TẬP ĐỌC (Tiết số: 59)
THUẦN PHỤC SƯ TỬ
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
- Đọc đúng các tiếng, từ ngữ khó: Ha- li- ma, lông bờm, cừu non, ngon lành, Đức A-la, no nê, lẳng lặng.
- Đọc đúng tên riêng nước ngoài; biết đọc diễn cảm bài văn.
- Hiểu nội dung: Kiên nhẫn, dịu dàng, thông minh là những đức tính làm nên sức mạnh của người phụ nữ, giúp họ bảo vệ hạnh phúc gia đình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV: Bảng phụ ghi sẵn đoạn cần hướng dẫn luyện đọc.
HS : Đọc trước bài.
Tuần 30 Ngày soạn: 22-25/ 3/ 2011 Ngày dạy: Thứ hai ngày 28 tháng 3 năm 2011 Tập đọc (Tiết số: 59) Thuần phục sư tử I. Mục đích, yêu cầu: - Đọc đúng các tiếng, từ ngữ khó: Ha- li- ma, lông bờm, cừu non, ngon lành, Đức A-la, no nê, lẳng lặng. - Đọc đúng tên riêng nước ngoài; biết đọc diễn cảm bài văn. - Hiểu nội dung: Kiên nhẫn, dịu dàng, thông minh là những đức tính làm nên sức mạnh của người phụ nữ, giúp họ bảo vệ hạnh phúc gia đình. II. Đồ dùng dạy học: GV: Bảng phụ ghi sẵn đoạn cần hướng dẫn luyện đọc. HS : Đọc trước bài. III. Các hoạt động dạy- học: 1. ổn định lớp (1’) 2. Bài cũ (không) - GV gọi 2 HS đọc bài (Con gái). ? Những chi tiết nào chứng tỏ Mơ không thua gì các bạn trai? ? Đọc xong câu chuyện này em có suy nghĩ gì? 3. Bài mới (32-35’) 3.1. Giới thiệu bài (1-2’) - GV giới thiệu chủ điểm, bài học, ghi bảng. HS ghi vở. 3.2. HD luyện đọc& tìm hiểu bài. a. Luyện đọc. - 1 HS đọc toàn bài. Lớp đọc thầm chia đoạn. ? Theo em bài chia thành mấy đoạn? (5 đoạn) - Nhận xét. - 5 HS đọc nối tiếp toàn bài. + Lần 1 (Sửa phát âm, ngắt giọng): HS đọc từ khó. + Lần 2 (Sửa câu) + Lần 2(Kết hợp giải nghĩa từ: HS khó hiểu) - HS đọc chú giải. - GV cho HS đọc trong nhóm đôi + 1-2 nhóm đọc: Nhận xét. + GV nhận xét. - GV đọc mẫu. b. Tìm hiểu bài: - 1 HS đọc lại toàn bài. * Lớp đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi 1. ? Ha – li – ma đến gặp vị giáo sĩ để làm gì? GVghi bảng, giảng từ: ? Nội dung đoạn 1 là gì?. - Nhận xét- GV ghi bảng * HS đọc thầm tiếp đoạn 2 trả lời câu hỏi 2. ? Thái độ của Ha-li-ma ntn khi nghe điện của vị giáo sĩ? ? Tại sao nàng lại có thái độ như vậy? - GV ghi bảng và giảng từ: ? ý đoạn 2 nói gì ?. Nhận xét- GV ghi bảng. * HS đọc thầm tiếp đoạn 3,4 và trả lời câu hỏi . ? Ha-li-ma đã nghĩ ra cách gì để thuần phục sư tử? ? Ha-li-ma đã lấy ba sợi lông bờm sư tử như thế nào? ? Vì sao khi nhìn thấy ánh mắt của Ha-li-ma con sư tử đang giận dữ bỗng cụp mắt xuống rồi lẳng lặng bỏ đi? ? Theo em vì sao Ha-li-ma lại quyết tâm thực hiện bằng được yêu cầu của vị giáo sĩ? - GV ghi bảng và giảng từ: ? ý đoạn 3 nói lên điều gì? * HS đọc thầm tiếp đoạn 5 và trả lời câu hỏi . - GV ghi bảng và giảng từ: ? ý đoạn 4 nói lên điều gì? - HS đọc lại toàn bài. ? Nội dung chính của bài là gì? - GV tóm tắt nội dung bài, ghi bảng. Nội dung: Kiên nhẫn, dịu dàng, thông minh là những đức tính làm nên sức mạnh của người phụ nữ, giúp họ bảo vệ hạnh phúc gia đình. c. HD đọc diễn cảm: ? Tìm cách đọc cho phù hợp với nội dung bài? - GV kết luận giọng đọc. - Luyện đọc đoạn 3 + GVđọc mẫu, HS theo dõi GV đọc. - Luyện đọc trong nhóm. - Thi đọc diễn cảm trước lớp: - HS đưa ra ý kiến nhận xét và bình chọn những bạn đọc tốt nhất. - GV nhận xét kết luận. 4. Củng cố- dặn dò. (2’) ? Nêu nội dung của bài ? - GV nhận xét tiết học: tuyên dương những HS có ý thức học tập tốt. - Dặn HS về đọc và soạn bài: áo dài VN Toán (Tiết số:146) Ôn tập về đo diện tích I. Mục tiêu: Biết: - Quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích; chuyển đổi các số đo diện tích (với các đợn vị đo thông dụng) - Viết các số đo diện tích dưới dạng số thập phân. II. Đồ dùng dạy – học: - GV: Bài dạy. - HS: Vở bài tập toán. III. Các hoạt động dạy- học: 1. ổn định lớp (1-2’) 2 . Kiểm tra bài cũ: (không) 3. Bài mới. (32-35’) a. Giới thiệu (1-2’) - Ghi tên bài.- HS ghi vở. b. Nội dung. * Luyện tập- thực hành. Bài 1:GV cho HS đọc đề toán - GV cho HS chữa bài. Bài 2: GV cho HS đọc đề bài. ? Đề bài yêu cầu chúng ta làm gì ? - GV cho HS nhận xét bài làm. a) 1m2 = 100dm2 = 10000cm2 = 1000000mm2 1ha = 10000m2 1km2 = 100ha = 1000000m2 b)1m2 = dam2 1ha=km2 1m2 = hm2 = ha Bài 3: GV cho HS đọc đề bài. - GV hướng dẫn HS tìm cách giải - GV cho HS làm bài và chữa. - GV cho HS nhận xét chữa bài. a) 65000m2 = 6,5ha 846000m2 = 8,46ha 5000m2 = 0,5ha 4. Củng cố, dặn dò (2’) - GV nhận xét tiết học - Dặn HS về xem lại bài, chuẩn bị cho tiết học sau: Đạo đức (Tiết số:30 + 31) Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên I. Mục tiêu: - Kể được một vài tài nguyên thiên nhiên ở nước ta và ở địa phương. - Biết vì sao cần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. - Biết giữ gìn, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên phù hợp với khả năng. II. chuẩn bị: GV: - Bài giảng HS: - Vở bài tập III. Các hoạt động dạy học: 1. ổn định lớp.(1-2’) 2. Bài cũ.(3-5’) ? Việt Nam có liên quan như thế nào với tổ chức Liên Hợp Quốc? 3. Bài mới (25-30’) a. Giới thiệu (1-2’)- Ghi đầu bài. b. Bài giảng. Tiết 1 * Hoạt động1: Tìm hiểu thông tin về tài nguyên - GV cho HS thảo luận theo nhóm - HS thảo luận theo nhóm 4 ? Nêu tên một số tài nguyên thiên nhiên? (mỏ quặng, mỏ sắt, nguồn nước) ? ích lợi của tài nguyên thiên nhiên trong cuộc sống của con người là gì?( Con người sử dụng tài nguyên thiên nhiên trong lao động sản xuất, trong phát triển kinh tế.) ? Hiện nay việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên ở nước ta đã hợp lí chưa ? Vì sao? (Chưa hợp lí vì rừng đang bị chặt phá bừa bãi, nhiều động thực vật quý hiếm đang có nguy cơ bị tiệt chủng) ? Nêu một số biện pháp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên?( Sử dụng hợp lí, tiết kiệm, bảo vệ) ? Tài nguyên thiên nhiên có quan trọng trong cuộc sống không? ? Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên để làm gì? - HS đại diện các nhóm trình bày. - GV chốt lại. - HS đọc ghi nhớ * Hoạt động 2: Bày tỏ thái độ - GV cho HS đọc bài tập 1 . - GV kết luận: * Hoạt động 3: Thực hành. - GV cho HS làm bài tập 2 trong SGK - GV cho HS trình bày. - GV kết luận: Tiết 2 * Hoạt động 1: Việc làm góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. - GV phát phiếu học tập (STK- 127) - HS làm việc theo nhóm đôi. - Các nhóm trình bày. Nhận xét. * Hoạt động 2: Xử lí tình huống - GV treo bảng phụ các tình huống. - GV hướng dẫn HS như STK- T 128 - Các nhóm sắm vai để thể hiện cách xử lí tình huống. - Nhận xét. - GV kết luận. * Hoạt động 3: Báo cáo về tình hình bảo vệ tài nguyên thiên nhiên ở địa phương. - GV tổ chức cho HS báo cáo theo bảng liệt kê. - GV kết luận 4. Củng cố dặn dò. - GV nhận xét giờ. - Cho HS đọc ghi nhớ. - Dặn HS chuẩn bị bài thực hành. Thứ ba ngày 29 tháng 3 năm 2011 LT & C (Tiết số:59) Mở rộng vốn từ: Nam và nữ I. Mục đích, yêu cầu: - Biết một số phẩm chất quan trọng nhất của Nam và Nữ (Bt1,2) - Biết và hiểu một số câu thành ngữ, tục ngữ. (BT3) II. Đồ dùng dạy học. GV: Bài dạy. HS: Vở Bài tập TV5 III. Các hoạt động dạy- học. 1. ổn định (1-2’) 2. Bài cũ(3- 5’) - HS lên bảng đọc thuộc ghi nhớ tiết học trước. 3. Bài mới (32-35’) a. GV giới thiệu bài (1-2’) - GV ghi tên bài. HS ghi tên bài. b. Tìm hiểu bài: * Hướng dẫn HS làm bài tập BT1: 1 hs đọc YC, cả lớp theo dõi SGK. - HS thảo luận nhóm 2 về YC của bài tập. - HS trình bày câu trả lời. Các hs khác nhận xét cho bạn, GV bổ sung nếu cần. - GV chốt lại: BT2: 1 hs đọc YC, cả lớp theo dõi SGK. - HS thảo luận nhóm 2 về YC của bài tập; làm việc cá nhân. - HS trình bày câu trả lời. Các hs khác nhận xét cho bạn, GV bổ sung nếu cần. - GV chốt lại: .... BT3: 1 hs đọc YC , GV giúp hs hiểu rõ thêm YC. - HS làm bài. HS nối tiếp trình bày bài làm. - Nhận xét bổ sung . - GV chốt lại ND đúng(.... ) 4. Củng cố- dặn dò(2’) - GVnhận xét tiết học, hs xem trước bài: Ôn tập Toán (Tiết số:147) Ôn tập về đo thể tích I. Mục tiêu: Biết: - Quan hệ giữa mét khối, đề xi mét khối, xăng ti mét khối. - Viết số đo thể tích dưới dạng số thập phân. - Chuyển đổi số đo thể tích. II. Đồ dùng dạy – học: - GV: Bài dạy.Bảng phụ - SGK - HS : Vở bài tập toán. III. Các hoạt động dạy- học: 1. ổn định lớp (1-2’) 2. Kiểm tra bài cũ: (3-5’) - GV viết lên bảng: Đề bài STK –T 267 - 2 HS lên bảng làm. Lớp làm bài. - Lớp nhận xét bài của bạn. 3. Bài mới. (32-35’) a. Giới thiệu (1-2’) - Ghi tên bài.- HS ghi vở. b. Nội dung. * Hướng dẫn HS ôn tập. - GV treo bảng phụ và cho HS đọc. - GV chốt lại và cho HS thảo luận cách làm. - GV chốt lại cách làm và cho HS vận dụng làm bài tập. - GV cho HS trả lời. ? Nêu các đơn vị đo thể tích đã học từ lớn đến bé? ? Trong bảng đơn vị đo thể tích, đơn vị lớn gấp mấy lần đơn vị bé liền nó? ? Trong bảng đơn vị đo thể tích, đơn vị bé bằng một phần mấy đơn vị lớn liền nó? * Hướng dẫn HS luyện tập. Bài 2: - HS đọc đề bài ? BT y/c chúng ta làm gì? - Lớp tự làm bài. - HS lên bảng làm. - Chữa bài: Lớp nhận xét bài làm trên bảng - GV nhận xét. Bài 3: - HS đọc đề bài - Lớp tự làm bài. - HS lên bảng làm. - Chữa bài: Lớp nhận xét bài làm trên bảng. - GV nhận xét. a. 6m3272dm3 = 6m3 m3 =6 m3 = 6,272m3 * 2105dm3 = 2m3105dm3 = 2m3m3 = 2m3 = 2,105m3 * 3m382dm3 = 3m3m3 = 3m3 = 3,082m3 4. Củng cố- dặn dò(2’) GV nhận xét giờ học. HS về xem lại bài. Chuẩn bị bài sau. Chính tả (Tiết số:30) Cô gái của tương lai I. Mục đích, yêu cầu: - Nghe- viết đúng bài chính tả, viết đúng các từ ngữ dễ viết sai (in-tơ-nét) tên riêng nước ngoài, tên tổ chức. - Biết viết hoa tên các huân chương, danh hiệu, giảI thưởng, tổ chức. (BT2,3) II. Đồ dùng dạy học: GV: Kẻ bảng phụ STK- T 315 HS : Vở và bài tập. III. Các hoạt động dạy- học: 1. ổn định lớp (1-2’) 2. Bài cũ: (3-5’) - Gọi 2 HS lên bảng, lớp viết vào vở nháp: Huân chương Kháng chiến, Huân chương Lao động, Anh hùng Lao động ,Giải thưởng Hồ Chí Minh 3. Bài mới (32-35’) a. GV giới thiệu bài(1-2’) - GV ghi tên bài. HS ghi tên bài b. GV HD viết chính tả: * Tìm hiểu nội dung bài. - GV gọi 2 HS đọc đoạn văn. ? Đoạn văn giới thiệu về ai? ? Tại sao Lan Anh lại gọi là mẫu người của tương lai? * Hướng dẫn viết từ khó. ? Tìm và nêu các từ khó trong bài? - HS viết các từ khó. - GV nhắc HS chú ý những chữ dễ viết sai, chữ viết hoa. * Viết chính tả: - GV nhắc HS viết bài. - GV thu 5- 6 vở chấm. - GV nhận xét chung * Hướng dẫn HS làm bài tập BT2: 1 hs đọc y/c bài và đoạn văn ? Em hãy đọc các cụm từ in nghiêng có trong đoạn văn? ? Vì sao lại viết hoa những chữ đó ? ? Tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng được viết ntn ? - Cả lớp cùng nhận xét, bổ sung. - GV chốt lại ý cơ bản Bài 3: - HS đọc y/c bài tập. - HS làm bài. - GV gợi ý cách làm bài: - HS lên bảng làm bài. - HS nhận xét. - GV nhận xét chung. 4. Củng cố- dặn dò (2’) - GV tóm tắt ý chính của bài. - GV nhận xét tiết học - Dặn HS ghi nhớ các từ vừa tìm được và chuẩn bị bài sau. Thứ tư ngày 30 tháng 3 năm 2011 Tập đọc (Tiết số:60) Tà áo dài Việt Nam I. Mục đích, yêu cầu: - Đọc đúng các tiếng, từ ngữ khó : lối, lấp ló, nặng nhọc.. - Đọc đúng t ... : - Quan hệ giữa một số đơn vị đo thời gian. - Viết số đo thời gian dưới dạng số thập phân. - Chuyển đổi số đo thời gian. - Xem đồng hồ. II. Đồ dùng dạy – học: - GV: Bài dạy. - HS: Vở bài tập toán. III. Các hoạt động dạy- học: 1. ổn định lớp (1-2’) 2 . Kiểm tra bài cũ: (không) 3. Bài mới. (32-35’) a. Giới thiệu (1-2’) - Ghi tên bài.- HS ghi vở. b. Nội dung. Bài1: - HS đọc đề bài. - HS làm bài. - Chữa bài. Nhận xét. 1thế kỉ = 100năm 1năm = 12tháng 1tuần lễ có 7 ngày 1ngày có 24 giờ Bài 2 - HS đọc yêu cầu. - HS tự làm bài. - GV cho HS làm bài và lên bảng chữa - Nhận xét. 2năm6 tháng = 30 tháng 3phút 40 giây = 220giây 1giờ 5phút = 65 phút. Bài3 - GV cho HS đọc đề bài - GV cho HS tự làm bài. - GV nhắc cho HS khi làm bài và lưu ý chữ số la mã - HS báo cáo kq. Nhận xét. 1 chỉ 10 giờ 2 chỉ 6 giờ 5phút Bài 4: - HS đọc đề bài toán.(Dành cho HSKG) - HS nêu đáp án. Giải thích. - Nhận xét. 4. Củng cố- dặn dò (2’) - GV nhận xét tiết học - Dặn HS làm các ý còn lại ở nhà, chuẩn bị cho tiết học sau. Khoa học (Tiết số:60) Sự nuôi và dạy con của một số loài thú I. Mục tiêu: - Nêu được ví dụ về sự nuôi và dạy con của một số loài thú. II. Đồ dùng dạy – học: - GV: Bài dạy. tranh ảnh một số hổ, hươu nuôi dạy con. - HS: Vở bài tập III. Các hoạt động dạy- học: 1. ổn định lớp (1-2’) 2 . Kiểm tra bài cũ: (3-5’) ? Thú sinh sản ntn ? ? Sự sinh sản của thú khác sự sinh sản của chim ở điểm nào ? 3. Bài mới. (32-35’) a. Giới thiệu (1-2’) - Ghi tên bài. - HS ghi vở. b. Nội dung. * Hoạt động1: Sự nuôi dạy con của hổ. - GV cho HS thảo luận theo nhóm. ? Hổ thường sinh sản vào mùa nào? ? Hổ mẹ đẻ mỗi lứa bao nhiêu con? ? Vì sao hổ mẹ không rời hổ con suốt tuần đầu sau khi sinh? ? Khi nào hổ mẹ dạy hổ con săn mồi? ? Khi nào hổ con có thể sống độc lập? - GV cho HS trình bày. * Hoạt động 2: Sự nuôi và dạy con của hươu. - GV cho HS thảo luận theo nhóm ? Hươu ăn gì để sống? ? Hươu sống theo bầy đàn hay theo cặp? ? Hươu đẻ mỗi lứa mấy con? ? Hươu con mới sinh ra đã biết làm gì? ? Tại sao hươu con mới 20 ngày tuổi hươu mẹ đã dạy hươu con tập chạy? - GV cho HS trình bày. - GV cho HS nhận xét phần kết quả của từng nhóm . - GV chốt lại. - GV cho HS đọc mục bạn cần biết. 4. Củng cố- dặn dò (2’) - GV nhận xét tiết học - Dặn HS chuẩn bị cho tiết học sau: Luyện từ và câu (Tiết số:60) Ôn tập dấu câu ( Dấu phẩy) I. Mục đích, yêu cầu: - Nắm được tác dụng của dấu phẩy, nêu được ví dụ về tác dụng của dấu phẩy (BT1) - Điền đúng dấu phẩy theo yêu cầu của BT2. II. Đồ dùng dạy học: - GV: Bài giảng. viết bảng phụ BT1. - HS : Vở bài tập III. Các hoạt động dạy- học: 1. ổn định (1-2’) 2. Bài cũ: (3-5’) - HS đọc lại bài làm ở nhà của tiết trước GV cho về nhà: BT- T 120 - GV bổ sung nếu cần thiết. 3. Bài mới (32-35’) a. Giới thiệu. (1-2’)- GVghi đầu bài. HS ghi vở. b. Bài giảng. - HD HS làm các bài tập Bài 1: HS nêu yêu cầu. - HS làm việc trong nhóm - Đại diện các nhóm trình bày. - Nhận xét , bổ sung. - GV chốt lại ND đúng, HS tự sửa lại bài làm của mình. Bài 2: HS nêu yêu cầu. - HS làm việc trong nhóm.... - Đại diện các nhóm trình bày. - Nhận xét , bổ sung. - GV chốt lại ND đúng, HS tự sửa lại bài làm của mình. ? Em hãy nêu nội dung chính của câu chuyện? (Câu chuyện kể về một thầy giáo đã biết cách giải thích khéo léo, giúp một bạn nhỏ khiếm thị chưa bao giờ nhìn thấy bình minh , hiểu được bình minh là thế nào.) 4. Củng cố, dặn dò (2’) - GV nhận xét tiết học. - HS chuẩn bi tiết sau: Tuần 31. Tập làm văn (Tiết số:59) Ôn tập về tả con vật I. Mục đích, yêu cầu: - Hiểu cấu tạo, cách quan sát và một số chi tiết, hình ảnh tiêu biểu trong bài văn tả con vật.(BT1) - Viết được đoạn văn ngắn tả con vật quen thuộc và yêu thích. II. Đồ dùng dạy học. - GV: Bài dạy . - HS : Vở KT. III. Các hoạt động dạy- học. 1. ổn định (1-2’) 2. Bài cũ: ( Không) 3. Bài mới. (32-35’) a. Giới thiệu bài. (1-2’) b. Nội dung. Bài1 - Một HS đọc yêu cầu bài tập. - GV cho HS làm bài. - Một HS đọc đề bài trong SGK . + 3 HS đọc yêu cầu + HS làm bài theo nhóm + Các nhóm trình bày ? Bài văn gồm mấy đoạn? ? Nội dung chính của mỗi đoạn? ? Tác giả bài văn quan sát chim hoạ mi hát bằng những giác quan nào? ? Em thích chi tiết và hình ảnh so sánh nào? Vì sao? - GV nhận xét. Bài 2 - Gọi 3 HS đọc yêu cầu. ? Em hãy giới thiệu về đoạn văn em định viết cho các bạn cùng nghe? - Cho HS làm bài . - GV cho Các nhóm trình bày. - GV nhận xét và sửa. 4. Củng cố- dặn dò.(2’) - GV nhận xét giờ. - Dặn HS chuẩn bị bài sau: Lịch sử (Tiết số:30) Xây dựng nhà máy thủy điện Hòa Bình I. Mục tiêu: - Biết nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình là kết quả lao động gian khổ, hy sinh của cán bộ, công nhân Việt Nam và Liên Xô. - Biết nhà máy thuỷ điện Hoà Bình có via trò quan trọng đối với công cuộc xây dựng đất nước: cung cấp điện, ngăn lũ II. Đồ dùng dạy học: GV: Bài giảng. ảnh tư liệu về cuộc bầu cử và kì họp Quốc hội khóa VI, năm 1976. HS: Đọc trước bài. III. Các hoạt động dạy- học: 1. ổn định (1-2’) 2. Kiểm tra bài cũ: (3- 5’) ? Thuật lại sự kiện lịch sử diễn ra ngày 25- 4-1976 ? 3. Bài mới (25-30’) a. GV giới thiệu bài ghi tên bài lên bảng. - HS ghi vào vở. b. Nội dung. *Hoạt động 1: Yêu cầu cần thiết xây dựng nhà máy thuỷ điện Hoà Bình. ? Nhiệm vụ của cách mạng Việt nam sau khi thống nhất đất nước là gì? ? Thuỷ điện Hoà Bình được xây dựng vào năm nào? ở đâu? ? Trong thời gian bao lâu? ? Ai là người cộng tác với chúng ta xây dựng nhà máy này? - GV kết luận. * Hoạt động 2: Tinh thần lao động khẩn trương, dũng cảm trên công trường xây dựng nhà máy thủy điện Hòa Bình - GV cho HS đọc SGK và thảo luận ? Tả lại không khí lao động trên công trường xây dựng nhà máy thủy điện Hòa Bình? ? Trên công trường nhà máy thủy điện Hòa Bình công nhân VN và các chuyên gia Liên Xô đã làm việc ntn? - GV cho HS trình bày. - GV kết luận. * Hoạt động 3: Đóng góp lớn lao của nhà máy thủy điện Hòa Bình. - HS đọc SGK ? Việc làm hồ, đắp đập, ngăn nước sông Đà để xây dựng nhà máy thủy điện Hòa Bình tác động thế nào với việc chống lũ lụt hàng năm của nhân dân ta ? ? Điện của nhà máy thủy điện Hòa Bình đã góp vào sản xuất và đời sống của nhân dân ntn? - GV kết luận - HS đọc ghi nhớ - GV tổng kết 4. Củng cố, dặn dò:(2’) - GV nhấn mạnh những ND cần nhớ của bài. - Nhận xét giờ. - Về chuẩn bị bài : Ôn tập Thứ sáu ngày 01 tháng 4 năm 2011 Toán (Tiết số:150) Phép cộng I. Mục tiêu: - Biết cộng các số tự nhiên, các số thập phân, phân số và ứng dụng trong giải toán. II. Đồ dùng dạy – học: - GV: Bài dạy. - HS: Vở bài tập toán. III. Các hoạt động dạy- học: 1. ổn định lớp (1-2’) 2 . Kiểm tra bài cũ: (không) 3. Bài mới. (32-35’) a. Giới thiệu (1-2’) - Ghi tên bài. - HS ghi vở. b. Nội dung. * Ôn tập các thành phần của phép cộng và các tính chất của phép cộng. - GV viết phép cộng và yêu cầu HS : ? Hãy nêu tên gọi của phép tính trên bảng ? ? Em đã được học các tính chất nào của phép cộng? (tính chất giao hoán, tính chất kết hợp, tính chất cộng với 0) ? Hãy nêu quy tắc và công thức của các tính chất mà các em vừa học? HS nêu các quy tắc về các phép tính. * HD hs luyện tập Bài 1: - HS đọc đề bài - Lớp làm bài. 4 HS lên bảng làm. - Lớp nhận xét - GV nhận xét bài. 3+ Bài 2:- HS đọc đề bài. ? Bài tập y/c chúng ta làm gì ? - Lớp làm bài. 6 HS nối tiếp lên bảng làm. - Lớp nhận xét - GV nhận xét bài. a): (689 + 875) + 125 =689 + (876 + 125) = 689 + 1000 = 1689 581+(878 + 419) = (581+419)+878 = 1000 +878 = 1878 5,87 +28,69 +4,13 = (5,87 + 4,13)+28,69 =10 +28,69 =38,69 Bài 3: :- HS đọc đề bài. - Lớp nêu kq và giải thích. - Lớp nhận xét - GV nhận xét bài. Bài 4: :- HS đọc đề bài. - Lớp làm bài. 1HS lên bảng làm. - Lớp nhận xét - GV nhận xét bài. Một giờ cả hai vòi cùng chảy được là. (bể) =50% 4. Củng cố- dặn dò (2’) - GV nhận xét tiết học - Dặn HS chuẩn bị cho tiết học sau: Tập làm văn (Tiết số:60) Tả con vật ( Kiểm tra viết) I. Mục đích, yêu cầu: - Viết được một bài văn tả con vật có bố cục rõ ràng, đủ ý, dùng từ, đặt câu đúng. II. Đồ dùng dạy học. - GV: Đề bài . - HS : Vở KT. III. Các hoạt động dạy- học. 1. ổn định (1-2’) 2. Bài cũ: ( 3-5’) - GV kiểm tra vở, bút của HS. 3. Bài mới. (32-35’) a. Giới thiệu bài. (1-2’) b. Nội dung. - 3 HS đọc đề bài TLV. - HS đọc gợi ý trong SGK. - GV nhắc HS: Viết bài loogic giữa các đoạn. - HS viết bài. - Thu chấm một số bài. - GV nhận xét. Đề bài: Hãy tả một con vật mà em yêu thích. 4. Củng cố- dặn dò.(2’) - GV nhận xét giờ. - Dặn HS chuẩn bị bài sau: Địa lí (Tiết số:30) Các Đại Dương trên thế giới I. Mục tiêu. - Ghi nhớ tên 4 đại dương: TháI Bình Dương, Đại Tây Dương, ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương. TháI Bình Dương là đại dương lớn nhất. - Nhận biết và nêu được vị trí từng đại dương trên bản đồ. - Sử dụng bảng số liệu và bản đồ để tìm một số đặc điểm nổi bật về diện tích, độ sâu của mỗi Đại Dương. ii. Đồ dùng dạy học. - GV: Bản đồ Tự nhiên châu Đại Dương và châu Nam Cực.Quả Đia cầu.Tranh ảnh về thiên nhiên, dân cư của châu Đại Dương và châu Nam Cực. - HS : đọc trước bài. III. Các hoạt động dạy học. 1. ổn định lớp.(1-2’) 2. KT bài cũ.(3-5’) ? Nêu sự khác nhau về kinh tế giữa Bắc Mĩ với Trung Mĩ và Nam Mĩ ? ? Kể tên một số ngành công nghiệp chính ở Bắc Mĩ, Trung Mĩ và Nam Mĩ ? 3. Bài mới (25-30’) a. Giới thiệu (1-2’) - Ghi đầu bài. b. Bài giảng. * Hoạt động 1 (Làm việc cá nhân) - Trả lời câu hỏi: Châu Đại Dương gồm những phần đất nào? - Trả lời các câu hỏi ở mục a trong SGK. - GV giới thiệu vị trí địa lí, giới hạn châu Đại Dương trên quả Địa cầu. Chú ý đường chí tuyến Nam đi qua lục địa Ô-xtrây-li-a, còn các đảo và quần đảo chủ yếu nằm trong vùng các vĩ độ thấp. * Hoạt động 2 (Làm việc cá nhân) GV giúp HS hoàn thiện câu trả lời; gắn các bắc tranh (nếu có) vào vị trí của chúng trên bản đồ. * Hoạt động 3 (Làm việc cả lớp) - Về dân số, châu Đại Dương có gì khác các châu lục đã học? - Dân cư ở lục địa Ô-xtrây-li-a và các đảo có gì khác nhau? -Trình bày đặc điểm kinh tế Ô-xtrây-li-a. * Hoạt động 4 (Làm việc theo nhóm) - Cho biết: ? Đặc điểm tiêu biểu về tự nhiên của châu Nam Cực? ? Vì sao châu Nam Cực không có cư dân sinh sống thường xuyên? GV giúp HS hoàn thiện câu trả lời. - GV cho HS đọc ghi nhớ 4. Củng cố, dặn dò (2’) - Nhận xét tiết học, tuyên dương những học sinh học tập tích cực, hiệu quả - HS chuẩn bị tiết sau: Bài 31.
Tài liệu đính kèm: