vị đo độ dài lần lượt từ lớn đến bé : km ; hm ; dam ; m ; dm ; cm ; mm
b) Yêu cầu HS nêu quan hệ giữa các đơn vị đo liền kề .
1km = 10 hm ; 1hm = 1/10 km = 0,1 km
- Yêu cầu HS suy nghĩ và phát biểu nh/xét chung về quan hệ giữa các đơn vị đo liền kề (như SGK)
c) GV cho HS nêu quan hệ giữa một số đơn vị đo độ dài thông dụng VD như SGK 
2. Ví dụ 
- GV nêu VD1 : Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm :
6m 4dm = dm . Yêu cầu HS nêu cách làm .
Chẳng hạn 6m 4dm = 6.4/10 m = 6,4m , vậy 6m 4dm = 6,4m
- Làm tương tự với VD 2
3. Thực hành
* Bài tập 1: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm
- Cho HS tự làm bài vào vở BT, sau đó gọi 4 HS lên bảng làm bài tập GV và lớp nh/xét, chốt lại kết quả đúng :
a) 8m 6dm = 8,6m ; b) 2dm 2cm = 2,2 dm 
* Bài tập 2 : Viết các số đo sau dưới dạng số thập phân 
a) GV mời 1 HS làm mẫu 3m 4dm = m 
Yêu cầu lớp làm vào vở, 2 HS lêm bảng chữa bài, chẳng hạn :
2m 5cm = 2,05m ; 21m 36cm = 21,36m 
b) HDHS làm tương tự như ý a). Yêu cầu HS làm vào vở và mời 3 HS lên bảng chữa bài
* Bài tập 3: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm.
- Yêu cầu HS thảo luận theo cặp và ghi kết quả vào chỗ chấm
- Mời đại diện vài cặp nêu kết quả 
- GV và cả lớp nh/xét 
 4- Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học. Giao bài tập về nhà
- 2, 3 HS nêu, lớp nh/xét bổ sung
- Vài HS nêu, lớp nh/xét b/sung 
- HS phát biểu ý kiến
- HS nêu
- 2, 3 ha nêu cách làm
- HS tự làm ra nháp
- HS đọc y/cầu bài tập 
- 4 HS lên bảng , lớp làm bài tập vào vở 
- HS nêu y/cầu bài tập 
- 1 HS làm mẫu
- Lớp làm vào vở, 2 HS chữa bài trên bảng 
- HS nêu y/cầu bài tập 
- Các cặp thảo luận
- Đại diện vài cặp nêu kết quả 
Tập làm văn 
Tiết 12 : luyện tập tả cảnh
A/ Mục đích – Yêu cầu:
Củng cố kiến thức về đoạn mở bài, đoạn kết bài trong bài văn tả cảnh.
Biết cách viết các kiểu mở bài, kết bài cho bài văn tả cảnh
B/ ĐDDH: 
Vở bài tập Tiếng Việt
C/ Các HĐ DH :
1- Ktra : 1, 2HS đọc đoạn văn miêu tả cảnh thiên nhiên ở địa phương đã được viết lại
2- Bài mới: 
a) Giới thiệu bài
GV nêu MĐ, YC của tiết học.
b) HDHS luyện tập : 
*/ Bài tập 1. 
- GV y/cầu HS đọc nội dung bài tập 1 .
- Cho HS nhắc lại kiến thức đã học về hai kiểu mở bài (Trực tiếp, gián tiếp)
+ Mở bài trực tiếp : Kể ngay vào việc (bài vă kể chuyện) hoặc giới thiệu ngay đối tượng được tả.
+ Mở bài gián tiếp : Nói chuyện khác để dẫn vào chuyện (hoặc vào đối tượng) định kể (hoặc tả)
- Cho HS đọc thầm đoạn văn và nêu nh/xét 
* Lời giải; a) là kiểu mở bài trực tiếp, b) là kiểu mở bài gián tiếp.
*/ Bài tập 2
- GV cho HS nhắc lại kiến thức đã học về hai kiểu kết bài (không mở rộng, mở rộng)
+ Kết bài không mở rộng : cho biết kết cục, không bình luận thêm.
+ Kết bài mở rộng : sau khi cho biết kết cục, có lời bình luận thêm
- Cho HS đọc thầm hai đoạn văn, nêu nh/xét về sự giống và khác nhau của hai cách kết bài.
*/ Bài tập 3
- Cho HS viết một đoạn mở bài kiểu gián tiếp và một đoạn kết bài kiểu mở rộng cho bài văn tả cảnh thiên nhiên ở địa phương em.
- GV HD giúp đỡ thêm HS 
- Cho HS đọc đoạn văn vừa viết . GV và cả lớp nh/xét 
3- Củng cố – dặn dò
- Nhận xét giờ học
- GV dặn HS VN tiếp tục hoàn thành đoạn văn cho thật tốt.
- Chuẩn bị bài sau
- 1, 2 HS đọc, lớp đọc thầm
- Vài HS nhắc lại
- Lớp đọc thầm và vài HS nêu nhận xét .
- 2, 3 HS nhắc lại 
- HS đọc thầm và nêu nh/xét 
- HS viết bài theo y/cầu của bài tập 
- Vài HS đọc 
Lịch sử 
Tiết 8 : xô viết nghệ - tĩnh
A/ Mục tiêu:
Học xong bài này, HS biết :
Xô viết Nghệ- tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng Việt Nam trong những năm 1930- 1931.
Nhân dân một số địa phương ở Nghệ Tĩnh đã đấu tranh giành quyền làm chủ thôn xã, xây dựng cuộc sống mới, văn minh, tiến bộ.
B/ ĐDDH Bản
Hình trong SGK .
Lược đồ hai tỉnh Nghệ An- Hà Tĩnh, hoặc bản đồ Việt Nam 
Phiếu học tập của HS 
C/ Các HĐD-H chủ yếu 
I- KTBC : Nêu ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam .
II- Bài mới :
* Hoạt động 1 : (Làm việc cả lớp)
- GV giới thiệu bài kết hợp sử dụng bản đồ :
- GV nêu nhiệm vụ học tập cho HS :
+ Tinh thần CM của nhân dân N-Tĩnh trong năm 30- 31
+ Những chuyển biến mới ở những nơi nhân dân Nghệ Tĩnh giành được chính quyền CM
+ ý nghĩa của phong trào Xô viết Nghệ- Tĩnh
* Hoạt động 2 : (Làm việc cả lớp)
- GV cho HS đọc SGK, sau đó GV tường thuật và t/bày lại cuộc biểu tình ngày 12/ 9/ 1930
- GV nêu những sự kiện tiếp theo diễn ra trong năm 30
* Hoạt động 3 (Làm việc cá nhân)
- GV nêu câu hỏi :
? Những năm 30/ 31 trong những thôn xã ở Nghệ Tĩnh có chính quyền Xô viết đã diễn ra điều gì mới ?
- Yêu cầu HS đọc SGK ghi kết quả vào phiếu học tập.
- Yêu cầu vài HS dựa vào kết quả làm việc của mình để trả lời câu hỏi
- GV t/bày tiếp (như SGK)
* Hoạt động 4 (Làm việc cả lớp)
- GV nêu vấn đề cho cả lớp thảo luận : phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh có ý nghĩa gì ?
- GV tổ chức cho HS trao đổi để đi đễn kết luận
+ Chứng tỏ tinh thần dũng cảm, k/n CM của nhân dân LĐ
+ Cổ vũ tinh thần yêu nước của nhân dân ta
*Dặn dò
N/xét giờ học, 
Nhắc HS về nhà học thuộc n/d bài học và chuẩn bị bài sau 
2 HS TLCH 
- HS chú ý nghe 
- HS đọc SGK và nghe GV tường thuật
- HS đọc SGK và làm việc với phiếu 
- 4, 5 HS TLCH
- Cả lớp thảo luận
- Vài HS nêu ý nghĩa của phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh 
Mỹ thuật
Tiết 8 : vẽ theo mẫu 
 Mẫu vẽ có dạng hình trụ và hình cầu
A/ Mục tiêu:
HS nhận biết được các vật mẫu có dạnh hình trụ và hình cầu.
HS biết cách vẽ và vẽ được hình gần giống mẫu.
HS thích quan tâm tìm hiểu các đồ vật xung quanh.
 B/ Chuẩn bị
* GV : SGK, vài mẫu có dạng hình trụ, hình cầu khác nhau. Hình gợi ý cách vẽ
* HS : SGK, bút chì, tẩy, màu vẽ, vở vẽ
C/ Các HĐ DH chủ yếu 
I- KTBC : GV Ktra sự chuẩn bị của HS cho tiết học.
II- Bài mới :
* Giới thiệu bài :GV dùng tranh để giới thiệu
* Hoạt động 1 : Quan sát và nhận xét
- GV giới thiệu một số vật mẫu có dạng hình trị, hình cầu:
- GV y/cầu HS chọn, bày mẫu theo nhóm và nh/xét về vị trí, hình dáng, tỉ lệ, đậm nhạt của mẫu
- Gợi ý HS cách bày mẫu sao cho bố cục đẹp.
* Hoạt động 2 : Cách vẽ 
- GV giới thiệu hình gợi ý cách vẽ trong SGK. GV giới thiệu thêm một số cách sắp xếp hình vẽ trên tờ giấy để HS lựa chọn bố cục bài vẽ cho hợp lý.
- GV nhắc lại cách tiến hành chung về vẽ theo mẫu
- GV gợi ý HS vẽ đậm nhật bằng bút chì đen
- HDHS vẽ màu theo ý thích.
* Hoạt động 3 : Thực hành
- GV cùng HS bày một mẫu chung cho cả lớp vẽ
- GV cho HS thực hành vẽ, GV HD từng bàn
- GV y/cầu HS q/sát mẫu trước khi vẽ và vẽ theo đúng vị trí, hướng nhìn nhận của từng em.
- Nhắc nhở HS so sánh tỉ lệ và cách vẽ như đã gợi ý ở trên.
* Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá 
- GV gợi ý HS nhận xét một số bài vẽ về :
+ Bố cục
+ Tỉ lệ và đặc điểm của hình vẽ
+ Đậm nhạt.
- GV nh/xét, b/sung và chỉ những bài vẽ đẹp và những thiếu sót chung hoặc riêng ở một số bài
- GV nhận xét chung tiết học
* Dặn dò
- VN sưu tầm ảnh chụp về điêu khắc cổ
- HS q/sát và nêu nhận xét
- HS thực hiện theo HD
- HS thực hiện bày mẫu
- HS q/sát và theo dõi GV HD
- HS nhắc lại
- HS thực hành
- HS nhận xét và xếp loại
Sinh hoạt lớp
I/ Nhận xét chung
1. Ưu điểm
- Đa phần các em tích cực đi học đều kể cả trời mưa 
- Làm bài tập đầy đủ và có chất lượng
- Trong lớp chú ý lắng nghe GV giảng bài
- Vệ sinh sạch sẽ
- Đã ổn định các nền nếp học tập và ngoài giờ lên lớp
- Tinh thần học tập đã có sự cố gắng cụ thể như : Minh ; Diệp ; Hiền ; Tiếp
- Lớp đã có tinh thần giúp đỡ nhau trong các hoạt động
2. Tồn tại
- Vẫn còn một số em nghỉ học không có lý do nhất là trong những ngày trời mưa
- Học toán còn yếu, và trầm
- Đọc yếu và yếu về môn Tiếng Việt, các em ít vốn Tiếng Việt nên học Tiếng Việt chậm hiểu, giao tiếp chưa tự tin
II/ Phương hướng tuần tới
Nâng cao ý thức tự học tập ở nhà 
Tổ chức các nhóm học tập trên lớp cũng như các nhóm học tập ở nhà
Làm tốt công tác vệ sinh khu vực phân công
Tổ chức có hiệu quả giờ truy bài đầu giờ
Triển khai thu nộp có hiệu quả

Tài liệu đính kèm:

  • docGi¸o ¸n TuÇn 7 + 8 - Qu©n 2007.doc