Tiết 1 TẬP ĐỌC - Tiết 51
Bài: NGHĨA THẦY TRÒ.
I/ MỤC TIÊU:
-Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng ca ngợi, tôn kính tấm gương cụ giáo Chu.
-Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó(trả lời các câu hỏi)
-GD: cho HS biết giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Tranh minh họa trang 79-SGK.
- Bảng phụ ghi sẳn đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.
TUẦN 26 Thứ ba ngày 5 tháng 3 năm 2013 Tiết 1 TẬP ĐỌC - Tiết 51 Bài: NGHĨA THẦY TRÒ. I/ MỤC TIÊU: -Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng ca ngợi, tôn kính tấm gương cụ giáo Chu. -Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó(trả lời các câu hỏi) -GD: cho HS biết giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: - Tranh minh họa trang 79-SGK. - Bảng phụ ghi sẳn đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1- Kiểm tra bài cũ (6phút): - Gọi HS đọc thuộc lòng bài thơ Của sông HS2 :Tác giả dùng từ ngữ nào để nói về nơi sông chảy ra biển”? - Nhận xét, cho điểm từng học sinh. 2- Bài mới(34phút): Giới thiệu bài, ghi đề bài lên bảng.(Quan sát tranh) - Giơi thiệu cho HS biết về nội dung tranh minh hoạ: cảnh thầy giáo Chu cùng môn sinh đến thăm cụ đồ già. HĐ1: Hướng dẫn luyện đọc -1HS đọc toàn bài. -Toàn bài đọc với giọng nhẹ nhàng, trân trọng ; thầy giáo Chu nói với học trò: ôn tồn thân mật, nói với cụ già: kính cẩn. • Nhấn giọng ở những từ ngữ: tề tựu, mừng thọ, ngăn ngắn, dâng biếu, hỏi thăm, bảo ban, cảm ơn, mời tất cả, mang ơn rất nặng, đồng thanh, dạ ran, đơn xơ, sáng sủa,ấm cúng, 80 tuổi, bạc phơ -Bài chia làm 3 đoạn- 3HS đọc. +3HS đọc nối tiếp – 3đoạn. -Luyện đọc từ khó: +3HS đọc nối tiếp – 3đoạn. -Đọc thầm chú giải: Sgk. -GV giảng từ khó: -Chọn đoạn 1 cho HS đọc. +3HS đọc nối tiếp – 3đoạn. - GV đọc mẫu. HĐ2: Tìm hiểu bài. - Tổ chức cho HS đọc thầm theo nhóm. H: Các môn sinh của cụ giáo Chu đến nhà thầy để làm gì? H: Việc làm đó thể hiện điều gì? H: Tìm những chi tiết cho thấy học trò rất tôn kính cụ giáo Chu? H: Tình cảm của cụ giáo Chu đối vói người thầy đã dạy mình thửo học vỡ lòng như thế nào? Tìm những chi tiết biểu hiện tình cảm đó. - GV Giảng: Thầy giáo Chu rất yêu quý kính trọng người thâỳu dạy mình từ thở vỡ lòng, ngừơi thầy đầu tiên trong đời cụ. Thời gian trôi qua cũng đã lâu, đã bao thế hệ học trò đi qua. Vậy mà cụ giáo Chu vẫn nói với học trò, đây chính người cụ mang ơn rất nặng. Điều đó thật cảm động. H: Những thành ngữ tục ngữ nào dưới đây mà môn sinh nhận được trong ngày mừng thọ cụ giáo Chu: H: Em hiểu nghĩa của câu thành ngữ trên như thế nào? H: Em còn biết những câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao nào có nội dung như vậy? H: Qua phần tìm hiểu em hãy cho biết bài văn ca ngợi truyền thống gì? -Tìm đoạn em thích? Tại sao? HĐ3: Đọc diễn cảm. - Gọi 3HS nối tiếp nhau đọc toàn bài. -HS đọc thầm đoạn 1. -GV hướng dẫn đọc diễn cảm. - Cả lớp đọc thầm đoạn 1- nhóm 2; - Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn 1: - Nhận xét, cho điểm từng HS. + HS trả lời câu hỏi về nội dung bài. - từ ngữ: Là cửa nhưng không then khoá, cũng không khép lại bao giờ) + Sgk/ * HS luyện đọc -HS đọc toàn bài. + HS 1: Từ sáng sớm ơn rất nặng. + HS 2: các môn sinhtạ ơn thầy. + HS 3: cụ già tóc bạc.nghĩa thầy trò. - HS đọc nối tiếp -HS đọc. -3HS đọc nối tiếp. * Tìm hiểu bài - HS đọc thầm, trả lời từng câu hỏi + Các môn sinh đến nhà cụ Chu để mừng thọ thầy. + Việc làm đó thể hiện lòng yêu quý, kính trọng thầy. + Những chi tiết: Từ sáng sớm các môn sinh đã tề tựu trước sân trường nhà thầy giáo Chu để mừng thọ .thầy. họ dâng biếu thầy những cuốn sách quý. Khi nghe cùng thầy “tới thăm một người mà thầy mang ơn rất nặng”, họ “đồng thành dạ ran” cùng theo thầy + Thầy giáo Chu rất tôn kính cụ đồ đã dạy thầy từ thở vỡ lòng. Những chi tiết biểu hiện tình cảm đó: Thầy mời học trò cùng tới thăm một người mà thầy đã mang ơn rất nặng. Thầy chấp tay cung kính vái cụ đồ. Thầy cung kính thưa với cụ: “lạy thầy! Hôm nay con đem tất cả môn sinh đến tạ ơn thầy”. - Lắng nghe. + Các câu thành ngữ, tục ngữ: Tiên học lễ, hậu học văn. Uống nước nhớ nguồn. Tôn sư trọng đạo. - Nối tiếp giải thích Ví dụ + Không thầy đố mày làm nên. + Muốn sang thì bắc cầu kiều- muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy. + kính thầy yêu bạn * Bài văn ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần gữi gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó. -HS * Đọc diễn cảm -3 HS nối tiếp nhau đọc tưng đoạn. -Đọc thầm nhóm 2.(đoạn 1) -3 đến 5 HS thi đọc. - HS cả lớp theo dõi và bình chọn bạn đọc hay nhất. 3 - Củng cố, dặn dò(3phút): Nội dung bài: Bài văn ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần gữi gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó. GD: HS biết tôn kính, biết ơn thầy cô., -Dặn dò HS về nhà học bài, và soạn bài Hội thổi cơm thi ở Đồng Văn. Nhận xét tiết học. ----------------------------------------------------------------------------------------------------- Tiết 2 KHOA HỌC - Tiết 51 Bài: CƠ QUAN SINH SẢN CỦA THỰC VẬT CÓ HOA I / MỤC TIÊU: HS biết: -Nhận biết hoa là cơ quan sinh sản của thực vật có hoa. -chỉ và nói tên các bộ phận của hoa như nhị và nhụy trên tranh vẽ hoặc hoa thật. -GD: Yêu thích các loại thực vật, trồng hoa. II/ ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: - Hình trang 104, 105 SGK. - Sưu tầm hoa thật hoặc tranh ảnh về hoa(nếu có) III/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1- Kiểm tra bài cũ(5phút): : Gọi 2 em HS1: Thế nào là sự biến đổi hóa học? HS2: Em hãy nêu tính chất của đồng và nhôm? - GV nhận xét ghi điểm. 2- Bài mới(30phút): Giới thiệu bài, ghi đề bài lên bảng HĐ1: Quan sát - GV cho HS làm việc theo cặp - HS thực hiện theo yêu cầu S/104 SGK: - H: Hãy chỉ vài nhị (nhị đực) và nhụy (nhị cái) của hoa râm bụt và hoa sen trong hình 3, 4 hoặc hoa thật? -H: Hãy chỉ hoa nào là hoa mướp đực, hoa nào là hoa mướp cái trong hình 5a và 5b hoặc hoa thật *GD: có ý thức khi thấy vườn hoa không phải của mình, thì không được ngắt hoa, bẻ cành. HĐ2: Thực hành với vật thật. - GV cho HS làm việc theo nhóm. + Quan sát các bộ phận của hoa đã sưu tầm được và chỉ xem đâu là nhị (nhị đực), đâu là nhuỵ (nhị cái). + Phân loại các bông hoa đã sưu tầm được, hoa nào có cả nhị và nhuỵ: hoa nào chỉ có nhị hoặc nhuỵ và hoàn thành bảng sau vào vở: - GV chấm vở HS- nhận xét chung. -HS thảo luận nhóm đôi các nhóm lần lượt trình bày từng nhiệm vụ: - GV nhận xét chung. Kết luận: Hoa là cơ quan sinh sản của những loài thực vật có hoa. Cơ quan sing dục đực gọi là nhị. Cơ quan sinh dục cái gọi là nhuỵ. Một số cây có hoa đực riêng, hoa cái riêng. Đa số cây có hoa, trên cùng một hoa có cả nhị và nhuỵ HĐ3: Thực hành với sơ đồ nhị và nhuỵ ở hoa lưỡng tính. - GV cho HS làm việc cá nhân. -HS quan sát sơ đồ nhị và nhuỵ / trang 105 SGK và đọc ghi chú để tìm ra những ghi chú đó ứng với bộ phận nào của nhị và nhuỵ trên sơ đồ. - GV cho HS làm việc cả lớp. + HS lên chỉ vào sơ đồ câm và nói tên một số bộ phận chính của nhị và nhuỵ +chức năng của nhị và nhuỵ trong quá trình sinh sản. + sự biến đổi từ chất này thành chất khác, dưới tác dụng của nhiệt, gọi là sự biến đổi hoá học. -Sgk/ * Quan sát - 2 em ngồi cùng bàn thảo luận cùng nhau. - HS thực hiện theo yêu cầu trang 104 SGK: - HS nối tiếp nhau chỉ vài nhị (nhị đực) và nhụy (nhị cái) của hoa râm bụt và hoa sen trong hình 3, 4 hoặc hoa thật mà GV đã dặn HS chuẩn bị. - HS chỉ hoa nào là hoa mướp đực, hoa nào là hoa mướp cái trong hình 5a và 5b hoặc hoa thật Hình 5a: Hoa mướp đực Hình 5b: Hoa mướp cái. * Thực hành với vật thật. - HS thảo luận nhóm 4. + HS Quan sát các bộ phận của các bông hoa đã sưu tầm được và chỉ xem đâu là nhị (nhị đực), đâu là nhuỵ (nhị cái). + HS Phân loại các bông hoa đã sưu tầm được, hoa nào có cả nhị và nhuỵ: hoa nào chỉ có nhị hoặc nhuỵ và hoàn thành bảng sau vào vở: + Hoa có cả nhụy và nhị + Hoa chỉ có nhị ( hoa đực) hoặc nhụy( hoa cái) VD: Sen, đào, mơ, chanh, mận,.... + Bầu, bí, mướp, dưa lê, dưa chuột ...... - Đại diện nhóm cầm bông hoa sưu tầm được của nhóm, giới thiệu với các bạn trong lớp từng bộ phận của bông hoa đó(cuống, đài, cánh, nhị, nhuỵ), đặc điểm chú ý đến nhị và nhuỵ. Các nhóm khác nhận xét và bổ sung. - Đại diện các nhóm trình bày bảng phân loại hoa chỉ có nhị hoặc nhuỵ với hoa có cả nhị và nhuỵ)Các nhóm khác nhận xét * Thực hành với sơ đồ nhị và nhuỵ ở hoa lưỡng tính. - HS đọc ghi chú để tìm ra những ghi chú đó ứng với bộ phận nào của nhị và nhuỵ trên sơ đồ. - 3 HS lên chỉ vào sơ đồ câm và nói tên một số bộ phận chính của nhị và nhuỵ -HS nêu 3- Củng cố, dặn dò( 3phút): HS nêu bài học. - Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. - GV nhận xét tiết học. ------------------------------------------------------------------------------------------------- Tiết 3 Đạo đức - Tiết 26 : Bài; EM YÊU HÒA BÌNH ( Tiết 1 ) I / MỤC TIÊU: - Nêu được những điều tốt đẹp do Hòa bình đem lại cho trẻ em. -Nêu được các biểu hiện của Hòa bình trong cuộc sống hằng ngày. -Yêu Hòa bình, tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hòa bình phù hợp với khả năng do nhà trường, địa phương tổ chức. - GD: Yêu hòa bình, quý trọng và ủng hộ các dân tộc đấu tranh cho hòa bình II/ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN: - Điều 38, công ước Quốc tế về quyền trẻ em. - Thẻ màu dùng cho hoạt động 2 tiết 1. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: ... nam nhi, tráng sĩ ấy, người trai làng Phù Đổng. - Việc dùng từ thay thế cho nhau như vậy có tác dụng tránh việc lập từ, giúp cho diễn đạt sinh động hơn, rõ ý mà vẫn đảm bảo sự liên kết. - Lắng nghe. Bài 2: - 1 HS đọc thành tiếng trước lớp. +Triệu Thị Trinh- từ lặp lại. -Triệu Thọ Trinh- Người Thiếu nữ họ Triệu- Nàng- nàng- / - Triệu Thị Trinh- người con gái vùng núi Quan Yên- bà./. - Nhận xét bài làm của bạn VD: Đoạn văn: Triệu Thị Trinh quê ở vùng núi Quan Yên. Người thiếu nữ họ Triệu xinh xắn, tính cách mạnh mẽ, thích võ nghệ. Nàng bắn cung rất giỏi, thường theo các phường săn đi săn thú. Có lần, nàng đã bắn hạ một con báo gấm hung dữ trước sự thán phục của trai tráng trong vùng Hằng ngày, chứng kiến cảnh nhân dân bị quan quân nhà Ngô đánh đập, cướp bóc. Triệu Thị Trinh vô cùng uất hận, nung nấu ý trí trả thù nhà, đền nợ nước, quét sạch chúng ra khỏi bờ cõi. Năm 248, người con gái vùng núi Quan Yên cùng anh là Triệu Quốc Đạt lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống quân xâm lược . cuộc khởi nghĩa tuy không thành công nhưng tấm gương anh dũng của bà sáng mãi với non sông, đất nước. 3- Củng cố, dặn dò(3phút): HS nêu bài học. --Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. - GV nhận xét tiết học. ---------------------------------------------------------------------------------------------- Tiết 4 TOÁN - Tiết 130 Bài: VẬN TỐC . I/ MỤC TIÊU: - Cóù khái niệm ban đầu về vận tốc, đơn vị đo vận tốc. - Biết tính vận tốc của một chuyển động đều.(Làm bài 1; Bài 2) -GD: vận dụng vào thực tiễn cuộc sống. II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: -Sgk, Tranh vẽ 3 chuyển động ô tô, xe máy, xe đạp III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1- Kiểm tra bài cũ(5phút): Gọi 2 em lên bảng, viết số thích hợp vào chỗ chấm. - GV nhận xét ghi điểm. 2- Bài mới(34phút): Giới thiệu bài, ghi đề bài lên bảng. HĐ1: Giới thiệu khái niệm về vận tốc: Bài toán 1: GV nêu bài toán SGK, HS suy nghĩ tìm ra cách giải. - Gọi 1 em tóm tắt bài toán bằng sơ đồ và giải bài toán. H: Bài toán thuộc dạng toán gì đã học? H: Muốn tìm trung bình mỗi giờ ô tô đi được bao nhiêu km ta làm thế nào? - GV nói : mỗi giờ ô tô đi được 42,5km. Ta nói vận tốc trung bình hay nói vắn tắt vận tốc của ô tô là bốn hai phảy năm ki lô mét giờ, viết tắt là 42,5 km/giờ. - GV ghi bảng170 : 4 = 42,5( km/giờ ). - Gọi HS nêu cách tính vận tốc. - GV Nếu quãng đường là S, thời gian là t, vận tốc là v thì ta có công thức tính vận tốc thế nào?- Gọi nhiều HS nhắc lại . - Gv cho HS ước lượng vận tốc của người đi bộ, xe đạp, xe máy, ô tô, - GV nêu ý nghĩa của khái niệm vận tốc là để chỉ rõ sự nhanh chậm của một chuyển động. b. Bài toán 2: GV nêu đề bài toán. - Gọi 1 em nói cách tính vận tốc và trình bày lời giải bài toán ? H: Đơn vị vận tốc trong bài này là gì? - Gọi 2 em nhắc lại cách tính vận tốc và ý nghĩa của khái niệm vận tốc? HĐ2: Thực hành: Bài 1: Gọi 1 em đọc đề bài. - Gọi 1 em làm bảng - lớp làm vở. - GV chấm vở một số HS nhận xét chung. Bài 2: Gọi 1 em đọc đề bài. - GV cho HS thảo luận nhóm đôi. - Các nhóm khác nhận xét bổ sung. - GV nhận xét chung. HS1: 2 phút 5 giây= .... giây 135 phút= ......giờ HS2: 3 giờ 10 phút=....phút 95 giây = ....phút -Sgk/ * Giới thiệu khái niệm về vận tốc: - HS suy nghĩ tìm cách giải. - HS khác làm giấy nháp. - Tìm số trung bình cộng. -Ta lấy số km đi trong 4giờ,chia đều cho 4. - HS nêu Trung bình mỗi giờ ô tô đi được 42,5 km. - Ta lấy quãng đường chia cho thời gian - HS nêu: v= s : t - HS nhắc lại. - HS nêu: +Người đi bộ khoảng: 5 km/ giờ + Xe đạp khoảng: 15 km/giờ + xe máy khoảng 35 km/giờ + Ô tô khoảng 50 km/giờ - HS chú ý lắng nghe. - HS nêu yêu cầu, suy nghĩ giải bài toán. - 1 em làm bảng lớp làm nháp. Vận tốc chạy của người đó là. 60 : 10 = 6 ( m/ giây) - Là m/ giây. - HS nhắc lại. * Thực hành: Bài 1: 1 em đọc đề bài. - 1 em làm bảng - lớp làm vở. Vận tốc của xe máy là: 105 : 3 = 35 ( km / giờ ) Đáp số: 35 km / giờ - HS khác nhận xét bài trên bảng bổ sung. Bài 2: 1 em đọc đề bài. - Hai em ngồi cạnh nhau cùng thảo luận - Đại diện nhóm trình bày kết quả. Vận tốc của máy bay là 1800 : 2,5 = 720 ( km/ giờ) Đáp số: 720 km/ giờ 3- Củng cố, dặn dò(3phút): HS nêu nọi dung bài học. BT thực tiễn . - Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. - GV nhận xét tiết học. ... .. Tiêt 5 KHOA HỌC - Tiết 52 Bài: SỰ SINH SẢN CỦA THỰC VẬT CÓ HOA I/ MỤC TIÊU: - Kể được tên một số hoa sự thụ phấn thụ phấn nhờ côn trùng, hoa thụ phấn nhờ gió. -GD: Biết yêu quí thực vật có hoa, hiểu sự sinh sản. II/ ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: - Thông tin và hình trang 106, 107 SGK . - Sưu tầm hoa thật hoặc tranh ảnh những hoa thụ phấn nhờ côn trùng và nhờ gió. - Sơ đồ sự thụ phấn của hoa lưỡng tính ( hình 2 trang 106 SGK) III/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1- Kiểm tra bài cũ (5phút): GoÏi 2 em HS1: Em hãy kể tên những loài hoa có cả nhụy và nhị mà em biết? HS2: Hãy kể tên những loại hoa chỉ có nhụy hoặc nhị mà em biết ? - GV nhận xét ghi điểm. 2- Bài mới(30phút): Giới thiệu bài, ghi đề bài lên bảng HĐ1: Thực hành làm bài tập xử lý thông tin trong SGK. - GV cho HS làm việc theo cặp. - HS đọc thông tin trang 106 SGK và : Chỉ vào hình 1 để nói với nhau về: Sự thụ phấn, sự thụ tinh, sự hình thành hạt và quả. - GV giảng lại . - HS làm bài tập trang 106 SGK. - Tiếp theo gọi một số HS chữa bài tập. - GV nhận xét chung chữa bài. *GD: biết yêu quí các loại hoa. HĐ2: Trò chơi " Ghép chữ vào hình". - GV cho HS chơi ghép chữ vào hình cho phù hợp theo nhóm. - GV cho các nhóm quan sát sơ đồ sự thụ phấn của hoa lưỡng tính (hình 3 trang 106 SGK) và dùng thẻ từ có ghi sẵn chú thích. - GV nhận xét và khen ngợi nhóm nào làm nhanh và đúng. HĐ3: Thảo luận. - GV cho HS làm việc theo nhóm. - Các nhóm thảo luận câu hỏi trang 107 SGK. + Kể tên một số hoa thụ phấn nhờ côn trùng và một số hoa thụ phấn nhờ gió mà bạn biết. + Bạn có nhận xét gì về màu sắc hoặc hương thơm của hoa thụ phấn nhờ côn trùng và hoa thụ phấn nhờ gió? GV cho HS dán lên bảng - GV chữa bài trên bảng. -HS nhận xét bổ sung + hoa râm bụt và hoa sen, hoa ổi, hoa mận.. + hoa mướp, hoa bí, hoa bầu. -Sgk/ * Thực hành làm bài tập xử lý thông tin trong SGK. - 2 em ngồi cùng nhau thảo luận. - HS đọc thông tin trang 106 SGK Chỉ vào hình 1 để nói với nhau về: Sự thụ phấn, sự thụ tinh, sự hình thành hạt và quả. - Đại diện một số HS trình bày kết quả làm việc theo cặp trước lớp, một số HS khác nhận xét, bổ sung. - HS làm bài tập trang 106 SGK. 1 - a; 2 - b; 3 - b; 4 - a; 5 - b. * Trò chơi " Ghép chữ vào hình". HS chơi ghép chữ vào hình cho phù hợp theo nhóm 4. - HS các nhóm thi đua gắn các chú thích vào hình cho phù hợp. Nhóm nào làm xong thì gắn của mình lên bảng. - Từng nhóm giới thiệu sơ đồ có gắn chú thích của nhóm mình. * Thảo luận. - HS thảo luận nhóm đôi. Các nhóm thảo luận câu hỏi trang 107 SGK. - Nhóm trưởng các nhóm điều khiển nhóm mình quan sát các hình trang 107 SGK và các hoa thật hoặc tranh ảnh các hoa sưu tầm được, đồng thời chỉ ra hoa nào thụ phấn nhờ gió, hoa nào thụ phấn nhờ côn trùng. - Thư kí ghi biên bản theo mẫu sau: Hoathụ phấn nhờ côn trùng Hoa thụ phấn nhờ gió Đặc điểm Thường có màu sắc sặc sỡ hoặc hương thơm, mật ngọt,.. hấp dẫn côn trùng. Không có màu sắc đẹp, cánh hoa, đài hoa thường nhỏ hoặc không có Tên cây Dong riềng, phượng, bưởi, chanh, cam. mướp. bầu, bí,.. Các loại cây cỏ, lúa, ngô,.. 3- Củng cố, dặn dò( 3phút): HS đọc bài học. - Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau, tiếp tục sưu tầm một số tranh ảnh hay vật thật về hoa thụ phấn nhờ gió hoặc nhờ côn trùng. - GV nhận xét tiết học, ---------------------------------------------------------------------------------------- Ia Glai, ngày 4 tháng 3 năm 2013 Tổ trưởng Vũ Thị Thúy TIẾT 5 (Thứ 6 (8/3) SINH HOẠT TUẦN 26 I/ MỤC TIÊU: - Nhận xét đánh giá trong tuần 26. Khắc phục tồn tại. - Lên kế hoạch trong tuần tới 27. II/ NỘI DUNG SINH HOẠT : * Ưu điểm: thực hiện khá đạt nề nếp lớp, nề nếp học tập. - Lớp thực hiện khá tốtû các hoạt động của Đội, trường, lớp; tác phong, lễ phép, biết đoàn kết, hòa nhã với bạn bè, thực hiện tốt nề nếp của lớp, nội quy của nhà trường. - Làm tốt hoạt động học tập, có chuyên cần, vệ sinh, thực hiện an toàn giao thông. - Chăm sóc, tưới cây xanh, làm Vệ sinh sạch sẽ, bảo vệ tốt cơ sở vật chất, - Thực hiện đều đặn sinh hoạt 15 phút đầu giờ, Đăng kí tiết học tốt; thi đua bông hoa điểm 10, -Luyện tập nghi thức đội thi. Luyện tập bài múa tập thể. Đá bóng mi ni. *Tồn tại: Đi học không chuyên cần; không thuộc bài cũ; tác phong chưa tốt. 2 - Kế hoạch tuần 27. -Tìm hiểu chủ điểm “Tiến bước lên Đoàn”, thực hiện đúng chủ điểm. - Duy trì nề nếp lớp, Nội qui nhà trường, an toàn giao thông. -Tiếp tục Đ.kí thi đua giờ học tốt, bông hoa điểm 10; để kỉ niệm ngày 8-3 ;17-3; 26-3; -Tập luyện nghi thức đội, đá bóng mi ni, sinh hoạt giao lưu với trường Nguyễn Văn Trỗi.. -Duy trì sĩ số, Sinh hoạt đội, Bảo vệ cơ sở vật chất, vệ sinh, tưới cây xanh. -Tiếp tục phụ đạo HS yếu. Thi giữa kì II. ---------------------------b & a---------------------------
Tài liệu đính kèm: