Giáo án Tổng hợp môn học lớp 5 - Tuần 15 - Trường TH Nguyễn Tri Phương

Giáo án Tổng hợp môn học lớp 5 - Tuần 15 - Trường TH Nguyễn Tri Phương

Tiết 1 TẬP ĐỌC - Tiết 29:

 Bài: BUÔN CHƯ LÊNH ĐÓN CÔ GIÁO.

I/ MỤC TIÊU:

-Biết phát âm đúng tên người dân tộc trong bài; biết đọc diễn cảm với giọng phù hợp nội dung từng đoạn.

- Hiểu nội dung bài: Người Tây nguyên quý trọng cô giáo, mong muốn con em được học hành.(T.lời câu 1,2,3)

 - GD học sinh biết tôn trọng, yêu quí thầy cô giáo. Nhớ công ơn Thầy cô.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh minh họa bài đọc trong SGK.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 36 trang Người đăng hang30 Lượt xem 373Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn học lớp 5 - Tuần 15 - Trường TH Nguyễn Tri Phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 15
Thứ sáu ngày 25 tháng 11 năm 2011
Tiết 1	 TẬP ĐỌC - Tiết 29: 
 Bài: BUÔN CHƯ LÊNH ĐÓN CÔ GIÁO.
I/ MỤC TIÊU:
-Biết phát âm đúng tên người dân tộc trong bài; biết đọc diễn cảm với giọng phù hợp nội dung từng đoạn.
- Hiểu nội dung bài: Người Tây nguyên quý trọng cô giáo, mong muốn con em được học hành.(T.lời câu 1,2,3) 
 - GD học sinh biết tôn trọng, yêu quí thầy cô giáo. Nhớ công ơn Thầy cô.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1- Kiểm tra bài cũ(7phút): 
HS2: Bài thơ cho em hiểu gì về nội dung?
HS1:Những hình ảnh nào nói lên nỗi vất vả của người nông dân?
- GV nhận xét ghi điểm.
2- Bài mới (34phút): Giới thiệu bài- Qua bài T.đọc này, ta sẽ thấy được nguyện vọng tha thiết của già làng và người dân buôn Chư Lênh đối với việc học cái chữ -- là nội dung bài học hôm nay.
HĐ1: Hướng dẫn HS luyện đọc.
- 1 HS đọc toàn bài.
-Hdẫn đọc diễn cảm: đọc lưu loát, phát âm chính xác tên người dân tộc(Yhoa, già Rok) Giọng đọc trang nghiêm ở đoạn dân làng đón cô giáo, đoạn dân làng xem cô giáo viết chữ. 
-Bài chia làm 4 đoạn:
+ 4 HS tiếp nối nhau- đọc 4 đoạn:
-Luyện đọc từ khó: (HS luyện đọc)
+ 4 HS tiếp nối nhau- đọc 4 đoạn:
-HS đọc chú giải(sgk)
-GV giảng từ khó: 
+ Chém: chặt một nhát mạnh
Nhà sàn: nhà cách mặt đất bởi sàn hỏng đất trên, dưới 1m.
- 1,2 HS đọc lại.
- HS đọc đoạn 3 – nhận xét.
-GV hướng dẫn đọc đúng: câu đối thoại, nhấn giọng: im phăng phắc, tiéng đập trong lồng ngực mình, Bác Hồ, Oâi, chữ cô giáo này! Nhìn kìa! A, chữ, chữ cô giáo!
+ 4 HS tiếp nối nhau- đọc( nhận xét.)
* GV đọc mẫu toàn bài:
HĐ2: Tìm hiểu bài.
- HS đọc thầm, trả lời câu hỏi;
H1:- Cô giáo Y Hoa đến buôn Chư Lênh để làm gì?
H2:- Người dân Chư Lênh đón tiếp cô giáo trang trọng và thân tình như thế nào?
H3:- Những chi tiết nào cho thấy dân làng rất hoá hức chờ đợi và yêu quý "cái chữ"?
GVchốt lại: Tình cảm của người Tây nguyên với cô giáo, với "cái chữ" thể hiện nguyện vọng thiết tha của người Tây nguyên cho con em mình được học hành, thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
- GV tóm tắt nội dung của bài?
+HS cảm thụ đoạn văn HS thích?
HĐ3: Đọc diễn cảm.
 -4 HS tiếp nối nhau đọc bài văn. 
- HS giọng đọc phù hợp với đoạn3 . 
-Cả lớp luyện đọc thầm đoạn 3( nhóm 2) 
-Thi đọc diễn cảm đoạn3: -3 HS 
 - GV nhận xét đánh giá ghi điểm.
-HS đọc HTLbài thơ “Hạt gạo làng ta”, 
Nêu nội dung bài.
 -giọt mồ hôi sa, nước như ai nấu,cá cờ chết, cua ngoi lên bờ, mẹ em xuống cấy, bão tháng bảy)
-SGK/ 144
* Luyện đọc.
+ HS khá đọc toàn bài.
Đoạn 1: từ đầu đến dành cho khách quý.
Đoạn 2: Từ Y Hoa đến .. ...đến nhát dao.
Đoạn 3: từ Già Rok .... cái chữ nào!.
Đoạn 4: còn lại.
-HS đọc
 + HS nghe.
- HS đọc.
+ Đoạn 3, 
+ 1,2 HS đọc lại các từ nhấn mạnh, câu đối thoại.
- 4 HS đọc nối tiếp.
* Tìm hiểu bài.
- Cô giáo đến buôn để mở trường dạy học.
- Mọi người đến rất đông khiến căn nhà sàn chật ních. Họ mặc quần áo như đi hội. Họ trải đường đi cho cô giáo suốt từ đầu cầu thang tới bếp giữa sàn, trao cho cô giáo một con dao để chém một nhát vào cây cột, thể hiện nghi lễ để trở thành người trong buôn).
- Mọi người ùa theo già làng đề nghị cô giáo cho xem cái chữ. Mọi người im phăng phắc khi xem Y Hoa viết. Y Hoa viết xong bao nhiêu tiếng cùng hò reo.
* Tình cảm của người Tây nguyên yêu quý cô giáo, biết trọng văn hoá, mong muốn cho con em của dân tộc mình đựơc học hành, thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu.
* Đọc diễn cảm.
- 4 HS tiếp nối nhau đọc 
 - HS theo dõi.
- 2 HS luyện đọc, nhóm đôi. -Đọc thầm
- Thi đọc- nhận xét, 
3-Củng cố (4phút): Nội dung : Tình cảm của người Tây nguyên yêu quý cô giáo, biết trọng 
văn hoá, mong muốn cho con em của dân tộc mình đựơc học hành, thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu.(HS đọc); GD: cho Hs biết yêu quí thầy cô giáo ; yêu quí cái chữ.
 4-Dặn dò(1phút): - Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau; ghi bài.
 - GV nhận xét tiết học.
 ..
Tiết 2	ĐẠO ĐỨC - Tiết 15: 
Bài: LUYỆN TẬP - THỰC HÀNH ( Tôn trọng phụ nữ ) 
I/ MỤC TIÊU: 
- Nêu được vai trò của phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội.
-nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự tôn trọng phụ nữ.
-Tôn trọng, quan tâm, không phân biệt đối xử với chị em gái, bạn gái và người phụ nữ khác trong cuộc sống hàng ngày.
 - GD hs quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ phụ nữ trong cuộc sống hàng ngày.
II/ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
- Thẻ màu sử dụng cho bài tập 3 tiết 1
-Tranh ảnh bài thơ, bài hát, truyện nói về người phụ nữ Việt Nam.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌ	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1-Kiểm tra bài cũ(7phút):đọc ghi nhớ: 
+ HS2: Em hãy kể những công việc của người phụ nữ trong gia đình?
2- Bài mới (30phút): Giới thiệu bài- Ghi đề bài lên bảng:
HĐ1: Xử lí tình huống ( Bài tập 3 ).
- GV cho HS thảo luận nhóm 6:
- Các nhóm thảo luận nhóm trong 3 phút.
- GV nhận xét chung.
HĐ2: Làm bài tập số 4 SGK.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi.
- GV nhận xét chung.
HĐ3: Ca ngợi người phụ nữ Việt Nam ( Bài tập 5 SGK ).
- GV cho HS múa hát, đọc thơ, kể chuyện về một người phụ nữ mà em yêu mến kính trọng.
- HS đọc ghi nhớ bài học. 
-nấu ăn, giặt giũ, lao động, chăn nuôi, chăm sóc con, chồng. Lo lắng mọi việc trong gia đình.
-Sgk/
* Xử lí tình huống ( Bài tập 3 ).
- 6 nhóm thảo luận để tìm ra câu trả lời.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
+ Xem khả năng tổ chức công việc và khả năng hợp tác các bạn khác trong công việc . Nếu Tiến có khả năng thì chọn bạn. Không nên chỉ chọn bạn Tiến chỉ vì bạn là con trai.
+ Mỗi người đều có quyền bày tỏ ý kiến của mình. Bạn Tuấn nên lắng nghe các bạn nữ phát biểu.
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
* Làm bài tập số 4 SGK
- 2 em ngồi cùng bàn cùng thảo luận.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
+ ngày 8 tháng 3 là ngày quốc tế phụ nữ.
+ Ngày 20 tháng 10 là ngày phụ nữ Việt Nam.
- Hội phụ nữ, Câu lạc bộ các nữ doanh nhân là tổ chức xã hội dành riêng cho phụ nữ.
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
+ HS đọc yêu cầu.
- HS nối tiếp nhau kể; hát.
-Hát: “Ngày 8-3”; Mẹ và cô là hai cô giáo.
 3- Củng cố- dặn dò(4phút): HS nêu ghi nhớ bài học;
 - Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. - GV nhận xét tiết học
 .
Tiết 3	KĨ THUẬT -TIẾT 15 -
Bài:	LỢI ÍCH CỦA VIỆC NUÔI GÀ.
I / MỤC TIÊU:Giúp HS:
-Nêu được lợi ích của việc nuôi gà.
-Biết liên hệ với lợi ích của việc nuôi gà ở gia đình hoặc địa phương.
- GD: biết giúp gia đình chăm sóc và yêu quí vật nuôi.
II / ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
-Tranh minh hoạ trong SGK/48.
 III / CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1-Kiểm tra bài cũ(5phút):- 
-GV nhận xét và ghi điểm.
2- Bài mới (30phút): Giới thiệu bài- Ghi đề bài lên bảng
A/ Tìm hiểu lợi ích của việc nuôi gà.
HĐ1: Thảo luận nhóm:
Đọc thông tin - Quan sát các hình Sgk.
H1:Việc nuôi gà cung cấp cho ta sản phẩm gì?
H2: Gà có khả năng gì?
H3: Em hãy kể một số giống gà mà em biết?
H4: Thịt gà và trứng gà có ích gì đối với sức khoẻ của con người?
HĐ2: Dựa vào các hình a, b, c, d và những hiểu biết thực tế, em hãy nêu các ích lợi của việc nuôi gà trong gia đình em?
HĐ3: Đánh giá kết quả học tập
GV làm trên phiếu trắc nghiệm, cho HS thực hiện.
+ GV chấm bài, cùng nhận xét với HS.
+ GV ghi điểm.
+ GV chốt lại bài –HS nêu ghi nhớ:
B/ Ghi nhớ:((HS đọc bài)
 GD hs biết yêu quí, chăm sóc, nuôi gà.
+ HS nêu cách thực hành một món ăn.
-Sgk/30.
- Học nhóm 4:
-HS đọc thông tin, quan sát: a, b, c, d.
+Cung cấp cho ta: thịt gà, trứng gà, phân gà, lông gà.
+ Gà có khả năng: lớn nhanh, đẻ nhiều trứng.
+ VD: gà Tam Hoàng, gà Ri, Gà lơ-go, Gà Aùc.
-Cung cấp nhiều chất bổ, có giá trị dinh dưỡng cao, nhất là chất đạm rất ttót cho SK con người.
+ Đem lại nguồn thu nhập cho gia đình.
+ Có điều kiện nuôi thuận lợi.
+ Gà là động vật nuôi quanh năm, cho thu nhập quanh năm, cách nuôi thả hay nhốt
+ Cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến thực phẩm.
+ cung cấp phân bón cho cây trồng.
 Phiếu đánh giá: 
Đánh dấu X vào ô trả lời đúng:
¨ Cung cấp thịt, trứng làm thực phẩm.
¨ Cung cấp chất bột đường.
¨ Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
¨ Đem lại nguồn thu nhập cho con người về chăn nuôi.
¨ Làm thức ăn cho vật nuôi.
¨ Làm cho môi trường xanh. Sạch, đẹp.
¨ Cung cấp phân bón cho cây trồng.
¨ Xuất khẩu.
_ HS đọc ghi nhớ.
3-Nhận xét-dặn dò(3phút):- Dặn HS học bài ở nhà, biết nuôi gà, chăm sóc gà, giúp gia đình. -Chuẩn bị cho tiết sau. Nhận xét tiết dạy
.
Tiết 4	TOÁN - Tiết 71
Bài: LUYỆN TẬP.
I/ MỤC TIÊU: Biết:
- Chia một số thập phân cho một số thập phân. 
- Vận dụng để tìm x và giải các bài toán có lời văn.(B1a,b,c ; B2a; B3)
- GD cho HS vận dụng thực tiễn.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Sgk, vở BT, đọc bài mới ở nhà, bảng nhóm.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1-Kiểm tra bài cũ(6phút): - Tìm x biết.
GV nhận xét chung.
2- Bài mới (34phút): Giới thiệu bài- Ghi đề bài lên bảng
* Hướng dẫn luyện tập.
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
- GV nêu yêu cầu của bài, 
- 3 HS vừa lên bảng thực hiện phép tính của  ... øo tường, bạn có nhận xét gì?
H2:Kéo căng sợi dây cao su rồi buông tay ra, bạn có nhận xét gì ?
- GV nhận xét chung và chốt lại.
GV Kết luận:
I/ Cao su có tính đàn hồi.
HĐ2 : Thảo luận.
- GV cho HS thảo luận nhóm đôi. 
H1: Cao su thường được sử dụng để làm gì?
H2: Nêu cách bảo quản đồ dùng bằng cao su mà bạn biết?
GV gọi đại diện HS lần lượt trả lời từng câu hỏi:
H3;- Có mấy loại cao su? Đó là những loại nào?
H4:- Ngoài tính đàn hồi tốt, cao su còn có tính chất gì?
H5:- Cao su được sử dụng để làm gì? 
*GDBVMT: có ý thức xử lí các chất thải bàng cao su, không ảnh hưởng đến MT.
-Trong suốt, không gỉ, cứng, dễ vỡ, không cháy, không hút ẩm, không bị a-xít ăn mòn)
- li, cốc, chai, bóng đèn, kính đeo mắt, ống đựng thuốc tiêm, cửa kính,...
+Sgk/ 62.
* Thực hành.
- HS nối tiếp nhau trả lời 
Hình 1: Ủng, cục tẩy, đệm.
Hình 2: Lốp, săm ô tô.
- HS thảo luận nhóm 3
 - Ném bóng cao su xuống nền nhà ta lại thấy quả bóng nảy lên.
- Kéo căng sợi dây cao su sợi dây dãn ra. Khi buông tay, sợi dây cao su lại trở về vị trí cũ.
* Thảo luận.
- 2 em ngồi cùng nhau thảo luận.
 - Cao su được sử dụng để làm săm lốp xe; làm các chi tiết của một số đồ điện, máy móc và đồ dùng trong gia đình.
- Không nên để các đồ dùng bằng cao su ở nơi có nhiệt độ quá cao(cao su sẽ bị chảy) hoặc ở nơi có nhiệt độ quá thấp (cao su sẻ bị giòn, cứng,..)
Không để các hoá chất dình vào cao su.
- Có hai loại cao su: cao su tự nhiên (được chế biến từ nhựa cây cao su), cao su nhân tạo(thường được chế biến từ than đá và dầu mỏ).
- Cao su có tính đàn hồi; ít bị biến đổi khi gặp nóng, lạnh; cách điện , cách nhiệt, không tan trong nước, tan trong một số chất lỏng khác.
- 3 HS nêu: Ủng, cục tẩy, đệm, Lốp, săm ô tô, bóng.
 3- Củng cố(4phút): gọi HS đọc mục bạn cần biết. GD cho HS biết cách bảo quản đồ vật bằng cao su.đồ vật trong nhà.
 4-Dặn dò(1phút): Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. - GV nhận xét tiết học
Tiết 4	TOÁN - Tiết 75: 
Bài: GIẢI TOÁN VỀ TỈ SỐ PHẦN TRĂM.
I/ MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Biết cách tìm tỉ số phần trăm của hai số.(B1; B2a,b; B3)
- Giải được các bài toán đơn giản có nội dung tìm tỉ số phần trăm của hai số.
- Vận dụng vào thực tiễn cuộc sống.
II/Đồ dùng dạy học:
-Sgk, vở BT, làm BT, chuẩn bị bài mới.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1- Kiểm tra bài cũ(6phút): GV kiểm chấm vở bài luyện tập thêm hôm trước của HS.
- GV nhận xét chung.
2- Bài mới(34phút) : Giới thiệu bài- Ghi đề bài lên bảng
 HĐ1: Hướng dẫn giải toán về tỉ số phần trăm.
a) Giới thiệu cách tìm tỉ số phần trăm của 315 và 600.
- Ví dụ : Trường tiểu học Vạn Thọ có 600 học sinh, trong đó có 315 học sinh nữ. Tìm tỉ số phần trăm của số học sinh nữ và số học sinh toàn trường.
- GV yêu cầu HS thực hiện:
+ Viết tỉ số giữa số học sinh nữ và số học sinh toàn trường.
+ Hãy tìm thương 315 : 600
+ Hãy nhân 0,525 với 100 rồi lại chia 100.
+ Hãy viết 52,5:100 thành tỉ số phần trăm.
- GV nêu : 
Ta có thể viết gọn các bước tính trên như sau:
 315 : 600 = 0,525 = 52,5%
- H: Em hãy nêu lại các bước tìm tỉ số phần trăm của hai số 315 và 600.
b) Hướng dẫn giải bài toán về tìm tỉ số phần trăm.
- Ví dụ: Trong 80 kg nước biển có 2,8 kg muối. Tìm tỉ số phần trăm của lượng muối trong nước biển.
-giải thích: Có 80 kg nước biển, khi lượng nước bốc hơi hết thì người ta thu được 2,8 kg muối. Tìm tỉ số phần trăm của lượng muối trong nước biển.
 - cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- GV nhận xét bài của HS.
HĐ2: Luyện tập- thực hành
Bài 1:
- HS đọc bài mẫu và tự làm bài.
 -HS đọc các tỉ số phàn trăm vừa viết được.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2a,b:
- HS nêu yêu cầu của bài.
- GV yêu cầu HS làm bài.
- HS theo dõi bài chữa của GV nà tự kiểm tra bài của mình.
- GV nhận xét và cho điểm HS
Bài 3: HS đọc đề bài toán.
- H: Muốn biết số học sinh nữ chiếm bao nhiêu phần trăm số học sinh cả lớp chúng ta phải làm như thế nào?
 - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- HS nhận xét- GV nhận xét và ghi điểm
- kiểm chấm vở bài luyện tập thêm hôm trước của HS.
-nghe.
* Hướng dẫn giải toán về tỉ số phần trăm.
Ví dụ : 
- HS nghe tóm tắt lại bài toán.
- HS làm và nêu kết quả của từng bước:
+ Tỉ số giữa số học sinh nữ và số học sinh toàn trường là 315 : 600
+ 315 : 600 =0,525
+ 0,525 x 100 :100 =52,5 x 100
+ 52,5%
- 1 HS nêu trước lớp, HS cả lớp theo dõi, bổ sung ý kiến và thống nhất các bước như sau:
+ Tìm thương cúa 315 và 600
+ Nhân thương đó với 100 và viết thêm kí hiệu % vào bên phải.
* Hướng dẫn giải bài toán về tìm tỉ số phần trăm.
- Ví dụ:
- 1 HS lên bảng làm bài, 
Bài giải
Tỉ số phần trăm của lượng muối trong nước biển là: 2,8 :80 = 0,035 
0,035=3,5
Đáp số: 3,5%
- HS cả lớp theo dõi và tự kiểm tra bài của mình.
* Luyện tập- thực hành
Bài 1:
- HS làm bài vào vở bài tập, sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
- 1 HS đọc trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét.
0,57 =57%
0,3 = 30%
0,234 = 23,4%
1,35 =135%
Bài 2:
- HS nêu: Bài tập yêu cầu chúng ta tính tỉ số phần trăm của hai số.
- 3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
a) 19 và 30
19 : 30 = 0,6333...= 63,33%
b) 45 và 61
45 : 61 = 0,7377...= 73,77%
Bài 3:- 1 HS đọc đề bài toán 
- HS: Chúng ta phải tính tỉ số phần trăm giữa số HS nữ và số học sinh cả lớp.
Bài giải
Tỉ số phần trăm của số học sinh nữ và số học sinh cả lớp là: 13:25 =0,52
0,52 = 52%
Đáp số: 52%
.	3- Củng cố (4phút): Nêu cách tìm tỉ số phần trăm.
 4-Dặn dò(1phút): Dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm. Chuẩn bị cho tiết sau.
Tiết 5	CHÍNH TẢ- Tiết 15: ( nghe viết )
Bài: BUÔN CHƯ LÊNH ĐÓN CÔ GIÁO.
I / MỤC TIÊU: 
- Nghe - Viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi . 
- Làm được BT 2(a/ b) hoặc BT 3a / b hoặc BT chính tả phương ngữ do GV soạn.
- Vận dụng vào thực tiễn cuộc sống.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- Bảng phụ HS học nhóm làm bài BT2a hoặc 2b.
 III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1- Kiểm tra bài cũ(6phút): Gọi 2 HS lên bảng.
- GV nhận xét ghi điểm.
2- Bài mới(34phút) : Giới thiệu bài- Ghi đề bài lên bảng.
HĐ1: Hướng dẫn nghe - viết.
- Yêu cầu HS đọc đoạn văn
- GV đọc đoạn văn bài Buôn Chư Lênh đón cô giáo.
H: Đoạn văn cho em biết điều gì?
* Hướng dẫn từ khó.
- HS đọc tìm từ khó khi viết chính tả.
- HS luyện viết các từ khó.
* Viết chính tả.
- GV đọc HS viết. 
* Soát lỗi.
- Chấm, chữa bài. Nêu nhận xét.
HĐ2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
Bài tập 2: Yêu cầu HS đọc đề bài
- GV nhắc HS chỉ tìm những tiếng có nghĩa. Nêu VD: trội - chội. Tiếng trội có nghĩa (Anh ấy trội hơn hẳn chúng tôi). Tiếng chội tự nó không có nghĩa phải đi với tiếng khác mới tạo thành từ có nghĩa, VD: chật chội (từ láy); tìm tiếng chội là sai.
- GV cho HS làm việc nhóm 4
- HS không bắt buộc phải tìm được nhiều từ có nghĩa như đã liệt kê.
- Viết các từ có âm đầu tr / ch hoặc có vần ao / au.(VD: trăng, treo, tre ch: chăn, chiều, chú ý, chăm chỉ.)
 -Sgk/ 145. 
* Học sinh nghe - viết.
- HS đọc thầm lại đoạn văn.
-HS đọc đoạn văn,
- Tấm lòng của bà con Tây Nguyên đối với cô giáo và cái chữ.
VD: Y Hoa, phăng phắc, quỳ, lồng ngực...
- 1 HS lên bảng cả lớp viết nháp.
- Cả lớp viết bài.
+ Cả lớp đổi vở- chấm lỗi.
* Học sinh làm bài tập chính tả.
Bài tập 2: HS đọc đề bài
- Cả lớp chú ý lắng nghe
+ chật chội (từ láy).
+ VD: Anh ấy trội hơn hẳn chúng tôi.
(Trội : có nghĩa)
(Chội: không có nghĩa, phải đi với tiếng khác mới tạo thành từ có nghĩa).
- HS làm việc theo nhóm: trình bày kết quả theo hình thức thi tiếp sức.
Bài 2a) 
- tra (tra lúa) - cha(mẹ).
- trà (uống trà) - chà (chà xát).
- trả (trả lại) - chả ( chả giò).
- trao ( trao cho) - chao ( chao cánh)
- trào (nước trào ra) - chào ( chào hỏi).
- tráo ( đánh tráo) - cháo (bát cháo).
- tro ( tro bếp) - cho (cho quà).
- trò (làm trò) - chò (cây chò)
- GV nhận xét chung và tuyên dương 
- tròng (tròng dây) - chòng (chòng ghẹo)
- trông (trông đợi) - chông (chông gai)
- trồng (trồng cây) - chồng ( chồng lên).
- trồi (trồi lên) - chồi (chồi cây).
- trèo( trèo cây) - chèo (hát chèo)...
Bài tập 3: 
- HS lớp mình làm BT 3a hoặc 3b.
-HS đọc lại câu chuyện sau khi đã điền đầy đủ các tiếng thích hợp.
- GV đặt câu hỏi để giúp HS hiểu tính khôi hài của 2 câu chuyện:
+ Nhà phê bình và truyện của vua: Câu nói của nhà phê bình ở cuối câu chuyện cho thấy ông đánh giá sáng tác mới của nhà vua như thế nào?
+ Lịch sử bấy giờ ngắn hơn: Em hãy tượng xem ông sẽ nói gì sau lời bào chữa của cháu.
- GV nhận xét chung.
Bài tập 3: 
- HS làm việc theo nhóm; trình bày kết quả theo hình thức thi tiếp sức.
3a) cho, truyện, chẳng, chê, trả, trở
3b) tổng, sử, bảo, điểm, tổng, chỉ, nghĩ.
- Câu hỏi của nhà phê bình ngụ ý: sáng tác mới của nhà vua rất dở.
 VD: Thằng bé này lém quá!/ Vậy sao các bạn cháu vẫn được điểm cao?
 3-Củng cố (3phút):HS nêu cách phân biệt tr/ ch và thanh hỏi/ ngã,
 4-Dặn dò(1phút): Dặn HS kể lại mẫu chuyện cười ở BT(3) cho người thân.Chuẩn bị tiết sau; GV nhận xét tiết học.
 Ia Glai, ngày 29 tháng 11 năm 2012
	Tổ trưởng
	 Vũ Thị Thúy

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 15-5.doc