Giáo án Tổng hợp môn học lớp 5 - Tuần 1 đến tuần 4

Giáo án Tổng hợp môn học lớp 5 - Tuần 1 đến tuần 4

CHÀO CỜ

(Nội dung của nhà trường)

TOÁN

Ôn tập khái niệm về phân số

I/ MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Ôn tập cách viết thương, viết số tự nhiên dưới dạng phân số

2. Kĩ năng:

- Củng cố cho học sinh khái niệm ban đầu về phân số: Đọc, viết phân số

3. Thái độ:

- Giáo dục học sinh yêu thích học toán, rèn tính cẩn thận, chính xác

II/ CHUẨN BỊ

- Giáo viên: Chuẩn bị 4 tấm bìa

- Học sinh: Các tấm bìa như hình vẽ trong SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 134 trang Người đăng hang30 Lượt xem 451Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn học lớp 5 - Tuần 1 đến tuần 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng giáo dục và đào tạo huyện ứng hòa
trường tiểu học hồng quang
GIAÙO AÙN
Tháng 9
Từ tuần 01 đến tuần 04
 	Lớp: 5 
 	Giáo viên: 
năm học 
tuần 1
(Từ ngày 10 đến ngày 14 tháng 9)
Thứ hai ngày 10 tháng 9 năm 2007
Chào cờ
(Nội dung của nhà trường)
 	?&@
Toán
Ôn tập khái niệm về phân số
I/ Mục tiêu
1. Kiến thức: 
- 	Ôn tập cách viết thương, viết số tự nhiên dưới dạng phân số 
2. Kĩ năng: 
- 	Củng cố cho học sinh khái niệm ban đầu về phân số: Đọc, viết phân số 
3. Thái độ: 
- 	Giáo dục học sinh yêu thích học toán, rèn tính cẩn thận, chính xác
II/ CHUẩN Bị 
- 	Giáo viên: Chuẩn bị 4 tấm bìa 
- 	Học sinh: Các tấm bìa như hình vẽ trong SGK 
III. CáC HOạT ĐộNG DạY HọC: 
TG
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1’
1. Khởi động: 
Hát 
4’
2. Bài cũ: Kiểm tra SGK - bảng con 
- Nêu cách học bộ môn toán 5
1’
3. Giới thiệu bài mới: 
- Hôm nay chúng ta học ôn tập khái niệm phân số 
- Từng học sinh chuẩn bị 4 tấm bìa (SGK) 
30’
4. Phát triển các hoạt động: 
* Hoạt động 1: 
Phương pháp: Trực quan, đàm thoại
- Quan sát và thực hiện yêu cầu của giáo viên 
- Tổ chức cho học sinh ôn tập 
- Yêu cầu từng học sinh quan sát từng tấm bìa và nêu: 
Ÿ Tên gọi phân số 
Ÿ Viết phân số 
Ÿ Đọc phân số 
- Lần lượt học sinh nêu phân số, viết, đọc (lên bảng) ;đọc hai phần ba 
- Vài học sinh nhắc lại cách đọc 
- Làm tương tự với ba tấm bìa còn lại 
- Vài học sinh đọc các phân số vừa hình thành 
- Giáo viên theo dõi nhắc nhở học sinh 
- Từng học sinh thực hiện với các phân số: 
- Yêu cầu học sinh viết phép chia sau đây dưới dạng phân số: 2:3 ; 4:5 ; 12:10
- Phân số tạo thành còn gọi là gì của phép chia 2:3? 
- Phân số là kết quả của phép chia 2:3. 
- Giáo viên chốt lại chú ý 1 (SGK)
- Yêu cầu học sinh viết thành phân số với các số: 4 ; 15 ; 14 ; 65. 
- Từng học sinh viết phân số: 
 là kết quả của 4:5
 là kết quả của 12:10
- Mọi số tự nhiên viết thành phân số có mẫu số là gì? Cho ví dụ .
- ... mẫu số là 1
- (ghi bảng) 
- Yêu cầu học sinh viết thành phân số với số 1. 
- Từng học sinh viết phân số: 
- Số 1 viết thành phân số có đặc điểm như thế nào? Cho ví dụ .
- ... tử số bằng mẫu số và khác 0. 
- Nêu VD: 
- Yêu cầu học sinh viết thành phân số với số 0. 
- Từng học sinh viết phân số: 
 ;... 
- Số 0 viết thành phân số, phân số có đặc điểm gì? (ghi bảng) 
* Hoạt động 2: 
- Hoạt động cá nhân + lớp 
Phương pháp: Thực hành
- Hướng học sinh làm bài tập 
- Yêu cầu học sinh làm vào vở bài tập. 
- Từng học sinh làm bài vào vở bài tập. 
- Lần lượt sửa từng bài tập. 
- Đại diện mỗi tổ làm bài trên bảng (nhanh, đúng). 
* Hoạt động 3: 
- Hoạt động cá nhân + lớp 
Phương pháp: Thực hành 
- Tổ chức thi đua: 
- 
- 
- 
- 
- 
- Thi đua ai giải nhanh bài tập giáo viên ghi sẵn ở bảng phụ. 
- Nhận xét cách đọc
1’
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Làm bài nhà :
- Chuẩn bị: Ôn tập “Tính chất cơ bản của phân số”
- Nhận xét tiết học 
	?&@
Tập đọc
Thư gửi học sinh
I/ Mục tiêu
1. Kiến thức: 
- 	Hiểu các từ ngữ trong bài: tám mươi năm giời nô lệ, cơ đồ, hoàn cầu, kiến thiết, các cường quốc năm châu... 
- 	Hiểu nội dung chính của bức thư: Bác Hồ khuyên HS chăm học, nghe thầy, yêu bạn và tin tưởng rằng HS srẽ kế tục xứng đáng sự nghiệp của cha ông , xây dựng thành công nước Việt Nam mới. 
- 	Học thuộc lòng một đoạn thư 
2. Kĩ năng: 
- 	Đọc trôi chảy bức thư .
- 	Đọc đúng các từ ngữ, câu, đoạn, bài 
- 	Thể hiện được tình cảm thân ái, trìu mến, thiết tha, tin tưởng của Bác đối với thiếu nhi Việt Nam 
3. Thái độ: 
- 	Biết ơn, kính trọng Bác Hồ, quyết tâm học tốt 
II/ CHUẩN Bị 
- 	Giáo viên: Tranh minh họa, bảng phụ viết sẵn câu văn cần rèn đọc 
- 	Học sinh: SGK 
III. CáC HOạT ĐộNG DạY HọC: 
TG
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1’
1. Khởi động: 
Hát 
4’
2. Bài cũ: Kiểm tra SGK 
- Giới thiệu chủ điểm trong tháng 
- Học sinh lắng nghe 
1’
3. Giới thiệu bài mới: 
- Giáo viên giới thiệu chủ điểm mở đầu sách 
- Học sinh xem các ảnh minh họa chủ điểm 
- “Thư gửi các học sinh” của Bác Hồ là bức thư Bác gửi học sinh cả nước nhân ngày khai giảng đầu tiên, khi nước ta giành được độc lập sau 80 năm bị thực dân Pháp đô hộ. Thư của Bác nói gì về trách nhiệm của học sinh Việt Nam với đất nước, thể hiện niềm hi vọng của Bác vào những chủ nhân tương lai của đất nước như thế nào? Đọc thư các em sẽ hiểu rõ điều ấy. 
- Học sinh lắng nghe 
30’
4. Phát triển các hoạt động: 
* Hoạt động 1: Luyện đọc 
- Hoạt động lớp 
Phương pháp: Thực hành, giảng giải
- Yêu cầu học sinh tiếp nối nhau đọc trơn từng đoạn. 
- Học sinh gạch dưới từ có âm tr - s 
- Sửa lỗi đọc cho học sinh. 
- Lần lượt học sinh đọc từ câu 
- Dự kiến: “tr - s”
Ÿ Giáo viên đọc toàn bài, nêu xuất xứ. 
* Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
- Hoạt động nhóm, lớp, cá nhân 
Phương pháp: Trực quan, đàm thoại, giảng giải
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn 1
- 1 học sinh đọc đoạn 1: “Từ đầu... vậy các em nghĩ sao?”
- Giáo viên hỏi: 
+ Ngày khai trường 9/1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác?
- Đó là ngày khai trường đầu tiên của nước VNDCCH, ngày khai trường đầu tiên sau khi nước ta giành được độc lập sau 80 năm làm nô lệ cho thực dân Pháp. 
Ÿ Giáo viên chốt lại - ghi bảng từ khó. 
- Giải nghĩa từ: “Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” 
- Học sinh lắng nghe. 
+ Em hiểu những cuộc chuyển biến khác thường mà Bác đã nói trong thư là gì? 
- Học sinh gạch dưới ý cần trả lời 
- Học sinh lần lượt trả lời
- Dự kiến (chấm dứt chiến tranh - CM tháng 8 thành công...) 
Ÿ Giáo viên chốt lại 
- Thảo luận nhóm đôi 
- Yêu cầu học sinh nêu ý đoạn 1 
Ÿ Giáo viên chốt lại 
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn 1 
- Học sinh nêu cách đọc đoạn 1 
- Giáo viên ghi bảng giọng đọc 
- Giọng đọc - Nhấn mạnh từ 
- Đọc lên giọng ở câu hỏi 
- Lần lượt học sinh đọc đoạn 1 
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn 2 
- Học sinh đọc đoạn 2 : Phần còn lại 
- Giáo viên hỏi: 
+ Sau CM tháng 8, nhiệm vụ của toàn dân là gì? 
- Xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại, làm cho nước ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu. 
- Giải nghĩa: Sau 80 năm giời nô lệ, cơ đồ, hoàn cầu. 
- Học sinh lắng nghe 
+ Học sinh có trách nhiệm như thế nào đối với công cuộc kiến thiết đất nước? 
- Học sinh phải học tập để lớn lên thực hiện sứ mệnh: làm cho non sông Việt Nam tươi đẹp, làm cho dân tộc Việt Nam bước tới đài vinh quang, sánh vai với các cường quốc năm châu. 
Ÿ Giáo viên chốt lại 
- Yêu cầu học sinh nêu ý đoạn 2 
- Rèn đọc diễn cảm và thuộc đoạn 2 
- Học sinh tự nêu theo ý độc lập (Dự kiến: Học tập tốt, bảo vệ đất nước) 
Ÿ Giáo viên chốt lại đọc mẫu đoạn 2 
- Học sinh nêu giọng đọc đoạn 2 - nhấn mạnh từ - ngắt câu 
- Lần lượt học sinh đọc câu - đoạn (dự kiến 10 học sinh) 
* Hoạt động 3: Đọc diễn cảm 
- Hoạt động lớp, cá nhân 
Phương pháp: Thực hành 
_GV hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc diễn cảm một đoạn thư (đoạn 2)
- 2, 3 học sinh 
- Yêu cầu học sinh đọc diễn cảm đoạn thư theo cặp 
- Nhận xét cách đọc 
- GV theo dõi , uốn nắn 
- 4, 5 học sinh thi đọc diễn cảm 
_GV nhận xét
- HS nhận xét cách đọc của bạn 
- Yêu cầu học sinh nêu nội dung chính 
- Các nhóm thảo luận, 1 thư ký ghi 
- Ghi bảng 
- Đại diện nhóm đọc 
- Dự kiến: Bác thương học sinh - rất quan tâm - nhắc nhở nhiều điều à thương Bác
* Hoạt động 4: Hướng dẫn HS học thuộc lòng 
_HS nhẩm học thuộc câu văn đã chỉ định HTL
* Hoạt động 5: Củng cố 
- Hoạt động lớp 
- Đọc thư của Bác em có suy nghĩ gì? 
- Thi đua 2 dãy: Chọn đọc diễn cảm 1 đoạn em thích nhất 
- Học sinh đọc 
Ÿ Giáo viên nhận xét, tuyên dương 
1’
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Học thuộc đoạn 2
- Đọc diễn cảm lại bài 
- Chuẩn bị: “Quang cảnh làng mạc ngày mùa”
- Nhận xét tiết học 
	?&@
Thể dục
(Giáo viên chuyên)
	?&@
Khoa học
Sự sinh sản
I/ Mục tiêu
1. Kiến thức: 
- 	Học sinh nhận ra mọi trẻ em đều do bố , mẹ sinh ra và có những đặc điểm giống với bố mẹ của mình. 
2. Kĩ năng: 
- 	Nêu được ý nghĩa của sự sinh sản ở người. 
3. Thái độ: 
- 	Giáo dục học sinh yêu thích khoa học. 
II/ CHUẩN Bị 
- 	Giáo viên: Bộ phiếu dùng cho trò chơi “Bé là con ai?” (đủ dùng theo nhóm) 
- 	Học sinh: Sách giáo khoa, ảnh gia đình 
III. CáC HOạT ĐộNG DạY HọC: 
TG
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1’
1. Khởi động: 
Hát 
4’
2. Bài cũ: 
- Kiểm tra SGK, đồ dùng môn học. 
Các tổ báo cáo kết quả kiểm tra
- Nêu yêu cầu môn học. 
1’
3. Giới thiệu bài mới: 
Sự sinh sản 
- Học sinh lắng nghe 
30’
4. Phát triển các hoạt động: 
* Hoạt động 1: Trò chơi: “Bé là con ai?”
- Hoạt động lớp, cá nhân, nhóm 
Phương pháp: Trò chơi, học tập, đàm thoại, giảng giải, thảo luận 
- GV phát những tấm phiếu bằng giấy màu cho HS và yêu cầu mỗi cặp HS vẽ 1 em bé hay 1 bà mẹ, 1 ông bố của em bé đó. 
- HS thảo luận nhóm đôi để chọn 1 đặc điểm nào đó để vẽ, sao cho mọi người nhìn vào hai hình có thể nhận ra đó là hai mẹ con hoặc hai bố con à HS thực hành vẽ. 
- GV thu tất cả các phiếu đã vẽ hình lại, tráo đều để HS chơi. 
- Bước 1: GV phổ biến cách chơi. 
- Học sinh lắng nghe 
Ÿ Mỗi HS được phát một phiếu, nếu HS nhận được phiếu có hình em bé, sẽ phải đi tìm bố hoặc mẹ của em bé. Ngược lại, ai có phiếu bố hoặc mẹ sẽ phải đi tìm con mình. 
Ÿ Ai tìm được bố hoặc mẹ mình nhanh (trước thời gian quy định) là thắng, những ai hết thời gian quy định vẫn chưa tìm thấy bố hoặc mẹ mình là thua. 
- Bước 2: GV tổ chức cho HS chơi 
- HS nhận phiếu, tham gia trò chơi
- Bước 3: Kết thúc trò chơi, tuyên dương đội thắng. 
- HS lắng nghe 
Ÿ GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: 
- Tại sao chúng ta tìm được bố, mẹ cho các em bé? 
- Dựa vào những đặc điểm giống với bố, mẹ của mình. 
- Qua trò chơi, các em rút ra điều gì? 
- Mọi trẻ em đều do bố, mẹ sinh ra và đều có những đặc điểm giống với bố, mẹ của mình. 
à GV chốt - ghi bảng: Mọi trẻ em đều do bố, mẹ sinh ra và có những đặc điểm giống với bố, mẹ của mình . 
* Hoạt động 2: Làm việc với SGK 
- Hoạt động lớp, cá nhân, nhóm 
Phương pháp: Thảo luận, giảng giải, trực quan 
- Bước 1: GV hướng dẫn 
- Học sinh lắng nghe 
- Yêu cầu HS quan sát hình 1, 2, 3 trang 5 trong SGK và đọc lời thoại giữa các nhân vật trong hình. 
- HS quan sát hình 1, 2, 3
- Đọc các trao đổi giữa các nhân vật trong hình. 
Ÿ Liên hệ đến gia đình mình 
- HS tự liên hệ 
- Bước 2: Làm việc theo cặp 
- HS làm việc theo hướng dẫn của GV 
- Bước 3: Báo cáo kết quả 
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. 
Ÿ Yêu cầu HS thảo luận để tìm ra ý nghĩa của sự sinh sản. 
- HS thảo luận theo 2 câu hỏi + trả lời: 
Ÿ  ... ến hành cuộc khai thác KT mà lịch sử gọi là cuộc khai thác thuộc địa lần thứ I nhằm vơ vét tài nguyên và bóc lột sức lao động của nhân dân ta. 
- Giáo viên chia lớp theo 4 nhóm thảo luận nội dung sau: 
+ Trình bày những chuyển biến về kinh tế của nước ta? 
- Học sinh thảo luận theo nhóm đ đại diện từng nhóm báo cáo. 
- Học sinh cần nêu được: 
+ Những biểu hiện về sự thay đổi trong nền kinh tế VN cuối TK XIX-đầu TK XX
+ Những biểu hiện về sự thay đổi trong xã hội VN cuối TK XIX- đầu TK XX
+ Đời sống của công nhân, nông dân VN trong thời kì này 
Ÿ Giáo viên nhận xét + chốt lại.
 _HS xem tranh 
5’
* Hoạt động 2: (làm việc theo nhóm)
- Hoạt động lớp
Phương pháp: Đàm thoại, tổng hợp 
_GV tổ chức HS thảo luận câu hỏi :
+Trước khi bị thực dân Pháp xâm lược, nền kinh tế VN có những ngành kinh tế nào chủ yếu ? Sau khi thực dân Pháp xâm lược, những ngành kinh tế nào mới ra đời ở nước ta ? Ai sẽ được hưởng các nguồn lợi do sự phát triển kinh tế ?
+Trước đây, XH VN chủ yếu có những giai cấp nào Đời sống của công nhân và nông dân VN ra sao ?
7’
* Hoạt động 3: (làm việc cả lớp)
Phương pháp: Động não 
_GV hoàn thiện phần trả lời của HS
_ Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận .
* Hoạt động 4 : (làm việc cả lớp)
_GV tổng hợp các ý kiến của HS, nhấn mạnh những biến đổi về kinh tế, XH ở nước ta đầu TK XX
đ Giáo dục: căm thù giặc Pháp 
1’
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Học bài ghi nhớ 
- Chuẩn bị: “Phan Bội Châu và phong trào Đông Du” 
- Nhận xét tiết học 
	?&@
Kỹ thuật
Thêu dấu nhân
I. MụC TIÊU : 
 HS cần phải : 
- Biết cách thêu dấu nhân.
- Thêu được các mũi thêu dấu nhân đúng kĩ thuật, đúng quy trình.
- Yêu thích tự hào về sản phẩm làm được.
	II. CHUẩN Bị : 
- Mẫu thêu dấu nhân (được thêu bằng len hoặc sợi trên vải hoặc trên tờ bìa màu. Kích thước mũi thêu 3 – 4 cm )
- Một số sản phẩm trang trí bằng mũi thêu dấu nhân 
- Vật liệu và dụng cụ cần thiết : 
+ Một mảnh vải trắng hoặc màu kích thước 35cm x 35cm.
+ Kim khâu len hoặc sợi khác màu vải.
+ Len hoặc sợi, chỉ khâu, phấn vạch thước, kéo.
	III.CáC HOạT ĐộNG DạY HọC CHủ YếU
ND-TL
HOạT ĐộNG CủA GV
HOạT ĐộNG CủA HS
1.Kiểm tra bài củ : ( 5)
2.Bài mới
GTB1-2'
HĐ1 : 
5-6'
HĐ2 : 20-23'
HĐ3 : Nhận xét, đánh giá.
5-7'
3.Dặn dò.
1-2'
* Kiểm tra việc chuẩn bị đò dùng cho tiết thực hành.
-Yêu cầu các tổ kiểm tra báo cáo.
-Nhận xét chung.
* HS để các vật dụng lên bảng.
-Nhóm trưởngkiểm tra báo cáo.
	?&@
Thứ sáu ngày 05 tháng 10 năm 2007
Toán
Luyện tập chung
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: 	Giúp HS luyện tập, củng cố cách giải bài toán về “Tìm hai số biết tổng ( hiệu) và ti số của hai số đó “ và bài toán liên quan đến quan hệ ti lệ đã học . 
2. Kĩ năng: 	Rèn học sinh kỹ năng phân biệt dạng, xác định dạng toán liên quan đến ti lệ. 
3. Thái độ: 	Giáo dục học sinh yêu thích môn học, vận dụng điều đã học vào thực tế. 
II/ Chuẩn bị
- 	Thầy: Phấn màu, bảng phụ 
- 	Trò: Vở bài tập, SGK, nháp 
III. Các hoạt động:
TG
HOạT ĐộNG CủA GIáO VIÊN
HOạT ĐộNG CủA HọC SINH
1’
1. Khởi động: 
- Hát 
4’
2. Bài cũ: Luyện tập 
- Kiểm tra cách giải các dạng toán liên quan đến 
- 2 học sinh 
- HS sửa bài 3 , 4 (SGK)
- Lần lượt HS nêu tóm tắt - Sửa bài 
Ÿ Giáo viên nhận xét - cho điểm
- Lớp nhận xét
1’
3. Giới thiệu bài mới: Luyện tập 
30’
4. Phát triển các hoạt động: 
10’
* Hoạt động 1: 
- Hướng dẫn học sinh giải các bài toán liên quan đến tỷ số và liên quan đến tỷ lệ đ học sinh nắm được các bước giải của các dạng toán trên 
- Hoạt động nhóm đôi
Phương pháp: Đ.thoại, thực hành, động não
Ÿ Bài 1:
- 2 học sinh đọc đề
- Giáo viên gợi ý để học sinh tìm hiểu các nội dung: 
- Phân tích đề và tóm tắt 
- Tóm tắt đề 
+ Tổng số nam và nữ là 28 HS
+ Tỉ số của số nam và số nữ là 2 / 5
- Phân tích đề
- Học sinh nhận dạng
- Nêu phương pháp giải
- 2 học sinh đọc yêu cầu đề bài
- Học sinh nêu
- Học sinh giải
- Học sinh sửa bài
- Lần lượt học sinh nêu công thức dạng Tổng và Tỉ
Ÿ GV nhận xét chốt cách giải 
9’
* Hoạt động 2: 
- Hoạt động cá nhân 
Phương pháp: Đàm thoại, thực hành, động não
Ÿ Bài 2 
_GV gợi mở để đưa về dạng “Tìm hai số biết hiệu và tỉ số của hai số đó”
Lần lượt học sinh phân tích và nêu cách tóm tắt 
HS giải
Ÿ Giáo viên nhận xét - chốt lại 
- Lớp nhận xét
10’
* Hoạt động 3:
Phương pháp: Đàm thoại, thực hành, động não
Ÿ Bài 3 và 4 
- Học sinh đọc đề - Phân tích đề, tóm tắt và chọn cách giải
- Học sinh giải 
- Học sinh sửa bài 
Ÿ Giáo viên chốt lại các bước giải của 2 bài 
- Lớp nhận xét
4’
* Hoạt động 4: Củng cố 
- Hoạt động cá nhân (thi đua ai nhanh hơn)
Phương pháp: Đ.thoại, thực hành, động não
- Học sinh nhắc lại cách giải dạng toán vừa học
- Học sinh còn lại giải ra nháp
1’
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Làm bài nhà + học bài 
- Chuẩn bị: Ôn bảng đơn vị đo độ dài 
- Nhận xét tiết học
	?&@
Tập làm văn
	Kiểm tra viết
Tả cảnh
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: 	Dựa trên kết quả những tiết làm văn tả cảnh đã học, học sinh viết được bài văn hoàn chỉnh. 
2. Kĩ năng: 	Rèn kĩ năng viết chân thực, tự nhiên, có sáng tạo. 
3. Thái độ: 	Giáo dục học sinh lòng yêu quý cảnh vật, say mê sáng tạo. 
II/ Chuẩn bị
- 	Thầy: Tranh phóng to minh họa cho các cảnh gợi lên nội dung kiểm tra. 
III. Các hoạt động:
TG
HOạT ĐộNG CủA GIáO VIÊN
HOạT ĐộNG CủA HọC SINH
1’
1. Khởi động: 
- Hát 
4’
2. Bài cũ: Nêu cấu tạo 1 bài văn tả cảnh. 
1’
3. Giới thiệu bài mới: 
“Kiểm tra viết” 
33’
4. Phát triển các hoạt động: 
3’
* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh làm bài kiểm tra. 
- Hoạt động lớp 
Phương pháp: Trực quan, đ.thoại 
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh minh họa. 
- 1 học sinh đọc đề kiểm tra 
- Giáo viên giới thiệu 4 bức tranh. 
1. Tả cảnh buổi sáng (hoặc trưa, chiều) trong 1 vườn cây. 
2. Tả cảnh buổi sáng trong 1 công viên em biết. 
3. Tả cảnh buổi sáng trên cánh đồng quê hương em. 
4. Tả cảnh buổi sáng trên nương rẫy ở vùng quê em.
5. Tả cảnh buổi sáng trên đường phố em thường đi qua.
6. Tả 1 cơn mưa em từng gặp.
7. Tả ngôi trường của em. 
- Giáo viên giải đáp những thắc mắc của học sinh nếu có. 
- Học sinh chọn một trong những đề thể hiện qua tranh và chọn thời gian tả. 
30’
* Hoạt động 2: Học sinh làm bài 
1’
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Chuẩn bị: “Luyện tập báo cáo thống kê” 
- Nhận xét tiết học 
	?&@
địa lý
Sông ngòi
. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: 	Nắm một số đặc điểm và vai trò của sông ngòi đối với đời sống và sản xuất .
2. Kĩ năng: 	Chỉ trên bản đồ (lược đồ) 1 số con sông chính củaViệt Nam. Xác lập được mối quan hệ địa lý đơn giản giữa khí hậu và sông ngòi.
3. Thái độ: 	Nhận thức được vai trò to lớn của sông ngòi và có ý thức bảo vệ nguồn nước sông ngòi, trồng cây gây rừng để tránh lũ do nước sông dâng cao. 
II/ Chuẩn bị
- 	Thầy: Hình SGK phóng to - Bản đồ tự nhiên.
- 	Trò: Tìm hiểu trước về đặc điểm của một số con sông lớn ở Việt Nam. 
III. Các hoạt động:
TG
HOạT ĐộNG CủA GIáO VIÊN
HOạT ĐộNG CủA HọC SINH
1’
1. Khởi động: 
- Hát 
4’
2. Bài cũ: “Khí hậu”
- Nêu câu hỏi 
+ Trình bày sơ nét về đặc điểm khí hậu nước ta?
- Học sinh trả lời (kèm chỉ lược đồ, bản đồ)
+ Nêu lý do khiến khí hậu Nam -Bắc khác nhau rõ rệt?
+ Khí hậu nhiệt đới gió mùa ảnh hưởng như thế nào đến đời sống sản xuất của nhân dân ta?
Ÿ Giáo viên nhận xét. Đánh giá
1’
3. Giới thiệu bài mới: 
“Sông ngòi nước ta có đặc điểm gì? Tiết địa lý hôm nay sẽ giúp các em trả lời câu hỏi đó.”
- Học sinh nghe 
28’
4. Phát triển các hoạt động: 
1 . Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc
* Hoạt động 1: (làm việc cá nhân hoặc thao cặp)
- Hoạt động cá nhân, lớp 
Phương pháp: Trực quan, bút đàm, giảng giải 
+ Bước 1: 
- Phát phiếu học tập
- Mỗi học sinh nghiên cứu SGK, trả lời: 
+ Nước ta có nhiều hay ít sông?
- Nhiều sông
+ Kể tên và chỉ trên lược đồ H.1 vị trí một số con sông ở Việt Nam? ở miền Bắc và miền Nam có những con sông lớn nào?
- Miền Bắc: sông Hồng, sông Đà, sông Cầu, sông Thái Bình 
- Miền Nam: sông Tiền, sông Hậu, sông Đồng Nai 
- Miền Trung có sông nhiều nhưng phần lớn là sông nhỏ, ngắn, dốc lớn hơn cả là sông Cả, sông Mã, sông Đà Rằng 
+ Vì sao sông miền Trung thường ngắn và dốc?
- Vì vị trí miền Trung hẹp, núi gần biển.
+ Bước 2: 
- Học sinh trình bày
- Sửa chữa và giúp học sinh hoàn thiện câu trả lời 
- Chỉ trên Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam các con sông chính.
Ÿ Chốt ý: Mạng lưới sông ngòi nước ta dày đặc và phân bố rộng khắp trên cả nước. 
- Lặp lại 
2 . Sông ngòi nước ta có lượng nước thay đổi theo mùa và có nhiều phù sa .
* Hoạt động 2: (làm việc theo nhóm)
- Hoạt động nhóm, lớp 
Phương pháp: Thảo luận nhóm, trực quan, thực hành. 
+ Bước 1: Phát phiếu giao việc
- Hoàn thành bảng sau:
- Học sinh đọc SGK, quan sát hình 2, 3, thảo luận và trả lời:
Chế độ nước sông
Thời gian (từ tháng đến tháng)
Đặc điểm
ảnh hưởng tới đời sống và sản xuất
Mùa lũ 
Mùa cạn 
+ Bước 2: 
- Sửa chữa, hoàn thiện câu trả lời. 
- Đại diện nhóm trình bày. 
Ÿ Chốt ý: “Sự thay đổi chế độ nước theo mùa do sự thay đổi của chế độ mưa theo mùa gây nên, gây nhiều khó khăn cho đời sống và sản xuất về giao thông trên sông, hoạt động của nhà máy thủy điện, mùa màng và đời sống đồng bào ven sông”.
- Nhóm khác bổ sung. 
- Lặp lại 
- Màu nước sông mùa lũ mùa cạn như thế nào? Tại sao? 
- Thường có màu rất đục do trong nước có chứa nhiều bùn, cát (phù sa) vào mùa lũ. Mùa cạn nước trong hơn. 
Ÿ Chốt ý: 3/4 diện tích đất liền nước ta là đồi núi, độ dốc lớn. Nước ta lại có nhiều mưa và mưa lớn tập trung theo mùa, đã làm cho nhiều lớp đất trên mặt bị bào mòn đưa xuống lòng sông làm sông có nhiều phù sa song đất đai miền núi ngày càng xấu đi. Nếu rừng bị mất thì đất càng bị bào mòn mạnh. 
- Nghe 
3. Vai trò của sông ngòi
* Hoạt động 3: (làm việc cả lớp)
- Bồi đắp nên nhiều đồng bằng, cung cấp nước cho đồng ruộng và là đường giao thông quan trọng,cungcấp nhiều tôm cá và là nguồn thủy điện rất lớn. 
Phương pháp: Hỏi đáp, giảng giải, trực quan, thực hành 
- Chỉ trên bản đồ tự nhiên Việt Nam: 
+ Vị trí 2 đồng bằng lớn và những con sông bồi đắp nên chúng. 
+ Vị trí nhà máy thủy điện Hòa Bình và Trị An. 
- Học sinh chỉ trên bản đồ. 
4’
* Hoạt động 4: Củng cố 	
- Hoạt động nhóm, lớp 
Phương pháp: Trò chơi, thực hành, thảo luận nhóm 
- Thi ghép tên sông vào vị trí sông trên lược đồ. 
- Nhận xét, đánh giá 
1’
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Chuẩn bị: “Vùng biển nước ta” 
- Nhận xét tiết học 
	?&@
âm nhạc
(Giáo viên chuyên)
	?&@
Sinh hoạt
Sinh hoạt tập thể
	?&@

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan1-4.doc