Giáo án Tổng hợp môn học lớp 5 - Tuần 11

Giáo án Tổng hợp môn học lớp 5 - Tuần 11

TẬP ĐỌC (Tiết số: 21)

CHUYỆN MỘT KHU VƯỜN NHỎ

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

- Đọc diễn cảm được bài văn với giọng hồn nhiên (bé Thu), giọng hiền từ (người ông)

- Hiểu nội dung: Tình cảm yêu quý thiên nhiên của hai ông cháu. (Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa)

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:

GV: Bảng phụ ghi sẵn đoạn cần hướng dẫn luyện đọc.

HS: Đọc trước bài.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

1. Ổn định tổ chức (1)

2. Bài cũ (không)

3. Bài mới (30-32)

3.1. Giới thiệu bài(1-2)

 - GV ghi bảng. HS ghi vở.

3.2. HD luyện đọc& tìm hiểu bài.

a. Luyện đọc.

- 1 HS đọc toàn bài. Lớp đọc thầm chia đoạn.

? Theo em bài chia thành mấy đoạn ? (3 đoạn)

 

doc 21 trang Người đăng hang30 Lượt xem 576Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn học lớp 5 - Tuần 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11
Ngày soạn: 2-4/ 11/ 2010
Ngày dạy: Thứ hai ngày 08 tháng 11 năm 2010
Tập đọc (Tiết số: 21)
Chuyện một khu vườn nhỏ
I. Mục đích, yêu cầu:
- Đọc diễn cảm được bài văn với giọng hồn nhiên (bé Thu), giọng hiền từ (người ông)
- Hiểu nội dung: Tình cảm yêu quý thiên nhiên của hai ông cháu. (Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa)
II. Đồ dùng dạy- học:
GV: Bảng phụ ghi sẵn đoạn cần hướng dẫn luyện đọc.
HS: Đọc trước bài.
III. Các hoạt động dạy- học:
1. ổn định tổ chức (1’)
2. Bài cũ (không)
3. Bài mới (30-32’)	
3.1. Giới thiệu bài(1-2’) 
 - GV ghi bảng. HS ghi vở. 
3.2. HD luyện đọc& tìm hiểu bài.
a. Luyện đọc.
- 1 HS đọc toàn bài. Lớp đọc thầm chia đoạn. 
? Theo em bài chia thành mấy đoạn ? (3 đoạn) 
- Nhận xét.
- 3 HS đọc nối tiếp toàn bài.
+ Lần 1 (Sửa phát âm, ngắt giọng): HS đọc từ khó. 
+ Lần 2 (Kết hợp giải nghĩa từ: HS khó hiểu)
- HS đọc chú giải.
- GV cho HS đọc trong nhóm đôi
+ 1-2 nhóm đọc: Nhận xét.
+ GV nhận xét.
- GV đọc mẫu.
b. Tìm hiểu bài:
- 1 HS đọc lại toàn bài. 
* Lớp đọc thầm đoạn 1& 2 và trả lời câu hỏi. 
1. Đặc điểm của các loại cây và hoa trong vườn.
? Bé Thu thích ra ban công để làm gì?
? Mỗi loài cây trên ban công nhà bé Thu có những đặc điểm gì nổi bật? 
GV ghi bảng, giảng: cây quỳnh, cây hoa ti gôn.
? Bạn Thu chưa vui vì điều gì?
? Vì sao khi thấy chim về đậu ở ban công, Thu muốn báo ngay cho Hằng biết ?
? Nội dung đoạn 1 là gì ?. 
- Nhận xét- GV ghi bảng
* HS đọc thầm tiếp đoạn còn lại.
2. Tình cảm yêu quý khu vườn của hai ông cháu.
? Em hiểu “Đất lành chim đậu” là thế nào? 
- GV ghi bảng, giảng: Đất lành chim đậu.
? Em có nhận xét gì về hai ông cháu bé Thu?
? Bài văn muốn nói với chúng ta điều gì ?
? ý đoạn 2 nói gì ? Nhận xét- GV ghi bảng. 
- Lớp nhận xét, bổ sung.
? Nêu nội dung chính của bài ? 
- GV tóm tắt nội dung bài, ghi bảng.
c. HD đọc diễn cảm:
? Qua tìm hiểu ND, hãy cho biết: Để đọc diễn cảm bài đọc này ta cần đọc với giọng như thế nào? 
- GV kết luận giọng đọc. 
- Đọc diễn cảm đoạn 3: (bảng phụ)
+ GVđọc mẫu, HS theo dõi GV đọc.
- Luyện đọc trong nhóm. 
- Thi đọc diễn cảm trước lớp: 
- HS đưa ra ý kiến nhận xét và bình chọn những bạn đọc tốt nhất.
- GV nhận xét kết luận.
4. Củng cố- dặn dò. (2’)
- GV nhận xét tiết học: tuyên dương những HS có ý thức học tập tốt.
- Dặn HS về đọc và soạn bài: Đất Cà Mau.
Toán (Tiết số:51)
Luyện tập
I. Mục tiêu:
Giúp HS biết:
- Tính tổng nhiều số thập phân, tính bằng cách thuận tiện nhất.
- So sánh số thập phân, giải bài toán với các số thập phân.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Bài dạy. 
- HS: Vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy – học:
1. ổn định lớp: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ(3-5’)
- GV đọc đề bài: Tính theo cách thuận tiện nhất:
a. 2,8 + 4,7 + 7,2 + 5,3	b. 12,34 + 23,87 + 7,66 + 32,13
- 2 HS lên bảng làm. Lớp làm vở nháp. 
- Chữa bài.
3. Dạy bài mới (32-35’)
a. GV giới thiệu bài.(1-2’)
- GVghi tên bài lên bảng. HS ghi bài vào vở
b. Nội dung:
? Bài học hôm nay gồm mấy bài tập? (4 bt)
c. Hướng dẫn HS luyện tập.
Bài 1:- HS đọc y/c bài.
? Nêu cách đặt tính và thực hiện tính cộng nhiều số thập phân?
- GV cho HS tự làm bài. Đổi vở kiểm tra.
- 2 HS lên bảng làm.
- Chữa bài.
- GVnhận xét.
Bài 2:- HS đọc đề bài .
? Bài toán y/c chúng ta làm gì?
- Lớp làm bài.
- 2 HS lên bảng làm bài. Lớp làm vở.
- Chữa bài: Có giải thích.
- GV nhận xét. 
Bài 3:- HS đọc đề bài.
- GV nhắc HS cách làm bài.
- HS tự làm. 2 HS lên bảng làm.
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 4:- HS đọc đề bài.
- HS nêu cách làm.
- Lớp làm bài.
- HS đọc bài làm. Nhận xét bài làm của bạn.
- GV nhận xét chung.
4 Củng cố, dặn dò (2’)
- GV tổng kết tiết học.
- Dặn HS về xem lại bài, chuẩn bị bài: Trừ hai số thập phân.
Đạo đức (Tiết số:11)
Thực Hành giữa học kì I
I. Mục tiêu: 
- HS biết hành vi đạo đức của mình.
- HS có ý thức thực hiện chuẩn đạo đức.
- áp dụng bài học vào thực tế.
II. chuẩn bị:
	GV: Bài dạy.
HS: Xem lại các bài đã học.
III. Các hoạt động dạy- học:
1. ổn định lớp.(1-2’)
2. Bài cũ.( Không) 
3. Bài mới (25-30’)
a. Giới thiệu (1-2’)
- Ghi đầu bài. 
b. Bài giảng.
1. HĐ1 : Ôn bài đã học.
- Mục tiêu: HS nhớ lại nội dung các bài đã học.
- Tiến hành: 
+ GV cho HS thảo luận nhóm đôi.
+ HS thảo luận và nêu các bài đã học.
- GV gợi ý các nhóm gặp khó khăn.
- HS trình bày bài.
? Nêu tên bài?
- GV ghi bảng.
? Hãy nêu ghi nhớ của từng bài?
- GV tóm tắt và chốt ý:
2. HĐ2 : Xử lí tình huống.
- Mục tiêu: HS xử lí các tình huống.
- Tiến hành: HS thảo luận theo cặp đôi.
+ GV đưa ra các tình huống (bảng phụ)
+ HS đọc tình huống trên bảng phụ.
+ HS thảo luận cặp đôi
- GV quan sát hướng dẫn HS.
- Từng cặp đứng lên xử lí tình huống.
- GV cùng lớp nhận xét.
4 Củng cố, dặn dò (2’)
- GV tổng kết tiết học.
 - Dặn HS về xem lại bài, chuẩn bị bài tuần sau: 
Thứ ba ngày 09 tháng 11 năm 2010
LT & C (Tiết số:21)
Đại từ xưng hô
I. Mục đích yêu cầu:
- Nắm được khái niệm đại từ xưng hô(ND ghi nhớ).
- Nắm được đại từ xưng hô trong đoạn văn (BT1 mục III); chọn được các đại từ xưng hô thích hợp để điền vào ô trống (BT2).
- HSKG: Nhận xét được tình cảm, thái độ của nhân vật khi đung đại từ xưng hô.(BT1)
II. Đồ dùng dạy học.
GV: Bài dạy.BT 1- phần nhận xét viết bảng lớp. BT 12 (Bảng phụ)
HS: Vở Bài tập TV5
III. Các hoạt động dạy- học.
1. ổn định (1-2’)
2. Bài cũ(3-5’)
- GV nhận xét bài KT 
3. Bài mới (32-35’)
a. Giới thiệu . (1-2’)
- GV ghi đầu bài. HS ghi vở.
b. Bài giảng.
* Nhận xét.
Bài 1:- HS đọc y/c và nội dung bài.
? Đoạn văn có những nhân vật nào ?
? Các nhân vật làm gì ?
? Những từ nào được in đậm trong đoạn văn trên ?
? Những từ đó dùng để làm gì ?
? Những từ nào chỉ người nghe ?
? Từ nào chỉ người hay vật được nhắc tới ?
GV kết luận.
? Thế nào là đại từ xưng hô ?
Bài 2:- HS đọc lại lời của Cơm và chị Hơ Bia.
? Theo em, cách xưng hô của mỗi nhân vật ở trong đoạn văn trên thể hiện thái độ của người nói ntn?
- GV kết luận.
Bài 3:- HS đọc y/c bài tập.
- Lớp thảo luận nhóm đôi để làm bài 
- HS phát biểu GV ghi nhanh lên bảng.
* HS đọc ghi nhớ.
* Hướng dẫn HS làm BT.
Bài 1. HS đọc yêu cầu, nội dung bài tập.
- HS trao đổi thảo luận kĩ đoạn văn theo gợi ý sau:
+ Đọc kĩ đoạn văn.
+ Gạch chân dưới các đại từ xưng hô.
+ Đọc kĩ lời nhân vật
- HS phát biểu. GV gạch chân từ trong đoạn văn.
- GV kết luận.
Bài 2. HS đọc yêu cầu, nội dung BT.
? Đoạn văn có những nhân vật nào?
? Nội dung đoạn văn là gì?
- HS làm bài.
- HS trình bày bài. HS nhận xét.
- GV kết luận.
4. Củng cố- dặn dò(2’)
- GVnhận xét tiết học, hs xem trước bài: Quan hệ từ.
Toán (Tiết số:52)
Trừ hai số thập phân
I. Mục tiêu:
- Biết trừ hai số thập phân, vận dụng giải bài toán có nội dung thực tế.
II. Đồ dùng dạy- học:
- GV: Bài dạy. 
- HS: Vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy – học:
1. ổn định lớp: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ(3-5’)
- GV đọc đề bài: Điền dấu , = thích hợp vào chỗ chấm:
a. 12,34 + 23, 41  25,09 + 11,21	b. 12,34 + 23,87  7,66 + 32,13
- 2 HS lên bảng làm. Lớp làm vở nháp. 
- Chữa bài.
3. Dạy bài mới (32-35’)
a. GV giới thiệu bài.(1-2’)
- GVghi tên bài lên bảng. HS ghi bài vào vở
b. Nội dung.
* VD 1: - GV Nêu bài toán như SGK.
? Để tính được độ dài đoạn thẳng BC chúng ta làm ntn?
- Tìm kết quả: GV hướng dẫn HS làm như SGK.
* VD 2:
- GV nêu VD: Đặt tính rồi tính. 
45,8 – 19,26
? Em có nhận xét gì về số các chữ số ở phần thập phân của số bị trừ so với số các chữ số ở phầ thập phân của số trừ?
- HS lên bảng nêu cách đặt tính rồi tính.
- HS nhận xét.
- GV kết luận.
? Qua 2 VD, bạn nào có thể nêu cách thực hiện trừ hai số thập phân? 
- HS đọc ghi nhớ trong SGK.
* Luyện tập, thực hành.
Bài 1 : 
- HS đọc đề bài.
? Bài tập y/c chúng ta làm gì? 
- 4 HS nối tiếp lên bảng.
- GV y/c HS nêu cách thực hiện phép tính.
? Dấu phẩy ở tổng của hai số thập phân được viết ntn?
- GV Nhận xét.
Bài 2: - HS đọc đề bài.
? Bài tập y/c chúng ta làm gì?
- HS nêu cách tính.
- GV gọi 3 HS lên nối tiếp lên bảng làm. 
- Nhận xét
- GV nhận xét chung.
Bài 3: 
- HS đọc đề bài.
- HS khá lên bảng làm bài.
- GV gợi ý cho HS gặp khó khăn.
- Tổ chức chữa bài.
4. Củng cố- dặn dò(2’)
GV nhận xét giờ học.
HS về xem lại bài. Chuẩn bị bài sau.
Chính tả (Nghe-viết) - (Tiết số:11)
Luật bảo vệ môi trường
I. Mục đích, yêu cầu:
- Viết đúng bài chính tả; trình bày đúng văn bản luật.
- Làm được BT2a,b, hoặc BT3a,b.
GDMT: Không săn bắt các loại động vật rừng, giữ gìn vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên.
II. Đồ dùng dạy học:
	GV: Kẻ bảng phụ BT 2
	HS : Vở và bài tập.
III. Các hoạt động dạy- học: 
	1. ổn định lớp (1-2’)
2. Bài cũ: (3-5’)
- Gọi 2 HS lên bảng, lớp viết vào vở nháp.
? Viết các từ có chữa tiếng chứa vần uyên, uyết?
? Em có nhận xét gì về cách ghi dấu thanh ở các tiếng trên bảng?
- Nhận xét, ghi điểm em: 
3. Bài mới (32-35’)
a. GV giới thiệu bài(1-2’)
- GV ghi tên bài. HS ghi tên bài.
b. GV HD viết chính tả:
* Tìm hiểu nội dung bài.
- GV gọi 3-5 HS đọc nội dung đoạn luật.
? Điều 3, khoản 3 trong luật bảo vệ môi trường có nội dung là gì ? 
* Hướng dẫn viết từ khó.
? Tìm các từ khó, dễ lẫn.?
- HS viết các từ khó.
- GV nhắc HS chú ý những chữ dễ viết sai, chữ viết hoa, cách trình bày bài.
* Viết chính tả.
- GV đọc cho HS viết bài.
- GV đọc cho HS soát lỗi. 
- GV thu 5- 6 vở chấm.
- GV nhận xét chung
c. Hướng dẫn HS làm bài tập
BT2 : GV cho HS đọc yêu cầu và dung bài 2a.
- Lớp làm bài nhóm 4. 
- Lớp đọc bài làm của nhóm mình, nhận xét bài.
- GV ghi bảng.
- GV chốt lại kết quả đúng.
BT3 : HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
- GV chia lớp thành 2 đội: Thi đua đội nào tìm được nhiều từ.
- HS phát biểu ý kiến.
- Nhận xét 
- GVchốt kiến thức bài, cho 2 ,3 HS đọc lại bài.
4. Củng cố- dặn dò (2’)
- GV tóm tắt ý chính của bài.
- GV nhận xét tiết học
- Dặn HS ghi nhớ các từ vừa tìm được, chuẩn bị cho tiết học sau.
Thứ tư ngày 10 tháng 11 năm 2010
Tập đọc (Tiết số:22)
Tiếng vọng
I. Mục đích, yêu cầu:
- Biết đọc diễn cảm bài thơ; ngắt nhịp hợp lí theo thể thơ tự chọn.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ: tiếng vọng, mưa bão, đập cửa,
- Hiểu ý nghĩa: Đừng vô tình trước sinh linh nhỏ bé trong thế giới quanh ta.
- Cảm nhận được tâm trạng ân hận, day dứt của tác giả: vô tâm đã gây nên cái chết của chú chim sẻ nhỏ. (Trả lời được các câu hỏi 1,3,4)
II. Đồ dùng dạy học
- GV: Bảng phụ ghi sẵn đoạn luyện đọc diễn cảm 
- HS: Đọc trước bài.
III. Các hoạt động dạy- học
1. ổn định (1-2’)
2. Bài cũ (3-5’)
- GV Gọi 2 HS lên bảng đọ ... S thảo luận nhóm đôi cách sử dụng đồ dùng bằng tre, mây, song. 
? Nhà em có đồ dùng nào làm từ tre, mây, song. Hãy nêu cách bảo quản đồ dùng đó của gđ mình?
- HS nêu.
- HS nhận xét.
- GV kết luận.
4. Củng cố- dặn dò (2’)
? Nêu đặc điểm ứng dụng của tre?
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết, chuẩn bị bài 23
Luyện từ và câu (Tiết số:22
Quan hệ từ
I. Mục đích, yêu cầu:
Bước đầu nắm được về khái niệm quan hệ từ (ND ghi nhớ); nhận biết được quan hệ từ trong các câu văn (BT1 mục III) ; xác định được cặp quan hệ từ và tác dụng của nó trong câu (BT2); biết đặt câu với quan hệ từ.
HSKG: đặt câu được với các quan hệ từ nêu ở BT3.
II. Đồ dùng dạy học:
 - GV: Viết bảng phụ BT2,3.
 - HS: Vở bài tập
III. Các hoạt động dạy- học:
	1. ổn định (1-2’)
2. Bài cũ: (3-5’)
- GV lên bảng: Đặt câu có đại từ xưng hô.
- GV bổ sung nếu cần thiết. 
- GV nhận xét, ghi điểm em: 
3. Bài mới (32-35’)
a. Giới thiệu . (1-2’)
- GV ghi đầu bài. HS ghi vở. 
b. Bài giảng.
* Nhận xét.
Bài 1: - HS đọc y/c và nội dung bài tập.
Lớp thảo luận nhóm đôi theo gợi ý:
+ Từ in đậm nối với từ nào trong câu?
+ Quan hệ mà từ in đậm biểu diễn quan hệ gì?
- GV kết luận.
? Quan hệ từ là gì?
? Quan hệ từ có tác dụng gì?
Bài 2:- HS đọc y/c bài.
GV tiến hành tương tự BT 1
* HS đọc ghi nhớ.
* Hướng dẫn HS làm BT.
Bài 1. HS đọc yêu cầu, nội dung bài tập
- HS đọc từ in đậm.
? Những từ in đậm ấy dùng để làm gì?
? Những từ ngữ đó được viết hoa nhằm biểu lộ điều gì?
- GV kết luận.
Bài 2. HS đọc yêu cầu, nội dung BT.
- GV hướng dẫn HS dùng bút chì gạch chân dưới các quan hệ từ được dùng trong các câu văn.
- HS trình bày bài. HS nhận xét.
- GV kết luận lời giải đúng.
Bài 3: HS đọc y/c và nội dung bài.
- HS tự làm bài. 1 HS đọc câu mình đặt. 
- Nhận xét bài làm của bạn.
- GV nhận xét, sửa lỗi diễn đạt, dùng từ cho từng HS.	
4. Củng cố, dặn dò (2’)
? Quan hệ từ là gì?
	- GV nhận xét tiết học.
	- HS chuẩn bi tiết sau: mở rộng vốn từ.
Tập làm văn (Tiết số:21)
Trả bài văn tả cảnh.
I. Mục đích, yêu cầu:
- Biết rút kinh nghiệm bài văn (bố cục, trình tự miêu tả, cách diễn đạt, dùng từ); nhận biết và sửa lỗi trong bài.
- Viết lại được một đoạn văn cho đúng hoặc hay hơn.
II. Đồ dùng dạy học:
	- GV: Bảng phụ ghi một số lỗi HS hay mắc.
- HS: Vở bài tập. 
III. Các hoạt động dạy- học:
1. ổn định (1-2’)
2. Bài cũ: (3-5’)
? Đọc bài văn tả cảnh.?
- GV nhận xét.
3. Bài mới.(32-35’)
a. Giới thiệu bài.(1-2’)
b. Nhận xét chung bài làm của HS
- Gọi HS đọc lại đề bài tập làm văn và hỏi:
+ Đề bài yêu cầu gì?
-Nhận xét chung.
*Ưu điểm:
+ HS hiểu đề, viết đúng yêu cầu của đề như thế nào?
+ Bố cục của bài văn
+ Trình tự miêu tả
+ Diễn đạt câu, ý
+ Dùng từ láy, hình ảnh, âm thanh để làm nổi bật lên đặc điểm của cảnh vật.
+ Thể hiện sự sáng tạo trong cách dùng từ, dùng hình ảnh miêu tả vẻ đẹp của cảnh vật, có bộc lộ cảm xúc của mình trong từng câu văn.
+ Lỗi chính tả, hình thức trình bày bài văn. 
- V nêu tên những HS viết bài tốt, lời văn hay, hình ảnh sinh động, câu văn thể hiện tình cảm chân thực, có sự liên kết giữa mở bài, thân bài , kết bài
* Nhược điểm :
+ GV nêu các lỗi điển hình về ý, về dùng từ, đặt câu, cách trình bày bài văn, lỗi chính tả.
+ Viết trên bảng phụ những lỗi phổ biến. 
- Trả bài cho HS.
c. HD chữa bài.
 Bài 1:- HS đọc bài 1.
- HS nhận xét chữa lỗi theo y/c sau:
? Bài văn tả cảnh nên tả theo trình tự nào là hợp lí nhất?
? Mở bài theo kiểu nào để hấp dẫn người đọc?
? Thân bài cần tả những gì?
? Phần kết bài cần viết nth để cảnh vật luôn in đậm trong tâm trí người đọc?
- HS trình bày ý kiến. Nhận xét.
- GV kết luận.
 Bài 2: HS đọc yêu cầu bài
- GV đọc cho HS nghe những đoạn văn hay.
- HS đọc doạn văn hay cho cả lớp nghe tham khảo.
- Lớp tự viết lại đoạn văn.
- HS đọc lại đoạn văn mình viết lại. NHận xét.
- GV nhận x ét, bổ sung ý kiến cho từng HS.
- GV kết luận.
4. Củng cố- dặn dò.(2’)
- GV nhận xét giờ.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau: 
Lịch sử (Tiết số:11)
Ôn tập:Hơn tám mươi năm
chống thực dân pháp xâm lược và đo hộ (1858- 1945)
I. Mục tiêu:
	 Sau bài học HS nêu được:
 - Lập bảng thống kê các sự kiện lịch sử tiêu biểu từ năm 1858 đến năm 1945.
II. Đồ dùng dạy- học:
	GV:- Kẻ bảng thống kê các sự kiện lịch sử.
 - Phiếu học tập của HS.
HS : Đọc trước bài.
III. Các hoạt động dạy- học: 
1. ổn định (1-2’)
2. Kiểm tra bài cũ: (3-5’)
? Tả lại không khí tưng bừng của buổi lễ tuyên bố độc lập 2- 9- 1945?
? Nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh Bác Hồ trong ngày 2- 9- 1945 ?
HS nhận xét.
GV nhận xét, ghi điểm em: 
3. Bài mới (25-30’)
a. GV giới thiệu bài ghi tên bài lên bảng. 
- HS ghi vào vở. 
b. Nội dung.
* HĐ 1: Thống kê các sự kiện lịch sử tiêu biểu từ 1858- 1945.
- GV treo bảng thống kê (chưa có nội dung).
Thời gian
Sự kiện tiêu biểu
Nội dung cơ bản của sự kiện
Các nhân vật LS tiêu biểu
? Ngày 1- 9- 1858 xảy ra sự kiện lịch sử gì?
? Sự kiện lịch sử này có nội dung cơ bản (ý nghĩa) là gì ?
- GVkết luận:
- Tương tự như thế GV hỏi các thời gian tiếp theo để hoàn chỉnh bảng thống kê.
* HĐ 2:Trò chơi: Ô chữ kì diệu
- GV giới thiệu trò chơi. (STK- T 70)
- GV nêu cách chơi.
- GV tổ chức cho HS chơi thử.
- HS chơi thi đua giữa các tổ.
- GV nhận x ét, kết luận. 
4. Củng cố, dặn dò:(2’) 
- GV tóm tắt nội dung 
? Vì sao mùa thu năm 1945 được gọi là mùa thu cách mạng?
- Nhận xét giờ.
- Về chuẩn bị bài. Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập..
Thứ sáu ngày 12 tháng 11 năm 2010
Toán (Tiết số:55)
Nhân một số thập phân với một số tự nhiên
I. Mục tiêu:
- Biết nhân một số thập phân với một số tự nhiên.
- Biết giải bài toán có phép nhân một số thập phân với một số tự nhiên.
II. Đồ dùng dạy – học:
 - GV: Bài dạy.
 - HS: Vở bài tập toán.
III. Các hoạt động dạy- học:
1. ổn định lớp (1-2’)
2 . Kiểm tra bài cũ: (3-5’)
- 1 HS lên bảng làm. Lớp làm vở.
- GV đọc đề bài: Tổng của hai số là 16,5. Hiệu của hai số là 4,5. Tìm hai số đó.
- Lớp nhận xét bài của bạn, đọc bài làm của mình.
? Nêu cách làm của em?
- GV nhận xét ghi điểm em: 
3. Bài mới. (32-35’)
a. Giới thiệu (1-2’) 
- Ghi tên bài.- HS ghi vở.
 b. Nội dung.
* VD 1: - GV Nêu bài toán như SGK.
? Nêu cách tính chu vi hình tam giác ABC ?
? 3 cạnh của hình tam giác ABC có gì đặc biệt? 
- Tìm kết quả: GV hướng dẫn HS làm như SGK.
* VD 2:
- GV nêu VD: Đặt tính rồi tính. 
0,46 x 12
- HS lên bảng nêu cách đặt tính rồi tính.
- HS nhận xét.
- GV kết luận.
? Qua 2 VD, bạn nào có thể nêu cách thực hiện phép nhân một số thập phân với 1 số tự nhiên? 
- HS đọc ghi nhớ trong SGK.
* HD hs luyện tập.
? Giờ học hôm nay gồm mấy bài tập? (5 BT)
Bài 1:
- HS đọc y/c bài.
? BT y/c chúng ta làm gì?
- 4 HS bảng làm.
- Lớp tự làm bài.
 - GV bao quát lớp, giúp đỡ HS yếu.
- Lớp nhận xét bài làm trên bảng.
- GV thống nhất kết quả.
Bài 2: - HS làm theo khả năng.
Bài 3:- HS đọc đề bài. 
- HS khá tự làm bài. 3 HS lên bảng làm.
- GV hướng dẫn HS yếu.
- Chữa bài trên bảng, nhận xét.
Trong 4 giờ ô tô đi được quãng đường là:
 42,6 x 4 = 170,4 (km)
 Đáp số: 170,4km
4. Củng cố- dặn dò (2’)
- GV nhận xét tiết học
- Dặn HS chuẩn bị cho tiết học sau: Nhân một số thập phân với 10, 100, ...
Tập làm văn (Tiết số:22)
Luyện tập làm đơn
I. Mục đích, yêu cầu:
- Viết được lá đơn (kiến nghị) đúng thể thức, ngắn gọn, rõ ràng, nêu được lí do kiến nghị, thể hiện đầy đủ nội dung cần thiết.
- Giáo dục KNS: Ra quyết định - Đảm nhiệm trách nhiệm với cộng đồng.
II. Đồ dùng dạy học:
	- GV: Bài dạy. Bảng phụ viết sẵn các y/c trong mẫu đơn. Phiếu bài tập.
- HS: Vở bài tập. 
III. Các hoạt động dạy- học:
1. ổn định (1-2’)
2. Bài cũ: (3-5’)
- Chấm bài những HS viết bài văn tả cảnh chưa đạt.
- GV nhận xét.
3. Bài mới.(32-35’)
a. Giới thiệu bài.(1-2’)
b. Hướng dẫn HS làm bài.
- HS đọc đề bài. Lớp đọc thầm.
- Lớp quan sát tranh minh họa hai đề bài.
? Hãy nêu quy định bắt buộc khi viết đơn?
- HS nêu. GV ghi nhanh lên bảng.
? Theo em, tên của đơn là gì ?
? Nơi nhận đơn em viết những gì?
? Người viết đơn ở đây là ai?
? Em là người viết đơn, tại sao không viết tên em?
? Phần lí do viết đơn em viết những gì?
? Em hãy nêu lí do viết đơn cho một trong hai đề bài trên ?
- HS thực hành viết đơn.
- GV treo bảng phụ có ghi sẵn mẫu đơn.
- GV gợi ý: Các em có thể chọn một trong hai đề.
- HS trình bày bài đơn vừa viết.
- GV nhận xét, sửa chữa, cho điểm những HS viết đạt y/c.
- GV kết luận.
4. Củng cố- dặn dò.(2’)
- GV nhận xét giờ.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau: Cấu tạo của bài văn tả người.
Địa lí (Tiết số:11)
Lâm nghiệp và thủy sản
I. Mục tiêu:
 	Giúp HS:
- Nêu một số đặc điểm nổi bật về tình hình phát triển và phân bố lâm nghiệp và thuỷ sản ở nước ta.
- Sử dụng sơ đồ, bảng số liệu, biẻu đồ, lược đồ để bước đầu nhận xét về cơ cấu và phân bố của lâm nghiệp và thuỷ sản.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: đồ địa lí tự nhiên VN, các sơ đồ số liệu trong SGK.
- HS: đọc trước bài.
III. Các hoạt động dạy- học:
1. ổn định lớp.(1-2’)
2. KT bài cũ.(3-5’) 
? Kể tên một số cây trồng của nước ta?
? Những điều kiện nào giúp cho nghàn chăn nuôi phát triển ổn định và vững chắc?
- GV nhận xét- Ghi điểm em: 
3. Bài mới (25-30’) 
a. Giới thiệu (1-2’) 
- Ghi đầu bài.
b. Bài giảng.
* HĐ 1 : Các hoạt động của lâm nghiệp.
- HS Đọc SGK
? Ngành lâm nghiệp có những hoạt động nào?
- GV treo sơ đồ các hoạt động chính của lâm nghiệp.
? Việc khai thác gỗ và các lâm sản khác phải chú ý điều gì?
GV kết luận: Lâm nghiệp có hai hoạt động chính là trồng và bảo vệ rừng; khai thác gỗ và các lâm sản khác.
- GV treo số liệu và diện tích của rừng.
? Bảng số liệu thống kê về điều gì ?Dựa vào bảng có thể nhận xét về vấn đề gì?
- HS thảo luận nhóm đôi phân tích bảng số liệu trong SGK. 
- GV gợi ý:
? Bảng thống kê diện tích rừng nước ta vào những năm nào?
? Nêu diện tích rừng của từng năm đó?
- HS trình bày ý kiến trước lớp. Nhận xét. 
? Các hoạt động trồng rừng, khai thác rừng diễn ra chủ yếu ở vùng nào?
? Điều này gây khó khăn gì cho công tác bảo vệ trồng rừng?
- GV kết luận:
* HĐ 2 : Ngành khai thác thủy sản.
- GV treo biểu đồ sản lượng thủy sản và nêu câu hỏi:
? Biểu đồ biểu diễn điều gì ?
? Trục ngang (dọc) của biểu đồ thể hiện điều gì?
? Các cột màu đỏ (xanh) trên biểu đồ thể hiện điều gì?
GV giảng và kết luận:
4. Củng cố, dặn dò (2’)
? Cần làm gì để bảo vệ các loài thủy hải sản? 
- Nhận xét tiết học, tuyên dương những học sinh học tập tích cực, hiệu quả
- HS chuẩn bị tiết sau: Công nghiệp.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan11-1011.doc