Tập đọc
THƯ GỬI CÁC HỌC SINH
I/ Mục tiêu:
1. Đọc trôi chảy, lưu loát bức thư của Bác Hồ.
- Đọc đúng các từ ngữ, câu trong bài.
- Thể hiện được tình cảm thân ái, trìu mến, thiết tha, tin tưởng của Bác đối với thiếu nhi Việt Nam.
2. Hiểu bài:
- Hiểu các từ ngữ trong bài.
- Hiểu nội dung bức thư: Bác Hồ khuyên HS chăm học, nghe thầy, yêu bạn và tin tưởng rằng HS sẽ kế tục xứng đáng sự nghiệp của cha ông, xây dựng thành công nước Việt Nam mới.
3. Thuộc lòng một đoạn thư.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ bài đọc sgk.
- Bảng phụ viết đoạn thư HS cần thuộc lòng.
III/ Hoạt động dạy học:
1/ GV giới thiệu bài:
- GV giới thiệu chủ điểm Việt Nam - Tổ quốc em.
- Giới thiệu Thư gửi các học sinh: Là bức thư Bác Hồ gửi HS cả nước nhân ngày khai giảng đầu tiên, sau khi nước ta giành được độc lập, chấm dứt ách thống trị của thực dân Pháp, phát xít Nhật và vua quan phong kiến. Thư nói về trách nhiệm của HS Việt Nam với đất nước, thể hiện niềm hy vọng của Bác vào những chủ nhân tương lai của đất nước.
Tuần 2 - 27; Tuần 3 - 48; Tuần 4 - 70. Tuần 5 – 94. Tuần 6 – 117. Tuần 7: 137. Tuần 8 - 162. Tuần 9 - 186 Tuần 10 - 211 Tuần 11 - 232 .Tuần 12 - 255. Tuần 13 - 279. Tuần 14 - 304. Tuần 15 - 330. Tuần 16 - 356. Tuần 17 - 381. Tuần 18 - 401. Tuần 19 - 418. Tuần 20 - 443. Tuần 21 - 470. Tuần 22 - 496. Tuần 23 - 522. Tuần 24 - 548. Tuần 25 - 576. Tuần 26 - 609. Tuần 27 - 635. Tuần 28 - 665. Tuần 29 - 689. Tuần 30 - 717. Tuần 31 - 744. Tuần 32 - 767. Tuần 33 - 794. Tuần 34 - 819 Tuần 1 Thứ 5 ngày 6 tháng 09 năm 2012. Tập đọc Thư gửi các học sinh I/ Mục tiêu: 1. Đọc trôi chảy, lưu loát bức thư của Bác Hồ. - Đọc đúng các từ ngữ, câu trong bài. - Thể hiện được tình cảm thân ái, trìu mến, thiết tha, tin tưởng của Bác đối với thiếu nhi Việt Nam. 2. Hiểu bài: - Hiểu các từ ngữ trong bài. - Hiểu nội dung bức thư: Bác Hồ khuyên HS chăm học, nghe thầy, yêu bạn và tin tưởng rằng HS sẽ kế tục xứng đáng sự nghiệp của cha ông, xây dựng thành công nước Việt Nam mới. 3. Thuộc lòng một đoạn thư. II/ Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ bài đọc sgk. - Bảng phụ viết đoạn thư HS cần thuộc lòng. III/ Hoạt động dạy học: 1/ GV giới thiệu bài: - GV giới thiệu chủ điểm Việt Nam - Tổ quốc em. - Giới thiệu Thư gửi các học sinh: Là bức thư Bác Hồ gửi HS cả nước nhân ngày khai giảng đầu tiên, sau khi nước ta giành được độc lập, chấm dứt ách thống trị của thực dân Pháp, phát xít Nhật và vua quan phong kiến. Thư nói về trách nhiệm của HS Việt Nam với đất nước, thể hiện niềm hy vọng của Bác vào những chủ nhân tương lai của đất nước. 2/ HDHS luyện đọc và tìm hiểu bài: a) Luyện đọc: - Một HS khá, giỏi đọc. - HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài (2 - 3 lượt). Đoạn 1: Từ đầu đến Vậy các em nghĩ sao. Đoạn 2: Phần còn lại. - HS đọc, GV kết hợp sửa lỗi phát âm cho các em. - HS đọc thầm phần chú giải và GV có thể giải thích thêm cho HS rõ. - HS luyện đọc theo cặp. - Một HS đọc cả bài. - GV đọc diễn cảm toàn bài. b) Tìm hiểu bài: - HS đọc thầm đoạn 1: Từ đầu đến Vậy các em nghĩ sao? - Ngày khai trường tháng 9 năm 1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác? + Đó là ngày khai trường đầu tiên ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, ngày khai trường ở nước Việt Nam độc lập sau 80 năm bị thực dân Pháp đô hộ. Từ ngày khai trường này các em HS bắt đầu được hưởng một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam. - HS đọc thầm đoạn 2: Đoạn còn lại. - Sau cách mạng tháng Tám, nhiệm vụ của toàn dân là gì? (Xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại, làm cho nước ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu). - HS có trách nhiệm như thế nào trong công cuộc kiến thiết đất nước? (HS phải cố gắng siêng năng học tập, ngoan ngoãn, nghe thầy, yêu bạn để lớn lên xây dựng đất nước, làm cho dân tộc Việt Nam bước tới đài vinh quang, sánh vai với các cường quốc năm châu). c) HDHS đọc diễn cảm: - GV đọc mẫu đoạn 2. - HS thi đọc diễn cảm trước lớp. - Có thể cho đoạn HS cần đọc thuộc lòng: "Từ sau 80 năm giời nô lệ ... nhờ một phân phần lớn ở công học tập của các em". Đọc nhấn giọng ở các từ ngữ: xây dựng lại, trông mong, chờ đợi, tươi đẹp, hay không, sánh vai, phần lớn. Nghỉ hơi đúng giữa các cụm từ: ngày nay/ chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta; nước nhà trông mong/ chờ đợi ở các em rất nhiều. d) HDHS đọc thuộc lòng: - HS nhẩm học thuộc lòng đoạn: "Từ sau 80 năm giời nô lệ ... nhờ một phân phần lớn ở công học tập của các em". - GV tổ chức cho các em thi đọc thuộc tại lớp. 3/ Cũng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Xem bài học tiếp theo: Quang cảnh làng mạc ngày mùa. Chính tả Việt Nam thân yêu I/ Mục tiêu: 1. Nghe - viết đúng, trình bày đúng bài chính tả "Việt Nam thân yêu". 2. Làm bài tập để cũng cố quy tắc viết chính tả với ng/ngh, g/gh, c/k. II/ Đồ dùng dạy học: - VBT Tiếng Việt 5 tập 1. - Bút dạ và 3 - 4 tờ phiếu to viết từ ngữ, cụm từ hoặc câu có tiếng cần điền vào ô trống ở bài tập 2; 3 - 4 tờ phiếu kẻ bảng nội dung bài tập 3. III/ Hoạt động dạy học: 1/ GV giới thiệu bài: - GV giới thiệu nội dung bài viết và lưu ý HS về yêu cầu của giờ chính tả. 2/ HDHS nghe - viết: - GV đọc bài chính tả trong sgk 1 lượt, HS theo dõi. - HS đọc thầm lại bài chính tả. GV nhắc các em chú ý cách trình bày bài, từ ngữ dễ viết sai như: Mênh mông, biển lúa, dập dờn ... - GV đọc cho các em viết. - GV đọc lại toàn bài chính tả cho HS rà soát lại và sửa lỗi. - GV chấm, chữa 7 - 10 bài. - GV nêu nhận xét chung. 3/ HDHS làm bài tập chính tả: Bài tập 2: - Một HS nêu yêu cầu của bài tập. - GV nhắc các em nhớ ô trống có số 1 là tiếng bắt đầu bằng ng hoặc ngh; ô số 2 là tiếng bắt đầu bằng g hoặc gh; ô số 3 là tiếng bắt đầu bằng c hoặc k. - GV dán 3 tờ giấy khổ to ghi từ ngữ, cụm từ có tiếng cần điền, HS lên bảng trình bày. - Một vài HS tiếp nối nhau đọc lại bài văn đã hoàn chỉnh. - Điền là: ngày, ghi, ngát, ngữ, nghỉ, gái, có, ngày, của, kết, của, kiên, kĩ. Bài tập 3: - Một HS nêu yêu cầu của bài tập. - GV dán 3 tờ phiếu lên bảng, HS lên bảng thi làm bài nhanh. (VD: âm đầu "cờ" đứng trước i, ê, e viết là k; đứng trước các âm còn lại (a, o, ô, ơ, ư ...) viết là c) - Cả lớp và GV nhận xét. - Hai HS nhìn bảng nhắc lại quy tắc viết ng/ngh, g/gh, c/k. - HS nhẩm học thuộc quy tắc. - GV cất bảng, gọi HS nhắc lại quy tắc. - HS sửa bài theo lời giải đúng: Âm đầu Đứng trước i, ê, e Đứng trước các âm còn lại Âm "cờ" Viết là k Viết là c Âm "gờ" Viết là gh Viết là g Âm "ngờ" Viết là ngh Viết là ng 4/ Cũng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Nhắc HS ghi nhớ quy tắc viết chính tả với: ng/ngh, g/gh, c/k. Toán 01. Ôn tập: Khái niệm về phân số I/ Mục tiêu: - Giúp HS: Cũng cố khái niệm ban đầu về phân số; đọc, viết phân số. - Ôn tập cách viết thương, viết số tự nhiên dưới dạng phân số. II/ Đồ dùng dạy học: - Các tấm bìa cắt và vẽ như các hình vẽ trong sgk. III/ Hoạt động dạy học: 1/ Ôn tập khái niệm ban đầu về phân số. - GVHDHS quan sát từng tấm bìa rồi nêu tên gọi phân số, tự viết phân số đó và đọc phân số. Ví dụ: GV cho HS quan sát tấm bìa rồi nêu: Một băng giấy được chia thành 3 phần bằng nhau, tô màu 2 phần, tức là tô màu hai phần ba băng giấy, ta có phân số: đọc là: Hai phần ba. - Gọi một vài HS nhắc lại. - Làm tương tự với các tấm bìa còn lại. - Cho HS chỉ vào các phân số và nêu cách đọc, đó là các phân số. 2/ Ôn tập cách viết thương hai số tự nhiên, cách viết mỗi số tự nhiên dưới dạng phân số. - GVHDHS lần lượt viết: 1 : 3; 4 : 10; 9 : 2; ... dưới dạng phân số. Chẳng hạn: 1 : 3 = rồi giúp HS tự nêu: 1 chia 3 có thương là 1 phần 3. - Tương tự với các phép chia còn lại. - GV giúp HS nêu như chú ý: Có thể dùng phân số để ghi kết quả của phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0. Phân số đó cũng được gọi là thương của phép chia đã cho. - Tương tự như trên đối với các chú ý 2, 3 và 4 trong sgk. 3/ Thực hành: - GVHDHS lần lượt làm các bài tập 1, 2, 3, 4 sgk. Khoa học Con người và sức khoẻ Bài 1: Sự sinh sản I/ Mục tiêu: - Giúp HS có khả năng nhận ra mỗi trẻ em đều do bố, mẹ sinh ra và có những đặc điểm giống với bố, mẹ của mình. - Nêu ý nghĩa của sự sinh sản. II/ Đồ dùng dạy học: - Bộ phiếu dùng cho trò chơi "Bé là con ai?" - Hình trang 4, 5 sgk. III/ Hoạt động dạy học: * Hoạt động 1: Trò chơi "Bé là con ai?" * Mục tiêu: HS nhận ra mỗi trẻ em đều do bố, mẹ sinh ra và có những đặc điểm giống với bố, mẹ của mình. * Bước 1: GV phổ biến cách chơi: - Mỗi HS sẽ được phát một phiếu, nếu ai nhận được phiếu có hình em bé, sẽ phải đi tìm bố hoặc mẹ của em bé đó. Ngược lại, ai nhận được phiếu có hình bố hoặc mẹ sẽ phải đi tìm con mình. - Ai tìm được đúng hình (Trước thời gian quy định) là thắng, ngược lại thì thua. * Bước 2: GV tổ chức cho HS chơi như HD ở trên. * Bước 3: Kết thúc trò chơi, sau khi tuyên dương các cặp thắng cuộc, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: - Tại sao chúng ta tìm được bố, mẹ cho các em bé? - Qua trò chơi các em rút ra được điều gì? Kết luận: Mọi trẻ em đều do bố, mẹ sinh ra và có những đặc điểm giống với bố, mẹ của mình. * Hoạt động 2: Làm việc với sgk. * Mục tiêu: HS nêu được ý nghĩa của sự sinh sản. * Bước 1: GVHDHS: - Yêu cầu HS quan sát các hình 1, 2, 3 trang 4, 5 sgk và đọc lời thoại giữa các nhân vật trong hình. - Các em liên hệ đến gia đình mình. Ví dụ: Đối với gia đình bạn nào sống chung với ông, bà: Lúc đầu, trong nhà chỉ có ông bà, sau đó ông bà sinh ra bố (hoặc mẹ) và cô hay chú (hoặc dì hay cậu) (nếu có) ... rồi bố và mẹ lấy nhau sinh ra anh hay chị (nếu có) rồi đến mình ... * Bước 2: Làm việc theo cặp. - HS làm việc theo HD của GV. * Bước 3: GV yêu cầu một số HS trình bày kết quả làm việc theo cặp trước lớp. - Sau đó GV yêu cầu HS thảo luận để tìm ra được ý nghĩa của sự sinh sản thông qua các câu hỏi: - Hãy nói về ý nghĩa của sự sinh sản đối với mỗi gia đình, dòng họ? - Điều gì sẽ xảy ra nếu con người không có khả năng sinh sản? Kết luận: Nhờ có sinh sản mà các thế hệ trong mỗi gia đình, dòng họ được duy trì, kế tiếp nhau. Chiều Thứ 5 ngày 6 tháng 09 năm 2012. Toán Ôn tập: Tính chất cơ bản của phân số I/ Mục tiêu: - Giúp HS: Nhớ lại tính chất cơ bản của phân số. - Biết vận dụng tính chất cơ bản của phân số để rút gọn phân số, quy đồng mẫu số các phân số. II/ Hoạt động dạy học: 1/ Ôn tập tính chất cơ bản của phân số: - GVHDHS thực hiện theo ví dụ 1, có thể nêu như sau: HS chọn một số thích hợp để điền vào ô trống. Lưu ý HS: điền số nào vào ô trống phía trên dấu gạch ngang thì cũng phải điền số đó vào ô trống ở phía dưới gạch ngang, và số đó phải là số tự nhiên khác 0. Tiếp đó HS tự tính các tích rồi viết kết quả vào chỗ chấm thích hợp. hoặc - Cho HS nêu nhận xét thành 1 câu khái quát như trong sgk. - Tương tự với ví dụ 2. - Sau cả hai ví dụ GV giúp HS nêu toàn bộ tính chất cơ bản của phân số. 2/ ứng dụng tính chất cơ bản của phân số: - GVHDHS tự rút gọn phân số: . Lưu ý HS nhớ lại: - Rút gọn phân số để được một phân số có tử số và mẫu số bé đi mà phân số mới vẫn bằng phân số đã cho. - Phải rút gọn phân số cho đến khi không thể rút gọn được nữa (Tức là nhận được phân số tối giản. - Cho HS làm bài tập 1: - Chú ý khi chữa bài nên cho HS trao đổi để nhận ra: Có nhiều cách rút gọn phân số, cách nhanh nhất là chọn được số lớn nhất mà tử số và mẫu số của phân số đã cho đều chia hết cho số đó. - GVHDHS tự quy đồng mẫu số các phân số nêu trong ví dụ 1 và ví dụ 2, tự nêu cách quy đồng mẫu số ứng với từ ... có tác dụng gì? Ê Ngăn cách các vế câu. Ê Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ. Ê Ngăn cách các từ cùng làm vị ngữ. - GV cho HS làm bài trong SGK. Câu 1: ý a (Cây gạo già; thân cây xù xì, gai góc, mốc meo; Thương và lũ bạn lớn lên đã thấy cây gạo nở hoa). Câu 2: ý b (Cây gạo xòe thêm được một tán lá tròn vươn cao lên trời). Câu 3: ý c (Hoa gạo nở làm bến sông sáng bừng lên). Câu 4: ý c (Vì có kẻ đào cát dưới gốc gạo, làm rễ cây trơ ra). Câu 5: ý b (Lấy đất phù sa đắp kín những cái rễ cây bị trơ ra). Câu 6: ý b (Thể hiện ý thức bảo vệ môi trường). Câu 7: ý b (Cây gạo buồn thiu, những chiếc lá cụp xuống, ủ ê). Câu 8: ý a (Nối bằng từ "Vậy mà"). Câu 9: ý a (Dùng từ ngữ nối và lặp từ ngữ). Câu 10: ý c (Ngăn cách các từ cùng làm vị ngữ). Toán 174. luyện tập chung. I/ Mục tiêu: Giúp HS ôn tập, cũng cố về giải bài toán liên quan đến chuyển động cùng chiều, tỉ số phần trăm, tính thể tích hình hộp chữ nhật, ... và sử dụng máy tính bỏ túi. II/ Hoạt động dạy học: 1/ Thực hành: Phần 1: HS tự làm rồi nêu kết quả. Bài 1: Khoanh vào C (vì ở đoạn đường thứ nhất ô tô đã đi hết 1 giờ, ở đoạn đường thứ hai ô tô đã đi hết: 60 : 30 = 2 giờ nên tổng số thời gian ô tô đi cả hai đoạn đường là: 1 + 2 = 3 giờ) Bài 2: Khoanh vào A (vì thể tích bể cá là 60 x 40 x 40 = 96000 cm3 hay 96 dm3; thể tích của nửa bể cá là: 96 : 2 = 48 dm3, vậy cần đổ vào bể 48 lít nước để nửa bể có nước). Bài 3: Khoanh vào B (vì cứ mỗi giờ Vừ tiến gần tới Lềnh được: 11 - 5 = 6 km, thời gian Vừ đi để đuổi kịp Lềnh là: 8 : 6 = giờ hay 80 phút). Phần 2: Cho HS tự làm rồi chữa bài. Bài 1: Giải: Phân số chỉ tổng số tuổi của con gái và của con trai là: (tuổi của mẹ) Coi tổng số tuổi của hai con là 9 phần bằng nhau thì tuổi của mẹ là 20 phần như thế. Vậy tuổi của mẹ là: (tuổi) Đáp số: 40 tuổi Bài 2: HS được sử dụng máy tính. Giải: a) Số dân ở Hà Nội năm đó là: 2 627 x 921 = 2 419 467 (người) Số dân ở Sơn La năm đó là: 61 x 14 210 = 868810 (người) Tỉ số phần trăm của số dân ở Sơn La và số dân ở Hà Nội là: 868 810 : 2 419 467 = 0,3582 ... = 35,82% b) Nếu mật độ dân số của Sơn La là 100 người/km2 thì trung bình mỗi ki-lô-mét vuông sẽ có thêm: 100 - 61 = 39 (người), khi đó số dân của tỉnh Sơn La tăng thêm là: 39 x 14 210 = 554 190 (người) Đáp số: a) khoảng 35,82%; b) 554 190 người. 2/ Cũng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Dặn ôn luyện ở nhà, chuẩn bị cho tiết kiểm tra. Thể dục Bài 70: tổng kết môn học I/ Mục tiêu: Tổng kết môn học. Yêu cầu hệ thống được những kiến thức, kĩ năng cơ bản đã học trong năm, đánh giá được sự cố gắng và những điêmr còn hạn chế, kết hợp có tuyên dương, khen thưởng những học sinh xuất sắc. II/ Địa điểm, phương tiện: - Địa điểm: Trong lớp học. - Kẻ bảng: Hệ thống hóa kiến thức, kĩ năng. Đội hình đội ngũ Bài thể dục phát triển chung Bài tập RLTTKNCB Môn thể thao tự chọn Trò chơi vận động Ôn: - - - - Các động tác: - - - - 1. Ôn: - - 2. Học mới: - 1. Ôn: - - 2. Học mới: - 1. Ôn: - - 2. Học mới: - III/ Nôi dung và phương pháp lên lớp: 1/ Phần mở đầu: 4 - 5 phút. - Cán sự điều khiển lớp tập trung, GV nhận lớp, phổ biến nhanh nhiệm vụ, yêu cầu bài học: 1 phút. - Vỗ tay, hát. - Một số động tác khởi động tại chỗ. - Trò chơi. 2/ Phần cơ bản: 22 - 24 phút. - GV cùng HS hệ thống lại các nội dung đã học theo bảng đã lập sẵn. - Cho HS thực hành một số động tác. - GV đánh giá kết quả học tập và tinh thần, thái độ học tập của HS trong năm học. - Tuyên dương một số cá nhân, tổ. 3/ Phần kết thúc: 4 - 6 phút. - Vỗ tay, hát. - Dặn ôn tập trong hè và giữ gìn sức khỏe. Thứ 6 ngày 13 tháng 05 năm 2011. Tiếng việt Kiểm tra - Tập làm văn Tiết 8: Đề ra: Hãy tả cảnh trường em trước giờ vào học buổi sáng. I/ Mục tiêu: HS viết được một bài văn tả cảnh hoàn chỉnh có bố cục rõ ràng, đủ ý; thể hiện được những quan sát riêng; dùng từ, đặt câu, liên kết câu đúng, câu văn có hình ảnh, có cảm xúc. II/ Đồ dùng dạy học: - Dàn ý cho đề văn của mỗi HS. III/ Hoạt động dạy học: 1/ Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu của tiết kiểm tra. 2/ HDHS làm bài: - HS đọc đề bài. - GV nhắc HS vận dụng dàn ý. 3/ HS làm bài: 4/ Cũng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học. Toán 175. đề kiểm tra cuối năm. I/ Mục tiêu: Kiểm tra kết quả học tập của HS về: - Kiến thức ban đầu về số thập phân, kĩ năng thực hành tính với số thập phân, tỉ số phần trăm. - Tính diện tích, thể tích một số hình đã học. - Giải bài toán về chuyển động đều. II/ Hoạt động dạy học: Đề ra: I - Phần trắc nghiệm: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng: 1. Chữ số 9 trong số thập phân 17,209 thuộc hàng nào? A. Hàng nghìn B. Hàng phần mười C. Hàng phần trăm D. Hàng phần nghìn 2. Phân số viết dưới dạng số thập phân là: A. 4,5 B. 8,0 C. 0,8 D. 0,45 3. Khoảng thời gian từ lúc 7 giờ kém 10 phút đến lúc 7 giờ 30 phút là: A. 10 phút B. 20 phút C. 30 phút D. 40 phút 4. Hình dưới đây gồm 6 hình lập phương, mỗi hình lập phương đều có cạnh bằng 3cm. Thể tích của hình đó là: A. 18 cm3 B. 54 cm3 C. 162 cm3 D. 243 cm3 5. Đội bóng của một trường học đã thi đấu 20 trận, thắng 19 trận. Như thế tỉ số phần trăm các trận thắng của đội bóng đó là: A. 19% B. 85% C. 90% D. 95% II - Phần vận dụng và tự luận: 1. Đặt tính rồi tính: a) 5,006 + 2,357 + 4,5 b) 63,21 - 14,75 ..................................... .................................................... ..................................... .................................................... ..................................... .................................................... ..................................... .................................................... ..................................... .................................................... c) 21,8 x 3,4 d) 24,36 : 6 ..................................... .................................................... ..................................... .................................................... ..................................... .................................................... ..................................... .................................................... ..................................... .................................................... 2. Một ô tô đi từ tỉnh A lúc 7 giờ và đến tỉnh B lúc 11 giờ 45 phút. Ô tô đi với vận tốc 48 km/giờ và nghỉ ở dọc đường mất 15 phút. Tính quãng đường AB? Giải: ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. 40 m 60 m • • ............................................................................................................................................. 3. Viết kết quả tính vào chỗ chấm: Một mảnh đất gồm hai nửa hình tròn và một hình chữ nhật có kích thước như hình bên. Diện tích của mảnh đất là: ....................... Khoa học 70. Ôn tập và kiểm tra cuối năm I/ Mục tiêu: Sau bài học, HS có khả năng: - Cũng cố kiến thức đã học về sự sinh sản của động vật. Vận dụng một số kiến thức về sự sinh sản của động vật đẻ trứng trong việc tiêu diệt những con vật có hại cho sức khoẻ con người. - Cũng cố một số kiến thức về bảo vệ môi trường đất, môi trường rừng. - Nhận biết các nguồn năng lượng sạch. - Có ý thức sử dụng tiết kiệm các nguồn tài nguyên thiên nhiên. II/ Đồ dùng dạy học: - Hình trang 144, 145, 146, 147 SGK. III/ Hoạt động dạy học: - HS làm BT trong SGK. - Đáp án: Câu 1: 1.1: Gián đẻ trứng vào tủ; bướm đẻ trứng vào cây bắp cải; ếch đẻ trứngđưới nước, ao, hồ; Muỗi đẻ trứng vào chum, vại đựng nước; chim đẻ trứng vào tổ ở cành cây. 1.2: Để diệt trứng gián và muỗi ngay từ trứng hoặc ấu trùng của nó cần giữ vệ sinh nhà ở sạch sẽ; chum, vại đựng nước cần có nắp đậy, ... Câu 2: Tên giai đoạn còn thiếu trong chu trình sống của các con vật ở từng hình như sau: a) Nhộng. b) Trứng. c) Sâu. Câu 3: Chọn câu trả lời đúng: g) Lợn. Câu 4: 1 - c; 2 - a; 3 - b. Câu 5: ý kiến b. Câu 6: Đất ở đó sẽ bị xói mòn, bạc màu. Câu 7: Khi rừng đầu nguồn bị phá huỷ, không còn cây cối giữ nước, nước thoát nhanh, gây lũ lụt. Câu 8: Chọn câu trả lời đúng: d) Năng lượng từ than đá, xăng, dầu, khí đốt, ... Câu 9: Năng lượng sạch hiện đang được sử dụng ở nước ta: năng lượng mặt trời, gió, nước chảy. IV/ Cũng cố, dặn dò: - GV hệ thống lại bài học. Kĩ thuật lắp ghép mô hình máy cày (Tiết 3) I/ Mục tiêu: HS cần phải: - Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp mô hình máy cày. - Lắp được từng bộ phận và mô hình đúng kĩ thuật, đúng quy trình. - Rèn luyện tính cẩn thận khi thao tác lắp, tháo các chi tiết. II/ Đồ dùng dạy học: - Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật. III/ Hoạt động dạy học: 1/ Giới thiệu bài. - GV giới thiệu bài nêu mục tiêu bài học. * Hoạt động 3: HS thực hành lắp mô hình máy cày. a) Chọn các chi tiết: - HS chọn đúng, đủ từng loại chi tiết. - Xếp các chi tiết đã chọn vào nắp hộp theo từng loại chi tiết. - GV kiểm tra HS chọn các chi tiết. b) Lắp từng bộ phận: - Trước khi thực hành, GV nhắc HS chú ý: các bước lắp. - GV theo dõi và uốn nắn. - Nhắc HS khi lắp ráp cần chú ý: Vít và các bộ phận cần chặt chẽ với nhau. * Hoạt động 4: Đánh giá sản phẩm. - GV tổ chức cho SH trưng bày sản phẩm theo nhóm. - GV nhận xét, đánh giá sản phẩm của HS. - GV nhắc HS tháo rời các bộ phận, sau đó tháo rời các chi tiết và xếp đúng vị trí vào ngăn hộp. IV/ Nhận xét dặn dò: - GV nhận xét đánh giá về kĩ năng lắp ghép của HS trong cả quá trình học tập.
Tài liệu đính kèm: