Giáo án Tổng hợp môn học lớp 5 - Tuần 13 - Trường TH Nguyễn Tri Phương

Giáo án Tổng hợp môn học lớp 5 - Tuần 13 - Trường TH Nguyễn Tri Phương

Tiết 1 TẬP ĐỌC - Tiết 25:

Bài: NGƯỜI GÁC RỪNG TÍ HON.

I / MỤC TIÊU:

- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chậm rãi; phù hợp với diễn biến các sự việc.

-Hiểu ý nghĩa: Biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh và dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi.(trả lời: câu 1,2,3b); GD HS biết yêu quí rừng, bảo vệ rừng.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- Tranh minh họa bài đọc (SGK.)

 

doc 36 trang Người đăng hang30 Lượt xem 424Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn học lớp 5 - Tuần 13 - Trường TH Nguyễn Tri Phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 13
Thứ năm ngày 15 tháng 11 năm 2012
Tiết 1	 TẬP ĐỌC - Tiết 25: 
Bài: 	 NGƯỜI GÁC RỪNG TÍ HON.
I / MỤC TIÊU: 
- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chậm rãi; phù hợp với diễn biến các sự việc. 
-Hiểu ý nghĩa: Biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh và dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi.(trả lời: câu 1,2,3b); GD HS biết yêu quí rừng, bảo vệ rừng.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- Tranh minh họa bài đọc (SGK.)
III / CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1- Kiểm tra bài cũ(7phút): 
H: Em đọc nội dung bài học?
H: Hai câu thơ cuối bài, tác giả muốn nói gì về công việc của bầy ong ?
- GV nhận xét ghi điểm.
2-Bài mới (33phút): Giới thiệu bài- 
-Quan sát tranh-
Truyện “Người gác rừng tí hon”
HĐ1: Hướng dẫn học sinh luyện đọc .
- 1 HS đọc toàn bài.
-Đọc diễn cảm bài văn: giọng kể chậm rãi; nhanh, hồi hộp hơn ở đoạn kể về mưu trí và hành động dũng cảm của cậu bé có ý thức bảo vệ rừng; 
- Bài chia làm: 3đoạn: 
+ 3 HS nối tiếp nhau - 3 đoạn bài văn. 
- Luyện đọc từ khó: ( HS đọc vấp).
+ 3 HS nối tiếp nhau - 3 đoạn bài văn.
HS đọc chú giải Sgk:
GV giải nghĩa từ khó: 
- GV kết hợp hướng dẫn HS đọc đúng các câu hỏi, câu cảm; hiểu nghĩa các từ ngữ ,
 - Cho HS đọc đoạn 2 ?
+3 HS nối tiếp nhau - 3 đoạn bài văn.
-GV nhận xét.
* Gv đọc mẫu toàn bài:
HĐ2: Tìm hiểu bài
- HS đọc thầm bài và trả lời câu hỏi. 
H1: Thoạt tiên phát hiện thấy những dấu chân người lớn hằn trên mặt đất, bạn nhỏ thắc mắc thế nào?
H2: Lần theo dấu chân, bạn nhỏ đã nhìn thấy những gì, nghe thấy những gì?
H3: Kể những việc làm của bạn nhỏ cho thấy: a/ bạn là người thông minh,
GV nhận xét- bổ sung. 
b/ Bạn là người dũng cảm. 
+GDBVMT: với hành động thông minh, dũng cảm của bạn nhỏ, trong việc BVMT rừng, gd ý thức BVMT.
H5: Em học tập được ở bạn nhỏ điều gì? 
*H: tìm nội dung bài?
 HĐ3: Hướng dẫn HS đọc diễn cảm.
+ 3 HS đọc nối tiếp.
- GV hướng dẫn các em đọc: đúng lời nhân vật: câu giới thiệu về cậu bé và tình yêu rừng của cậu- đọc chậm rãi; đoạn kể về hành động dũng cảm bắt trộm của cậu - nhanh, hồi hộp, gấp gáp. Chú ý những câu dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật:
 + Cả lớp đọc thầm nhóm 2 - đoạn 3.
-Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
-Ban giám khảo nhận xét.
-GV nhận xét ghi điểm.
- Gọi 2 HS đọc thuộc bài thơ Hành trình của bầy ong, -Nêu nội dung bài.
- Ong giữ hộ cho người những mùa hoa tàn nhờ đã chắt được vị ngọt, mùi hương của hoa những giọt mật tinh tuý.
 -Sgk/
- HS khá đọc.
-đoạn1: từ đầu đến đánh xe ra bìa rừng chưa
-đoạn 2: từ Qua khe lá...đến thu lại gỗ 
- đoạn 3; còn lại.
 - 1 HS đọc. 
+(rô bốt, ngoan cố, còng tay). 
- HS chú ý lắng nghe.
- 2 HS luyện đọc- Đoạn 2, 
-3 HS nối tiếp .
* Tìm hiểu bài.
-"Hai ngày nay, đâu có đoàn khách tham quan nào".
- Hơn chục cây to bị chặt thành từng khúc dài; bọn trộm gỗ bàn nhau sẽ dùng xe để chuyển gỗ ăn trộm vào buổi tối.
+ Những việc làm của bạn nhỏ cho thấy bạn là người thông minh: Thắc mắc khi thấy dấu chân người lớn trong rừng - Lần theo giấu chân để tự giải đáp thắc mắc - Khi phát hiện ra bọm trộm gỗ, lén chạy theo đường tắt, gọi điện thoại báo công an.
+ Những việc làm của bạn nhỏ cho thấy bạn là người dũng cảm: Chạy đi gọi điện thoại báo công an về hành động của kẻ xấu. Phối hợp với các chú công an bắt bọn trộm gỗ.
- Tinh thần trách nhiệm bảo vệ tài sản chung. Bình tĩnh, thông minh khi xử lí tình huống bất ngờ. Phán đoán nhanh, phản ứng nhanh. Dũng cảm, táo bạo,...
 *Bài văn ca ngợi sự thông minh và dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi đã có ý thức bảo vệ rừng,
* HS đọc diễn cảm.
- 3 HS đọc nối nhau. 
- HS nghe GV hướng dẫn HS luyện đọc.
+ Hai ngày nay đâu có đoàn khách tham quan nào?
+ Mày đã dặn lão Sáu Bơ tối đánh xe ra bìa rừng chưa? –( Hạ giọng thì thào, bí mật.)
+ A lô, công an huyện đây –( giọng rắn rỏ, nghiêm trang).
+ Cháu quả là chàng gác rừng dũng cảm! – (vui vẻ, ngợi khen).
- Đọc thầm nhóm đôi.
- 3,4 HS đọc thi đua
+ Cả lớp theo dõi .
3- Củng cố (4phút): HS Tóm tắt nội dung bài: (HS đọc lại bài- ghi bài.)
 (biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh và dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi). GD: HS biết yêu quí rừng, bảo vệ môi trường.
4-Dặn dò(1phút):Dặn HS về nhà đọc bài, học bài và chuẩn bị bài sau.
 -GV nhận xét tiết học.
Tiết 2	 ĐẠO ĐỨC - Tiết 13: 
 Bài: LUYỆN TẬP- THỰC HÀNH (k ính già yêu trẻ) 
I/ M ỤC TI ÊU: 
- Biết vì sao cần phải kính trọng, lễ phép với người già, yêu thương, nhường nhịn em nhỏ
- Nêu được những hành vi, việc làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự kính trọng người già, yêu thương em nhỏ. 
-Có thái độ, hành vi thể hiện sự kính trọng, lễ phép với người giàø nhường nhịn em nhỏ. 
- GD: Tôn trọng yêu quý, thân thiện với người già, em nhỏ; 
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
-Sgk, bảng nhóm, phiếu học tập, tranh ảnh
III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1- Kiểm tra bài cũ(6phút):hs nêu bài học.
- Nhận xét và ghi điểm.
2- Bài mới (30phút): Giới thiệu bài- Ghi đề bài lên bảng.
HĐ1:Sắm vai xử lý tình huống(Bài tập 2)
-GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm. Thảo luận đẻ tìm cách giải quết các tình huống, sau đó sắm vai thể hiện tình huống.
-Em hãy thảo luận cùng các bạn trong nhóm để giải quyết các tình huống sau:
H:-Trên đường đi học, thấy một em bé bị lạc, đang khóc tìm mẹ, em sẽ làm gì?
H:- Em sẽ làm gì khi thấy hai em nhỏ đánh nhau để tranh giành một qủa bóng.
H:- Lan đang chơi nhảy dây cùng bạn thì có một cụ già đến hỏi thăm đường. Nếu là Lan em sẽ làm gì?
+GV gọi nhóm lên sắm vai xử lý tình huống của nhóm mình.
 + GV nhận xét, kết luận
* Tóm lại: Khi gặp người già các em cần nói năng, chào hỏi lễ phép, khi gặp em nhỏ chúng ta phải nhường nhịn, giúp đỡ.
HĐ2: Làm bài tập 3-4 SGK.
-GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm.
- GV phát phiếu học tập cho các nhóm thảo luận. 
- Đại diện nhóm trình bày 
Bài 4:
- GV tổ chức cho HS sử dụng thể từ. 
- GV quy định thẻ đỏ tượng trưng cho câu trả lời đúng, thẻ xanh tượng trưng cho câu trả lời sai. 
- GV nhận xét chung và chốt lại. 
+ HS đọc bài học.- trả lời câu hỏi.
* HS Sắm vai xử lý tình huống( Bài tập 2)
-HS tiến hành chia nhóm và thảo luận để tìm cách ứng xử, sau đó chọn vai đóng vai.
- Em dừng lại, dỗ dành em bé và hỏi tên, địa chỉ. Sau đó, em có thể dẫn em bé đến đồn công an gần nhất để nhờ tìm gia đình của bé. Nếu nhà em ở gẩn, em sẽ đẫn bé về nhà, nhờ bố mẹ em giúp đỡ.
-Em sẽ can không cho hai em đánh nhau nữa. Sau đó em hướng dẫn các em cùng chơi chung hoặc lần lượt thay phiên nhau chơi.
 + Em sẽ ngừng nhảy dây và hỏi lại cụ xem cụ hỏi thăm nhà ai. Nếu biết đường em sẽ 
hướng dẫn đường đi cho cụ .Nếu không biết, em sẽ lễ phép Bà ơi, cháu cũng không biết ạ hoặc thử hỏi những người lớn đằng kia xem, tiếc quá cháu không biết bà ạ.
+ HS nhận xét.
* HS Làm bài tập 3-4 SGK.
 + HS tiến hành chia nhóm 4
- HS thảo luận.
1. Ngày dành riêng cho thiếu nhi
 Ngày 1 tháng 6
Ngày 6 tháng 5
2. Ngày dành riêng cho người cao tuổi.
 Ngày 22 tháng 12
 Ngày 1 tháng 10 
Bài 4:
- Mỗi em một thẻ từ.
- HS nghe câu hỏi để dơ thẻ từ-giải thích tại sao em chọn?
3-Củng cố: (4phút): HS nêu nội dung bài học- GD cho HS biết kính già yêu trẻghi bài.
4-Dặn dò(1phút): Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. - GV nhận xét tiết học.
Tiết 3	KĨ THUẬT - Tiết 13: 
Bài: CẮT, KHÂU, THÊU HOẶC NẤU ĂN TỰ CHỌN(t.2)
I/ MỤC TIÊU: 
-Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để thực hành làm được một sản phẩm yêu thích.
- GD cho HS yêu thích môn học, yêu quí đồ vật của mình.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Chuẩn bị đồ dùng khâu, thêu: kim, chỉ, khuôn thêu, phấn.
-Sử dụng tanh trong bài học.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV
 HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1-Kiểm tra bài cũ(5phút): HS nêu cách rửa một số dụng cụ nấu ăn, ăn uống( 2HS)
 - GV nhận xét ghi điểm.
2- Bài mới(30phút) : Giới thiệu bài- 
 (ghi đề lên bảng.)
HĐ1: ÔN tập các nội dung học trong chương 1;
- HS ôn lại nội dung chính đã học ở chương 1.
- HS nhắc lại cách đính khuy. Thêu chữ V, thêu dấu nhân, những nội dung đã học ở phần nấu ăn.
-GV nhận xét và tóm tắt nội dung nêu.
HĐ2: HS thảo luận nhóm để chọn sản phẩm thực hành. 
+Mục đích; Củng cố kiến thức. 
+Yêu cầu: kĩ năng về khâu, thêu, nấu ăn đã học. 
HĐ3: Thực hành làm sản phẩm tự chọn:
- GV kiểm tra việc chuẩn bị của HS : nguyên liệu và dụng cụ thực hành.; phân chia vị trí cho HS thực hành. quan sát thực hành của HS. Và hướng dẫn thêm. 
HĐ4: - Đánh giá kết quả thực hành: 
-Cho HS tự đánh giá, kết quả thực hành theo các yêu cầu: 
+ Hoàn thành sản phẩm, đúng thời gian, 
+ Sản phẩm đảm bảo được yêu cầu kĩ thuật, mĩ thuật.
-Nêu cách rửa một số dụng cụ nấu ăn, ăn uống.
-Sgk/ 
+ HS nêu cách đính khuy: vạch dấu các điểm đính khuy trên vải, đính khuy vào các điểm đính khuy vạch dấu.
+Thêu dấu nhân là cách thêu để tạo thành các mũi thêu giống như dấu nhân, nối nhau liên tiếp, giữa hai đường thẳng song song ở mặt phải đường thêu..
- Cắt khâu, thêu, một sản phẩm tự chọn.
- Nấu ăn: lựa chọn một món ăn nào đó.
 - trình bày sản phẩm. - ghi tên sản phẩm
* Cho HS tự chọn một trong hai nội dung sau:
+ Nếu chọn  ... không có phản ứng với axít.
Kết luận:
- Đá vôi không cứng lắm. Dưới tác dụng của a xít thì đá vôi bị sủi bọt.
*GDBVMT: khi sử dụng một số vật liệu đá, cần chú ý việc BVMT.
-Kết thúc tiết học, cho một số HS trả lời 2 câu hỏi ở trang 55, SGK để củng cố kiến thức 
3- Củng cố(4phút): HS nêu bài học- GD HS biết bảo vệ các đồ vật bằng nhôm.
4-Dặn dò (1phút):Dặn HS về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau. – GV nhận xét tiết học. 
Tiết 4	 TOÁN - Tiết 65: .
Bài: CHIA MỘT SỐ THẬP PHÂN CHO 10, 100, 1000,...
I/ MỤC TIÊU: 
-Biết chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên, mà thương tìm được là một số thập phân và vận dụng trong giải toán có lời văn. (B1; 2a,b; 3) 
-Vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
II/ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
-Sgk, vở BT, bảng nhóm, đọc bài mới ở nhà.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1 Kiểm tra bài cũ(6phút): HS thực hiện phép chia.
 455,25: 5= ? 27,5: 25=?
-GV nhận xét ghi điểm.
2- Bài mới (34phút): Giới thiệu bài- Ghi đề bài lên bảng
HĐ1:Hướng dẫn thực hiện chia một số thập phân cho 10, 100, 1000, ...
a) Ví dụ 1
- HS đặt tính và thực hiện tính 213,8:10
- GV nhận xét phép tính của HS, sau đó hướng dẫn các em nhận xét để tìm quy tắc nhân một số thập phân với 10.
+ Em hãy nêu rõ số bị chia, số chia, thương trong phép chia 213,8:10=21,38
+ Như vậy khi cần tìm thương 213,8 :10 không cần thực hiện phép tính ta viết ngay thương như thế nào?
b) Ví dụ 2.
- GV yêu cầu HS đặt tính và thực hiện phép tính 89,13:100.
- GV nhận xét phép tính của HS, sau đó hướng dẫn HS nhận xét để tìm ra quy tắc chia một số thập phân cho 100.
+ Em hãy nêu rõ số bị chia và số chia, thương của phép chia 89,13:100=0,8913
+ Em có nhận xét gì về số bị chia 89,13 và à thương 0,8913?
+ Như vậy khi cần tìm thương 89,13:100 không cần thực hiện phép tính ta có thể viết ngay thương của nó như thế nào?
c) Quy tắc chia một số thập phân cho 10, 100, 1000, ...
- H: cho biết:
+ Khi muốn chia một số thập phân cho 10 ta có thể làm như thế nào?
+ Khi muốn chia một số thập phân cho 100 ta làm như thế nào?
- GV yêu cầu HS nêu quy tắc chia một số thập phân cho 10, 100, 1000, ...
HĐ2: Luyện tập - thực hành.
Bài 1: 
- GV yêu cầu HS tính nhẩm.
- GV theo dõi và nhận xét bài làm của HS.
Bài 2a,b:
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài.
- GV hỏi: Em có nhận xét gì về cách làm khi chia một số thập phân cho 10 và nhân một số thập phân với 0,1?
- Em có nhận xét gì về cách làm khi chia một số thập phân cho 100 và nhân một số thập phân với 0,01?
Khi thực hiện chia một số thập phân cho 100 hay nhân một số thập phân cho 0,01 ta đểu chuyển dấu phẩy của số thập phân đó sang bên trái hai chữ số.
- HS nhận xét bài làm của bạn, 
 -GV nhận xét.
Bài 3:
- GV gọi HS đọc đề bài toán.
- HS tự làm bài.
1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
+ Kiểm tra qui tắc “nhân 1 số thập phân với 0,1; 0,01; 0,001”. 
455,25: 5= 91,05; 27,5: 25=1,1.
* Thực hiện chia một số thập phân cho 10, 100, 1000, ...
a) Ví dụ 1
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào giấy nháp.
 213,8 10
 13 21,38
 38
 80
 0
-HS nhận xét theo hướng dẫn của GV.
-HS nêu:
Số bị chia là213,8
Số chia là 10
Thương là 21,38
+ Nếu chuyển dấu phẩy của số
213,8 sang bên trái một chữ số thì ta được số 21,38.
+ Chuyển dấu phẩy của 213,8 sang bên trái một chữ số thì ta được số thương của 213,8:10=21,38.
b) Ví dụ 2.
- 1 HS lên bảng thực hiện, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
 89,13 100
 913 0,8913
 130
 0
- HS nhận xét theo hướng dẫn của GV.
+ HS nêu:
Số bị chia là 89,13
Số chia là 100
Thương là 0,8913
+ Nếu chuyển dấu phẩy của 89,13 sang bên trái hai chữ số thì ta được số 0,8913
+ Chuyển dấu phẩy của 89,13
sang bên trái hai chữ số thì được số thương của 89,13:100=0,8913
c) Quy tắc: 
+ Khi muốn chia một số thập phân cho 10 ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó sang bên trái một chữ số.
+ Khi muốn chia một số thập phân cho 100 ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó sang bên trái hai chữ số.
- 3 đến 4 HS nêu trước lớp, HS cả lớp học thuộc quy tắc ngay tại lớp.
* Luyện tập - thực hành.
Bài 1:
- HS tính nhẩm, sau đó tiếp nối nhau đọc kếtt quả trước lớp, mỗi HS làm 2 phép tính.
Bài 2:
2 HS làm bài trên bảng lớp, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
-HS nêu cách nhẩm từng phép tính trên. 
- Khi thực hiện chia một số thập phân cho 10 hay nhân một số thập phân cho 0,1 ta đểu chuyển dấu phẩy của số thập phân đó sang bên trái một chữ số.
a) 12,9 : 10 = 12,9 x 0,1
 1,29 = 1,29
b) 123,4 : 100 = 123,4 x 0,01
 1,234 = 1,234
Bài 3:- 1 HS đọc đề bài toán .
Bài giải
Số tấn gạo đã lấy đi là:
537,25:10=53,725
Số tấn gạo còn lại trong kho là:
537,25- 53,725=483,525(tấn)
 Đáp số: 483,525tấn.
 3- Củng cố (4phút): Nêu qui tắc chia một số thập phân cho 10, 100, 1000,.
 4-Dặn dò(1phút): Dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau. Nhận xét tiết học.
Tiết 5 	 CHÍNH TẢ- Tiết 13: (nhớ - viết)
Bài: HÀNH TRÌNH CỦA BẦY ONG.
I/ MỤC TIÊU:
-Nhớ-viết đúng bài chính tả, trình bày đúng các câu thơ lục bát.
-Làm được BT2a/b hoặc BT3 a/b hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn.
-Vận dụng vào thực tiễn, 
II/ ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
- Bảng phụ ghi bài BT 2a (hoặc 2b); VD: sâm - xâm, sương - xương...uốt - uôc, ươt - ươc...
- Bảng lớp viết những dòng thơ có chữ cần điền BT3a, 3b.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
 1- Kiểm tra bàicũ(6phút): 2 HS viết:
	GV nhận xét ghi điểm 
2- Bài mới (34phút): Giới thiệu bài- Ghi đề bài lên bảng.
HĐ1: Hướng dẫn học sinh nhớ - viết.
- HS đọc trong SGK 2 khổ thơ cuối của bài thơ : Hành trình của bầy ong.
+ Nhận xét: cách trình bày các câu thơ lục bát, những chữ các em dễ viết sai chính tả.
Hướng dẫn HS viết từ khó.
VD: rong ruổi, rù rì, nối liền, lặng thầm,...
- Yêu cầu HS gấp SGK, nhớ lại 2 khổ thơ, viết bài. 
- GV chấm điểm một số bài; nêu nhận xét.
HĐ2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả.
Bài tập 2:
- GV chọn cho HS làm BT 2a hoặc BT2b.
- GV cùng cả lớp nhận xét từ ngữ ghi trên bảng, 
- VD: sâm sẩm tối - xâm nhập,..) GV cho HS đọc một số cặp từ ngữ phân biệt âm đấu s/x (hoặc âm cuối t/c). 
- HS viết những từ ngữ chứa các tiếng có âm đầu s/x hoặc âm cuối t/c đã học ở tiết trước.(VD: tiết học/ nuối tiếc)
* Học sinh nhớ - viết.
- Một HS đọc 2 khổ thơ cuối của bài thơ ; 
- Hai HS đọc thuộc lòng 2 khổ thơ.
- Cả lớp đọc thầm lại 2 khổ thơ trong SGK để ghi nhớ; 
- GV đọc từ khó cho HS viết bảng con.
- HS gấp SGK, viết bài. 
- Học sinh làm bài tập chính tả.
Bài tập 2:
- HS làm bài 2 /a.
-HS làm vở BT, đọc to cho cả lớp nghe cặp tiếng ghi trên phiếu (VD: sâm - xâm), tìm và viết thật nhanh lên bảng từ ngữ có chứa các tiếng đó(VD: củ sâm - ngoại xâm). Cả lớp cùng làm vào VBT. 
BT2a:
Củ sâm, chim sâm,sâm cầm, xanh xẩm, ông sẫm, sâm sẩm tối,...
sương giá, sương mù,sương muối, sung sướng, khoai sượng,....
say sưa, sửa chữa, cốc sửa, con sứa,..
siêu nước, cao siêu, siêu âm, siêu sạo,..
xâm nhập, xâm lược,...
xương tay, xương trâu, mặt xương xương, công xưởng,hát xướng,...
ngày xưa, xưa kia, xa xưa,...
xiêu vẹo, xiêu lòng, liêu xiêu, nhà xiêu,...
Bài tập 3:
GV chọn phần Bt 3a (hay 3b) cho HS lớp mình.
- GV nhận xét chung và chốt lại.
Bài tập 3:
- HS làm bài tập 3a.
- Một HS làm bài trên bảng lớp.
- Cả lớp làm bài vào vở hoặc VBT. 
- Ba HS đọc lại đoạn thơ (khổ thơ) đã diễn tả 
Câu a:	Đàn bò vàng trên đồng cỏ xanh xanh. Gặm cả hoàng hôn, gặm buổi chiều sót lại.
3-Củng cố(4phút): HS Nêu cách viết các âm đầu s/x( t/c).. ; GD hS biết vận dụng vào thực tiễn cuộc sống, ghi bài
4-Dặn dò(1phút):- Dặn HS ghi nhớ các từ ngữ đã luyện viết chính tả, HTL đoạn thơ (hoặc khổ thơ) ở BT (3). - GV nhận xét tiết học.
.
	 Ia Glai, ngày 14 tháng 11 năm 2012
	 TỔ TRƯỞNG
	 Vũ Thị Thúy 
SINH HOẠT TUẦN 13
(Tiết 5 ngày 16/11)
 I / MỤC TIÊU:
 Đánh giá ưu điểm, khắc phục tồn tại trong tuần 13
 - Có kế hoạch trong tuần tới tuần 14
II/ Chuẩn bị : Lớp trưởng và các tổ trưởng chuẩn bị nội dung, báo cáo.
 kế hoạch tuần 14. 
A/ Tiến hành:
 1 . ỔN định lớp: Hát bài ca. “Con đường đến lớp”
 2. Tiến hành: Nhận xét trong tuần. 
-Sinh hoạt 15 phút đầu giờ, Tìm hiểu ngày 20/11 ngày nhà Việt Nam.
-Đăng kí tiết học tốt – bông hoa điểm 10.
-Tập luyện văn nghệ, Tập năng khiếu-thi nét đẹp đội viên
- Nhiều bạn tích cực các hoạt động, chăm chỉ học tập, lễ phép, ngoan. 
- Ít bạn chưa thực hiện tốt các hoạt động của lớp, vấp nhiều khuyết điểm. 
- Hay ồn ào trong giờ học. Vài bạn trang phục chưa tốt. Học bài không thuộc.
-Tổ viên có nhiệt tình, tham gia đầy đủ các hoạt động sinh hoạt, học tập.
- Một số bạn chưa chịu khó học bài ở nhà, chưa nhiệt tình.
 3/- Kế hoạch tuần 14 
-Duy trì nề nếp lớp, khắc phucï tồn tại của tuần 13, thực hiện học tốt việc học tập, sinh hoạt, làm vệ sinh, sinh hoạt sao nhi, An toàn giao thông, Bảo vệ cơ sở vật chất,
-Tham gia phong trào Học tốt, bông hoa điểm 10, Hưởng ứng ngày Nhà giáo Việt Nam: 20/ 11, Lễ phép với thầy Cô, Mua hoa tặng Thầy cô.
-Công diễn văn nghệ+ thi nét đẹp đội viên
- Nộp các khoản tiền theo qui định của nhà trường.
------------------------------g&h---------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 13-5.doc