Giáo án Tổng hợp môn học lớp 5 - Tuần 33 - Trường TH Nguyễn Tri Phương

Giáo án Tổng hợp môn học lớp 5 - Tuần 33 - Trường TH Nguyễn Tri Phương

Tiết 1 TẬP ĐỌC - Tiết 65

Bài: LUẬT BẢO VỆ, CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC TRẺ EM.

I/ MỤC TIÊU:

- Biết đọc bài văn rõ ràng, rành mạch và phù hợp với giọng đọc một văn bản luật.

- Hiểu nội dung 4 điều của luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.(trả lời các câu hỏi)

- GD: Biết quyền lợi và bổn phận, nhiệm vụ của mình được luật pháp bảo vệ.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

- Tranh minh họa trang 145, sách giáo khoa

- Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.

 

doc 30 trang Người đăng hang30 Lượt xem 472Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn học lớp 5 - Tuần 33 - Trường TH Nguyễn Tri Phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 33
Thứ năm ngày 25 tháng 4 năm 2013
Tiết 1	 TẬP ĐỌC - Tiết 65
Bài: LUẬT BẢO VỆ, CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC TRẺ EM.
I/ MỤC TIÊU: 
- Biết đọc bài văn rõ ràng, rành mạch và phù hợp với giọng đọc một văn bản luật.
- Hiểu nội dung 4 điều của luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.(trả lời các câu hỏi)
- GD: Biết quyền lợi và bổn phận, nhiệm vụ của mình được luật pháp bảo vệ.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Tranh minh họa trang 145, sách giáo khoa 
- Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG DẠY GV
HOẠT ĐỘNG HỌC HS
1 - Kiểm tra bài cũ(5phút) : Gọi 2 em lên 
học sinh nối tiếp nhau đọc thuộc bài thơ Những cánh buồm. Nêu nội dung bài.
H: Những câu hỏi ngây thơ cho thấy con có ước mơ gì?
- Nhận xét, cho điểm từng học sinh 
2- Bài mới(34phút): Giới thiệu bài, ghi đề bài lên bảng.
HĐ1: Hướng dẫn luyện đọc 
- 1học sinh đọc toàn bài.
+ Toàn bài đọc với giọng thông báo, rõ ràng, rành mạch
-Bài chia làm 4 đoạn.
+ 4HS đọc – 4 điều luật.
Luyện đọc từ khó. -HS đọc từ khó.
+ 4HS đọc – 4 điều luật.
- Gọi học sinh đọc phần Chú giải
-GV Giảng từ khó.
-Hướng dẫn luyện đọc. 
+ Nhấn giọng ở những từ ngữ: trẻ em có quyền, chăm sóc sức khỏe, trẻ em có bổn phận, yêu quý, kính trọng, hiếu thảo, lễ phép, thương yêu, đoàn kết, giúp đỡ, chăm chỉ, giữ gìn, rèn luyện, thực hiện, bảo vệ, giúp đỡ.
+ 4HS đọc – 4 điều luật.
-GV đọc toàn bài: tác giả.
HĐ2: Tìm hiểu bài.
- HS đọc thầm bài:
H: Những điều luật nào trong bài, nêu lên quyền của trẻ em Việt Nam?
H: Đặt tên cho mỗi điều luật nói trên.
H: Điều luật nào trong bài nói về bổn phận của trẻ em?
H: Nêu những bổn phận của trẻ em được quy định trong luật?
H: Em đã thực hiện được những bổn phận gì, còn những bổn phận gì cần tiếp tục cố gắng để thực hiện?
H: Qua 4 điều của “Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em”. Em hiểu được điều gì?
* Nội dung chính của bài : 
HĐ3: Thi đọc diễn cảm
- Gọi học sinh đọc nối tiếp 
Em thích đoạn nào, Tại sao?
- Tổ chức cho học sinh đọc diễn cảm Điều 21
 + học sinh luyện đọc nhóm đôi.
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm
- GV nhận xét ghi điểm cho từng em
- Gọi 2 học sinh nối tiếp nhau đọc thuộc bài thơ Những cánh buồm. và trả lời các câu hỏi về nội dung bài.
- Con ước mơ được khám phá những điều chưa biết về biển, được nhìn thấy cây, nhà cửa ở phía chân trời xa.
-Sgk/ 
* HS luyện đọc 
-Hs đọc toàn bài.
+ HS 1: Điều 15
+ HS 2: Điều 16
+ HS 3: Điều 17
+ HS 4: Điều 21
- 4 học sinh đọc - nối tiếp. 
- 2 học sinh luyện đọc từng điều luật 
- 4 học sinh nối tiếp nhau 
* Tìm hiểu bài
- HS đọc thầm bài, trả lời câu hỏi:
- Điều 15, điều 16, điều 17
- Điều 15: Quyền trẻ em được chăm sóc, bảo vệ
- Điều 16: Quyền được học tập của trẻ em
- Điều 17: Quyền được vui chơi, giải trí của trẻ em
- Điều 21
- Trẻ em phải có các bổn phận sau:
+Phải có lòng nhân ái
+Phải có ý thức nâng cao năng lực của bản thân
+Phải có tinh thần lao động
+Phải có đạo đức, tác phong tốt
+Phải có lòng yêu nước và yêu hoà bình
- HS liên hệ bản thân để phát biểu:
- Tôi đã thực hiện bổn phận có lòng nhân ái, có đạo đức, tác phong tốt. Ở lớp tôi luôn đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ mọi người. Riêng bổn phận phải có tình thần lao động tôi thực hiện chưa tốt vì ở nhà tôi rất lười việc nhà. Mẹ tôi rất hay kêu. Tôi sẽ cố gắng để làm việc giúp mẹ.
- Em hiểu mọi người trong xã hội đều phải sống và làm việc theo pháp luật, trẻ em cũng có quyền và bổn phận của mình đối với gia đình, xã hội.
* Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là văn bản của Nhà nước nhằm bảo vệ quyền lợi của trẻ em, quy định quyền lợi của trẻ em đối với gia đình và xã hội. 
* Đọc diễn cảm 
- 4 học sinh nối tiếp nhau đọc toàn bài, 
-Đoạn- điều 21.
+ học sinh đọc thầm và diễn cảm Điều 21
-3-5 em thi đua đọc diễn cảm.
- lớp nhận xét.
	3- Củng cố, dặn dò(2phút): Nội dung chính của bài : Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là văn bản của Nhà nước nhằm bảo vệ quyền lợi cho trẻ em, quy định quyền lợi của trẻ em đối với gia đình và xã hội. GD cho HS quyền lợi của mình.
 -Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau” Sang năm con lên bảy “
 - GV nhận xét tiết học
Tiết 2 	KHOA HỌC (Tiết 65)
Bài: TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI ĐẾN MÔI TRƯỜNG RỪNG.
I / MỤC TIÊU: HS biết:
- Nêu những nguyên nhân dẫn đến việc rừng bị tàn phá.
- Nêu tác hại của việc phá rừng.
-GDSDNL tiết kiệm-hiệu quả: hạn chế khai thác rừng dùng làm chát đốt
- GD: biết BV rừng, tham gia công tác bảo vệ rừng.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Hình trang 134, 135 SGK.
 III/ HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1-Kiểm tra bài cũ (5phút): Gọi 2 em .
 HS1: Môi trường tự nhiên cho con người những gì?
HS2: Môi trường tự nhiên nhận lại từ con người những gì?( Môi trường còn là nơi tiếp nhận những chất thải trong sinh hoạt, trong quá trình sản xuất và trong các hoạt động khác của con người.)
- GV nhận xét ghi điểm 
2- Bài mới(30phút): Giới thiệu bài, ghi đề bài lên bảng.
HĐ1: Quan sát và thảo luận.
- GV cho HS làm việc theo nhóm.
- Quan sát các hình trang 134, 135 SGK để trả lời câu hỏi:
Câu 1. Con ngườikhai thác gôc và phá rừng để làm gì?
Câu 2. Nguyên nhân nào khiến rừng bị tàn phá?
Lưu ý: các nhóm sưu tầm được tranh ảnh hay bài báo nói về nạ phá rừng 
- Thảo luận: Phân tích những nguyên nhân dẫn đến việc rừng bị tàn phá?
Kết luận:
Có nhiều lí do khiến rừng bị tàn phá: Đốt rừng làm nương rẫy, lấy củi, đốt than, lấy gỗ làm nhà, đóng đồ dùng,...; phá rừng lấy đất làm nhà, làm đường,...
*GDBVMT: bằng cách hạn chế phá rừng, khai thác rừng.
*GDSDNL tiết kiệm, hiệu quả: Hạn chế khai thác rừng làm chất đốt.
HĐ2: Thảo luận tác hại phá rừng.
- GV cho HS làm việc theo nhóm.
Các nhóm thảo luận câu hỏi:
H: Việc phá rừng dẫn đến những hậu quả gì? Liên hệ đến thực tế ở địa phương bạn(khí hậu, thời tiết có gì thay đổi, thiên tai,...).
*GDBVMT: bằng cách hạn chế phá rừng, khai thác rừng.
*GDSDNL tiết kiệm, hiệu quả: Hạn chế khai thác rừng, giảm hậu quả phá rừng.
-- Môi trường tự nhiên cung cấp cho con người:
+ Thức ăn, nước uống, khí thở, nơi ở làm việc, nơi vui chơi giải trí,...
+ Các nguyên liệu và nhiên liệu (quặng kim loại, than đá, dầu mỏ, năng lượng mặt trời, gió, nước,...)dùng trong sản xuất, làm cho đời sống của con người
+ Sgk/ 
* Quan sát và thảo luận.
- HS thảo luận nhóm 4, quan sát các hình trang 134, 135 SGK để trả lời câu hỏi:
 Câu1. Con người khai thác gỗ và phá rừng để làm gì?
Hình 1: Cho thấy con người phá rừng để lấy đất canh tác, trồng các cây lương thực, cây ăn quả hoặc cây công nghiệp.
Hình 2: Cho thấy con người phá rừng đẻ lấy chất đốt(làm củi, đốt than,...)
Hình 3: Cho thấy con người phá rừng lấy gỗ để xây nhà, đóng đồ đạc hoặc dùng vào nhiều việc khác.
Câu 2. Nguyên nhân nào khác khiến rừng bị tàn phá?
Hình 4: Cho thấy, ngoài nguyên nhân rừng bị tàn phá do chính con người khai thác, rừng còn bị tàm phá do những vụ cháy rừng.
 - Đốt rừng làm nương rẫy, lấy củi, đốt than, lấy gỗ làm nhà, đóng đồ dùng,...; phá rừng lấy đất làm nhà, làm đường,...
* Thảo luận.
- HS thảo luận nhóm đôi .
HS có thể quan sát các hình 5, 6 trang 135.
* Hậu quả của việc phá rừng:
- Khí hậu bị thay đổi; lũ lụt, hạn hán xảy ra thường xuyên.
- Đất bị xói mòn trở nên bạc màu.
- Động vật và thực vật quý hiếm giảm dần, một số loài đã bị tuyệt chủng và một số loài có nguy cơ bị tuỵêt chủng.
3- Nhận xét dặn dò(2phút): HS nêu kiến thức đã học. GD: Bảo vệ rừng.
- GV nhận xét tiết học , dặn hS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
...
Tiết 3	 ĐẠO ĐỨC - Tiết 33
DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG.
 ANH HÙNG KƠ-PĂ-KƠ-LƠNG.
I/ MỤC TIÊU: Giúp HS nhận biết được:
-Người Anh Hùng thuộc dân tộc thiểu số, dân tộc Gia-rai, Tây nguyên.
-KN: Nắm được một số chi tiết về tiểu sử, trong quá trình đánh Mỹ nguỵ xâm lược.
-GD: HS Học tập người anh hùng nhỏ tuổi, có tinh thần yêu nước sâu sắc.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC.
-Tài liệu về người anh hùng kơ-pa-kơ-lơng.
 III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1-Kiểm tra bài cũ (5phút): HS hát .
2-Bài mới(30phút): Giới thiệu bài, ghi bảng.
*HĐ1: Tìm hiểu thông tin.
GV: Phát tài liệu về thông tin, tiểu sử của anh hùng kơ-pa-kơ-lơng.
-Trả lời câu hỏi:
H: Anh hùng kơ-pa-kơ-lơng sinh ngày tháng năm nào? thuộc dân tộc gì? ở đâu?.
H: kơ-pa-kơ-lơng xin vào du kích năm đó bao nhiêu tuổi? 
H: Tại sao bạn lại xin vào du kích đang tuổi thiếu niên?
H: kơ-pa-kơ-lơng được nhận vào đội du kích không? vì sao?
H: kơ-pa-kơ-lơng không được nhận vào du kích bạn đã làm gì?
H: Thử thách đầu tiên của Kơ-pa-kơ-lơng là gì?
H: Thử thách lần khác ra sao?
H: Khi được viết đơn xin gia nhậpquân đội Kơ-pa-kơ-lơng đã viết thành tích ra sao?
H: Năm 18 tuổi Kơ-pa-kơ-lơng đã tham gia đánh giặc bao nhiêu trận, diệt bao nhiêu tên địch, xe cơ giới?
H: Với thành tích như vậy Kơ-pa-kơ-lơng được nhà nước tặng danh hiệu gì?
H: Em học tập ở Kơ-pa-kơ-lơng những gì?
+ Tóm lại: Kơ-pa-kơ-lơng là Anh hùng Quân đội Nhân dân Việt Nam, xứng đáng với thành tích đã đạt được. Chúng ta tự hào, hãnh diện về người anh hùng Tây Nguyên. 
3/ Củng cố, dặn dò(2phút): H ...  
- 1 học sinh đọc thành tiếng trước lớp
- 1 học sinh làm vào bảng nhóm. Học sinh cả lớp làm bài vào vở
- 1 học sinh báo cáo, cả lớp theo dõi giáo viên chữa bài.
- 3 đến 5 học sinh nối tiếp nhau đọc đoạn văn của mình. 
Ví dụ:	Cuối buổi học, Hằng “công chúa” thông báo họp tổ. Bạn Hoàng, tổ phó ra thông báo “Tuần này, tổ mình thi đua không ai bị điểm dưới 7 để giữ vững danh hiệu tuần trước”. Các thành viên ai nấy đều gật gù, tán thưởng.
3- Củng cố, dặn dò(2phút): Nhận xét tiết học -Dặn học sinh về nhà học thuộc ghi nhớ về tác dụng của dấu ngoặc kép, hoàn thành đoạn văn và chuẩn bị bài sau.
.... 
Tiết 4 	TOÁN (Tiết 165)
Bài: LUYỆN TẬP. 
I/ MỤC TIÊU:
- Biết giải một số bài toán có dạng đã học.(Bài1; bài 2; bài3)
- GD: Vận dụng thực tiễn cuộc sống. 
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Sgk, Vở bài tập, ÔN trước kiến thức ở nhà.
II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1- Kiểm tra bài cũ (5phút): Nhắc lại cách tính diện tích thể tích một số hình 
	GV nhận xét ghi điểm
2- Bài mới(34phút): Giới thiệu bài, ghi đề bài lên bảng.
* Hướng dẫn luyện tập
Bài1: Gọi 1 em đọc đề bài.
- Yêu cầu HS nêu bài toán thuộc dạng toán gì?
- Yêu cầu HS vẽ sơ đồ theo sơ đồ đoạn thẳng 
- Gọi 1 em làm bảng lớp làm vở .
- GV nhận xét chữa bài- ghi điểm cho HS
- GV nhận xét chung và chốt lại.
Bài 2: Gọi 1 em đọc đề bài.
H: Bài toán này thuộc dạng toán gì?
- Gọi 1 em làm bảng lớp làm vở 
H: Nêu cách giải bài toán này: 
(gồm các bước giải nào?)
- Gọi 1 em làm bảng lớp làm vở :
- HS nhận xét bổ sung
- GV chữa bài ghi điểm cho HS .
Bài 3 : Gọi 1 em đọc đề bài.
H: Bài toán thuộc dạng toán gì?
H: Để giải bài toán này ta làm gì?
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi 
- GV chữa bài trên bảng nhận xét chung.
- GV nhận xét chung 
+ Nhắc lại cách tính diện tích thể tích một số hình. 
-Sgk/ 171
* HS luyện tập
Bài1: 1 em đọc đề bài.
- Bài toán thuộc dạng toán” Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó”
DT hình tg BEC :
DT hình tứ giác ABED: 
 Giải
Theo sơ đồ, diện tích hình tam giác BEC là 13,6 : (3 - 2 ) x 2 = 27,2 ( cm2)
Diện tích hình tứ giác ABED là:
27,2 + 13,6 = 40,8 (cm2)
Diện tích hình tứ giác ABCD là:
 40,8 + 27,2 = 68 (cm2)
Diện tích hình tứ giác ABCD là:
 13,6 x 5 = 68 (cm2)
 Đáp số : 68 cm2
Bài 2: 1 em đọc đề bài.
- Tìm hai số khi biết tổng và hiệu 
Bước1: Vẽ sơ đồ 
Bước 2: Tìm tổng số phần và giá trị một phần.
Bước 3: Tính số HS nam, số HS nữ.
Nam :..HS ?
Nữ: ..HS ?
 Số HS nam trong lớp có là :
 35 : ( 3 + 4 ) x 3 = 15 ( HS )
Số HS nữ trong lớp có là 
 35 – 15 = 20 ( HS)
Số HS nữ nhiều hơn số HS nam là 
 20 – 15 = 5 ( HS )
 Đáp số : 5 HS 
Bài 3: 1 em đọc đề bài.
- Quan hệ tỷ lệ 
- Rút về đơn vị 
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả 
Ô tô đi 75 km thì tiêu thụ số lít xăng là :
 12 : 100 x 75 = 9 (l)
 Đáp số: 9 lít
	3- Củng cố, dặn dò(2phút): HS nêu kiến thức ôn, GD: vận dụng thực tế.
- Dặn HS về nhà học bài , chuẩn bị bài sau. - GV nhận xét tiết học.
--------------------------------------------------------------------------------------------------
Tiết 5	LỊCH SỬ - Tiết 33
Bài: ÔN TẬP: LỊCH SỬ NƯỚC TA TỪ GIỮA THẾ KỈ XIX ĐẾN NAY.
I/ MỤC TIÊU: HS biết:
-Nắm được sự kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu từ năm 1858 đến nay.
+Thực dân Pháp xâm lược nước ta, nhân dân ta đứng lên chống Pháp.
+Đảng cộng sản Việt Nam ra đời, lãnh đạo Cách Mạng nước ta; Cách Mạng tháng 8 thành công, ngày 2-9-1945 Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam dân chủ công hòa.
+Cuối năm 1945 thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta, nhân dân ta tiến hành cuộc kháng chiến giữ nước. Chiến thắng điện biên phủ kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến.
+Giai đoạn 1954-1975 nhân dân miền Nam đứng lên chiến đấu, miền Bắc vừa xây dựng CNXH vừa chống trả cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ, đồng thời chi viện cho miền Nam. Chiến dịch HCM toàn thắng, đất nước được thống nhất. 
-GD: Hiểu sâu xa về Đảng, Bác Hồ chúng ta.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Bản đồ hành chính Việt nam(để chỉ địa danh liên quan đến các sự kiện được ôn tập).
 - Phiếu học tập.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: 	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1 - Kiểm tra bài cũ(5phút) : Gọi 2 em 
HS1: Kể tên các nhàø máy thủy điện mà em biết ?
-GV nhận xét ghi điểm 
2- Bài mới(30phút): Giới thiệu bài, ghi đề bài lên bảng.
HĐ1: GV cho HS ôn lại 4 thời kì lịch sử đã học :
- GV gợi ý, dẫn dắt HS ôn lại những niên đại, sự kiện, tên đất, tên người chủ yếu....được đề cập đến trong quá trình của cuộc vân động giải phóng dân tộc hơn 80 năm.
2. Để khích lệ tinh thần hăng hái học tập của HS, GV có thể chia lớp thành 2 nhóm, Chú ý hướng HS vào những sự kiện lịch sử và diễn biến chính. 
3. Tập trung vào hai sự kiện: Đảng cộng sản Việt Nam ra đời và cách mạng tháng tám.
- GV nêu câu hỏi cho HS thảo luận về ý nghĩa lịch sử của hai sự kiện nói trên.
HĐ2: Thi kể chuyện lịch sử :
GV cho HS nối tiếp nhau nêu tên các trận đánh lớn của lịch sử từ năm 1945 đến 1975 , kể tên các nhân vật lịch sử tiêu biểu trong giai đoạn này ?
- GV tổ chức cho HS thi kể về các trận đánh , các nhân vật lịch sử trên 
- GV nhận xét chung 
 HĐ3: Làm việc theo nhóm
- Chia lớp thành 4 nhóm học tập. Mỗi nhóm nghiên cứu, ôn tập một thời kì, theo 4 nội dung:
+ Nội dung chính của thời kì;
+ Các niên đại quan trọng;
+ Các sự kiện lịch sử chính;
+ Các nhân vật tiêu biểu.
- GV sử dụng kết quả ôn tập các bài 11, 18, 29
GV bổ sung: Từ năm 1975, cả nước cùng bước vào công cuộc xây dựng CNXH. Từ năm 1986 đến nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã tiến hành công cuộc đổi mới và thu được nhiều thành tựu quan trọng, đưa nước ta bước vào giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
HS2:Nêu vai trò của nhà máy thủy điện Hòa Bình với công cuộc xây dựng đất nước.
- Hòa Bình, Thác Bà, Ialy, Đa nhim, Cao Bằng, Đập Trị An)
+ HS ôn lại 4 thời kì lịch sử đã học :
- HS ôn lại những niên đại, sự kiện, tên đất, tên người chủ yếu.... 
- HS thảo luận nhóm lần lượt nhóm này nêu câu hỏi, nhóm kia trả lời theo nội dung: Thời gian diễn ra sự kiện và diễn biến chính. 
- Năm 1858: Thực dân Pháp bắt đầu xâm lược nước ta.
- Nửa cuối thế kỉ XIX: Phong trào Đông du của Phan bội Châu.
- Ngày 3- 2- 1930: Đảng cộng sản Việt Nam ra đời.
- Ngày 19 - 8 -1945 : Khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà nội.
- Ngày 2 - 9 - 1945: Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập. Nước Việt nam dân chủ cộng hoà thành lập.
- HS thảo luận, trình bày ý kiến của mình.
-Từ đây , cách mạng Việt Nam có Đảng lãnh đạo sẽ tiến lên giành nhiều thắng lợi vẻ vang.
- Mùa thu 1945, nhân dân cả nước vùng lên phá tan xiềng xích nô lệ .Ngày 19-8 là ngày kỉ niệm Cách mạng tháng tám của nước ta.
* Thi kể chuyện lịch sử :
- HS nối tiếp nhau nêu ý kiến 
VD: Chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947; chiến dịch biên giới thu đông 1950 ; chiến dịch điện biên phủ,
Các nhân vật lich sử tiêu biểu : Chủ Tịch Hồ Chí Minh vĩ đại ; 7 anh hùng được tuyê n dương trong đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc 
- HS nối tiếp nhau kể trước lớp sau đó cả lớp bình chọn bạn kể hay nhất.
* Làm việc theo nhóm 
- Mỗi nhóm nghiên cứu, ôn tập một thời kì
+ Nội dung chính của thời kì;
+ Các niên đại quan trọng;
+ Các sự kiện lịch sử chính;
+ Các nhân vật tiêu biểu.
- Các nhóm báo cáo kết quả học tập trước lớp. Các nhóm khác và cá nhân nêy ý kiến, thảo luận.
- Cả lớp chú ý lắng nghe 
	3- Nhận xét dặn dò (2phút): HS nêu kiến thức bài.
 Dặn HS về nhà ôn bài chuẩn bị tiết sau kiểm tra thi học kì II .
- Gv nhận xét tiết học
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
 Ia Glai, ngày 24 tháng 4 năm 2013
	 Tổ trưởng
	 Vũ Thị Thúy
Tiết5 - SINH HOẠT TUẦN 33
I/ MỤC TIÊU:
- Nhận xét đánh giá ưu điểm, tồn tại trong tuần qua . 
- Lên kế hoạch trong tuần 34.
II/ NỘI DUNG SINH HOẠT :
 1 - Nhận xét tuần 33 :
Ưu điểm : 
 - Thực hiện tốt nề nếp của lớp, nội quy của nhà trường. HS tham gia tốt các hoạt động của Đội, trường, lớp; tác phong, lễ phép, biết đoàn kết, hòa nhã với bạn bè. 
 - Làm tốt hoạt động học tập, ôn bài, làm bài thi học kì II, 
 - Thực hiện tốt, đi học chuyên cần, vệ sinh, an toàn giao thông. 
 - Làm Vệ sinh sạch sẽ, bảo vệ tốt cơ sở vật chất. 
 - Sinh hoạt 15 phút đầu giờ, SH sao nhi, học nhóm đôi bạn cùng tiến. 
 - Khắc phục: tồn tại tuần 32, HS thuộc bài khi đến lớp. Nói chuyện trong giờ học. 
* SINH HOẠT TẬP THỂ VỚI NỘI DUNG: 
 + Tổ chức tìm hiểu: chào mừng ngày 30 – 4 và ngày 1-5.
 - GV nêu câu hỏi để HS trả lời :
 H: Ngày 30 – 4 và ngày 1-5 là ngày gì ?
 H: Em biết gì về ngày 30 – 4 và ngày 1-5 ?
 * GV tổ chức SH chi đội, với nội dung về ngày 30–4 và ngày 1-5.
 - GV nhận xét chung. 
 2 - Kế hoạch tuần 34.
 - Tiếp tục duy trì mọi nề nếp lớp. Tham gia sinh hoạt đội.
 - Oân tập và thi học kì II, bảo vệ cơ sở vật chất, dọn vệ sinh trường lớp sạch sẽ. 
 -Ôn tập kiến thức toán: cộng, trừ, nhân, chia. phân số, số thập phân, chuyển động đều, hình học, văn tả đồ vật, tả con vật, tả cảnh để chuẩn bị cho thi học kì II.
-Học sinh đào hố trồng cây, bón phân bò. Thực hiện tốt ATGT.
 – & — 

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 33-5.doc