Toán
SỐ THẬP PHÂN BẰNG NHAU
I/Mục tiêu: Giúp học sinh
- Biết viết thêm số 0 vào bên phải phần thập phân hoặc bỏ chữ số 0 ở tận cùng bên phải phần thập phâncủa số thập phân thì giá trị thập phân không thay đổi.
II/ Đồ dùng Dạy- Học:
- Bảng phụ cá nhân, nhóm
III/ Các hoạt động Dạy- Học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
A/ Kiểm tra bài cũ: Luyện tập
- Kiểm tra 2 HS
B/ Bài mới:
1/ Giới thiệu bài
Nêu mục tiêu tiết học
2/ Nhận xét:
- Nêu ví dụ, phần a/Sgk- 40
- Hướng dẫn rút kết luận (như Sgk/ 40), cho VD
3/ Thực hành:
- Hướng dẫn làm các bài tập 1; 2; 3 SGK/40
Bài 1: Gọi HS đọc đề
* Đề bài yêu cầu làm gì ?
- GV giao nhiệm vụ: HSTB và yếu làm phần a, HS khá giỏi làm cả bài.
- GV theo dõi giúp HSTB và yếu.
- Theo dõi, chấm chữa bài
Bài 2: Gọi HS đọc đề
* Đề bài yêu cầu làm gì ?
- GV giao nhiệm vụ: HSTB và yếu làm phần a, HS khá giỏi làm cả bài.
- GV theo dõi giúp HSTB và yếu
- GV nhận xét chung, ghi điểm.
4/ Củng cố- Dặn dò:
- Làm các bài trong VBT
- Chuẩn bị bài: So sánh hai số thập phân TL
5'
1'
13'
30'
1' Hoạt động của học sinh
- Sửa bài 3; 4/ VBT
- Nhận xét, nêu đặc điểm của số thập phân khi viết thêm số 0 vào bên phải phần thập phân, hoặc bỏ chữ số 0 ở tận cùng bên phải của STP đó (như Sgk/ 40). Lấy VD cụ thể
Bài 1: - 1 HS yếu đọc đề
- HSTB trả lời.
- HS theo dõi nhận nhiệm vụ.
- HS làm vào vở rồi nêu miệng kết quả
Bài 2: - 1 HS yếu đọc đề
- HSTB trả lời.
- HS theo dõi nhận nhiệm vụ.
- HS làm vào vở.
- 2 HS lên bảng chữa bài.
- Lớp nhận xét, sửa sai.
Toán SỐ THẬP PHÂN BẰNG NHAU I/Mục tiêu: Giúp học sinh - Biết viết thêm số 0 vào bên phải phần thập phân hoặc bỏ chữ số 0 ở tận cùng bên phải phần thập phâncủa số thập phân thì giá trị thập phân không thay đổi. II/ Đồ dùng Dạy- Học: - Bảng phụ cá nhân, nhóm III/ Các hoạt động Dạy- Học chủ yếu: Hoạt động của giáo viên A/ Kiểm tra bài cũ: Luyện tập - Kiểm tra 2 HS B/ Bài mới: 1/ Giới thiệu bài Nêu mục tiêu tiết học 2/ Nhận xét: - Nêu ví dụ, phần a/Sgk- 40 - Hướng dẫn rút kết luận (như Sgk/ 40), cho VD 3/ Thực hành: - Hướng dẫn làm các bài tập 1; 2; 3 SGK/40 Bài 1: Gọi HS đọc đề * Đề bài yêu cầu làm gì ? - GV giao nhiệm vụ: HSTB và yếu làm phần a, HS khá giỏi làm cả bài. - GV theo dõi giúp HSTB và yếu. - Theo dõi, chấm chữa bài Bài 2: Gọi HS đọc đề * Đề bài yêu cầu làm gì ? - GV giao nhiệm vụ: HSTB và yếu làm phần a, HS khá giỏi làm cả bài. - GV theo dõi giúp HSTB và yếu - GV nhận xét chung, ghi điểm. 4/ Củng cố- Dặn dò: - Làm các bài trong VBT - Chuẩn bị bài: So sánh hai số thập phân TL 5' 1' 13' 30' 1' Hoạt động của học sinh - Sửa bài 3; 4/ VBT - Nhận xét, nêu đặc điểm của số thập phân khi viết thêm số 0 vào bên phải phần thập phân, hoặc bỏ chữ số 0 ở tận cùng bên phải của STP đó (như Sgk/ 40). Lấy VD cụ thể Bài 1: - 1 HS yếu đọc đề - HSTB trả lời. - HS theo dõi nhận nhiệm vụ. - HS làm vào vở rồi nêu miệng kết quả Bài 2: - 1 HS yếu đọc đề - HSTB trả lời. - HS theo dõi nhận nhiệm vụ. - HS làm vào vở. - 2 HS lên bảng chữa bài. - Lớp nhận xét, sửa sai. Tập đọc Tiết 15: KÌ DIỆU RỪNG XANH Nguyễn Phan Hách I/Mục tiêu: Giúp học sinh 1. Đọc: + Đọc diễn cảm với cảm xúc ngưỡng mộ trước vẻ đẹp của rừng - Cảm nhận được vẻ đẹp kì thú của rừng, tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp của rừng ( Trả lời được các câu hỏi 1,2,4) II/ Đồ dùng Dạy- Học: - Tranh minh hoạ bài đọc/ Sgk - Bảng ghi sẵn cách đọc diễn cảm từng đoạn III/ Các hoạt động Dạy- Học chủ yếu: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ:Tiếng đàn ba- la- lai- ca trên sông Đà - Kiểm tra 3 HS B. Bài mới: Nêu mục tiêu tiết học 1/Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài a. Luyện đọc:- Chia 3 đoạn: + Đoạn 1: từ đầu ... "lúp xúp dưới chân" + Đoạn 2: Tiếp đến" đưa mắt nhìn theo" + Đoạn 3: Còn lại -Ghi bảng từ khó đọc - Yêu cầu giải nghĩa: đền đài, miếu mạo,vàng rợi( màu vàng ngời sáng, rực rỡ, đều khắp, rất đẹp mắt) - GV yêu cầu HS đọc theo nhóm 2 - GV đọc diễn cảm toàn bài b/ Tìm hiểu bài: - Tổ chức cho HS lần lượt trả lời các câu hỏi tìm hiểu bài/ Sgk- 76 - Tham khảo Sgv/167; 168, gợi ý HS trả lời c/ Hướng dẫn đọc diễn cảm: - Đính bảng ghi sẵn cách đọc từng đoạn - Hướng dẫn đọc diễn cảm đoạn, bài- GV đọc mẫu 3/ Củng cố- Dặn dò: - GVnhận xét tiết học - Chuẩn bị bài " Trước cổng trời" (5p) (15p) (15p) (13p) (2p) - Đọc thuộc bài thơ; trả lời câu hỏi 1; 2; 3/ Sgk- 70; nêu nội dung bài - Quan sát tranh minh hoạ bài đọc Sgk/75, nói về nội dung tranh - Chú ý đọc đúng các từ khó: loanh quanh, mải miết, xanh biếc, sặc sỡ -Giải nghĩa các từ và đọc chú giải trong Sgk- 76 -HS đọc – 2 nhóm đọc to trước lớp - HS nghe Câu 1; 2: Trả lời từng ý nhỏ Câu 4: Gợi ý HS trả lời theo cảm nhận riêng, cho HS đi phỏng vấn lẫn nhau *HS giỏi:Nêu ý nghĩa của bài văn - Ghi vở ý nghĩa của bài - Nhấn giọng các từ ngữ gợi tả, gợi cảm - Thi đua đọc diễn cảm đoạn, bài; trả lời câu hỏi tìm hiểu bài Đạo đức Tiết 8: NHỚ ƠN TỔ TIÊN(T 2) I/Mục tiêu: Giúp học sinh - Biết được; con người ai cũng có tổ tiên và mỗi người đều phải nhớ ơn tổ tiên. - Nêu được những việc làm phù hợp với khả năng để thể hiện lòng biết ơn tổ tiên. - Biết làm những công việc cụ thể để tỏ lòng biết ơn tổ tiên. - BiÕt tù hµo về truyÒn thèng cña gia ®×nh , dßng hä II/ Tài liệu và phương tiện Dạy- Học: - Bảng phụ nhóm - Tranh ảnh về ngày giỗ tổ Hùng Vương III/ Các hoạt động Dạy- Học chủ yếu: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A/ Kiểm tra bài cũ:- Kiểm tra 3 HS B/ Bài mới: 1. Giới thiệu bài Nêu mục tiêu tiết học 2. HĐ 1: Giáo dục ý thức hướng về cội nguồn - Kết luận: Nêu ý nghĩa ngày giỗ tổ Hùng Vương 3. HĐ 2: Giới thiệu truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ - Kết luận: Mỗi gia đình, dòng họ đều có những truyền thống tốt đẹp riêng của mình. Chúng ta cần có ý thức tự hào, giữ gìn và phát huy các truyền thống tốt đẹp đó 4. HĐ 3: Đọc ca dao, tục ngữ, kể chuyện về chủ đề - Kết luận: Ghi nhớ/ 14 5. Củng cố- Dặn dò: - Làm các bài trong VBT - Chuẩn bị bài: Tình bạn (4p) (1p) (10p) (8p) (6p) (1p) - Nêu ghi nhớ của bài Nhớ ơn tổ tiên - Làm BT 4/ Sgk- 15; đại diện nhóm lên giới thiệu Tranh ảnh và kể về ngày giỗ tổ Hùng Vương - Làm BT 2/ Sgk- 15, kể trong nhóm, trình bày trước lớp - Phân tích, đánh giá ý kiến - Làm BT 3/ Sgk- 15: HĐ nhóm 4 - Nhắc lại nội dung Ghi nhớ/ 14 Tập đọc Tiết 16: TRƯỚC CỔNG TRỜI I/Mụctiêu: - Biết đọc diễn cảm bài thơ thể hiện cảm xúc tự hào trước vẻ đẹp của thiên nhiên vùng cao nước ta. - Hiểu nội dung bài thơ: Ca ngợi vẻ đẹp thơ mộng của thiên nhiên vùng núi cao và cuộc sống thanh bình trong lao động của đồng bào các dân tộc (Trả lời được các câu hỏi1,3,4; thuộc lòng những câu thơ em thích.) II/ Đồ dùng Dạy- Học: - Bảng phụ ghi khổ thơ 2 để luyện đọc. - Tranh minh hoạ thung lũng, tranh ảnh phong cảnh ở vùng núi phía Bắc III/ Các hoạt động Dạy- Học chủ yếu: Hoạt động của giáo viên A. Kiểm tra bài cũ: Kì diệu rừng xanh - Kiểm tra 3 HS( các ĐT cùng tham gia) - GV nhận xét ghi điểm B. Bài mới 1/ Giới thiệu bài: - Cho HS quan sát tranh ở SGK - Nêu mục tiêu tiết học 2/Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài a. Luyện đọc: - Gọi HS đọc bài. - Yêu cầu HS đọc chú giải. * Bài có mấy khổ thơ ? Thể thơ ? - GV yêu cầu HS đọc nối tiếp từng khổ thơ. - GV theo dõi ghi từ khó, hướng dẫn đọc. - GV cho HS đọc bài theo nhóm 2.Theo dõi giúp HS yếu. - Gọi các nhóm thi đọc(2 -3 nhóm) - GV nhận xét chung. - GV đọc mẫu b/ Tìm hiểu bài: - Tổ chức cho HS lần lượt trả lời các câu hỏi tìm hiểu bài/ Sgk-81 * Bài thơ có ý nghĩa gì ? - GV liên hệ giáo dục c/Hướng dẫn đọc diễn cảm và HTL: - Hướng dẫn đọc diễn cảm đoạn 2( giọng đọc sâu lắng, ngân nga, đầy cảm xúc trước cảnh đẹp vùng cao - GV theo dõi giúp HS yếu. - GV nhận xét, ghi điểm. 3/ Củng cố- Dặn dò: - Gọi HS nêu lại ý nghĩa bài. - HTL bài thơ ở nhà, chuẩn bị bài tuần 9. - Nhận xét tiết học. (4p) (2p) (20p) (12p) (10p) (2p) Hoạt động của học sinh - Đọc bài theo 3 đoạn, trả lời câu hỏi 4 / Sgk-76; nêu nội dung bài - Quan sát tranh minh hoạ bài đọc Sgk/80, tranh minh hoạ thung lũng, tranh ảnh phong cảnh ở vùng núi phía Bắc, nói về nội dung tranh - 1 HS khá đọc bài. lớp theo dõi. - 1 HSTB đọc chú giải. - HS trả lời - HS đọc nối tiếp trước lớp. - HS luyện đọc từ khó( CN, lớp) - HS đọc bài trong nhóm. - Các nhóm thi đọc, lớp theo dõi nhận xét bình chọn - HS theo dõi. - Trả lời các câu hỏi( HSTB câu 1, HS khá, giỏi câu 3, 4) - Nêu và ghi vở ý nghĩa của bài - HS khá giỏi thi đua đọc diễn cảm đoạn 2, HSTBvà yếu đọc đúng đoạn 2. - Nhẩm đọc thuộc lòng những câu thơ em thích - Thi đua đọc thuộc đoạn 2 - Nhắc lại ý nghĩa bài ÔN TV: RÈN ĐỌC I/ Mục tiêu: Giúp Hs - HS khá giỏi đọc diễn cảm bài: Kì diệu rừng xanh - HS TB và yếu đọc đúng toàn bài. II/ Nội dung: 30' HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Rèn đọc: 30' - Gv tổ chức cho Hs luyện đọc - Gv giao nhiệm vụ cho từng nhóm đối tượng ( HS khá, giỏi đọc diễn cảm đoạn 2 của bài. HS TB, yếu đọc đúng đoạn 2 ). - Gv theo dõi kèm nhóm TB và yếu. - Gv nhận xét chung, ghi điểm. -GVnhận xết tiết học. - 3Hs đọc trước lớp nối tiếp đoạn( các đối tượng cùng tham gia) - Hs theo dõi nhận nhiệm vụ. - Hs đọc theo nhóm 3( HS khá giỏi tự luyện đọc, HSTB và yếu đọc theo sự giúp đỡ của GV) - Các nhóm đối tượng cử đại diện thi đọc trước lớp - Cả lớp nhận xét bình chọn bạn đọc hay, đọc đúng. - 2 HSTB đọc, lớp theo dõi - HS giỏi trả lời. - HS dựa vào chữ mẫu trả lời. Ôn toán: LUYỆN TẬP( ÔN SỐ THẬP PHÂN) I-Mục tiêu: Tiếp tục củng cố cho học sinh về khái niệm số thập phân . - Học sinh biết đọc số thập phân , biết nhận dạng phân số thập phân bằng nhau, biết so sánh số thập phân . - HS yếu làm được một số bài tập đơn giản . - Rèn các em tính cẩn thận khi làm bài . II-Đồ dùng dạy- học: III-Các hoạt động dạy- học: Hoạt động của giáo viên TL Hoạt động của học sinh Tiết 1: 1 Ôn lại kiến thức cũ H :Nêu lại khái niệm về số thập phân và cho ví dụ ? H : Nêu cách viết phân số bằng nhau ? - Nhận xét – sửa 2 . Hoàn thành bài tập - HD học sinh hoàn thành bài tập sau : - Bài 1 :Đọc và phân tích các số thập phân sau : 6,8 ; 72,14 ; 24,003 ; 597,3591 0,073 ; 10,128 ; * GV giúp đỡ hs yếu hoàn thành bài tập . - Nhận xét – sửa sai . - Bài 2 : Bỏ chữ số 0 ở tận cùng bên phải phàn thập phân để có các số thập phân dưới dạng gọn hơn . A . 2,500 ; 48,200 ; 2,0450 B . 3002,1000 ; 69,001 ; 5 ,0800 * GV giúp đỡ học sinh yếu hoàn thành câu a Bài 3 : Viết thêm chữ số 0 vào bên phải phân thập phân của các số sau để các phần thập phân của chúng cóchữ số bằng nhau ( đều có 4 chữ số ) . a. 12,033 ; 250,1 ; 30,12 ; 460,8 b . 25,6 ; 9,01 ; 14,658 ; 79,05 * GV tiếp tục hướng dẫn học sinh yếu hoàn thành bài3. 3 . Nhận xét tiết học . - Về nhà tiếp tục ôn bài , chuẩn bị bài sau 5' 33' 2' 1 .Học sinh lần lượt trả lời câu hỏi của GV và cho ví dụ . - Lớp nhận xét , sửa 2 .Học sinh đọc yêu cầu bài tập và thực hiện theo yêu cầu . Bài 1:Học sinh thực hiện dưới sự hướng dẫn của GV - Học sinh yếu đọc và phân tích được 3 số thập phân đầu . - Lần lượt HS lên bảng thực hiện . Sửa bài . Bài 2 : .HS làm bài vào vở , lần lượt lên bảng sửa bài . - Học sinh yếu hoàn thành câu a ,b - Nhân xét -sửa bài . Bài 3 : Học sinh đọc yêu cầu và xác định đề bài . Học sinh làm vào vở , lần lượt lên bảng sửa . Học sinh yếu thực hiện dưới sự hướng dẫn của GV . Nhận xét , sửa bài . - Học sinh yếu tiếp tục hoàn thành bài 3 . Ngày soạn: 10/ 10/ 2010 Ngày dạy: Thứ ba 12/ 10 / 2010 ÔN TV: RÈN ĐỌC I/ Mục tiêu: Giúp Hs - HS khá giỏi đọc diễn cảm đoạn 2 bài: Những người bạn tốt. - HS TB và yếu đọc đúng đoạn 2 của bài. - Viết một bài trong vở luyện viết theo đúng mẫu chữ của từng bài quy định. II/ Nội dung: 30' HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Rèn đọc: 30' - Gv tổ chức cho Hs luyện đọc - Gv giao nhiệm vụ cho từng nhóm đối tượng ( HS khá, giỏi đọc diễn cảm đoạn 2 c ... h viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân trong các trường hợp đơn giản - Luyện kĩ năng viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân - HS chậm hoàn thành bài 1,2,3. II/ Đồ dùng Dạy- Học: - VBT, bảng phụ, vở ghi III/ Các hoạt động Dạy- Học chủ yếu: Hoạt động của giáo viên A/ Kiểm tra bài cũ:(4p) - Kiểm tra 2 HS B/ Bài mới: 1. Giới thiệu bài:(1p) - Nêu mục tiêu tiết học 2. Thực hành:(43p) - Hướng dẫn làm các bài tập 1; 2; 3;/ Sgk Bài 1:Viết STP thích hợp vào chỗ chấm: - Gọi HS nêu cách làm - Yêu cầu HS làm vào vở. GV theo dõi giúp HS chậm. - Cho HS chữa bài - Theo dõi, chấm chữa bài Bài 2/ VBT: Tiến hành tương tự bài 1 Bài 3: Gọi HS đọc đề * Đề bài yêu cầu đổi sang đơn vị nào? - GV gợi ý cách làm - Theo dõi giúp HS chậm - Cho HS chữa bài, nhận xét ghi điểm. Bài 4:( HS khá giỏi) - Gợi ý cách làm, làm mẫu một phần. - Cho HS làm vào vở rồi chữa bài ở bảng phụ - Theo dõi chung 3/ Củng cố- Dặn dò:(2p) - Dặn :Làm các bài trong VBT - Chuẩn bị bài: Luyện tập Hoạt động của học sinh - Làm lại bài 3/ Sgk - Theo dõi ghi đề bài vào vở Bài 1: - HS khá nêu cách làm - Làm bài vào vở( HS chậm làm câu a,b, HS khá giỏi làm cả bài) - 3 HS chữa bài trên bảng . * Kết quả: a/35,23m; b/51,3dm; c/ 14,07m Bài 2: Làm bài vào VBT, 3HS chữa bài trên bảng. Kết quả: 3,15m ; 2,34m ; 5,06m; 3,4m Bài 3:-1 HS chậm đọc đề - HS nêu - Theo dõi - Làm bài vào vở( HS chậm làm câu a,b, HS khá giỏi làm cả bài) - 3 HS chữa bài, lớp nhận xét sửa sai. Kết quả: a/ 3,245km ; b/ 5,034km ; c/0,307km Bài 4 : - HS theo dõi, thảo luận cách làm phần a, b - Theo dõi cách làm ý c, ý d và làm vào vở. - HS chậm hoàn thành bài 1,2,3 những phần còn lại. - Theo dõi nhận nhiệm vụ. Đạo đức Tiết 9: TÌNH BẠN( tiết 1) I/ Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết: - Ai cũng cần có bạn bè và trẻ em có quyền được tự do kết giao bạn bè. - Thực hiện đối xử tốt với bạn bè xung quanh trong cuộc sống hằng ngày. - Thân ái, đoàn kết với bạn bè. II/ Đồ dùng dạy học: - Bài hát Lớp chúng ta đoàn kết, nhạc và lời Mộng Lân III/ Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS A.Bài cũ (3p): Nhớ ơn tổ tiên B. Bài mới 1. Giới thiệu bài(1p) - Nêu nhiệm vụ tiết học 2.Hoạt động 1(9p) Thảo luận cả lớp -Mục tiêu: HS biết ý nghĩa của tình bạn và quyền được kết giao bạn bè của trẻ em -Cách tiến hành: Cả lớp hát bài Chúng ta đoàn kết . Cho cả lớp thảo luận câu hỏi: + Điều gì sẽ xảy ra nếu xung quanh chúng ta không có bạn bè? + Trẻ em có quyền được tự do kết bạn không? + Em biết điều đó từ đâu? -Kết luận: Ai cũng cần có bạn bè. Trẻ em cũng cần có bạn bè và có quyền được tự do kết giao bạn bè. 3. Hoạt động 2:(8p)Tìm hiểu nội dung truyện Đôi bạn -Mục tiêu: HS hiểu được bạn bè thì phải đoàn kết ,giúp đỡ nhau những lúc khó khăn, hoạn nạn -Cách tiến hành:GV đọc 1 lần truyện: Đôi bạn, thảo luận câu hỏi ở SGK -Kết luận: Bạn bè cần phải biết thương yêu, đoàn kết, giúp đỡ nhau, nhất là những lúc khó khăn, hoạn nạn 4.Hoạt động 3(:8p)Làm bài tập 2 SGK -Mục tiêu: HS biết cách biết cách úng xử phù hợp trong các tình huống có liên quan đến bạn bè -Cách tiến hành: Cho HS làm việc cá nhân . Sau mỗi tình huống GV yêu cầu HS tự liên hệ bản thân. Kể trường hợp cụ thể -Kết luận: GV nhận xét và kết luận về cách ứng xử phù hợp trong mỗi tình huống 5. Hoạt động 4(1p): Củng cố, dặn dò - Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ SGK - 2 HS nêu ghi nhớ - Theo dõi - Cả lớp hát bài: Lớp chúng ta đoàn kết . - Cả lớp thảo luận về nội dung bài hát, về bạn bè ở lớp, ở trường, ở xung quanh. - Tìm hiểu về quyền trẻ em. - HS tìm hiểu nội dung tranh trang 16 SGK. - Theo dõi, trả lời câu hỏi ở SGK - Hoạt động cá nhân - HS trình bày cách ứng xử trong mỗi tình huống và giải thích lý do. - HS liên hệ những tình bạn đẹp trong lớp,trong trường - 2 HS đọc ghi nhớ. Ngày soạn: 1/11/2006 Ngày dạy: Thứ sáu, ngày 3 tháng 11 năm 2006 Tập làm văn Tiết 16 luyện tập tả cảnh ( Dựng đoạn mở bài, kết bài) I/Mục tiêu: Giúp học sinh - Củng cố kiến thức về đoạn mở bài, đoạn kết bài trong bài văn tả cảnh - Biết cách viết các kiểu mở bài, kết bài cho bài văn tả cảnh II/ Đồ dùng Dạy- Học: - Bảng phụ nhóm - VBT III/ Các hoạt động Dạy- Học chủ yếu: Hoạt động của giáo viên 1/ Kiểm tra bài cũ:(4p) - Kiểm tra 2 HS 2/ Bài mới: Nêu mục tiêu tiết học * Hướng dẫn HS luyện tập:(40p) Hướng dẫn làm các bài tập 1; 2; 3/ Sgk-83; 84 - Theo dõi, chấm chữa bài - Giúp HS đánh giá, rút kinh nghiệm qua BT3 3/ Củng cố- Dặn dò:(1p) - Nhận xét tiết học; dặn HS chưa hoàn thành tốt BT3 về nhà tiếp tục - Chuẩn bị bài TLV tuần 9 Hoạt động của học sinh - Trình bày đoạn văn miêu tả cảnh thiên nhiên ở địa phương Bài 1: Nêu lại hai cách viết mở bài( trực tiếp, gián tiếp) Đọc thầm 2 đoạn văn và nhận xét a: Kiểu mở bài trực tiếp b: Kiểu mở bài gián tiếp Bài 2: Nêu lại hai cách viết kết bài( không mở rộng, mở rộng) Đọc thầm 2 đoạn văn và nhận xét hai cách kết bài Bài 3: Viết mở bài, kết bài vào VBT theo yêu cầu - Trình bày bài nghe nhận xét, rút kinh nghiệm Chính tả Tiết 8 Nghe- viết: kì diệu rừng xanh I/Mục tiêu: Giúp học sinh - Nghe- viết chính xác, trình bày đung một đoạn của bài Kì diệu rừng xanh - Biết đánh dấu thanh ở các tiếng chứa yê, ya II/ Đồ dùng Dạy- Học: - Bảng phụ cá nhân, nhóm - VBT - Tư liệu( Sgv- 169; 170) III/ Các hoạt động Dạy- Học chủ yếu: Hoạt động của giáo viên 1/ Kiểm tra bài cũ:(4p) - Kiểm tra cả lớp: Đọc các thành ngữ, tục ngữ/ Sgv- 169 2/ Bài mới: Nêu mục tiêu tiết học * Hướng dẫn nghe- viết:(20p) - Nhắc HS chú ý các từ dễ viết sai: ẩm lạnh, gọn ghẽ, len lách, mải miết * Hướng dẫn làm BT chính tả:(15p) - Hướng dẫn làm các bài tập 2; 3; 4/ Sgk- 77 - Chữa lỗi phổ biến trong bài viết - Theo dõi, chấm chữa bài 3/ Củng cố- Dặn dò:(1p) - Nhận xét tiết học, biểu dương HS viết bài đúng chính tả, chữ đẹp - Chuẩn bị bài chính tả tuần 9 Hoạt động của học sinh - Viết các tiếng chứa ia, iê, nêu cách đánh dấu thanh trong các tiếng đó - Luyện viết từ khó trên bảng con, nêu rõ cách viết - Viết bài - Làm các bài tập 2; 3; 4 vào VBT - Tham gia trò chơi ở BT4 - Nhắc lại đánh dấu thanh ở các tiếng chứa yê, ya; cho VD Sinh hoạt lớp Tuần 8 I/Mục tiêu: Giúp học sinh: - Đánh giá được những ưu, khuyết điểm trong tuần 8 - Nắm bắt nội dung kế hoạch tuần 9. Có biện pháp khắc phục khuyết điểm, phát huy ưu điểm, hoàn thành tốt kế hoạch tuần 9 - Có ý thức đoàn kết, xây dựng tập thể lớp II/ Nội dung- Tiến trình sinh hoạt: 1/ Đánh giá hoạt động tuần : - Các tổ trưởng báo cáo hoạt động của tổ trong tuần 8 - Lớp trưởng báo cáo chung - GV tổng hợp ý kiến, đánh giá * Ưu điểm: - Thực hiện nghiêm túc nội quy nhà trường và nhiệm vụ HS tiểu học - Nhiều HS tích cực trong học tập ở lớp, chăm học ở nhà như: Tùng, Đông, Lý, Quyên, Thiện,... - Học tập tốt, thi đua giành nhiều điểm 10 - Tập thể lớp đoàn kết tốt - Lên kế hoạch hoạt động của chi đội kịp thời, phù hợp KH chung của liên đội - Sinh hoạt chi đội nghiêm túc, có hiệu quả - Luyện tập văn nghệ chào mừng 20- 11 * Khuyết điểm: - Một số HS chưa tích cực chủ động trong giờ học, như :Vinh, Dặng Trọng, Thuỷ, Trường,... - Chữ viết cẩu thả : Đặng Trọng, Hồ Vũ, Tuấn,... - Vắng sinh hoạt Đội , lao động : Trường, Đặng Trọng, Quyên 2/ Kế hoạch tuần 9- Biện pháp và phân công thực hiện: - GV phổ biến kế hoạch lớp ( Nội dung trong sổ chủ nhiệm) - BCH chi đội phổ biến kế hoạch công tác Đội (Nội dung trong sổ hoạt động Đội) 4/ Hoạt động ngoài giờ lên lớp - - - Hát những bài hát Ca ngợi thầy cô và mái trường Mĩ thuật Vẽ theo mẫu: Tiết 8 Mẫu vẽ có dạng hình trụ và hình cầu I/Mục tiêu: Giúp học sinh - Nhận biết được các vật mẫu có dạng hình trụ và hình cầu - Biết cách vẽ và vẽ được hình gần giống mẫu - Yêu thích bộ môn II/ Đồ dùng Dạy- Học: - Vật mẫu, hình gợi ý cách vẽ - Bài vẽ của học sinh - ĐDHT môn mĩ thuật của HS III/ Các hoạt động Dạy- Học chủ yếu: Hoạt động của giáo viên A. Kiểm tra bài cũ:(1p) Kiểm tra ĐDHT của HS B.Bài mới: Nêu mục tiêu tiết học HĐ1:(5p) Quan sát, nhận xét - Giới thiệu một số vật mẫu có dạng hình trụ, hình cầu - Gợi ý cách bày mẫu sao cho đẹp về bố cục HĐ2:(8p) Cách vẽ - Hướng dẫn nhận xét cách vẽ trong Sgk, hình gợi ý cách vẽ - Phác hoạ nhanh lên bảng một số bố cục khác nhau HĐ3:(20p) Thực hành - Nhắc nhở HS so sánh tỉ lệ và thực hiện đúng cách vẽ - Giúp HS hoàn thành bài vẽ HĐ4:(5p) Nhận xét, đánh giá - Gợi ý HS nhận xét về: Bố cục, tỉ lệ và đặc điểm của hình vẽ, độ đậm nhạt,... - Đánh giá bài vẽ của HS 3/ Củng cố- Dặn dò:(1p) - Dặn HS về nhà tiếp tục hoàn thành bài vẽ ( nếu có HS chưa xong) - Chuẩn bị bài 9 Hoạt động của học sinh - Quan sát vật mẫu có dạng hình trụ, hình cầu - Chọn và bày mẫu, nhận xét vị trí, hình dáng, tỉ lệ đậm nhạt của mẫu - Nhận xét, nêu cách vẽ - Xem bài vẽ của HS - Bày mẫu vẽ theo nhóm - Hoàn thành bài vẽ tại lớp - Nhận xét bài vẽ, xếp loại bài vẽ theo cảm nhận riêng Kĩ thuật thêu chữ V ( t1 ) I/Mục tiêu: Giúp học sinh - Nhận biết về mũi thêu chữ V - Nắm được thao tác kĩ thuật thêu chữ V II/ Đồ dùng Dạy- Học: - Mẫu thêu chữ V, một số sản phẩm thêu chữ V - Tranh quy trình và dụng cụ thực hành của GV III/ Các hoạt động Dạy- Học chủ yếu: Hoạt động của giáo viên 1/ Kiểm tra bài cũ:(2p) - Kiểm tra 2 HS 2/ Bài mới: Nêu mục tiêu tiết học */Hướng dẫn quan sát, nhận xét mẫu:(7p) - Giới thiệu mẫu thêu chữ V, một số sản phẩm thêu chữ V - Nêu yêu cầu quan sát - Kết luận: Thêu chữ V là cách thêu tạo thành các chữ V nối nhau liên tiếp giữa 2 đường thẳng song song ở mặt phải, mặt trái là 2 đường khâu với các mũi bằng nhau, đều nhau; thêu chữ V được ứng dụng để trang trí viền mép cổ áo, nẹp áo, khăn tay,... */Hướng dẫn thao tác kĩ thuật:(25p) - Hướng dẫn các thao tác, làm mẫu - Gọi một số HS thực hành, HD cả lớp quan sát, nhận xét - HD thao tác kết thúc đường thêu - Nêu một số điểm lưu ý: Sgv/ 23 3/ Củng cố- Dặn dò:(1p) - Nhận xét tiết học - Chuẩn bị tiết sau thực hành Hoạt động của học sinh - Nhắc lại những kiểu thêu đã học ở lớp 4 - Quan sát mẫu thêu chữ V, một số sản phẩm thêu chữ V - Nhận xét đặc điểm mũi thêu chữ V ( mặt phải, trái) - Nêu ứng dụng của mũi thêu chữ V - Nhắc lại kết luận - Đọc Sgk/16; 17- mục II - Nêu cách vạch dấu, so sánh với cách vạch dấu đã học ở lớp 4 - Qua sát hình 3; 4/ Sgk, nêu cách bắt đầu thêu; 3- 4 HS lên bảng thêu - Nêu và thao tác kết thúc đường thêu - Nhìn tranh quy trình, nêu lại các bước thêu chữ V
Tài liệu đính kèm: