Giáo án Tổng hợp môn học lớp 5 - Tuần 19

Giáo án Tổng hợp môn học lớp 5 - Tuần 19

TẬP ĐỌC (Tiết số: 37)

NGƯỜI CÔNG DÂN SỐ MỘT

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

- Đọc đúng các tiếng, từ ngữ khó hoặc rễ lẫn: phắc- tuya, Sa- xơ- lu Lô- ba, Phú Lãng Sa, Làng Tây, lương bổng,

- Biết đọc đúng ngữ điệu văn bản kịch, phân biệt lời tác giả với lời nhân vật(anh Thành, anh Lê)

- Hiểu: Tâm trạng day dứt, trăn trở tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành (Trả lời được câu hỏi 1,2,3 (không cần giải thích lý do))

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

GV: Bảng phụ ghi sẵn đoạn cần hướng dẫn luyện đọc.

HS : Đọc trước bài.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

1. Ổn định lớp (1)

2. Bài cũ (không)

3. Bài mới (32-35)

- GV giới thiệu về chủ điểm: Người công dân.

GV: Hai người thanh niên trong tranh minh họa là ai? Một trong số họ là người công dân số Một? Tại sao anh thanh niên lại được gọi như vậy? Các em cùng tìm hiểu bài tập đọc Người công dân số Một để biết điều đó.

 - GV ghi bảng. HS ghi vở.

- GV: Các em đã chuẩn bị bài ở nhà rồi.Bạn nào cho biết:

 ? Bài có mấy nhân vật ?

 ? Diễn ra trong cảnh trí như thế nào ?

 

doc 26 trang Người đăng hang30 Lượt xem 438Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn học lớp 5 - Tuần 19", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19
Ngày soạn: 27-30/ 12/ 2010
Ngày dạy: Thứ hai ngày 03 tháng 01 năm 2011
Tập đọc (Tiết số: 37)
Người công dân số một
I. Mục đích, yêu cầu:
- Đọc đúng các tiếng, từ ngữ khó hoặc rễ lẫn: phắc- tuya, Sa- xơ- lu Lô- ba, Phú Lãng Sa, Làng Tây, lương bổng, 
- Biết đọc đúng ngữ điệu văn bản kịch, phân biệt lời tác giả với lời nhân vật(anh Thành, anh Lê)
- Hiểu: Tâm trạng day dứt, trăn trở tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành (Trả lời được câu hỏi 1,2,3 (không cần giải thích lý do))
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Bảng phụ ghi sẵn đoạn cần hướng dẫn luyện đọc.
HS : Đọc trước bài.
III. Các hoạt động dạy- học:
1. ổn định lớp (1’)
2. Bài cũ (không)
3. Bài mới (32-35’)
- GV giới thiệu về chủ điểm: Người công dân.
GV: Hai người thanh niên trong tranh minh họa là ai? Một trong số họ là người công dân số Một? Tại sao anh thanh niên lại được gọi như vậy? Các em cùng tìm hiểu bài tập đọc Người công dân số Một để biết điều đó.
 - GV ghi bảng. HS ghi vở. 
- GV: Các em đã chuẩn bị bài ở nhà rồi.Bạn nào cho biết:
 ? Bài có mấy nhân vật ?
 ? Diễn ra trong cảnh trí như thế nào ?
3.2. HD luyện đọc& tìm hiểu bài.
a. Luyện đọc.
*1 HS đọc toàn bài. Lớp đọc thầm chia đoạn. 
? Theo em bài chia thành mấy đoạn? (3 đoạn) 
Đ 1: Từ đầu Vậy anh vào Sài Gòn này làm gì?
Đ 2: Anh Lê này  không định xin việc làm ở Sài Gòn này nữa.
Đ 3: Đoạn cò lại.
- Nhận xét.
*3 HS đọc nối tiếp toàn bài. (3 lần)
Lần 1: - Nhận xét bạn đọc ?
 GV ghi bảng: Phắc- tuya, Sa- xơ- lu Lô- ba
Lần 2: ? Nhận xét xem bạn đọc đúng lời nhân vật chưa?
 ? Ngắt nghỉ đúng dấu câu chưa ?
 VD: Bạn  ngắt chưa đúng ở nhân vật Thành: Có lẽ thôi/, anh ạ .//
Lần 3: Sau khi HS đọc từng đoạn:
Đ 1: ? Trong đoạn 1 có từ nào em chưa hiểu nghĩa không? 
 (phắc- tuya)- Đọc chú giải.
 ? Các em có biết anh Thành trong vở kịch này là ai không?
 (Là tên Bác Hồ thời trẻ: Nguyễn Tất THành)
Đ 2: ? Trong đoạn 2 em thấy từ nào khó hiểu?
 (Trường Sa- xơ- lu Lô- ba) – HS đọc chú giải
 ? Ngoài ra em còn chưa hiểu rõ nghĩa của những từ nào nữa không? – HS đọc chú giải.
Đ 3: ? Em có thể mô tả đèn tọa đăng được không? - chú giải
 ? Chớp bóng có nghĩa ntn? - chú giải
GV: Trong vở kịch này có nhiều tờ các em chưa hiểu rõ nghĩa, mời 1 bạn đọc chú giải – Lớp đọc thầm để hiểu nghĩa.
* Luyện đọc theo cặp: (3- 4’)
+ 1-2 nhóm đọc: Nhận xét.
+ Gọi 3 HS ở 3 nhóm đọc: nhận xét.
GV nêu giọng đọc: Toàn bài đọc với giọng rõ ràng, mạch lạc, thay đổi linh hoạt, phân biệt lời tác giả, nhân vật, phân biệt lời của hai nhân vật Thành và Lê để thể hiện được tâm trạng khác nhau của từng người.
 + Giọng anh Thành: Chậm rãi, trầm tĩnh, sâu lắng, thể hiện sự trăn trở, suy nghĩ về vận nước.
 + Giọng anh Lê: Hồ hởi, nhiệt tình, thể hiện tính cách của một người có tinh thần yêu nước, nhiệt tình với bè bạn, nhưng suy nghĩ còn đơn giản, hạn hẹp.
 + Nhấn giọng ở những từ ngữ:Sao lại thôi, Vào Sài Gòn làm gì, Sao lại không
- GV đọc mẫu.
b. Tìm hiểu bài:
- 1 HS đọc lại toàn bài. 
? Anh Lê giúp anh Thành việc gì ? (Anh Lê giúp anh Thành tìm việc làm ở Sài Gòn)
? Anh Lê giúp anh Thành tìm việc đạt kết quả ntn ? (Anh Lê đòi thêm cho anh Thành mỗi năm hai bộ quần áo và mỗi tháng thêm năm hào)
? Thái độ của anh Thành khi nghe anh Lê nói về việc làm ntn ? (Anh Thành không để ý tới công việc và món lương mà anh lê tìm cho/ Anh nói: “Nếu chỉ cần miếng cơm manh áo thì tôi ở Phan Thiết cũng đủ sống ”)
? Theo em, vì sao anh Thành lại nói như vậy ? (Vì anh Thành kgoong nghĩ đến miếng cơm manh áo của cá nhân mình mà nghĩ đến dân đến nước.)
? Những câu nói nào của anh Thành cho thấy anh luôn nghĩ tới dân, tới nước ?
 (+ Chúng ta là đồng bào, cùng máu đỏ ra vàng với nhau. Nhưnganh có khi nào nghĩ đến dồng bào không ?
 + Vì anh với tôichúng ta là công dân nước Việt)
- GV ghi bảng:Đồng bào
GV giảng: Đây là những từ thân thiết nhất để gọi tất cả những người trên đất nước Việt Nam, nhắc nhở mọi người nhớ về cội nguồn với truyền thống côn rồng cháu tiên.
? Em có nhận xét gì về câu chuyện giữa anh Lê và anh Thành ? (câu chuyện giữa anh Lê và anh Thành không cùng một nội dung, mỗi người nói một chuyện khác)
? Câu chuyện giữa anh Thành và anh Lê nhiều lúc không ăn nhập với nhau. Hãy tìm những chi tiết thể hiện điều đó? 
(+ Anh Lê hỏi: Vậy anh vào Sài Gòn này làm gì ?
 Anh Thành đáp: Anh học trường Sa- xơ- lu Lô- ba
  thì.. ờanh là người nước nào?
 + Anh Lê nói: Nhưng tôi chưa hiểu vì sao anh thay đổi ý kiến, không định xin việc làm ở Sài Gòn này nữa
 Anh Thành trả lời: Anh Lê ạ, Vì đèn dầu ta không sáng bằng đèn hoa kì. Đèn hoa kì không sáng bằng đèn tọa đăng. Hôm qua, tôi đi xem chớp bóng lại thấy ngọn đèn điện mới thật là sáng nhất. Sáng như ban ngày mà không có mùi, không có khói.)
GV giảng: Anh Lê gặp anh thành để báo tin đã xin được việc làm cho anh Thành, nhưng anh Thành lại không nói đến chuyện đó. Anh Thành thường không trả lời câu hỏi của anh lê trong khi nói chuyện.
? Theo em, tại sao câu chuyện giữa họ lại không ăn nhập với nhau ? (Vì anh Lê chỉ nghĩ đến công ăn, việc làm, miếng cơm, manh áo hằng ngày của bạn. Còn anh Thành nghĩ đến việc cứu nước, cứu dân)
GV giảng: Sở dĩ câu chuyện giữa anh Thành và anh Lê nhiều lúc không ăn nhập với nhau. Vì mỗi người theo đuổi một ý nghĩ khác nhau. Anh Lê chỉ quan tâm tới công ăn, việc làmcho anh Thành rất hồ hởi. Còn anh Thành nghĩ đến việc cứu nước, cứu dân. Điều đó thể hiện ở thái độ của anh Thành khi nghe anh Lê thông báo kết quả tìm việc, vào những câu nói câu trả lời đầy vẻ suy tư, ngẫm nghĩ của anh.
? Phần một của trích đoạn kịch cho em biết điều gì ? 
- GV tóm tắt nội dung bài, ghi bảng.
c. HD đọc diễn cảm:
* 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn: Lớp theo dõi bạn nào đọc hay, đọc đúng.
? Nhận xét bạn đọc ? ( Bạn nào đọc hay)
- Luyện đọc đoạn 1: 
+ Lớp đọc thầm đoạn 1 và cho biết ở đoạn 1 cần nhấn giọng những từ ngữ nào? ( Anh Thành, có thể đến nhận việc,/ sao lại thô, đã đòi.)
+ Các em tiếp tục đọc thầm xem giọng đọc của anh Lê đọc ntn ? giọng đọc của anh Thành đọc ntn ? 
(. Giọng anh Thành: Chậm rãi, trầm tĩnh, sâu lắng, thể hiện sự trăn trở, suy nghĩ về vận nước.
 . Giọng anh Lê: Hồ hởi, nhiệt tình, thể hiện tính cách của một người có tinh thần yêu nước, nhiệt tình với bè bạn, nhưng suy nghĩ còn đơn giản, hạn hẹp.) 
* Luyện đọc theo cặp:Không đọc tên nhân vật (1 bạn vai Lê. 1 bạn vai Thành
- Gọi 1 cặp đọc: Nhận xét
- Gọi 2 HS ở 2 cặp đọc: Nhận xét
- HS đưa ra ý kiến nhận xét và bình chọn những bạn đọc tốt nhất.
- GV nhận xét kết luận.
4. Củng cố- dặn dò. (2’)
? Nêu nội dung của đoạn trích ?
- Tổng kết: STK – T 9
- GV nhận xét tiết học: tuyên dương những HS có ý thức học tập tốt.
Toán (Tiết số:91)
Diện tích hình thang
I. Mục tiêu:
- Biết tính diện tích hình thang, biết vận dụng và giải các bài tập liên quan.
- Bài tập cần làm: 1a, 2a.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Bài dạy. 
- HS: Vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy – học:
1. ổn định lớp: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (3-5’)
? Nêu cách tính diện tích hình tam giác?
3. Dạy bài mới: (32-35’)
 a. GV giới thiệu bài.(1-2’)- GVghi tên bài lên bảng. HS ghi bài vào vở
b. Hình thành công thức tính diện tích hình thang.
* Cắt ghép hình.
- GV hướng dẫn HS thực hành.
* So sánh đối chiếu các yếu tố hình học giữa hình thang ABCD và hình tam giác ADK.
- HS quan sát hình. 
? Diện tích hình thang ABCD như thế nào so với diện tích hình tam giác ADK vừa tạo thành?
? Tính diện tích hình tam giác ADK ? ()
? So sánh độ dài DK với DC và CK ?
? So sánh độ dài CK với độ dài AB?
? Vậy độ dài của DK như thế nào so với độ dài của DC và AB 
- GV giảng:
* Công thức và quy tắc tính diện tích hình thang.
- GV gợi ý và hướng dẫn HS công thức và cách tính như SGK.
Diện tích hình tam giác ADK là 
Mà 
 =
 = 
 - Vậy SABCD là: 
* Quy tắc:SGK
* Công thức: 
 S = 
(S là diện tích, a,b là độ dài đáy, h là chiều cao)
c. Hướng dẫn HS luyện tập.
Bài 1:(a)- HS nêu y/c.
- GV cho HS tự làm bài. Đổi vở kiểm tra.
- 1 HS lên bảng làm.
- Chữa bài.
- GVnhận xét.
a. (12 + 8)5 :2 = 50 (cm2)
Bài 2 (a) - HS đọc đề bài 
? BT y/c chúng ta làm gì? 
? Nêu cách tính diện tích của hình thang?
? Nêu độ dài hai đáy và chiều cao của hình thang a, b?
? Vì sao em biết chiều cao của hình thang b là 4?
- Lớp tự làm bài.
-1 HS lên bảng làm.
- Chữa bài: Lớp nhận xét bài làm trên bảng.
- GV nhận xét. 
a. (4 + 9) 5 :2 = 32,5(cm2)
(ý b bài 1,2; bài 3 dành cho những HS có khả năng )
4 Củng cố, dặn dò (2’)
GV tổng kết tiết học.
Dặn HS về xem lại bài, chuẩn bị bài: Luyện tập. .
Đạo đức (Tiết số:19)
Em yêu quê hương (T.1)
I. Mục tiêu: 
- Biết làm những việc phù hợp với khả năng để góp phần tham gia xây dựng quê hương. 
- Yêu mến tự hào về quê hương mình, mong muốn được góp phần xây dựng quê hương.
GD BVMT: Tích cực tham gia các hoạt động BVMT.
GDKNS: Kn xác định giá trị; tư duy phê phán; tìm kiếm và xử lí thông tin; trình bày những hiểu biết của bản thân.
II. chuẩn bị:
	GV:- Phiếu bài tập: HĐ 3 - T 1
HS: - Vở bài tập
III. Các hoạt động dạy- học:
1. ổn định lớp.(1-2’)
2. Bài cũ.(2-3’) 
? Kể những việc làm thể hiện sự hợp tác với những người xung quanh ?
- HS trả lời. Nhận xét.
3. Bài mới (25-30’)
a. Giới thiệu (1-2’)- Ghi đầu bài. 
b. Bài giảng.
HĐ1 : Tìm hiểu truyện: “Cây đa làng em”
- HS đọc câu chuyện.
? Vì sao dân làng lại gắn bó với cây đa ?
? Hà gắn bó với cây đa ntn ?
? Những việc làm của bạn Hà thể hiện t/c gì với quê hương?
? Qua câu chuyện của bạn hà, em thấy đối với quê hương chúng ta phải ntn?
- GV nhận xét kết luận: 
- HS đọc ghi nhớ trong SGK.
HĐ2 : Giới thiệu về quê hương.
? Nói cho cả lớp nghe những điều khiến mình luôn ghi nhớ về quê hương. 
- HS trình bày bài.
- Nhận xét
- GV nhận xét, kết luận.
HĐ3 :Xử lí tình huống.
- Lớp thảo luận nhóm đôi để làm BT3 (SGK- T 30)
- Các nhóm trình bày.
- GV kết luận:
* HD HS thực hành.
- Vẽ tranh, viết thơ, sưu tầm tranh ảnh và bài hát về quê hương.
4 Củng cố, dặn dò (2’)
- GV tổng kết tiết học.
- Dặn HS về xem lại bài, chuẩn bị bài tuần sau: 
Thứ ba ngày 04 tháng 01 năm 2011
LT & C (Tiết số:37)
Câu ghép
I. Mục đích, yêu cầu:
Giúp HS:
- Nắm sơ lược khái niệm câu ghép là câu do nhiều vế câu ghép lại; mỗi vế câu ghép thường có cấu tạo giống một câu đơn và thể hiện một ý có quan hệ chặt chẽ với ý của các vế câu khác (ND ghi nhớ)
	- Nhận biết được câu ghép, xác định được các vế câu trong câu ghép (Bt1 mụcIII), thêm được một vế câu vào chỗ chấm để tạo thành câu ghép (BT3)
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Bài dạy. B ... ời giải đúng.
Bài 2: HS đọc yêu cầu của bài.
? Người em tả là ai?
? Em tả những đặc điểm nào về ngoại hình của bạn?
- HS tự làm bài 
- HS đọc bài làm của mình.
- HS nhận xét.
- GV nhận xét, sửa câu cho từng HS.
a. Có 1 câu ghép, với 4 vế câu:
 Từ xưa đến nay..thì tinh thần ấy lại xôi nổi,/ nó kết..lớn,/ nó..khó khăn,/ nó .. lũ cướp nước.
b. Có 1 câu ghép, với 3 vế câu:
 Nó nghiến răng ken két,/ nó cưỡng lại anh,/ nó không chịu khuất phục.
c. Có 1 câu ghép, với 3 vế câu:
 Chiếc lá thoáng tròng trành,/ chú nhái bén loay hoay cố giữ thăng bằng/ rồi chiếc thuyền đỏ thắm lặng lẽ xuôi dòng.
4. Củng cố, dặn dò (2’)
- GV nhận xét tiết học.
	- HS chuẩn bi tiết sau: Tuần 20.
Tập làm văn (Tiết số:37)
Luyện tập tả người
(Dựng đọan mở bài )
I. Mục đích yêu cầu:
- Nhận biết được 2 kiểu mở bài ( trực tiếp và gián tiếp) trong bài văn tả người.
	- Viết được đoạn MB theo kiểu trực tiếp cho 2 trong 4 đề của BT2.
II. Đồ dùng dạy học.
	- GV: Bài dạy. bảng phụ viết : MB trực tiếp, MB gián tiếp.(STK- T 28)
- HS : Vở bài tập. 
III. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định (1-2’)
2. Bài cũ: (3- 5’)
- Nêu lại phần ghi nhớ ở tiết lý thuyết trước
- Nhận xét, sửa chữa bổ sung và rút kinh nghiệm chung.
3. Bài mới. (32-35’)
a. Giới thiệu bài. (1-2’)
b. Hướng dẫn HS thực hành.
*BT1. Một HS đọc yêu cầu
- Cả lớp đọc thầm lại YC và làm bài cá nhân.
- GV cho HS nối tiếp trình bày ý kiến.
- Cả lớp và GV nhận xét
- GV nhấn mạnh những ND cơ bản mà BT đề cập tới.
? Đoạn MB a là đọan MB cho kiể bài nào?
? Người định tả là ai? được giới thiệu ntn?
? Người định tả xuất hiện ntn? 
? Kiểu MB đó là gì?
GV: Đoạn MB a là mở bài theo kiểu trực tiếp: Giới thiệu trực tiếp người định tả “ là người bà trong gia đình”
? ở đoạn MB b Người định tả được giới thiệu ntn?
? Bác nông dân đang cày ruộng được xuất hiện ntn?
? Đây là kiểu bài nào?
GV: Đoạn MB b- mở bài theo kiểu gián tiếp: Giới thiệu hoàn cảnh, sau đó mới giới thiệu người định tả” bác nông dân đang cày ruộng”
? Cách MB ở hai đoạn này có gì khác nhau?
- GV kết luận:
- Đoạn MB a là mở bài theo kiểu trực tiếp: Giới thiệu trực tiếp người định tả “ là người bà trong gia đình”
- Đoạn MB b mở bài theo kiểu gián tiếp: Giới thiệu hoàn cảnh, sau đó mới giới thiệu người định tả” bác nông dân đang cày ruộng”
 *BT2. 1 HS đọc y/c
- GV g. thích thêm y/c b. tập, minh hoạ cho hs một số vấn đề có liên quan đến bài tập.
? Người em định tả là ai? Tên là gì? Em có quan hệ với người ấy thế nào?
? Em gặp gỡ, quen biết hoặc nhìn thấy trong dịp nào? ở đâu?
? Em kính trọng người ấy thế nào?
- HS tự làm bài.
+ GV chấm điểm cho những hs trình bày tốt.
+ Gv nhấn mạnh lại ý cơ bản của B.T.
4. Củng cố- dặn dò.(2’)
- GV nhận xét giờ.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau: 
Lịch sử (Tiết số:19)
Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ
I. Mục tiêu:
- Tường thuật sơ lược chiến dịch Điện Biên Phủ.
- Trình bày sơ lược ý nghĩa chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.
- Biết tinh thần chiến đấu anh dũng của bộ đội ta: tiêu biểu là anh hùng Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lố châu mai.
II. Đồ dùng dạy học:
	GV: Bài giảng.Bản đồ hành chính VN
 HS: Đọc trước bài.
III. Các hoạt động dạy- học: 
1. ổn định (1-2’)
2. Kiểm tra bài cũ: (không)
3. Bài mới (25-30’)
a. GV giới thiệu bài ghi tên bài lên bảng. - HS ghi vào vở.
b. Nội dung.
* HĐ1: 
- GV cho HS thảo luận nhóm:
+ Nhóm1: Chỉ ra những chứng cứ khẳng định rằng “ Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là “pháo đài” kiên cố nhất của Pháp tại chiến tường Đông Dương trong những năm 1953 – 1954.
+ Nhóm2:Tóm tắt những mốc thời gian quan trọng trong chiến dịch Điện Biên Phủ.
+ Nhóm3:Nêu những sự kiện, nhân vật tiêu biểu trong chiến dịch Điện Biên Phủ.
+ Nhóm4:Nêu nguyên nhân thắng lợi của chiến thắng Điện Biên Phủ.
- GV cho đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- GVkết luận, giảng nội dung: 
* HĐ2: GV cho HS tiếp tục thảo luận:
+ Nhóm1:Nêu diễn biến của chiến dịch Điện Biên Phủ .
+ Nhóm2:Nêu ý nghiã lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ .
GV nhận xét, kết luận.
* HĐ3: Nêu diễn biến của chiến dịch Điện Biên Phủ 
- GV cho HS quan sát ảnh tư liệu về chiến dịch.GV có thể giới thiệu thêm về một vài tấm gương .
- HS nêu. nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận.
- GV cho HS đọc ghi nhớ 
 4. Củng cố, dặn dò:(2’) 
- GV tóm tắt nội dung 
? Kể về một số gương chiến đấu tiêu biểu trong chiến dịch Điện Biên Phủ?
- Nhận xét giờ. Về chuẩn bị bài 20. 
Thứ sáu ngày 07 tháng 01 năm 2011
Toán (Tiết số:95)
Chu vi hình tròn
I. Mục tiêu:
Biết quy tắc tính chu vi hình tròn và vận dụng để giải bài toán có yếu tố thực tế về chu vi hình tròn. 
Bài tập cần làm: 1ab, 2c, 3.
II. Đồ dùng dạy – học:
 - GV: Bài dạy. 
 - HS: Vở bài tập toán.
III. Các hoạt động dạy- học:
1. ổn định lớp (1-2’)
2 . Kiểm tra bài cũ: (không)
3. Bài mới. (32-35’)
a. Giới thiệu (1-2’) - Ghi tên bài. - HS ghi vở.
b. Nội dung.
* Nhận biết chu vi hình tròn.
? Thế nào là chu vi của một hình?
? Chu vi của hình tròn là gì ? Vì sao?
GV kết luận: Độ dài của một đường tròn gọi là chu vi của hình tròn đó?
* Quy tắc và công thức tính chu vi của hình tròn.
- GV giới thiệu như SGK.
- Vận dụng công thức trên để tính VD .
* Muốn tính chu vi hình tròn ta lấy đường kính nhân với số 3,14.
 C = d 3,14 
( C là chu vi hình tròn, d là đường kính)
* Muốn tính chu vi hình tròn ta lấy hai lần bán kính nhân với số 3,14.
 C = r2 14 
(C là chu vi hình tròn, r là bán kính)
* HD hs luyện tập
? Giờ học hôm nay gồm mấy bài tập?
Bài 1: (a,b)
- HS đọc đề bài
- Lớp tự làm bài 
- 3 HS bảng làm.
- GV bao quát lớp, giúp đỡ HS yếu.
- Lớp nhận xét bài làm trên bảng.
- GV nhận xét bài.
Chu vi hình tròn là:
0,6 3,14 = 1,884 (cm)
2,5 3,14 = 7,85 (dm)
Bài 2 (c)- HS đọc đề bài.
- HS tự làm bài.
- 3 HS lên bảng làm.
- Lớp làm vào vở. Đổi chéo vở để kiểm tra.
- GV cùng HS chữa bài , nhận xét.
Chu vi hình tròn là:
1/2 x 2 x 3,14 = 3,14 (m)
Bài 3:- HS đọc đề bài. 
? Bài toán cho biết gì và y/c chúng ta tính gì?
? Bánh xe ô tô có hình gì ?
? Em làm thế nào để tính được chu vi của chiếc bánh xe ô tô đó?
- Lớp làm bài. 
- HS đọc bài làm.
- HS nhận xét.
- GV nhận xét.
Chu vi của bánh xe đạp là:
 0,75 3,14 = 235,5 (m)
 Đáp số: 235,5 m
4. Củng cố- dặn dò (2’)
- GV nhận xét tiết học
- Dặn HS chuẩn bị cho tiết học sau: Luyện tập.
Tập làm văn (Tiết số:38)
Luyện tập tả người
(Dựng đoạn kết bài)
I. Mục đích, yêu cầu:
- Nhận biết được hai kiểu kết bài (không mở rộng và mở rộng) qua hai đoạn kết bài trong SGK – (BT1).
	- Viết được hai đoạn kết bài theo yêu cầu của BT2.
II. Đồ dùng dạy học:
	- GV: Bài dạy. bảng phụ viết : KB trực tiếp, KB gián tiếp.(STK- T 36)
- HS: Vở bài tập. 
III. Các hoạt động dạy- học:
1. ổn định (1-2’)
2. Bài cũ: (3-5’)
- GV chấm đoạn MB (làm theo 2 kiểu) cho bài văn tả người.
3. Bài mới.(32-35’)
a. Giới thiệu bài (1-2’)
b. Hướng dẫn HS làm bài.
*BT1. Một HS đọc yêu cầu và nội dung.
? Đoạn KB a và b nói lên điều gì?
? Kết bài nào có thêm lời bình luận?
? Mỗi đoạn tương ứng với kiểu KB nào? 
? Hai cách KB này có gì khác nhau?
GV: Đoạn KB a là kết bài theo kiểu không mở rộng: tiếp nối lời tả về bà, nhấn mạnh tình cảm với người định tả.	 
Đoạn KB b là kết bài theo kiểu mở rộng nối tiếp khi tả bác nông dân, nói lên tình cảm với bác, bình luận về vai trò của những người nông dân đối với xã hội.
- Đoạn KB a là kết bài theo kiểu không mở rộng: tiếp nối lời tả về bà, nhấn mạnh tình cảm với người định tả.	 
- Đoạn KB b là kết bài theo kiểu mở rộng nối tiếp khi tả bác nông dân, nói lên tình cảm với bác, bình luận về vai trò của những người nông dân đối với xã hội.
 *BT2. 1 HS đọc y/c
? Em chọn đề bài nào?
? Tình cảm của em với người đó ntn?
? Em có suy nghĩ gì về người đó?
- HS tự làm bài.
+ GV chấm điểm cho những hs trình bày tốt.
+ Gv nhấn mạnh lại ý cơ bản của B.T.
4. Củng cố- dặn dò.(2’)
- GV nhận xét giờ.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau: 
Địa lí (Tiết số:19)
Châu á
I. Mục tiêu:
- Biết tên các châu lục và đại dương trên thế giới.
- Nêu được vị trí giới hạn của châu á . 
- Nêu được một số đặc điểm về địa hình, khí hậu của Châu á.
- Sử dụng quả địa cầu, bản đồ, lược đồ để biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ Châu á.
- Đọc tên và vị trí một số dãy núi, cao nguyên, đồng bằng, sông lớn của Châu á trên bản đồ lược đồ
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Bản đồ các nước châu á. Bản đồ tự nhiên châu á. Tranh ảnh về dân cư, hoạt động kinh tế 
- HS: Đọc trước bài.
III. Các hoạt động dạy- học:
1. ổn định lớp.(1-2’)
2. KT bài cũ.(3-5’) 
? Kể tên các bài đã học phần địa lí Việt Nam ?
3. Bài mới (25-30’) 
a. Giới thiệu (1-2’) - Ghi đầu bài.
b. Bài giảng.
* HĐ 1 : Các châu lục và các đại dương trên thế giới.
? Kể tên các châu lục, các đại dương trên thế giới mà em biết ?
- HS làm bài theo nhóm với hình 1 và gợi ý trong sách giáo khoa, và trình bày.
- Đọc đủ tên 6 châu lục và bốn đại dương.
- HS nêu ý kiến. Nhận xét.
- GV kết luận:
+ Các châu lục: 
Châu Mĩ
Châu Âu
Châu Phi
Châu á
Châu Đại Dương
Châu Nam Cực
+ Các đại dương
Thái Bình Dương
Đại Tây Dương
ấn độ Dương
Bắc Băng Dương
* HĐ 2 : Vị trí địa lí và giới hạn.
- Lớp quan sát H1
- GV nêu các câu hỏi.
? Chỉ vị trí của Châu á trên lược đồ và cho biết Châu á gồm những phần nào?
? Các phía của Châu á tiếp giáp các châu lục và đại dương nào?
? Châu á nằm ở bán cầu Bắc hay bán cầu Nam, trải từ vùng nào đến vùng nào trên Trái Đất?
? Châu á chịu ảnh hưởng của các đới khí hậu nào?
- HS trình bày.
- Nhận x ét, bổ sung từng câu.
- GV nhận xét, kết luận.
+ Phía Bắc giáp Bắc Băng Dương.
+ Phía Đông giáp Thái Bình Dương 
+ Phía Nam giáp ấn Độ Dương. 
+ Phía Tây Nam giáp Châu Phi.
+ Phía Tây 
và Tây Bắc giáp với Châu Âu 
* HĐ 3: Diện tích và dân số Châu á.
- GV treo bảng số liệu diện tích và dân số các châu lục.
? Em hiểu chú ý 1 & 2 trong bảng số liệu ntn ?
- GV kết luận: Trong 6 châu lục thì Châu á có diện tích lớn nhất.
* HĐ 4 : Đặc điểm tự nhiên.
- GV treo lược đồ khu vực Châu á.
? Nêu tên lược đồ và cho biết lược đồ thể hiện những nội dung gì ?
- HS thảo luận nhóm 4 làm phiếu học tập.
(STK- T 113)
- GV kết luận:
- Quan sát H a,b,c,d,e Mô tả vẻ đẹp một số cảnh thiên nhiên của Châu á.
- GV cho HS đại diện các nhóm trình bày .
- GV nhận xét bổ sung.
- GV cho HS đọc ghi nhớ.
- Châu á có diện tích lớn nhất thế giới
4. Củng cố, dặn dò (2’)
- Nhận xét tiết học, tuyên dương những học sinh học tập tích cực, hiệu quả
- HS chuẩn bị tiết sau: Châu á (tiếp theo).

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan19-1011.doc