Giáo án Tổng hợp môn học lớp 5 - Tuần 23 - Trường TH Nguyễn Tri Phương

Giáo án Tổng hợp môn học lớp 5 - Tuần 23 - Trường TH Nguyễn Tri Phương

Tiết 1 TẬP ĐỌC - Tiết 45

PHÂN XỬ TÀI TÌNH

I. MỤC TIÊU:

1. Đọc: Biết đọc diễn cảm bài văn; giọng đọc phù hợp với tính cách của nhân vật.

2. Hiểu được ý nghĩa của bài: Quan án là người thông minh, có tài xử kiện.

3. Giáo dục HS yêu thích sự công bằng.

II. CHUẨN BỊ

- GV: Một số mẩu truyện tương tự.

- HS: CBB ở nhà.

 

doc 35 trang Người đăng hang30 Lượt xem 483Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn học lớp 5 - Tuần 23 - Trường TH Nguyễn Tri Phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	TUẦN 23
Thứ ba ngày 29 tháng 1 năm 2013
Tiết 1	 TẬP ĐỌC - Tiết 45
PHÂN XỬ TÀI TÌNH
I. MỤC TIÊU:
1. Đọc: Biết đọc diễn cảm bài văn; giọng đọc phù hợp với tính cách của nhân vật.
2. Hiểu được ý nghĩa của bài: Quan án là người thông minh, có tài xử kiện.
3. Giáo dục HS yêu thích sự công bằng.
II. CHUẨN BỊ 
- GV: Một số mẩu truyện tương tự. 
- HS: CBB ở nhà.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:	
Giáo viên
Học sinh
1.Kiểm tra bài cũ: 5’
- Kiểm tra bài thơ “ Cao Bằng” 
+ Những từ ngữ và chi tiết nào ở k1 nói lên địa thế đặc biệt của Cao Bằng?
+ Nêu nội dung?
-Nhận xét ghi điểm cho HS.
2. Bài mới : 32’
a.Giới thiệu bài: GV giới thiệu, ghi bảng
b.Luyện đọc
-Gọi 1 HS khá đọc bài văn
- Chia đoạn đọc: 
- Cho HS đọc nối tiếp đoạn
+ Nghe, sửa lỗi phát âm cho HS và ghi bảng : quan án, sư vãi. Yêu cầu HS đọc đúng. 
- Cho HS đọc nối tiếp đoạn
- GV giảng từ: Quan án, vãn cảnh, biện lễ, sư vãi, đàn, chạy đàn, công đường (nơi làm việc của quan lại), khung cửi (cho HS QS tranh sgk)
- Cho HS đọc nối tiếp đoạn
- Nghe HS đọc, nhận xét cụ thể.
- Đọc mẫu toàn bài: Đọc phân biệt lời nhân vật
c.Tìm hiểu bài
- Đọc thầm bài, mô tả tranh minh họa và trả lời câu hỏi SGK.
+ Hai người đàn bà đến công đường nhờ quan án phân xử việc gì ?
+ Quan án đã dùng những biện pháp nào để tìm người lấy cắp tấm vải?
+ Vì sao quan cho rằng người không khóc chính là người lấy cắp ?
+ Kể lại cách quan án tìm kẻ lấy trộm tiền nhà chùa ?
+ Vì sao quan lại dùng cách trên ?
+ Quan án phá được các vụ án nhờ đâu ?
+ Em thích đoạn văn nào nhất?
- Gv chốt nội dung bài
d.Đọc diễn cảm: 
- Gọi 4 HS đọc diễn cảm truyện theo cách phân vai ( người dẫn chuyện, hai người đàn bà, quan án).
- GV hướng dẫn HS đọc
- Treo bảng phụ ghi sẵn đoạn: Quan nói sư cụ  đành nhận tội.
- Đọc mẫu HD HS đọc
- Tổ chức cho HS luyện đọc cặp đoạn vừa hướng dẫn.
- Tổ chức cho HS thi đọc hay.
-Nhận xét khen HS đọc tốt.
3.Củng cố, dặn dò: 5’
- GV chốt nội dung bài.
- Dặn HS về nhà tiếp tục rèn đọc đúng, đọc hay.
- Chuẩn bị bài: Chú đi tuần.
-2 HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
+ Muốn đến C.B phải vượt qua Đèo Gió, Đèo Giàng, Đèo Cao Bắc. N từ trong khổ thơ: Sau khi qua ta lại vựơt, “lại” nói lên địa thế rất xa xôi, đăïc biệt hiểm trở của C. Bằng
- HS nhắc lại tên bài. 
- 1 HS giỏi đọc lớn. Lớp theo dõi SGK
- Dùng bút chì đánh dấu đoạn trong SGK
- 3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.
- Luyện đọc đúng với yêu cầu GV.
-3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 và giải nghĩa từ
- Lắng nghe
- 3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 3.
- Lắng nghe
+ Về việc mình bị mất cắp vải. Người nọ tố cáo người kia lấy trộm vải của mình và nhờ quan phân xử.
+ Quan đã dùng nhiều cách khác nhau :
+ Cho tìm người làm chứng.
+ Cho lính về nhà xem xét.
+ Sai xé tấm vải làm đôi , trả vải cho người bật khóc.
+ Vì quan hiểu rằng người tự tay làm ra tấm vải, đặt hi vọng bán tấm vải kiếm được ít tiền mới đau xót bật khóc khi tấm vải bị xé./ Vì quan hiểu người dửng dưng khi tấm vải bị xé đôi không phải là người đã đổ mồ hôi, công sức dệt ra tấm vải. 
+ Cho gọi hết các sư sãi, kẻ ăn ở trong chùa ra, giao cho mỗi người một nắm thócdã ngâm nước bảo học cầm nắm thóc đó vừa chạy đàn vừa niệm phật. Tiến hành đánh đòn tâm lí: “ Đức phẩtất thiêngnảy mầm”. Đứng quan sát những người chạy đàn, thấy một chú tiểu..giật mình.
+ Phương án b
+ Nhờ thông minh, quyết đoán , nắm vững đặc điểm tâm lí của kẻ phạm tội.
- HS tự nêu.
- Lớp lắng nghe, nhận xét giọng đọc của bạn, nêu giọng đọc thể hiện lời nhân vật.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV .
- Luyện đọc theo cặp.
- Các nhóm cử bạn thi đọc hay thi đọc sau đó bình chọn bạn đọc hay nhất.
+ Bài văn ca ngợi quan án là người thông minh, có tài xử kiện.
	.
Tiết 2	KHOA HỌC - Tiết 45
	SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG ĐIỆN
I. MỤC TIÊU: 
	Sau bài học, HS biết:
	- Kể tên một số đồ dùng, máy móc sử dụng năng lượng điện.
	- Giáo dục HS có ý thức tiết kiệm điện.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Bài dạy 
	- HS: CBB ở nhà.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
Giáo viên
Học sinh
 1.Kiểm tra bài cũ: 5’
- Kiểm tra bài: “ Sử dụnggió”
+ Con người sử dụng năng lượng gió trong những việc gì? 
+ Nêu nội dung bài?
- Nhận xét và cho điểm HS.
2. Bài mới : 30’
a.Giới thiệu bài: GV giới thiệu , ghi bảng.
b. Tìm hiểu bài:
- Yêu cầu các nhóm thảo luận theo các câu hỏi sau:
+ Kể tên một số đồ dùng sử dụng điện mà em biết.
+ Năng lượng điện mà các đồ dùng trên sử dụng được lấy từ đâu?
- GV giảng: tất cả các vật có khả năng cung cấp năng lượng điện đều được gọi chung là nguồn điện.
c. Quan sát thảo luận. 
- Yêu cầu HS quan sát các hình 1, 2, 3 trang 92, 93 SGK và thảo luận theo nội dung sau:
- Quan sát các vật thật hay mô hình hoặc tranh ảnh nhưng đồ dùng, máy móc dùng động cơ điện đã sưu tầm được.
+ Kể tên của chúng.
+ Nêu nguồn điện chúng cần sử dụng.
nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Yêu cầu HS đọc phần thông tin.
 d.Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng?”
- GV chia lớp thành 2 đội tham gia chơi.
- Tìm loại hoạt động và các dụng cụ, phương tiện sử dụng điện và các dụng cụ, phương tiện không sử dụng điện tương ứng cùng thực hiện hoạt động đó. Ví dụ:
Hoạt động
Các dụng cụ phương tiện không sử dụng điện
Các dụng cụ, phương tiện sử dụng điện
Thắp sáng
Đèn dầu, nến, . . .
Bóng đèn, đèn pin, . . . .
Truyền tin
Ngựa, bồ câu truyền tin, . . .
Điện thoại, vệ tinh, . . .
. . . . .
- Yêu cầu HS đọc phần thông tin.
3. Củng cố, dặn dò: 3’
- GV hỏi lại HS một số nội dung chính của bài.
- Dặn HS về nhà đọc kĩ phần thông tin.
 - GV nhận xét tiết học
- HS trả lời theo yêu cầu của GV.
+ Con người sử dụng năng lượng gió vào việc rê lúa, chạy thuyền buồm, làm quay tua bin của máy phát điện
- HS lắng nghe.
- HS theo dõi và thực hiện theo yêu cầu của GV.
+ HS nối tiếp nhau nêu.
+ Năng lượng điện do pin, do nhà máy thuỷ điện, . . . cung cấp.
- HS theo dõi lắng nghe.
- Các nhóm HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
+ Bóng đèn điện, nồi cơm điện, máy cát xét, bàn là, ca- ma, tủ lạnh
+ Do nguồn điện cung cấp.
- HS chia thành 2 đội và tham gia chơi.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp, HS cả lớp đọc thầm.
- 2 HS đọc
..
Tiết 3	Đạo đức - Tiết 23 : 
EM YÊU TỔ QUỐC VIỆÏT NAM (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
	 Học xong bài này, HS biết:
- Tổ quốc em là Việt Nam, Tổ quốc em đang thay đổi từng ngày và đang hội nhập vào đời sống quốc tế.
- Có một số hiểu biết phù hợp với lứa tuổi về lịch sử, văn hóa và kinh tế của Tổ quốc VN.
- Có ý thức học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng và bảo vệ, đất nước.
- Yêu Tổ quốc VN.
II. CHUẨN BỊ 
	- GV: Bài dạy + Tranh, ảnh về đất nước, con người Việt Nam và một số nước khác (sgk)
	- HS: CBB ở nhà.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: 5’
- Kiểm tra bài “ UBND xã, phường”
+ Học sinh đọc phần ghi nhớ SGK/ 32.
- Nhận xét, đánh giá từng HS
2. Bài mới : 32’
a. Giới thiệu bài : Trực tiếp
- GV ghi đề bài lên bảng
b. Tìm hiểu thông tin 
- GV yêu cầu học sinh đọc các thông tin trong SGK. 
- GV tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm 
+ Nêu nội dung của hình1? Nó thể hiện điều gì?
+ Nêu nội dung ở hình 2?
- GV: Ngoài ra nước ta còn là nước phát triển ngành nông nghiệp, là những nước có lượng gạo xuất khẩu lớn nhất t/g ; ngoài ra còn xuất khẩu cà phê, hồ tiêu, cao su, thủy sản, hải sản
 + Còn có nhiều công trình lớn: Thủy điện, cầu Mĩ Thuận, hầm đường bộ qua đèo Hải Vân.
+ Từ các thông tin đó, em có suy nghĩ gì về đất nước và con người Việt Nam?
+ Em biết thêm những gì về đất nước Việt Nam?
+ Em nghĩ gì về đất nước, con người Việt Nam?
+ Nước ta còn có những khó khăn gì?
+ Chúng ta cần làm gì để góp phần xây dựng đất nước?
c. Ghi nhớ: 
- Mời 1, 2 học sinh đọc phần ghi nhớ trong SGK.
d.Làm bài tập 2, SGK.
 - GV giao nhiệm vụ cho học sinh.
- GV gọi một số học sinh lên trình bày ý kiến
GV kết luận: + Quốc kì Việt Nam là lá cờ đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh.
	+ Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, là danh nhân văn hoá thế giới.
	+ Văn Miếu nằm ở Thủ đô Hà Nội, là trường đại học đầu tiên của nước ta.
	+ Aùo dài Việt Nam là một nét văn hoá truyền thống của dân tộc ta.
3. Củng cố, dặn dò: 3’
- GV tổ chức cho học sinh trình bày các bài hát, bài thơ, tranh ảnh, sự kiện lịch sử, . . . có liên quan đến chủ đề Em yêu Tổ quốc Việt Nam.
- Vẽ tranh về đất nước, con người Việt Nam.
- Chuẩn bị bài: Em yêu Tổ quốc Việït Nam (tiết 2)
- Nhận xét tiết học.
- 2 HS lần lượt trả lời câu hỏi của GV.
- Lắng nghe, nhắc lại tên bài. 
- 1 học sinh đọc to, cả lớp đọc thầm.
- Đại diện các N trình bày k/q thảo luận 
+ Lễ hội đền Gióng (Phù Đổng - Gia Lâm - HN) để ghi nhớ công ơn của những người có công lao dẹp giặc để bảo vệ đất nước.
+ Vịnh Hạ Long – một trong số cảnh đẹp nổi tiếng ở nước ta được UNESCO công nhận là di sản thế giới. Thể hiện nước ta có nhiều phong cảnh đẹp.
+ Nước VN có nền văn hóa lâu đời, có truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước rất đáng tự hào. VN đang phát triển và thay đổi từng ngày.
+ Đất nứớc VN hiện nay có nền kinh tế đang phát triển. Dân cư đông đúc tập trung nhiều ở các thành phố lớn.
+ Con người VN chăm chỉ cần cù c ... GV chốt câu trả lời đúng
- Câu chuyện gây cười ở chỗ nào?
Bài tập 2: 
- Cho HS làm bài
- GV nhận xét chốt ý
3.Củng cố, dặn dò: 3’
- HS nhắc lại ghi nhớ SGK trang 22
- Về nhà học thuộc ghi nhớ.
- Nhận xét tiết học, khen những HS học tốt
- HS lên bảng đặt câu ghép có quan hệ từ.
-Sgk/ 
* Tìm hiểu ví dụ
HS lấy ví dụ
HS đọc, HS khác nhận xét bổ sung.
- 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm 
- Học sinh lắng nghe.
“ Bọn bất lương ấy không chỉ ăn cắp tay lái mà chúng còn lấy luôn cả bàn đạp phanh”
+ Ở chỗ người lái xe ngồi nhằm vào hàng ghế sau của xe mà lại tưởng ngồi vào hàng ghế trước chỗ có tay lái nên cho tay lái và phanh bị mất cắp.
- HS làm bài cá nhân. 
- 1 HS lên bảng làm.
a/ không chỉ . . . mà . . còn . . .
b/ không những . . . mà . . còn . . .
 chẳng những . . . mà . . còn . . .
c/ không chỉ . . . mà . . .
- 2 HS nêu
Tiết 4	TOÁN - Tiết 115 
THỂ TÍCH HÌNH LẬP PHƯƠNG
I. MỤC TIÊU:
 Sau bài học, HS:
	- Biết công thức tính thể tích hình lập phương.
	- Biết vận dụng công thức để tính thể tích hình lập phương để giải một số bài tập có liên quan.
	- GD HS yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ 
	- GV: Bài dạy 
	- HS: VBT
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
Giáo viên
Học sinh
1.Kiểm tra bài cũ: 5’
+ Nêu các đặc điểm của hình lập phương?
+ Hình lập phương có phải là trường hợp đặc biệt của hình hộp chữ nhật không?
+ Viết công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật.
- Nhận xét cho điểm HS.
2. Bài mới: 32’
a.Giới thiệu bài: Chúng ta đã làm quen với hình lập phương, tiết học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu công thức tính thể tích hình lập phương.
b. HD tìm hiểu bài: 
 * Ví dụ:
- GV yêu cầu HS tính thể tích của hình hộp chữ nhật có chiều dài bằng 3cm, chiều rộng bằng 3 cm, chiều cao bằng 3 cm.
+ Em có nhận xét gì về hình hộp chữ nhật.
+ Vậy đó là hình gì?
- GV treo mô hình trực quan.
- Hình lập phương có cạnh là 3 cm có thể tích là 27 cm3.
+ Nêu cách tính thể tích hình lập phương?
- Yêu cầu HS đọc quy tắc tính, cả lớp theo dõi.
* Công thức: 
- GV treo tranh hình lập phương. Hình lập phương có cạnh a. Hãy viết công thức tính thể tích hình lập phương.
- Yêu cầu HS nhắc lại qui tắc tính thể tích hình lập phương trong SGK / 122.
c.Luyện tập – thực hành
Bài 1/122: 
- GV treo bảng phụ, yêu cầu HS xác định cái đã cho và cái cần tìm trong từng trường hợp.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Yêu cầu HS trình bày kết quả.
- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- GV nhận xét chữa bài.
Bài 3/123:
- Gọi HS đọc đọc đề bài.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn.
- GV đánh giá cho điểm.
3.Củng cố, dặn dò: 3’
- GV yêu cầu nhắc lại một số nội dung chính trong tiết học.
- Về nhà học bài. Làm bài tập 3/123.
- Chuẩn bị bài: Luyện tập chung
- Nhận xét tiết học.
- HS nối tiếp nhau trả lời.
+ Gồm có 8 đỉmh, 6 mặt, 12 cạnh. Các mặt của hlp là hình vuông.
+ Có
+ V = a x b x c
- HS theo dõi.
- HS tính: Vhhcn = 3 3 3 = 27 (cm3)
+ Hình hộp chữ nhật có 3 kích thước bằng nhau.
+ Là hình lập phương.
+ Thể tích hình lập phương bằng cạnh, nhân cạnh, nhân cạnh.
- HS viết: V = a a a
 - V : thể tích hình lập phương.
 - a: Độ dài cạnh hình lập phương.
 - Thực hiện theo yêu cầu.
- HS đọc đề bài và thực hiện theo yêu cầu của GV.
- 1 HS lên bảng giải, HS cả lớp làm vào phiếu.
* Đáp án đúng: 
a/ 2,25 m2 ; 13,5 m2 ; 3,375 m3 
b/ dm2 ; dm2 ; dm3
c/ 6 cm ; 216 cm2 ; 216 cm3
d/ 10 m ; 100 m2 ; 1000 m3
- HS nhận xét bài bạn làm.
- HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- HS đọc đề.
- 1 em lên bảng giải, cả lớp làm bài vào vở.
 Bài giải
a/ Thể tích HHCN là: 8 x 7 x 9 = 504 (cm2)
b/ Cạnh của HLP là: (8 + 7+ 9): 3 = 8 (cm)
 Thể tích HLP là: 8 x 8 x 8 = 512 (cm3)
 Đ/S: a/ 504 cm2 ; b/ 504 cm2
- HS nhận xét bài bạn làm.
- 2 HS nêu quy tắc và công thức tính V hlp
--------------------------------------------------------------------------------------------
Tiêt 5 	KHOA HỌC - Tiết 46
LẮP MẠCH ĐIỆN ĐƠN GIẢN (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU: 
	Sau bài học, HS biết:
	- Lắp được mach điện thắp sáng đơn giản: sử dụng pin, bóng đèn, dây dẫn.
	- Giáo dục HS yêu thích lao động.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- GV: Bài dạy + Hình minh họa trong SGK trang 94.
	- HS: CBBở nhà.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
Giáo viên
Học sinh
1.Kiểm tra bài cũ: 5’
+ Điện sử dụng được lấy từ đâu?
+ Nêu một số cách tiết kiệm điện mà gia đình em thực hiện?
- Nhận xét và cho điểm HS.
2. Bài mới: 30’
a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài, ghi bảng
b. HD tìm hiểu bài:
- Yêu cầu HS chỉ và quan sát một số cái ngắt điện. HS thảo luận về vai trò của cái ngắt điện.
- Yêu cầu các nhóm làm thí nghiệm như hướng dẫn ở mục thực hành trang 96 SGK sau đó rút ra kết luận gì từ thí nghiệm.
- Yêu cầu các nhóm trình bày.
- GV rút ra kết luận: 
+ Các vật bằng kim loại cho dòng điện chạy qua nên mạch đang hở thành mạch kín, vì vậy đèn sáng.
+ Các vật bằng cao su, sứ, nhựa, . . không cho dòng điện chạy qua nên mạch vẫn bị hở, vì vậy đèn không sáng.
- GV hỏi:
+ Vật cho dòng điện chạy qua gọi là gì?
+ Kể tên một số vật liệu cho dòng điện chạy qua.
+ Vật không cho dòng điện chạy qua gọi là gì?
+ Kể tên một số vật liệu không cho dòng điện chạy qua.
- Yêu cầu HS đọc phần thông tin.
c..Trò chơi : Dò tìm mạch điện”
- Cách tiến hành:
+ GV chuẩn bị một hộp kín, nắp hộp các gắn các khuy kim loại. Các khuy được xếp thành hai hàng và đánh số như hình 1. phía trong hộp, một số cặp khuy được nối với nhau bởi dây dẫn. Dậy nắp hộp lại, dùng mạch điện gồm có pin, bóng đèn và để hở hai đầu. Bằng cách chạm 2 đầu của mạch thử vào 1 cặp khuy bất kì nào đó, căn cứ vào dấu hiệu đèn sáng hay không sáng ta có thể biết được 2 khuy đó có được nối với nhau bằng dây dẫn hay không.
+ Mỗi nhóm được phát một hộp kín (việc nối dây do GV thực hiện). Gv đặt vấn đề bằng cách nào có thể phát hiện được những cặp khuy nào được nối với nhau bởi dây dẫn. Từ đó đi đến phương pháp dùng mạch thử. Mỗi nhóm sử dụng mạch thử để đoán xem các cặp khuy nào được nối với nhau. Sau đó ghi kết quả vào giấy.
+ Cùng một thời gian, các hộp kín của các nhóm được mở ra. Đối chiếu kết quả với dự đoán, mỗi cặp khuy xác định đúng được 1 điểm, sai bị trừ 1 điểm, nhóm nào đúng nhiều hơn là thắng.
3.Củng cố, dặn dò: 3’
- Yêu cầu HS đọc phần thông tin.
- GV hỏi lại HS một số nội dung chính của bài.
- Dặn HS về nhà đọc kĩ phần thông tin.
 - GV nhận xét tiết học. 
- HS trả lời theo yêu cầu của GV.
+ Từ nguồn điện
+ Ra khỏi phòng tắt điện, tắt quạt, không để nước chảy tràn lan khi bơm nước bằng ca -ma
- HS nhắc lại tên bài.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS các nhóm tiến hành làm thí nghiệm theo yêu cầu.
- Đại diện các nhóm trình bày thí nghiệm và kết luận của nhóm mình.
- HS theo dõi và nhắc lại.
+ Vật cho dòng điện chạy qua gọi là vật dẫn điện.
+ Kể tên một số vật liệu cho dòng điện chạy qua : dây đồng, nhôm, sắt, chì, . . . 
+ Vật không cho dòng điện chạy qua gọi là vật cách điện
+ Kể tên một số vật liệu không cho dòng điện chạy qua: cao su, nhựa, thuỷ tinh.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp, HS cả lớp đọc thầm.
- HS theo dõi và thực hành theo hướng dẫn của GV.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp, HS cả lớp đọc thầm
 Ia Glai, ngày 28 tháng 1 năm 2013 
 Tổ trưởng
 Vũ Thị Thúy
(Tiết 5 - Thứ 6(1/2))
SINH HOẠT TUẦN 22.
I. MỤC TIÊU:
 Nhận xét, đánh giá ưu điểm, khuyết điểm và một số điểm tồn tại trong tuần 23.
Có ý thức rèn luyện tốt hơn trong tuần tới.
 - HS nắm bắt được kế hoạch tuần 24.
II. CHUẨN BỊ : - Lớp trưởng và các tổ trưởng chuẩn bị nội dung nhận xét tuần 23
 - GV lên kế hoạch tuần 24. 
A/ Tiến hành:
 1 . ỔN định lớp: Hát ôn bài hát về quê hương đất nước.
 2. Tiến hành : Các tổ chuẩn bị báo cáo ưu, khuyết điểm trong tuần. 
 + Tổ 1: Ưu: Các bạn trong tổ tham gia khá nhiệt tình mọi hoạt động, đi học chuyên cần. Học bài và làm bài khá đầy đủ. 
 	 Khuyết: Còn một số bạn chưa thuộc bài cũ, hay nói chuyện trong giờ học: Thịnh
 + Tổ 2: Ưu: Về trang phục khá tốt, thực hiện các hoạt động đội, nề nếp, đi học đúng giờ. Hăng hái phát biểu ý kiến. 
 Khuyết: Chưa học bài và làm bài tập ở nhà. 
 + Tổ 3: Ưu: Về trang phục khá tốt, thực hiện các hoạt động đội, nề nếp, đi học đúng giờ. Hăng hái phát biểu ý kiến. 
 	 Khuyết:1 số bạn chưa thuộc bài cũ, làm việc riêng , chưa chú ý nghe giảng.
 B/ Nhận xét của giáo viên:
 	- Ưu điểm :+ Lớp có đi học chuyên cần, nề nếp lớp khá hơn tuần trước, có tinh thần học tập tốt, có ý thức trong học tập. Ngoan ngoan ngoãn, lễ phép, hòa nhã với bạn bè biết giúp đỡ lẫn nhau trong mọi hoạt động nhất là trong học tập. 
	 + Cả lớp đã thực hiện kế hoạch nhỏ do Liên đội phát động.
	 - Khuyết điểm:
	 + Không chú ý nghe giảng và tiếp thu bài còn chậm
	 + Một số em chưa tự giác làm vệ sinh sân trường.
	 + Sinh hoạt chưa nghiêm túc: Tiến, Hảo
 C/ Kế hoạch tuần 24: 
- Phát huy mặt tốt và khắc phục những tồn tại của tuần trước. 
- Tiếp tục duy trì nề nếp lớp, ý thức sinh hoạt tự quản trong giờ học.
- Theo dõi tác phong đạo đức, vệ sinh trường lớp, thực hiện tốt an toàn giao thông.
	- Sinh hoạt 15’ phút đầu giờ nghiêm túc.
	- Sinh hoạt sao theo đúng nội dung của Đội.
	- Phân công trực nhật: Phạt những bạn mắc lỗi trong tuần qua

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 23-5.doc