Tập đọc: NHỮNG NGƯỜI BẠN TỐT.
I- Mục tiêu:
1. Luyện đọc:
- Phát âm đúng: A-ri-ôn; Xi-xin, bông tàu, sửng sốt.
- Đọc diễn cảm toàn bài với giọng sôi nổi, hồi hộp.
2. Hiểu:
- Các từ ngữ khó trong bài.
- Ý nghĩa của bài: khen ngợi sự thông minh, tình cảm gắn bó đáng quý của đàn cá heo với con người.
II- Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ ghi sẵn câu, đoạn đọc diễn cảm.
III- Lên lớp:
1. Bài cũ: Gọi HS đọc bài: “Tác phẩm của Si-le.” nêu ý nghĩa của bài.
2. Bài mới:
a) Giới thiệu chủ điểm và bài học:
- Cho HS quan sát tranh, nói về những điều em thấy trong tranh.
GV: Đây là bức tranh minh hoạ chủ điểm con người với thiên nhiên. nhiều bài đọc trong sách Tiếng Việt ở các lớp dưới đã cho em biết mối quan hệ gắn bó giữa con người với thiên nhiên.(Sơn tinh thuỷ tinh, chim sơn ca và bông cúc trắng, ông Mạnh thắng thần gió.) Chủ điểm con người với thiên nhiên của lớp 5 sẽ giúp các em hiểu rõ hơn về mối quan hệ này.
Bài đầu tiên của chủ điểm là những người bạn tốt. Các em sẽ hiểu thêm về cá heo, tuy không thể trò chuyện bằng ngôn ngữ của loài người nhưng chúng là những người bạn rất tốt của con người.
Tuần7 Thứ 2 ngày 6 tháng 10 năm 2010 Tập đọc: Những người bạn tốt. I- Mục tiêu: 1. Luyện đọc: - Phát âm đúng: A-ri-ôn; Xi-xin, bông tàu, sửng sốt... - Đọc diễn cảm toàn bài với giọng sôi nổi, hồi hộp. 2. Hiểu: - Các từ ngữ khó trong bài. - ý nghĩa của bài: khen ngợi sự thông minh, tình cảm gắn bó đáng quý của đàn cá heo với con người. II- Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ ghi sẵn câu, đoạn đọc diễn cảm. III- Lên lớp: 1. Bài cũ: Gọi HS đọc bài: “Tác phẩm của Si-le...” nêu ý nghĩa của bài. 2. Bài mới: a) Giới thiệu chủ điểm và bài học: - Cho HS quan sát tranh, nói về những điều em thấy trong tranh. GV: Đây là bức tranh minh hoạ chủ điểm con người với thiên nhiên. nhiều bài đọc trong sách Tiếng Việt ở các lớp dưới đã cho em biết mối quan hệ gắn bó giữa con người với thiên nhiên.(Sơn tinh thuỷ tinh, chim sơn ca và bông cúc trắng, ông Mạnh thắng thần gió...) Chủ điểm con người với thiên nhiên của lớp 5 sẽ giúp các em hiểu rõ hơn về mối quan hệ này. Bài đầu tiên của chủ điểm là những người bạn tốt. Các em sẽ hiểu thêm về cá heo, tuy không thể trò chuyện bằng ngôn ngữ của loài người nhưng chúng là những người bạn rất tốt của con người. b) Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài * Luyện đọc: - Chia 4 đoạn. Yêu cầu HS đọc nối tiếp từng đoạn. - GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho HS. - Yêu cầu HS đọc phần chú giải. - GV chú ý cách đọc: Toàn bài đọc với giọng to vừa đú nghe, chậm rãi, rõ ràng. Đ1 đọc giọng chậm rãi. Đ2 đọc giọng sảng khoái, thán phục cá heo. - Chú ý nhấn giọng ở những từ ngữ: nổi tiếng, đoạt giải nhất, mê say nhất, vang lên, say sưa, không tin, lạ kỳ * Tìm hiểu bài: Đoạn 1: Gọi HS đọc từ đầu... đất liền. ? Nhận vật chính trong chuyện là ai ? ? Chuyện gì đã xẩy ra với người nghệ sĩ tài ba này ? ? Trước khi chết, nghệ sĩ yêu cầu điều gì ? ? Theo em, vì sao A-ri-ôn lại nhảy xuống biển ? ý 1 tác giả nói cho chúng ta biết điều gì? Đoạn 2: Gọi HS đọc tiếpgiam ông lại. ? Khi A-ri-ôn nhảy xuống biển, bọn cướp đã làm gì ? ? Điều kỳ lạ gì khi A-ri-ôn cất tiếng hát giã biệt cuộc đời? ? Bầy cá heo đã làm gì khi ông nhảy xuống? ? Qua đó, em thấy cá heo đáng quý, đáng yêu ở điểm nào ? ? Nội dung đoạn 2 nói lên điêù gì? Đoạn 3+4 : Gọi 1 HS đọc đoạn còn lại. ? Vì sao nhà vua lại tạm giam A-ri-ôn ? ? Đám thuỷ thủ đã bị vạch mặt ntn ? ? Em có suy nghĩ gì về cách đối xử của đám thuỷ thủ và đàn cá heo đối với nghệ sỹ A-ri-ôn? GV: Đây là những con người lòng lang dạ sói, chúng tối mắt trước của cải, mất hết lương tâm, rắp tâm giết người nghệ sĩ. Chúng đáng bị nguyền rủa, trừng trị. Qua đây chúng ta cũng hiểu thêm tội ác của con người thật ghê tởm, có lúc con người không bằng loài vật. ? Sau câu chuyện kì lạ ấy, ở nhiều thành phố Hi Lạp và La Ma xuất hiện điều gì ? ? Điều đó có ý nghĩa gì ? ? Đoạn cuối nói lên điều gì? ? Nêu nội dung chính của bài? ? Ngoài câu chuyện trên, em còn biết những câu chuyện thú vị nào về loài cá heo? * Luyện đọc diễn cảm: - Yêu cầu 4 HS đọc nối tiếp 4 đoạn, tìm cách đọc phù hợp. - Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm đoạn 3. - GV đọc mẫu đoạn 3 - Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm. - 4 HS đọc 4 đoạn trong bài. + Đ1: Từ đầutrở về đất liền. + Đ 2: Tiếpgiam ông lại + Đ 3 : TiếpA-ri-ôn + Đ4: Còn lại. - HS đọc thành tiếng trước lớp. - 2 HS đọc to trước lớp - HS hoạt động nhóm, trả lời câu hỏi. - A-ri-ôn, một nghệ sĩ tài ba. Ông đạt giải nhất trong cuộc thi hát và được tặng nhiều vật quý giá. - Trên chiếc tàu chở ông về, bọn thuỷ thủ nổi lòng tham cướp hết tặng vật và còn đòi giết ông. - Ông xin được hát bài hát mình yêu thích nhất và nhảy xuống biển. - Vì thuỷ thủ đòi giết ông, vì ông không muốn chết trong tay bọn thuỷ thủ nên ông đã nhảy xuống biển Rút ý 1: Nghệ sĩ A-ri-ôn gặp nạn. - 2 HS đọc to trước lớp, trả lời câu hỏi chết dưới bàn tay bẩn thỉu của chúng. - Tin rằng ông đã chết, dăng buồm trở đất liền. - Tiếng hát kì diệu của A-ri-ôn làm cho đàn cá heo say mê chúng bơi đến vây quanh tàu thưởng thức tiếng hát của ông - Chúng đã cứu A-ri-ôn. Chúng đưa ông trở về đất liền nhanh hơn tàu của bọn cướp. - Cá heo là loài vật thông minh, có tình nghĩa, có tâm hồn, biết thưởng thức nghệ thuật, biết cứu giúp những người bị nạn => Cá heo là người bạn tốt. Rút ý 2: A-ri-ôn được đàn cá heo thông minh cứu nạn: - HS đọc to đoạn còn lại, cả lớp đọc thầm. - Vì không tin những điều ông nói. - Chúng bịa chuyện A-ri-ôn đang ở trên đảo, đúng lúc đó A-ri-ôn từ trong bước ra, đám thuỷ thủ sửng sốt -> vua truyền lệnh trị tội bọn cướp. - Đám thuỷ thủ tuy là người nhưng vô cùng tham lam và độc ác, không biết trân trọng tài năng. Cá heo tuy là loài vật nhưng rất thông minh, tình nghĩa, biết cứu người gặp nạn, biết thưởng thức cái hay, cái đẹp. - Xuất hiện những đồng tiền khắc hình một con cá heo cõng người trên lưng. - Thể hiện tình cảm yêu quý của con người với đàn cá heo thông minh. Rút ý 3: Tình cảm yêu quý của con người đối với cá heo. ND: Câu chuyện ca ngợi sự thông minh, tình cảm gắn bó của loài cá heo đối với con người. + Cá heo biểu diễn xiếc + Cá heo cứu các chú bộ đội ở ngoài đảo + Cá heo là tay bơi giỏi nhất - 4 HS đọc nối tiếp, cả lớp theo dõi. Nêu cách đọc. - HS theo dõi GV đọc mẫu. Nhưng những tên cướp đã nhầm. Khi tiếng đàn, tiếng hát của A-ri-ôn vang lên, có một đàn cá heo đã bơi đến vây quanh tàu, say sưa thưởng thức tiếng hát của nghệ sĩ tài ba. Bầy cá heo đã cứu A-ri-ôn. Chúng đưa ông trở về dất liền nhanh hơn cả tàu của bọn cướp. A-ri-ôn tâu với vua toàn bộ sự việc nhưng nhà vua không tin, sai giam ông lại. IV. Củng cố dặn dò: - Nhận xét tiết học. Đọc trước bài “Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà”. ----------------------------------------------- Toán: luyện tập chung. I- Mục tiêu: Giúp HS củng cố về: - Quan hệ giữa 1 và ; giữa và ; giữa và . - Tìm thành phần chưa biết của phép tính với phân số. - Giải bài toán liên quan đến số TBC. II- Lên lớp: 1. Bài cũ: Kiểm tra việc hoàn thiện bài tập ở nhà của HS. 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài: Trong giờ học toán hôm nay, các em cùng luyện tập về quan hệ của một số các phân số thập phân, tìm thành phần chưa biết của phép tính với phân số, giải bài toán về số trung bình cộng. b) Hướng dẫn luyện tập: Bài 1: Yêu cầu HS đọc đề. ? Muốn trả lời được câu hỏi chúng ta phải thực hiện phép tính gì ? -> HS làm bài cá nhân. - Gọi 1 số em báo cáo kết quả. - GV nhận xét, cho điểm. Bài 2: HS đọc đề, xác định yêu cầu - GV nêu câu hỏi để HS nhớ lại các quy tắc tìm thành phần chưa biết của phép tính. - Chữa bài, nhận xét kết quả. Bài 3: Gọi HS đọc đề toán. - Gọi HS nhắc lại quy tắc tìm số TBC? - GV yêu cầu HS làm bài. - Chữa bài, nhận xét. - 1 HS đọc to, xác định yêu cầu của đề. - Phép chia. a) 1: = 10. => 1 gấp 10 lần. b) : = 10 => gấp 10 lần. c): = 10 => gấp 10 lần. - 1 HS đọc to trước lớp - HS vận dụng bài làm. - 2 HS đọc đề, tóm tắt bài toán. - Muốn tìm số TBC ta tìm tổng của các số hạng rồi lấy tổng đó chia cho số số hạng Giải. TB mỗi giờ vòi nước chảy được: (+) : 2 = (bể nước). Đáp số : bể. IV: Củng cố, dặn dò: Tổng kết tiết học, dặn dò về nhà làm bài luyện tập thêm: Một cửa hàng ngày đầu bán được số hàng trong kho, ngày thứ hai bán được số hàng trong kho lúc đầu. Ngày thứ ba bán được số hàng bằng TBC của hai ngày đầu. Hỏi trong kho còn lại mấy phần số hàng trong kho ban đầu? ----------------------------------------------- Lịch sử: Đảng cộng sản Việt Nam ra đời. I- Mục tiêu: Sau bài học, HS biết. - Ngày 03/2/1930, Đảng cộng sản VN ra đời. Lãnh tụ Nguyễn ái Quốc là người chủ trì Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam. - Đảng ra đời là một sự kiện lịch sử trọng đại, đánh dấu một bước ngoặt của cách mạng Việt Nam ta có sự lãnh đạo đúng đắn, giành nhiều thắng lợi to lớn. II- Đồ dùng dạy học: - Chân dung lãnh tụ Nguyễn ái Quốc. III- Lên lớp: 1. Bài cũ: ? Tại sao Nguyễn Tất Thành quyết chí ra đi tìm đường cứu nước ? ? Nêu những khó khăn của Nguyễn Tất Thành khi dự định ra nước ngoài? 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài: Em có biết sự kiện lịch sử gắn với ngày 3/2/1930 không? GV: Ngày 3/2/1930 chính là ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Đảng ta đã ra đời ở đâu, trong hoàn cảnh ntn ? Ai là người giữ vai trò quan trọng trong việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ? Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời câu hỏi này. b) Tìm hiểu: * Hoạt động 1: Hoàn cảnh đất nước năm 1929 và yêu cầu thành lập đảng cộng sản. GV: Sau khi tìm ra con đường cứu nước theo chủ nghĩa Mác- Lê Nin. Lãnh tụ Nguyễn ái Quốc đã tích cực hoạt động, truyền bá chủ nghĩa Mác- Lê Nin về nước, thúc đẩy sự phát triển của phong trào cách mạng Việt Nam. Từ những năm 1929 trở đi, phong trào Cách mạng nước ta phát triển mạnh mẽ. Vậy vào thời gian từ 1929, tình hình Cách mạng VN ta ntn ? HS đọc thầm từ đầu --> mới làm được. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm bàn. ? Theo em, nếu để lâu dài tình hình mất đoàn kết, thiếu thống nhất trong lãnh đạo sẽ có ảnh hưởng ntn với Cách mạng VN? ? Tình hình nói trên đặt ra yêu cầu gì? ? Ai là người có thể đảm đương việc hợp nhất các tổ chức cộng sản trong nước ta thành một tổ chức duy nhất? Vì sao? - GV tổ chức cho HS nêu kết quả. - GV nhận xét kết quả, bổ sung. - HS thảo luận nhóm bàn, trả lời các câu hỏi. + Nếu để lâu dài tình hình trên sẽ làm cho lực lượng cách mạng VN phân tán và không đạt được thắng lợi. + Tình hình nói trên cho ta thấy rằng để tăng thêm sức mạnh của Cách mạng cần phải sớm hợp nhất các tổ chức cộng sản. Việc này đòi hỏi phải có một lãnh tụ đủ uy tín mới làm được. + Chỉ có lãnh tụ Nguyễn ái Quốc mới làm được việc này vì người là một chiến sĩ cộng sản có hiểu biết sâu sắc về lí luận và thực tiễn cách mạng. Người có uy tín trong phong trào cách mạng Quốc tế và được những người yêu nước VN ngưỡng mộ. - 3 HS nêu ý kiến, cả lớp theo dõi, bổ sung GV : Cuối năm 1929, phong trào cách mạng VN rất phát triển, đã có 3 tổ chức cộng sản ra đời và lãnh đạo phong trào. Thế nhưng để 3 tổ chức cùng tồn tại sẽ làm lực lượng cách mạng phân tán, không hiệu quả. Yêu cầu bức thiết đặt ra là phải hợp nhất 3 tổ chức này lại thành 1 tổ chức duy nhất. Lãnh tụ Nguyễn ái Quốc đã làm được điều đó và lúc đó cũng chỉ có Người mới làm được. Chúng ta cùng tìm hiểu về Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản VN. * Hoạt động 2: Hội nghị thành lập đảng cộng sản VN. - Yêu cầu HS đọc SGK hoạt động nhóm trả lời câu hỏi. ? Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản VN được diễn ra ở đâu, vào thời gian nào? ? Hội ... ..: + Các nhóm trình bày kết quả thảo luận. + GV nhận xét, cho điểm IV. Củng cố, dặn dò: - HS nhắc lại cách nấu cơm bằng bếp đun. - Hướng dẫn HS về nhà giúp gia đình nấu cơm. Thể dục : đội hình đội ngũ – Trò chơi “ trao tín gậy” I. Mục tiêu: - Ôn để củng cố và nâng cao kĩ thuật động tác đội hình đội ngũ: Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, đi đều, vòng phải, vòng trái, đổi chân khi sai nhịp. Yêu cầu tập hợp và dồn hàng nhanh, đúng kĩ thuật và khẩu lệnh, đi đều vòng phải, vòng trái khi bẻ góc không xô lệch, biết cách đổi chân khi sai nhịp. - Trò chơi “Trao tín gậy”. Yêu cầu nhanh nhẹn, bình tĩnh trao tín gậy cho bạn, chơi đúng luật, hào hứng, tích cực, nhiệt tình trong khi chơi. II. Địa điểm, phơng tiện: - Địa điểm : Trên sân trờng, vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện. - Phương tiện: Chuẩn bị 1 còi, 4 tín gậy, sân kẽ sẵn. III. Hoạt động dạy học: Phần Nội dung Thời gian Phơng pháp Mở đầu - Tập hợp HS, GV nhận lớp, phổ biến yêu cầu, nhiệm vụ giờ học. - Tập các động tác khởi động - Chạy nhẹ nhàng 1 vòng trên sân 6 – 10 ph Đội hình 4 hàng dọc x x x x x x x x x * x x x x x x x x x x x x x x x x x x Cơ bản * Đội hình đội ngũ: - Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, diểm số, đi đều vòng phải, vòng trái, đổi chân khi sai nhịp. - GV điều khiển lớp tập luyện: 1 -2 lần - Tập luyện theo tổ dưới sự điều khiển của tổ trởng : 5 -6 lần . - GV theo dõi, quan sát, sửa sai cho HS. - Thi đua trình diễn giữa các tổ. GV theo dõi, biểu dương. - Ôn tập cả lớp do lớp trưởng điều khiển. * Trò chơi “Trao tín gậy” - GV nêu tên trò chơi, tập hợp HS theo đội hình chơi, giải thích cách chơi và luật chơi - Tổ chức cho HS chơi, GV quan sát, nhận xét, xử lí các tình huống xảy ra. - Tổ chức thi đua giữa các tổ - Tổng kết trò chơi 18 – 22 ph Đội hình 2 hàng dọc x x x x x x x x x * x x x x x x x x x Đội hình tổ Kết thúc - Tập hợp HS, tập các động tác hồi tỉnh, hát và vỗ tay theo nhịp - Nhận xét, đánh giá tiết học. - Giao nhiệm vụ về nhà 4 -6 ph Đội hình hàng dọc Thứ 6 ngày 9 tháng 10 năm 2009 Toán: Luyện tập I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về: - Biết cách chuyển một phân số thập phân thành hỗn số rồi thành số TP. - Chuyển số đo viết dưới dạng số TP thành số đo viết dưới dạng số TN với đơn vị đo thích hợp. II. Hoạt động dạy học. 1. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS (2 em) lên bảng làm bài tập thêm ở nhà, - GV nhận xét, cho điểm. 2. Giới thiệu bài: 3. Hướng dẫn luyện tập: Bài 1. Gọi HS đọc đề. ? Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - GV viết bảng: và yêu cầu HS tìm cách chuyển phân số thành hỗn số. - GV cho HS trình bày, bổ sung. - GV khẳng định cách làm như SGK. - Cả lớp làm các bài còn lại. - GV chữa bài, cho điểm. Bài 2. ( 3 phân số thứ 2,3,4) Gọi HS đọc đề toán. - Yêu cầu HS dựa htyeo cách làm của bài tập 1 để làm bài tập 2. - Gọi HS chữa bài của bạn. - GV nhận xét, cho điểm. Bài 3. Gọi HS đọc đề bài. GV viết bảng: 2,1 m =.dm, yêu cầu HS tìm số thích hợp điền vào chỗ chấm. - Gọi HS nêu kết quả và cách làm trước lớp. - GV giảng lại cách làm trên, yêu cầu HS làm các bài còn lại. - Gọi HS nhận xét bài làm của bạn. - GV nhận xét, cho điểm - 1 HS đọc trước lớp, cả lớp đọc thầm. + Bài tập yêu cầu chuyển các phân số TP thành hỗn số, sau đó chuyển thành số TP. + Cả lớp quan sát + HS trao đổi và chuyển. + HS trình bày các cách chuyển từ phân số TP sang hỗn số. + HS lắng nghe GV hướng dẫn sau đó làm bài tập còn lại. + 1 HS đọc đề bài. + 1 HS làm bảng lớp, cả lớp làm vào VBT ; + HS chữa bài + 1 HS đọc đề bài. + Trao đổi nhóm để tìm ra số thích hợp. + Một số HS nêu, HS khác bổ sung. 2,1 m = 2 m = 2m 1dm = 21 dm + 1 HS làm bảng lớp, cả lớp làm VBT các bài còn lại. * 5,27 m =.cm 5,27 m = 5m = 5m 27cm = 527 cm * 8,3 m =.cm 8,3 m = 8m = 8m 3dm = 830 cm * 3,15 m =cm 3,15 m = 3m = 3m 15 cm = 315 cm + HS nhận xét. IV. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Về nhà làm bài luyện tập thêm: 1/ Chuyển các phân số sau thành số TP: ; ; ; 2/ Điền số thích hợp vào chỗ chấm: a) 2m 34 cm = cm b) 5m 7 dm =cm 8m 90 cm =..dm 6m 40 cm =.cm -------------------------------------------- Luyện từ và câu: Luyện tập về từ nhiều nghĩa I. Mục tiêu: Giúp HS: - Xác định được nghĩa gốc, nghĩa chuyển của một số từ nhiều nghĩa được dùng trong câu. - Đặt câu để phân biệt được các nghĩa của từ nhiều nghĩa là động từ. II. Đồ dùng dạy học. - Bảng phụ ghi sẵn bài tập trong SGK. III. Hoạt động dạy học. 1. Bài cũ: Tìm nghĩa chuyển trong các từ: lưỡi, miệng, cổ. - Thế nào là từ nhiều nghĩa? Cho VD. 2. Bài mới. a) Giới thiệu bài: - Em có nhận xét gì về từ loại của các từ nhiều nghĩa ở tiết trước?( Danh từ) - Các em đã hiểu thế nào là từ nhiều nghĩa. Các từ ở tiết trước là danh từ. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về từ nhiều nghĩa là động từ. b) Hướng dẫn làm bài tập. Bài 1: Gọi HS đọc nội dung và yêu cầu của bài tập. - Yêu cầu HS tự làm bài, dùng bút chì nối lời giải nghĩa thích hợp với câu mà từ “chạy” mang nghĩa đó. - Gọi HS nhận xét bài làm của bạn. - GV nhận xét, kết luận lời giải đúng: 1 - d ; 2 - c ; 3 - a ; 4 - b - HS đọc thành tiếng trước lớp. - 1 HS làm bảng lớp, cả lớp làm VBT. Nhận xét, bổ sung A – Câu B – Nghĩa của từ 1- Bé lon ton chạy trên sân a- Hoạt động của máy móc 2 – Tàu chạy băng băng trên b- Khẩn trương tránh những điều đường ray không may sắp xảy đến. 3- Đồng hồ chạy đúng giờ c- Sự di chuyển nhanh của phương tiện giao thông 4- Dân làng khẩn trương chạy lũ d- Sự di chuyến nhanh bằng chân Bài 2. – Gọi HS đọc nét nghĩa của từ chạy được nêu trong BT2. - Gọi HS trả lời câu hỏi. ? Hoạt động của đồng hồ được coi là hoạt động di chuyển được không? ? Hoạt động của tàu trên đường ray có thể coi là sự di chuyển được không? GV: Từ chạy là từ nhiều nghĩa. Các nghĩa chuyển được suy ra từ nhiều nghĩa gốc. Nghĩa chung trong tất cả các câu trên là sự vận động nhanh. Bài 3: - Gọi HS đọc nội dung và yêu cầu của bài tập. - HS tự làm bài tập, dùng bút chì gạch 1 gạch dưới nghĩa gốc, 2 gạch dưới nghĩa chuyển. - Gọi HS nêu kết quả. ? Đặt một câu với từ vừa tìm được? ? Nghĩa gốc của từ ăn là gì? GV: Từ ăn là từ nhiều nghĩa. Nghĩa gốc của từ ăn là hoạt động tự đưa thức ăn vào miệng. Bài 4: - Gọi HS đọc đề - HS tự làm vào VBT - Nhận xét , kết luận câu đúng. IV. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Tìm thêm một số từ nhiều nghĩa khác. - HS đọc to trước lớp Nét nghĩa chung của từ chạy có trong tất cả các câu trên là: sự vận động nhanh. - Trao đổi và trả lời: + Hoạt động của đồng hồ là hoạt động của máy móc, tạo ra âm thanh. +Hoạt động của tàu trên đường ray là sự di chuyển của phương tiện giao thông. - 1 HS đọc thành tiếng. - Dùng bút chì gạch chân. a) Bác Lê lội ruộng nhiều nên bị nước ăn chân. b) Cứ chiều chiều, Vũ lại nghe tiếng còi tàu vào cảng ăn than. c) Hôm nào cũng vậy, cả gia đình tôi cùng ăn với nhau bữa cơm tối rất vui vẻ. - HS nêu. Cả lớp nhận xét, bổ sung. - 1 HS đọc thành tiếng. + 4 HS lên làm bảng lớp, cả lớp làm VBT. + Nhận xét bài làm của bạn -------------------------------------------- Tập làm văn: Luyện tập tả cảnh I. Mục tiêu: Giúp HS: - Viết đoạn văn miêu tả cảnh sông nước dựa theo dàn ý đã lập từ trước. Yêu cầu nêu được đặc điểm của sự vật được miêu tả trình tự, hợp lý, nêu được nét đặc sắc, riêng biệt của cảnh vật, thể hiện được tình cảm của người viết khi miêu tả. II. Đồ dùng dạy học. - Đề bài viết sắn trên lớp. - Giấy khổ to, bút dạ. III. Hoạt động dạy học. 1. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS đọc dàn bài văn miêu tả cảnh sông nước. Nhận xét, cho điểm. 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài: Các em đã lập được dàn bài chi tiết cho bài văn miêu tả cảnh sông nước. Phần thân bài của bài văn tả cảnh sẽ có nhiều đoạn văn. Hôm nay các em cùng thực hành viết một đoạn văn trong phần thân bài của bài văn miêu tả cảnh sông nước. b) Hướng dẫn làm bài tập: - Gọi HS đọc đề bài và phần gợi ý. - Gọi HS đọc bài văn: Vịnh Hạ Long. - Yêu cầu HS tự viết đoan văn. + GV hướng dẫn, gợi ý cho những HS gặp khó khăn. - Yêu cầu 2 HS trình bày bài viết. - GV cùng HS nhận xét, bổ sung. - Gọi 5 HS lần lượt đọc bài làm của mình. - GV nhận xét, cho điểm + 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm. + 1 HS đọc thành tiếng. + HS làm vào VBT. + 2 HS lần lượt trình bày. + Cả lớp theo dõi nhận xét. + 5 HS đọc bài. Ví dụ: 1- Cảnh biển Hạ Long thật đẹp. Sáng sớm biển mơ màng dịu hơi sương. Đi trên bãi biển ta như cảm thấy có hơi nước bốc lên. Khi mặt trời đội biển nhô lên, khung cảnh thật huy hoàng, những con sóng nhẹ rì rào vỗ vào bờ. Mặt nước lấp loáng như dát bạc. Trời xanh thẳm in bóng xuống đáy biển. Buổi trưa, ánh nắng chói chang hắt xuống mặt biển. Nước biển như chuyển sang màuđỏ. Chiều về, mặt biển như chiếc thau đồng đỏ ối từ từ khuất sau những dãy núi. Nước biển nhuốm màu vàng nhạt. Khung cảnh ở đây thật nên thơ. Đứng trước biển, lòng ta như nhẹ nhàng, bình yên hơn. 2- Con sông quê tôi từ bao đời nay đã gắn liền với cuộc sống của mỗi người dân. Ngày ngày, tiếng sóng vỗ ì oạp vào hai bên bờ như tiếng mẹ vỗ về yêu thương. Con sông hiền hoà, yêu thương, uốn quanh một dải đất trù phú. Nước sông bốn mùa đục ngầu. Dường như trên mình nó chở nặng phù sa bồi đắp cho những bãi ngô quanh năm xanh tốt. Nước sông lững lờ chảy. Đứng ở bờ bên này, có thể nhìn thấy khói bếp bay lên sau những rặng tre của làng bên. Đứng ở trên cầu nhìn về xuôi, con sông như mái tóc dài óng ả của thiếu nữ. Làn gió nhẹ mang theo hơi nước táp vào da mặt. Mặt sông lăn tăn gợn sóng. Đâu đó vọng lại tiếng bác thuyền chài gõ cá. Tuổi thơ ai cũng đã từng một lần được tắm mát trên con sông quê mình. Con sông quê hương là một kỉ niệm êm đầm của tuổi thơ tôi. IV. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Về nhà tiếp tục hoàn thiện đoạn văn và quan sát, ghi lại một cảnh đẹp ở địa phương em. Sinh hoạt : tuần 07 I Mục tiêu -Đáng giá hoạt động tuần 07 - Rút kinh nghiệm tuần sau -Vạch kế hoạch tuần 08 II Nội dung sinh hoạt 1. Lớp trưởng tổng hợp kết quả hoạt động của lớp tuần 07 + Nề nếp + Sinh hoạt 15 phút + Lao động vệ sinh + Học tập ở nhà: Làm thiếu bài tập ( Đại,Đình ) 2 . GV đánh giá chung + Nề nếp học tập : - Có nhiều tiến bộ Học tăng buổi đi đầy đủ + Sinh hoạt 15 phút: Tốt + Học tập: vắng 1( Anh Vân ) + Lao động vệ sinh : Tương đối tốt: + Tổ dẫn đầu: tổ 2 3 Kế hạch thời gian tới :(Tuần 08) - Khắc phục tồn tại tuần 07 - Chăm sóc bồn hoa cây cảnh. - Đẩy mạnh việc học tập ở nhà - Nạp các loại quỹ
Tài liệu đính kèm: