Giáo án Tổng hợp môn học lớp 5 - Tuần 1

Giáo án Tổng hợp môn học lớp 5 - Tuần 1

TẬP ĐỌC (TS: 1)

THƯ GỬI CÁC HỌC SINH

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

- Biết đọc nhấn giọng các từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơI đúng chỗ.

- Hiểu nội dung bức thư : Bác Hồ khuyên học sinh chăm học, nghe thầy yêu bạn và tin tưởng rằng các em sẽ tiếp tục xứng đáng sự nghiệp của cha ông, xây dựng thành công nước Việt Nam mới.

- Học thuộc lòng đoạn; Sau 80 năm công học tập của các em.(Trả lời được các CH 1,2,3 SGK)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh minh hoạ bài đọc

 - Bảng phụ viết đoạn thư HS cần luyện đọc học thuộc lòng.

III. CÁC HĐ DẠY HỌC:

1. ổn định tổ chức:(1’)

2. Bài cũ (4’): KT sách vở HS

3.Bài mới:

 

doc 18 trang Người đăng hang30 Lượt xem 474Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn học lớp 5 - Tuần 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
Ngày soạn: 8/8/2010
Ngày dạy: Thứ hai ngày 16 tháng 8 năm 2010
TẬP ĐỌC (TS: 1)
THƯ GỬI CÁC HỌC SINH
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Biết đọc nhấn giọng các từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơI đúng chỗ.
- Hiểu nội dung bức thư : Bác Hồ khuyên học sinh chăm học, nghe thầy yêu bạn và tin tưởng rằng các em sẽ tiếp tục xứng đáng sự nghiệp của cha ông, xây dựng thành công nước Việt Nam mới.
- Học thuộc lòng đoạn; Sau 80 năm  công học tập của các em.(Trả lời được các CH 1,2,3 SGK)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh minh hoạ bài đọc
 - Bảng phụ viết đoạn thư HS cần luyện đọc học thuộc lòng.
III. CÁC HĐ DẠY HỌC: 
1. ổn định tổ chức:(1’)
2. Bài cũ (4’): KT sách vở HS 
3.Bài mới: 
a. Giới thiệu bài : GV giới thiệu chủ điểm
 Giới thiệu bài “Thư gửi học sinh”
b. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài
*) Luyện đọc
- Một HS khá, giỏi đọc
- ? Bài chia mấy đoạn?(3Đ)
- HS đọc nối tiếp lần 1; GV kết hợp sửa sai lỗi phát âm, ngắt giọng.
- HS đọc nối tiếp lần 2, GV kết hợp HD HS tìm hiểu nghĩa từ khó.
- GV giải nghĩa thêm “cuộc chuyển biến khác thường”
- Luyện đọc theo cặp
- Một học sinh đọc cả bài
- Giáo viên nêu cách đọc và đọc toàn bức thư. 
*) Tìm hiểu bài : 
HS đọc thầm đoạn 1: Từ đầu đến “vậy các em nghĩ sao?”
? Ngày khai trường tháng 9 năm 1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác?
? Em hãy giải thích rõ hơn về câu của Bác Hồ: “ Các em được hưởng sự may mắn đó...đồng bào các em”?
? Theo em, Bác Hồ muốn nhắc nhở các em điều gì khi đặt câu hỏi: “ Vậy các em nghĩ sao”?
? ý Đ1?
*1 HS đọc đoạn 2: tiếp đến...htập của các em.
? Sau CM tháng 8, nhiệm vụ của toàn dân là gì?
? HS có trách nhiệm ntn trong cuộc kiến thiết đất nước?
? ý đoạn 2?
? Trong bức thư, Bác Hồ khuyên và mong đợi ở HS điều gì?
*HS đọc thầm đoạn 3: còn lại.
? Câu cuối bài chính là lời chúc của ai?
- HS trả lời- gv ghi bảng ý đoạn 3.
- 1 HS đọc toàn bài
? Nêu ND bài?
c) Hướng dẫn HS đọc diễn cảm
- HS đọc nối tiếp toàn bài
- HS luyện đọc diễn cảm đoạn 2
+ HS luyện đọc theo cặp.
+ 2- 3 HS luyện đọc
+ Thi đọc diễn cảm trước lớp ; GV cùng HS nhận xét, chọn nhóm đọc hay.
d) Hướng dẫn học thuộc lòng
- HS nhẩm thuộc lòng những câu văn trong đoạn chỉ định “Sau 80 năm trời .. nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”
- Thi đọc thuộc lòng.
4. Củng cố- Dặn dò (3p):
- Một HS nêu lại nội dung bài.
- Nhận xét tiết học
- Về nhà tiếp tục học thuộc lòng đoạn đã chọn.
- Chuẩn bị bài “quang cảnh làng mạc ngày mùa”.
KHOA HỌC (TS:1)
SỰ SINH SẢN
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : Sau bài học HS biết :
- Mọi người đều do bố mẹ sinh ra và có một số đặc điểm giống với bố mẹ của mình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Bộ phiếu dùng cho trò chơi “Bé là con ai”(đủ dùng theo nhóm)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. ổn định tổ chức(1p)
2. Kiểm tra bài cũ(3p): KT sự chuẩn bị sách vở của HS
3. Bài mới:
GV giới thiệu bài và ghi tên bài lên bảng.
1. Hoạt động 1 : Chơi trò chơi “bé là con ai?”
- GV phổ biến cách chơi: Mỗi HS nhận 1 phiếu, tìm bố, mẹ hoặc tìm con, ai tìm đúng hình (trước thời gian) là thắng cuộc ngược lại ai chưa tìm được mà hết thưòi gian là thua.
- GV tổ chức cho HS chơi
- Kết thúc trò chơi GV tuyên dương người thắng cuộc; yêu cầu HS trả lời :
+ Tại sao chúng ta tìm được bố, mẹ cho các em bé?
+ Qua trò chơi các em rut ra điều gì?
- Gv kết luận.
2. Hoạt động 2: Làm việc với SGK
- HS quan sát các hình 1, 2, 3 SGK, liên hệ đến GĐ mình.
- Học sinh làm việc theo cặp
- HS báo cáo kết quả
- HS thảo luận: ý nghĩa của sự sinh sản đối với GĐ và dòng họ.
? Điều gì có thể xảy ra nếu con người không có khả năng sinh sản?
- GV kết luận
4. Củng cố- Dặn dò (3’) - Tóm tắt nội dung chính.
- Nhận xét tiết học, khen những HS học tập tốt.
- Dặn HS chuẩn bị bài tiết sau.
TOÁN (TS: 1)
ÔN TẬP : KHÁI NIỆM VỀ PHÂN SỐ
I. MỤC TIÊU : giúp HS :
- Biết đọc, viết phân số; biết biểu diễn một phép chia số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0 và viết một số tự nhiên dưới dạng phân số.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
Các tấm bìa cắt , vẽ như sách giáo khoa
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. ổn định tổ chức:(1p)
2. Bài cũ(4p): KT sự chuẩn bị của HS 
3.Bài mới 
a) Giới thiệu bài
b) Hướng dẫn HS ôn tập
*) Ôn tập khái niệm ban đầu về phân số
- HS quan sát từng tấm bìa rồi nêu tên gọi phân số, tự viết và đọc phân số, GV ghi phân số lên bảng.
- Gọi HS đọc tên các phân số vừa viết được.
**) Ôn tập cách viết thương hai số tự nhiên, viết số tự nhiên dưới dạng phân số.
- GV hướng dẫn HS lần lượt viết các thương : 1 : 3 ; 4 : 10 ; 9 :2  dưới dạng phân số.
- HS nêu (VD : 1 : 3 = ) “một chia cho ba bằng một phần ba”
- Giúp HS nêu được chú ý 1 trong SGK.
- Tương tự giúp HS nêu được các chú ý 2,3,4 SGK.
3. Thực hành
- HS làm các bài tập 1,2,3,4 SGK rồi chữa bài.
4. Củng cố- Dặn dò (3’):
- HS nhắc lại khái niệm về PS
- Nhận xét tiết học
- HS làm bài ở nhà, chuẩn bị tiết sau.
ĐẠO ĐỨC (TS: 1)
EM LÀ HỌC SINH LỚP 5
I. MỤC TIÊU : Sau bài học, học sinh biết :
- Là HS của lớp lớn nhất trường, cần phảI gương mẫu cho các em lớp dưới học tập.
- Có ý thức học tập, rèn luyện.
- Vui và tự hào là HS lớp 5.
- Biết nhắc nhở các bạn cần ý thức học tập, rèn luyện.
II. CHUẨN BỊ : Các bài hát về chủ đề mái trường 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Khởi động (2’): HS hát bài hát “Em yêu trường em”
2.Bài cũ (2’): Kiểm tra sách vở của HS
3. Bài mới:
HĐ1: GV giới tiệu khái quát về chương trình, SGK đạo đức lớp 5; giới thiệu bài và ghi tên bài lên bảng. HĐ 2: HS quan sát tranh, ảnh SGK thảo luận cả lớp theo các câu hỏi sau:
+ Tranh vẽ gì?
+ Em suy nghĩ gì khi xem các tranh, ảnh trên?
+ Cần làm gì để xứng đáng là HS lớp 5?
- HS trả lời, GV kết luận.
HĐ2: GV nêu yêu cầu bài tập.
- Hs thảo luận nhóm đôi
- HS trình bày trước lớp
- GV kết luận.
HĐ3 : Tự liên hệ
- GV nêu yêu cầu tự liên hệ
- HS suy nghĩ đối chiếu với việc làm của mình từ trước đến nay với những nhiệm vụ của HS lớp 5.
- HS tự liên hệ trước lớp, nhận xét biểu dương.
HĐ4: Chơi trò chơi “Phóng viên”
- HS thay phiên nhau đóng vai phóng viên phỏng vấn các HS khác về nội dung có liên quan đến bài học.
- Lớp theo dõi nhận xét.
4. Củng cố- Dặn dò (3’):
- HS đọc ghi nhớ SGK
- GV khái quát lại điều ghi nhớ.
- HS lập kế hoạch phấn đấu của bản thân trong năm học này (mục tiêu, thuận lợi, khó khăn, biện pháp khắc phục).
- HS sưu tầm bài báo, bài hát về HS lớp5 gương mẫu,Vẽ tranh chủ đề trường em.
Ngày soạn: 8/ 8/ 2010
Ngày dạy: Thứ ba ngày 17 tháng 8 năm 2010 
LUYỆN TỪ VÀ CÂU ( TS: 1)
TỪ ĐỒNG NGHĨA
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Bước đầu hiểu từ đồng nghĩa là các từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau; hiểu thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn, từ đồng nghĩa không hoàn toàn(ND Ghi nhớ)
- Tìm được từ đồng nghĩa theo yêu cầu BT1, BT2 (2 trong số 3 từ); đặt được một câu với một cặp từ đồng nghĩa theo mẫu (BT3)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
Vở BT; bảng phụ viết sẵn từ in đậm ở BT1a,b
III. LÊN LỚP
1. ổn định tổ chức: (1p)
2. KTBC(4’): KT VBT của học sinh 
3. Bài mới
a) Giới thiệu bài : GV nêu MĐ, YC tiết học
b) Phần nhận xét : 
BT1 : HS đọc yêu cầu bài tập
- Đọc các từ in đậm (GV ghi ở bảng phụ)
- HS so sánh nghĩa các từ in đậm trong đoạn a sau đó so sánh nghĩa các từ in đậm trong đoạn b.
- GV chốt lại : Những từ có nghĩa giống nhau như vậy là từ đồng nghĩa.
BT2 : HS đọc thầm và nêu yêu cầu bài tập.
- HS làm việc cá nhân
- HS phát biểu ý kiến
- Lớp nhận xét, GV chốt lại lời giải đúng.
c)Phần ghi nhớ
- 2- 3 HS đọc phần ghi nhớ, cả lớp đọc thầm.
- HS nhẩm thuộc ghi nhớ.
d) Phần luyện tập
BT1 : Đọc yêu cầu; đọc từ in đậm trong đoạn văn
- HS suy nghĩ phát biêu ý kiến
- Nhận xét, kết luận.
BT2 : Đọc yêu cầu (đọc cả mẫu)
- HS làm việc cá nhân làm bài vào vở bài tập
- HS lên bảng viết kết quả, nhận xét
- HS bổ sung thêm từ ngữ chho phong phú.
BT3 : Đọc yêu cầu, GV nhắc HS chú ý hiểu đúng yêu cầu
- HS làm việc cá nhân vào VBT; HS báo cáo kết quả
- GV tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá
- Hs viết vào vở 2 câu đã đặt đúng với một cặp từ đồng nghĩa.
4. Củng cố- Dặn dò (3’):
- HS nhắc lại thế nào là từ đồng nghĩa.
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS thuộc lòng phần ghi nhớ.
CHÍNH TẢ (NGHE – VIẾT) (TS: 1)
VIỆT NAM THÂN YÊU
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Nghe – viết đúng bài chính tả bài, không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng hình thức thơ lục bát. 
- Tìm được tiếng thích hợp với ô trống theo yêu cầu của Bt2; thực hiện đúng BT3.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Vở BT ; Bảng phụ viết các từ ngữ, cụm từ có tiếng cần điền vào ô trống ở BT2; 
- Bảng phụ kẻ sẵn nội dung bài tập 3
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1. ổn định tổ chức: (1p)
2. Bài cũ: (4p): Gv nêu một số điểm cần lưu ý khi học tập môn học, về chuẩn bị đồ dùng học tập.
3. Bài mới: 
a) Giới thiệu bài
b) Hướng dẫn HS nghe – viết
- GV đọc bài chính tả một lượt (đọc thong thả, rõ ràng, phát âm chính xác các tiếng có âm, vần, thanh dễ lẫn lộn).
- HS đọc thầm bài chính tả ( chú ý cách trình bày, từ ngữ dễ viết sai).
- GV đọc cho HS viết theo tốc độ quy định, đọc 2-3 lượt nhắc nhở HS tư thế viết, cách trình bày.
- HS trao đổi vở GV đọc, HS soát và đánh dấu lỗi.
- GV thu 4- 5 vở chấm, nhận xét.
c) Hướng dẫn HS làm BT chính tả
BT2 : HS đọc thầm và nêu yêu cầu BT; GV nhắc HS điền đúng các tiếng vào các ô số 1, 2, 3.
- HS làm bài vào vở bài tập; HS chữa chung cả lớp trên bảng phụ.
- HS chữa bài vào vở của mình.
BT3 : Tiến hành như BT2
- Sau khi HS báo cáo kết quả cho HS nhắc lại quy tắc chính tả khi viết : c/k; ng/ ngh; g/gh.
- Học sinh nhẩm thuộc quy tắc.
4. Củng cố- Dặn dò (3p):
- Nêu quy tắc viết chính tả c/k; ng/ ngh; g/gh.
- Nhận xét tiết học, biểu dương những HS làm tốt
- Ghi nhớ các quy tắc chính tả trong bài.
- Luyện viết chính tả.
TOÁN (TS: 2)
ÔN TẬP: TÍNH CHẤT CƠ BẢN CỦA PHÂN SỐ
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : Giúp HS :
- Biết tính chất cơ bản của phân số, vận dụng để rút gọn phân số và quy đồng mẫu số các phân số (trường hợp đơn giản)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1. ổn định tổ chức:(1p)
2. Bài cũ(2p): Chữa bài tập tiết trước
3.Bài mới (30p)
a) Giới thiệu bài
b) Ôn tập tính chất cơ bản của phân số
- GV hướng dẫn HS thực hiện theo ví dụ 1
- HS nêu nhận xét thành câu khái quát như SGK
- Làm tương tự như đối với ví dụ 2
- Qua 2 ví dụ, HS nêu toàn bộ tính chất cơ bản của phân số.
c) ứng dụng tính chất cơ bản của phân số
- GV hướng dẫn HS rút gọn phân số 
- HS làm bài tập 1
- GV hướng dẫn HS tự quy đồng mẫu số ở ví dụ1, 2 trên cơ sở HS nhớ lại “thế nào là quy đồng mẫu số”.
- GV lưu ý HS lấy mẫu số chung ... ng dẫn HS kể, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
BT1 : HS đọc yêu câu bài
- HS phát biểu về lời thuyết minh cho 6 tranh.
- Nhận xét, GV kết luận và đưa bảng phụ ghi lời thuyết minh cho 6 tranh trên.
BT 2, 3 : HS đọc yêu cầu
- GV nhắc HS : Chỉ cần kể đúng cốt truyện không cần lặp lại nguyên văn lời của thầy. Kể xong cần trao đổi với bạn về nội dung, ý nghĩa của câu chuyện.
- HS kể theo cặp (mỗi em kể một đoạn nối tiếp nhau sau đó kể cả câu chuyện).
- Thi kể trước lớp kết hợp trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Cả lớp và GV bình chọn bạn kể hay, bạn trả lời hay nhất.
4. Củng cố- Dặn dò (3p):
- Nhận xét tiết học.
- HS nêu lại ý nghĩa câu chuyện
- Khuyến khích hoc sinh về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe
Ngày soạn: 8/8/2010
Ngày dạy: Thứ năm ngày 19 tháng 8 năm 2010
TOÁN (TS: 4)
ÔN TẬP : SO SÁNH HAI PHÂN SỐ (TIẾP THEO)
I. MỤC TIÊU : 
- Biết so sánh phân số với đơn vị
- So sánh hai phân số có cùng tử số.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1. ổn định tổ chức(1p)
2. Bài cũ(4’) : HS lên bảng làm các ý ở nhà
3.Bài mới 
a) Giới thiệu bài
b) Hướng dẫn HS làm bài tập
BT1: HS làm bài cá nhân
- HS báo cáo kết quả, yêu cầu HS giải thích, giáo viên nhấn mạnh cách so sánh phân số với đơn vị.
- BT2 : Thực hiện tương tự bài 1.
-Khi chữa bài Gv giúp HS nêu được “Trong hai phân số cùng tử số phân số nào có mẫu số lớn hơn thì bé hơn và ngược lại”.
BT3 : HS làm bài 3a,c 
- Gv chữa bài, khuyến khích HS làm bằng các cách khác nhau
BT4 : HS nêu bài toán rồi giải bài toán (Dành cho HSKG)
- Hướng dẫn HS có thể đưa về cùng mẫu số hoặc cùng tử số để so sánh
- Gv chữa bài nhấn mạnh cách trình bày.
GV thu 3- 4 vở chấm, nhận xét.
4. Củng cố- Dặn dò (3p):
- HS nêu một số tính chất cơ bản của PS
- Nhận xét tiết học
- Làm các ý còn lại. Học các tính chất cơ bản của PS.
KHOA HỌC (TS: 2)
NAM HAY NỮ
I. MỤC TIÊU : Sau bài học HS biết :
- Nhận ra sự cần thiết phảI thay đổi một số quan niệm của xã hội về vai trò của nam và nữ. 
- Tôn trọng các bạn cùng giới và khác giới, không phân biệt nam nữ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Hình trong SGK
- Các tấm bìa có nội dung như trang 8 SGK 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1. ổn định tổ chức(1p)
2. Bài cũ(4) : HS nêu ghi nhớ của bài học trước.
3. Bài mới: 
GV giới thiệu bài và ghi tên bài lên bảng
Hoạt động 1 : thảo luận nhóm
- Thảo luận nhóm theo nội dung các câu hỏi 1,2,3 SGK .
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả(mỗi nhóm 1 câu hỏi).
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung; GV kết luận
- Hs trả lời: Nêu điểm khác biệt giữa nam và nữ về mặt sinh học? 
Hoạt động 2 : Trò chơi “ai nhanh ai đúng”
- GV phát cho mỗi nhóm như gợi ý trang 8 SGK, hướng dẫn HS cách chơi.
- Thi xếp các tấm bìa vào bảng dưới đây:
Nam
Cả nam và nữ
Nữ
- Các nhóm giải thích và sao lại xếp như vậy. Các nhóm có thể chất vấn lẫn nhau.
- Cả lớp cùng đánh giá tìm những ý giống nhau.
- GV đánh giá, chọn nhóm thắng cuộc.
4. Củng cố- Dặn dò (3p):
- Nhấn mạnh nội dung bài học
- Học bài cũ; Chuẩn bị bài tiết sau
LUYỆN TỪ VÀ CÂU (TS:2)
LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Tìm được các từ đồng nghĩa chỉ màu sắc (3 trong 4 màu nêu ở BT1) và đặt câu với 1 từ vừa tìm được ở BT1(Bt2) – HS KG đặt câu được với 2,3 từ ở BT1.
- Hiểu các từ ngữ trong bài bài học.
- Chọn được từ thích hợp để hoàn chỉnh bài văn. (Bt3)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Vở BT; Bảng phụ ghi nội dung BT1, 3; Một vài trang từ điển phô tô ghi nội dung liên quan đến BT1
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1.ổn định tổ chức:(1p)
2.KTBC:(3p): Thế nào là từ đồng nghĩa? Lấy ví dụ?
	3. Bài mới: 
1.Giới thiệu bài : GV nêu MĐ, YC tiết học.
- Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
a) BT1. HS đọc nội dung bài tập
- Gv phát bảng phụ, vài trang từ điển phô tô
- HS tra từ điển, trao đổi ghi những từ đồng nghĩa với những từ chỉ màu sắc đã cho.
- Đại diện nhóm trình bày
- Nhóm khác nhận xét, Gv đánh giá khuyến khích HS tìm được nhiều từ đồng nghĩa với từ đã cho.
b) BT2. HS đọc yêu cầu BT.
- GV nhắc HS :Mỗi em đặt ít nhất một câu và nói với bạn ngồi bên cạnh.
- GV mời từng dãy lên chơi theo hình thức tiếp sức.
- GV kết luận tuyên dương nhóm thắng cuộc.
BT3 : Đọc yêu cầu, đọc đoạn văn “Cá hồi vượt thác”
- HS đọc thầm, làm việc cá nhân ghi kết quả vào vở bài tập.
- HS báo cáo kết quả, có thể hỏi lí do tại sao em chọn từ đó.
- HS đọc lại đoạn văn đã hoàn chỉnh.
4. Củng cố- Dặn dò (3p):
- HS nêu lại khái niệm về từ đồng nghĩa.
 - GV nhận xét tiết học
- Yêu cầu HS về nhà đọc lại đoạn văn bài 3 để nhớ lại cách lựa chọn từ đồng nghĩa trong đoạn văn.
TẬP LÀM VĂN (TS:1)
CẤU TẠO CỦA BÀI VĂN TẢ CẢNH
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Nắm được cấu tạo 3 phần của bài văn tả cảnh : mở bài, thân bài, kết luận.(ND Ghi nhớ)
- Chỉ rõ được cấu tạo ba phần của bài Nắng trưa (mục III).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Vở BT; Bảng phụ ghi sẵn nội dung ghi nhớ.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1.ổn định tổ chức:(2p)
2.Kiểm tra bài cũ(3p): KT sự cbị của HS
3.Bài mới:
*Tìm hiểu VD
Gọi HS đọc yêu cầu và ND bài tập 1-GV ghi bảng
? Hoàng hôn là thời điểm nào trong ngày?
Tổ chức cho HS HĐ nhóm với ycầu: Đọc thầm bài văn sau đó trao đổi để tìm các phần MB,TB, KB của nó. Sau đó đọc lại để xđịnhcác đoạn văn của mỗi phần và ND của đvăn đó.
- Gọi đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận- Nhóm khác NX, BS.
(MB: Cuối buổi chiều...yên tĩnh này
TB: Mùa thu...chấm dứt
KB: Huế thức dậy...ban đầu của nó)
? Em có nx gì về phần TB của bài văn: Hoàng hôn trên sông hương?
Bài 2: Gọi HS nêu ycầu BT-GV ghi bảng
HS HĐ nhóm với ycầu:
+Đọc bài văn
+ XĐ thứ tự miêu tả trong mỗi bài
+So sánh thứ tự miêu tả của hai bài văn với nhau
-Gọi đại diện nhóm trình bày kết quả- Nhóm khác nx, bổ sung.
? Qua VD trên em thấy bài văn tả cảnh gồm những phần nào? Nvụ chính từng phần trong bài văn tả cảnh là gì?
-HS trả lời-nx, bs
-HS đọc ghi nhớ( Bảng phụ)
*Luyện tập:-HS đọc ycầu và nội dung BT
 - HS HĐ theo cặp
 - Đại diện trình bày- nx, bs
4. Củng cố- Dặn dò (3p):
 ? Bài văn tả cảnh có cấu tạo ntn?
 - Dặn HS về qsát cảnh vật nơi mình ở, ruộng đồng vào buổi sáng hoặc trưa, chiều.
Ngày soạn: 8/8/2010
Ngày dạy: Thứ sáu ngày 20 tháng 8 năm 2010
TẬP LÀM VĂN (TS: 2)
LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Nêu được những nhận xét về cách miêu tả cảnh vật trong bài Buổi sớm trên cánh đồng (BT1)
- Lập được dàn ý bài văn tả cảnh một buổi trong ngày.(BT2)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh ảnh vườn cây, cánh đồng
- Bảng phụ để ghi dàn ý bài văn
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1. ổn định tổ chức(1p)
2. Bài cũ(4) : HS nêu cấu tạo của bài văn tả cảnh?
3. Bài mới 
Giới thiệu bài : GV nêu MĐ, YC tiết học
Hướng dẫn học sinh làm bài tập
a) BT1. HS đọc nội dung bài tập
- Cả lớp đọc thầm đoạn văn, làm bài cá nhân vào vở bài tập
- HS trình bày ý kiến, tổ chức cho HS nhận xét
- GV nhấn mạnh nghệ thuật quan sát và chọn lọc chi tiết của tác giả.
b) BT2. HS đọc yêu cầu BT.
- Giới thiệu tranh sưu tầm
- GV kiểm tra kết quả quan sát ở nhà của HS.
- HS lập dàn ý cho bài văn tả cảnh một buổi trong ngày
- GV phát bảng phụ cho học sinh khá giỏi.
- HS nối tiếp nhau trình bày, GV tổ chức cho HS nhận xét đánh giá cao những HS có khả năng quan sát tinh tế, phát hiện được những nét độc đáo của cảnh vật, biết trình bày dàn ý hợp lí rõ ràng, ấn tượng. GV chấm điểm dàn ý tốt.
- GV chốt lại bằng dàn ý HS làm trên bảng phụ.
4. Củng cố- Dặn dò (3p):
- HS nêu cấu tạo của bài văn tả cảnh.
- GV nêu một số lưu ý khi quan sát và miêu tả.
- GV nhận xét tiết học
 - HS tiếp tục hoàn chỉnh dàn ý ở nhà, chuẩn bị cho tiết sau.
TOÁN (TS:5)
PHÂN SỐ THẬP PHÂN
I. MỤC TIÊU: 
- Biết đọc, viết phân số thập phân. Biết rằng có một phân số có thể viết thành phân số thập phân và biết cách chuyển các phân số đó thành phân số thập phân.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1. ổn định tổ chức(1p)
2. Bài cũ(4’) : Chữa bài tiết trước
3.Bài mới 
a) Giới thiệu phân số thập phân
- Gv nêu và viết lên bảng các phân số Cho HS nêu đặc điểm của mẫu số các phân số này , từ đó GV giới thiệu phân số thập phân.
- GV nêu và viết lên bảng phân số rồi yêu cầu HS tìm phân số thập phân bằng phân số này. GV làm tương tự với các phân số ;  
- Cho HS nêu nhận xét.
b) Hướng dẫn HS làm bài tập thực hành
BT1 : HS làm bài theo cặp
- Học sinh viết và nêu cách đọc từng phân số 
BT2 : Cho HS tự viết các phân số thập phân
- HS báo cáo kết quả, Nhận xét đánh giá.
BT3 : Hướng dẫn HS tương tự bài 2
BT4 : HS làm 1 phần bài tập 4
4. Củng cố- Dặn dò (3p):
- HS nêu đặc điểm của PS thập phân. 
 - Nhận xét tiết học
- Hoàn chỉnh các ý còn lại ở nhà.
ĐỊA LÍ (TS:1)
VIỆT NAM - ĐẤT NƯỚC CHÚNG TA
I. MỤC TIÊU : Học xong bài này HS biết :
- Mô tả được vị trí địa lí và giới hạn của Việt nam trên bản đồ.
- Diện tích phần đất liền VN khoảng 330000 km2.
- Chỉ phần đất liền Việt Nam trên bản đồ, lược đồ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Bản đồ địa lí tự nhiên VN, quả địa cầu; 2 Bản đồ trống tương tự hình 1 SGK, mỗi bộ gồm 7 tấm bìa có ghi các chữ :Phú Quốc, Côn Đảo, Hoàng Sa, Trường Sa, Trung Quốc, Lào, Cam-pu- chia.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1. ổn định tổ chức(1p)
2. Bài cũ(4p) : KT sự chuẩn bị của HS
3.Bài mới :
GV giới thiệu bài và hi tên bài lên bảng
a) Hoạt động 1 : HS quan sát hình 1SGK, trả lời :
	+ Đất nước ta gồm những bộ phận nào?
	+ Chỉ vị trí phần đất liền nước ta trên bản đồ.
	+ Biển bao bọc phía nào của phần đất liền nước ta?
	+ Kể tên một số đảo quần đảo nước ta.
- HS trình bày kết quả, kết hợp chỉ bản đồ.
- Gv nhận xét, bổ sung hoàn thiện.
- HS lên bảng chỉ vị trí của nước ta trên quả địa cầu.
b) Hoạt động 2 : Hoạt động nhóm
- Đọc SGK, quan sát hình 2 thảo luận theo gợi ý :
+ Phần đất liền nước ta có đặc điểm gì ?
+ Tư Bắc vào Nam theo đường thẳng phần đất liền nước ta có chiều dài bao nhiêu kilomét?
+ Nơi hẹp ngang nhất là bao nhêu kilomét?
+ Diện tích lãnh thổ nước ta là bao nhiêu kilomet, so sánh diện tích nước ta với các nước trong bảng?
- Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét, bổ sung, Gv kết luận.
c) Hoạt động 3: Chơi trò chơi “tiếp sức”
- GV treo bản đồ trống lên bảng, gọi 2 nhóm HS tham gia chơi xếp 2 hàng dọc phía trước bảng. Mỗi nhóm được phát bảy phiếu. Khi GVhô bắt đầu lần lượt các hoc sinh gắn các tấm phiếu lên bản đồ cho đúng vị trí.
- GVtổ chức cho HS nhận xét đánh giá, Tuyên dương nhóm thắng cuộc.
4. Củng cố- Dặn dò (3p):
- GV cùng HS hệ thống kiến thức bài
- Nhận xét tiết học
- Học bài cũ; tập chỉ bản đồ; chuẩn bị tiết sau.
GV nhận xét tiết học - Học sinh ghi nhớ

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan1-1011.doc