Giáo án Tổng hợp môn học lớp 5 - Tuần 6 - Trường TH Nguyễn Tri Phương

Giáo án Tổng hợp môn học lớp 5 - Tuần 6 - Trường TH Nguyễn Tri Phương

Tập đọc Tiết 11:

Bài: SỰ SỤP ĐỔ CỦA CHẾ ĐỘ A-PÁC-THAI

I. MỤC TIÊU:

 1. Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ phiên âm, tên riêng, các số liệu thống kê.

 - Biết đọc bài với giọng rõ ràng, rành mạch thể hiện sự bất bình với chế độ phân biệt chủng tộc và ca ngợi cuộc đấu tranh dũng cảm, bền bỉ của ông Nen-xơn Man-đê-la và nhân dân nam Phi.

 2. Hiểu được nội dung chính của bài: Vạch trần sự bất công của chế độ phân biệt chủng tộc. Ca ngợi cuộc đấu tranh chống chế độ a-pác-thai của những người dân da đen, da màu ở Nam Phi.

 3. Giáo dục HS yêu hoà bình, đoàn kết, không phân biệt dân tộc, màu da.

II. CHUẨN BỊ:

GV: Chuẩn bị bài, sưu tầm những câu chuyện về nạn phân biệt chủng tộc, như qua các bộ phim có nô lệ da đen

HS: Sưu tầm những tranh ảnh về nạn phân biệt chủng tộc.

III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:

 

doc 33 trang Người đăng hang30 Lượt xem 529Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn học lớp 5 - Tuần 6 - Trường TH Nguyễn Tri Phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 6
Thứ năm ngày 27 tháng 9 năm 2012
Tiết 1	Tập đọc Tiết 11: 	
Bài: SỰ SỤP ĐỔ CỦA CHẾ ĐỘ A-PÁC-THAI
I. MỤC TIÊU:
	1. Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ phiên âm, tên riêng, các số liệu thống kê.
	- Biết đọc bài với giọng rõ ràng, rành mạch thể hiện sự bất bình với chế độ phân biệt chủng tộc và ca ngợi cuộc đấu tranh dũng cảm, bền bỉ của ông Nen-xơn Man-đê-la và nhân dân nam Phi.
	2. Hiểu được nội dung chính của bài: Vạch trần sự bất công của chế độ phân biệt chủng tộc. Ca ngợi cuộc đấu tranh chống chế độ a-pác-thai của những người dân da đen, da màu ở Nam Phi.
 3. Giáo dục HS yêu hoà bình, đoàn kết, không phân biệt dân tộc, màu da.
II. CHUẨN BỊ:
GV: Chuẩn bị bài, sưu tầm những câu chuyện về nạn phân biệt chủng tộc, như qua các bộ phim có nô lệ da đen
HS: Sưu tầm những tranh ảnh về nạn phân biệt chủng tộc.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: 5’
 -Gọi HS đọc Ê –Mi –Li, convà trả lời câu hỏi
- Nhận xét, ghi điểm từng HS
2. Bài mới: 32’
a. Giới thiệu bài: 1’
A-pác-thai là tên gọi chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi. Bất bình với chế độ a-pác-thai, người da đen đã đứng lên đòi bình đẳng. Kết quả cuộc đấu tranh dũng cảm và bền bỉ của họ ra sao chúng ta cùng đọc và tìm hiểu bài Sự sụp đổ của chế độ a-pác-thai.
b.HD HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
* HĐ1: Luyện đọc đúng:
- Cho HS đọc
- Chia đoạn: 3 đoạn
+ Đoạn 1: Từ đầu  a-pác-thai
+ Đoạn 2: Ở nước này  dân chủ nào.
+ Đoạn 3: Đoạn còn lại
- Cho HS đọc nối tiếp đoạn lần 1
- Luyện cho HS đọc đúng: a-pác-thai, Nen-xơn Man-đê-la 
-Cho HS đọc nối tiếp đoạn lần 2
- Giảng từ: chế độ phân biệt chủng tộc (cho HS xem tranh và giới thiệu với HS về Nam Phi – dùng bản đồ)
- Giải thích và cho ví dụ về sự bất công ở các số liệu 1/5, 3/4, 1/7, 1/10
-HD HS đọc câu dài và cho HS đọc nối tiếp lần 3
- Đọc diễn cảm toàn bài
* HĐ2: Tìm hiểu bài
-Yêu cầu HS đọc thầm bài và trả lời câu hỏi:
+Dưới chế độ A-pác –thai, người da đen bị đối xử như thế nào?
=>Giới thiệu vắn tắt về nạn phân biệt chủng tộc ở Nam Phi
+Nêu những kết quả mà người dân Nam Phi đã đạt được trong cuộc đấu tranh xoá bỏ nạn phân biệt chủng tộc?
+Vì sao cuộc đấu tranh chống chế độ a- pác –thai được đông đảo mọi người trên thế giới ủng hộ?
=>Kết quả của cuộc đấu tranh chống tệ nạn ở Nam Phi
-Giới thiệu về tổng thống Nen- xơn Man-đê- la(SGK)
Bổ sung:Oâng được giải thưởng Nô-ben về hoà bình năm 1993
- Chốt ý - Gọi HS nêu nội dung chính của bài
* HĐ3: Đọc diễn cảm
-Gọi HS đọc bài
- HD cách đọc cả bài và đọc diễn cảm đoạn 3
- GV đọc mẫu: cảm hứng ca ngợi, sảng khoái. Nhấn mạnh: bất bình, dũng cảm và bền bỉ, yêu chuộng tự do và công lý, buộc phải hủy bỏ, xấu xa nhất, chấm dứt
-Tổ chức cho HS đọc theo cặp
- Cho HS thi đọc diễn cảm
-Nhận xét, khen những em đọc hay
3.Củng cố, dặn dò: 3’
- Nêu nội dung chính của bài.
- Về nhà luyện đọc và xem trước bài Tác phẩm của Si-le và tên phát xít
- Nhận xét tiết học, khen HS đọc tốt.
- HS1: Đọc thuộc khổ thơ 2, 3, trả lời : Vì sao chú Mo-ri-xơn lên án cuộc chiến tranh xâm lược của chính quyền Mỹ?
- HS2: Đọc thuộc khổ thơ 2, 3, trả lời : Chú Mo-ri-xơn nói với con điều gì khi từ biệt.
- 1 HS đọc to, lớp theo dõi, đọc thầm
- Dùng bút chì đánh dấu đoạn trong SGK
- 3 em nối tiếp nhau đọc đoạn 
- Luyện đọc theo hướng dẫn của GV
- 3 HS đọc 3 đoạn
- 1 HS đọc lớn phần chú thích và giải nghĩa trong SGK. Lớp đọc thầm. 
- Lắng nghe
-Luyện đọc câu dài, 3 em đọc nối tiếp 3 đoạn
-Lớp theo dõi
-Đọc lướt bài để trả lời câu hỏi:
+Họ bị đối xử bất công, phải làm việc nặng nhọc, hưởng mức lương thấp
+Chính quyền buộc phải huỷ bỏ sắc lệnh phân biệt chủng tộc, cuộc tổng tuyển cử đa sắc tộc đã giúp cho luật sư da đen Nen- xơn Man-đê-la trở thàntổng thống
+Vì đó là cuộc đấu tranh cho tự do và công lí, vì mọi người dù mang màu da nào cũng đáng yêu, đáng quý, đáng được hưởng quyền bình đẳng
- HS quan sát ảnh tổng thống
+ Vạch trần sự bất công của chế độ phân biệt chủng tộc. ca ngợi cuộc đấu tranh chống chế độ a-pác-thai của người dân Nam Phi
-3 em đọc ba đoạn
-Nhận xét cách đọc
- HS luyện đọc diễn cảm theo hướng dẫn của GV
-Luyện đọc cặp
-HS xung phong đọc. 
-Lớp nhận xét,bình chọn bạn đọc hay
-2 em nêu
-Nghe dặn dò và ghi bài
Tiết 2 Đạo đức - Tiết 6 : 
Bài: CÓ CHÍ THÌ NÊN (tiết 2)
I.MỤC TIÊU:
 Học xong bài này, HS biết:
	- Cần phải khắc phục, vượt qua những khó khăn bằng ý chí, quyết tâm của chính bản thân mình, biết tìm kiếm sự hỗ trợ của những người tin cậy.
	- Có ý thức khắc phục những khó khăn của bản thân mình trong học tập cũng như trong cuộc sống và giúp đỡ người khác khắc phục khó khăn.
	- Biết giúp đỡ những người có khó khăn hơn mình.
II. CHUẨN BỊ 
 - Phiếu điều tra bản thân (HĐ2)
	- Giấy màu xanh, đỏ cho mỗi học sinh (HĐ3)
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:5’ 
 - Kiểm tra 3 HS
- Nhận xét, đánh giá từng HS
2. Bài mới: 30’
a. Giới thiệu bài: 1’
- Tiết học hôm nay, các em sẽ tiếp tục luyện tập thực hành bài Có chí thì nên. - GV ghi đề bài lên bảng
b. HD HS luyện tập: 29’
*HĐ1: Làm bài tập 3, SGK/11
 Mục tiêu: Mỗi nhóm nêu được một tấm gương tiêu biểu để kể cho lớp cùng nghe.
- GV tổ chức cho học sinh học nhóm bàn
- Tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
+ GV gợi ý để HS phát hiện những bạn có khó khăn ở ngay trong lớp mình, trường mình và có kế hoạch giúp bạn vượt khó.
+ Hỏi: Khi gặp khó khăn trong học tập các bạn đó đã làm gì?
+ Hỏi: Thế nào là vượt khó trong cuộc sống và học tập?
+ Hỏi: Vượt khó trong cuộc sống và học tập sẽ giúp ta điều gì?
+ GV kể cho HS nghe một câu chuyện về một tấm gương vượt khó.
*HĐ2: Tự liên hệ (bài tập 4, SGK)
Mục tiêu: HS biết cách liên hệ bản thân, 
nêu được những khó khăn trong cuộc sống, 
trong học tập và đề ra những cách vượt qua 
khó khăn.
- HS học cá nhân.
- GV tổ chức HS làm việc theo nhóm 2 bàn 
- GV tổ chức cho các nhóm trình bày trước lớp.
- GV hướng dẫn lớp thảo luận.
*HĐ3: Trò chới “đúng – sai”.
- GV tổ chức cho học sinh làm việc theo cả lớp.
- Phát cho HS cả lớp mỗi em hai miếng bìa xanh, đỏù.
- GV hướng dẫn cách chơi.
-GV lần lượt đưa ra các câu tình huống.
 -GV viết sẵn các tình huống vào bảng phụ:
 1.Trời rét và buồn ngủ nhưng em vẫn cố làm cho xong bài tập mới đi ngủ.
	2. Cô giáo cho bài tập toán về nhà nhưng khó quá em nhờ chị của em làm hộ.
	3.Trời mưa rất to và rét nhưng em vẫn đến trường.
	4. Đi học về, mẹ cho em sang nhà bạn chơi. Em liền đi ngay cho dù em có rất nhiều bài tập về nhà.
	5. Hoàn cảnh gia đình nhà bạn Lan rất khó khăn. Em và các bạn trong tổ lên kế hoạch giúp đỡ bạn.
- GV yêu cầu học sinh giải thích các trường hợp sai.
- GV nhận xét.
-Nêu tình huống -Tổ chức cho học sinh đóng tiểu phẩm theo tình huống
-Nhận xét –tuyên dương.
3.Củng cố, dặn dò :3’
 -GV tổng kết bài: Trong cuộc sống ai cũng có thể gặp khó khăn. Khi gặp khó khăn cần giữ vững niềm tin và vượt qua khó khăn. Nhiệm vụ chính của các em trong khi là HS là phải học thật tốt. Cô mong các em luôn cố gắng vượt qua những khó khăn để học tập tốt hơn.
- Chuẩn bị bài: Nhớ ơn tổ tiên. - Nhận xét tiết học
+ Thế nào là vượt khó trong cuộc sống và trong học tập?Liên hệ bản thân.
+ Vượt khó trong cuộc sống và trong học tập sẽ giúp ta điều gì? Liên hệ bản thân.
+ Học sinh nêu phần ghi nhớ SGK/ 10. Liên hệ bản thân.
- HS chia thành nhóm nhỏ, cùng trao đổi thảo luận kể những tấm gương vượt khó trong cuộc sống và trong học tập ở xung quanh hoặc học sinh biết qua báo chí, đài, truyền hình, . . . .
- Đại diện các nhóm lên bảng trình bày kết quả thảo luận. Cả lớp nhận xét bổ sung.
+ Học sinh nêu những bạn có khó khăn ở ngay trong lớp mình, trường mình. Nêu kế hoạch giúp đỡ bạn.
- Các bạn đã khắc phục những khó khăn của mình, không ngừng học tập vươn lên.
+ Vượt khó trong cuộc sống và học tập là biết khắc phục khó khăn, tiếp tục phấn đấu lao động và học tập, không chịu lùi bước để đạt được kết quả tốt.
+ Giúp ta tự tin hơn trong cuộc sống, học tập và được mọi người yêu mến, cảm phục.
+ HS lắng nghe.
-HS tự phân tích những khó khăn của bản 
thân theo mẫu sau:
STT
Khó khăn
Những biện pháp khắc phục
1
2
3
4
- HS trao đổi những khó khăn của mình với nhóm.
- Mỗi nhóm chọn 1- 2 bạn có nhiều khó khăn hơn trình bày trước lớp.
- Cả lớp thảo luận tìm cách giúp đỡ những bạn có nhiều khó khăn ở trong lớp.
- HS nhận các miếng bìa xanh, đỏ để chuẩn bị chơi.
- HS thựïc hiện.
-HS giơ lên cao miếng bìa màu để đánh giá xem tình huống đó là đúng hay sai. Nếu đúng: HS giơ bìa xanh, nếu sai giơ bìa đỏ.
- HS giải thích trước lớp.
-Đóng tiểu phẩm theo tình huống
-Nhận xét rút ra điều cần học tập qua tiểu phẩm
-Lắng nghe, về thực hiện bài học
-Ghi bài
 Tiết 3	 KĨ THUẬT - Tiết 6: 
Bài: CHUẨN BỊ NẤU ĂN
I.MỤC TIÊU:
- Nêu được những công việc chuẩn bị nấu ăn.
- Biết cách thực hiện một số công việc chuẩn bị nấu ăn.
- Có ý thức vận dụng kiến thức đã học để giúp đỡ gia đình.Có ý thức bảo vệ môi trường xung quanh
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh ảnh một số loại thực phẩm thông thường, bao gồm một số loại rau  ... hống bệnh sốt rét
- Nếu em là một cán bộ y tế dự phòng em sẽ tuyên truyền những gì để mọi người hiểu và biết cách phòng chống bệnh sốt rét?
- Tổng kết cuộc thi, khen ngợi HS
3.Củng cố, dặn dò: 3’
- Nêu các dấu hiệu của bệnh sốt rét? Cách đề phòng bệnh sốt rét?
- Dặn HS về nhà học thuộc bài. Chuẩn bị bài sau.
- GV nhận xét tiết học. 
-2 HS lên bảng trả lời.
-HS theo dõi.
- HS làm việc theo nhóm, dựa vào hiểu biết của bản thân và nội dung SGK để trả lời câu hỏi
- 4 nhóm HS lần lượt cử đại diện báo cáo theo 4 nội dung thảo luận. Các nhóm khác theo dõi và bổ sung ý kiến
- Quan sát hình ảnh minh họa trong SGK, tiến hành thảo luận nhóm
+ Đang phun thuốc trừ muỗi, quét dọn vệ sinh, khơi thông cống rãnh, tẩm màn bằng chất phòng muỗi để tiêu diệt muỗi, tránh muỗi đốt.
+ Để phòng bệnh sốt rét, chúng ta cần:
* Mắc màn khi đi ngủ. 
* Phun thuốc diệt muỗi. 
* Phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh. 
* Chôn kín rác thải. 
* Dọn sạch những nơi có nước đọng,
 vũng lầy. 
* Thả cá cờ vào chum, vại, bể nước, 
* Mặc quần áo dài tay vào buổi tối. 
* Uống thuốc phòng bệnh.
- HS quan sát
-Trả lời câu hỏi SGK
- HS làm việc cá nhân, suy nghĩ về những nội dung cần tuyên truyền
- 3 – 4 HS đóng vai tuyên truyền viên.
- HS cả lớp bình chọn bạn tuyên truyền xuất sắc nhất.
-Vài em nêu-Đọc lại phần bạn cần biết
-Ghi bài
..
 Tiết 4 TOÁN - Tiết 30: 
Bài : LUYỆN TẬP CHUNG
I.MỤC TIÊU:
- Giúp HS củng cố về:
- So sánh phân số, tính giá trị của biểu thức với phân số.
- Giải bài toán liên quan đến tìm một phân số của một số, tìm hai số biết hiệu và tỉ của hai số đó. Vận dụng vào cuộc sống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Vở làm bài, bảng nhóm
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1-Kiểm tra bài cũ: 5’
-Kiểm tra bài ở nhà của HS. Chữa BT4.
 -Nhận xét ghi điểm.
2- Bài mới : 32’
a.Giới thiệu bài- Ghi đề bài lên bảng
b.Hướng dẫn luyện tập.
Bài 1
- GV yêu cầu HS đọc đề bài toán.
- GV hỏi: Để sắp xếp được các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn, trước hết chúng ta phải làm gì?
- GV: Em hãy nêu cách so sánh các phân số cùng mẫu số, khác mẫu số.
- Cho 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
-GV chữa bài của HS trên bảng lớp, sau đó nhận xét và cho điểm HS
Bài 2: Học Nhóm 4:
- GV yêu cầu HS đọc đề bài, 
+ Thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức.
- HS làm bài, nhắc các em nếu kết quả là phân số chưa tối giản thì phải rút gọn về phân số tối giản. Nên rút gọn ngay trong quá trình tính cho tiện.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 4: 
-GV yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó HS tự làm bài .
- GV chữa bài của HS trên bảng lớp, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
3.Củng cố,dặn dò: 3’
-Goị HS đọc lại bảng đơn vị đo diện tích. 
-Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau, -GV nhận xét tiết học.
+ Kết quả đúng: c/ 224 cm2. 
- HS đọc thầm đề bài trong SGK.
- HS: Chúng ta phải so sánh các phân số với nhau.
- 2 HS nêu : 1 HS nêu cách so sánh hai phân số cùng mẫu số. 1HS nêu cách so sánh 2 phân số khác mẫu số.
a) 
b) Quy đồng mẫu số các phân số ta có:
Giữ nguyên 
 < < < nên < < < 
- HS đọc đề bài , 
- 4 em đại diện trả lời, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
a) 
d) 
- Một HS làm bảng lớp làm bài vào vở.
Bài giải
 Hiệu số phần bằng nhau là:
 4 - 1 = 3 ( phần )
 Tuổi con là: 
 30 : 3 = 10 (tuổi )
 Tuổi của bố là: 
 10 + 30 = 40 ( tuổi ) 
 Đáp số : Con 10 tuổi
 Bố 40 tuổi
-2 em đọc 
-Ghi bài 
Tiết 5	 Chính tả Tiết 6: 	
Bài: NHỚ – VIẾT : Ê-MI-LI CON 
LUYỆN TẬP ĐÁNH DẤU THANH
I. MỤC TIÊU:
	1. Nhớ- viết đúng, trình bày đúng khổ thơ 3 và 4 của bài Ê-mi-li con 
 2. Làm đúng các bài tập đánh dấu thanh ở các tiếng có nguyên âm đôi ưa/ươ.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	HS: Vở chính tả, bảng con
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ :5’
- 2 HS lên viết các tiếng có nguyên âm đôi uô, ua: sông suối, ruộng đồng, tuổi thơ, ngày mùa, lúa chín, dải lụa. Sau đó nêu quy tắc đánh dấu thanh trong từng tiếng
-Nhận xét, ghi điểm
2. Bài mới: 30’
a. Giới thiệu bài: -Giới thiệu – ghi đề
b.Hướng dẫn HS nhớ - viết chính tả
- Cho HS đọc yêu cầu của bài
- Hướng dẫn HS luyện viết những chữ dễ viết sai 
- GV lưu ý các em về cách trình bày bài thơ, vị trí của các dấu câu
- Nhắc HS về tư thế ngồi viết
- GV chấm chữa 8 bài.
- GV nhận xét bài viết của HS.
c.Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
+Hướng dẫn HS làm bài tập 2
- Cho HS đọc yêu cầu của bài tập.
- GV giao việc
- Cho HS làm bài
- Cho HS trình bày kết quả bài làm
- GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng
+Hướng dẫn HS làm bài tập 3
- Cho HS đọc yêu cầu của bài tập.
- GV giao việc
- Cho HS làm bài
- Cho HS trình bày bài làm
- GV nhận xét và giúp HS tìm hiểu nghĩa các thành ngữ:
+ Cầu được ước thấy: đạt được đúng điều mình thường mong mỏi, ao ước.
+ Năm nắng, mười mưa: trải qua nhiều vất vả, khó khăn.
+ Nước chảy đá mòn: kiên trì, nhẫn nại sẽ thành công.
+ Lửa thử vàng, gian nan thử sức: khó khăn là điều kiện thử thách và rèn luyện con người
3.Củng cố, dặn dò: 3’
- Cho HS nhắc lại quy tắc đánh dấu thanh ở các tiếng có nguyên âm đôi ưa / ươ
- Yêu cầu HS về nhà viết lại vào vở các câu thành ngữ, tục ngữ vừa học.
- GV nhận xét tiết học. Tuyên dương những HS viết chính tả đúng,đẹp.
-2 em lên bảng viết, cả lớp viết nháp
- 1 HS đọc
- 2 HS đọc thuộc lòng khổ thơ từ Ê-mi-li con ôi  đến hết
- Luyện viết những chữ dễ viết sai vào bảng con: Oa-sinh-tơn, Ê-mi-li, sáng lòa
- HS theo dõi, ghi nhớ
- HS điều chỉnh tư thế ngồi
- HS gấp SGK, nhớ lại đoạn chính tả cần viết và viết chính tả
- HS soát lại bài, tự phát hiện lỗi và sửa lỗi.
- HS đổi vở soát lỗi cho nhau, tự sửa những lỗi viết sai bên lề.
- Theo dõi để rút kinh nghiệm cho bài viết sau.
- 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
- HS đọc 2 khổ thơ. Sau đó tìm tiếng có ưa, ươ trong 2 khổ thơ đó. Nêu nhận xét về cách ghi dấu thanh ở các tiếng đã tìm được.
- HS làm bài cá nhân.
-2 HS lên bảng, 1 HS đọc các tiếng vừa tìm được cho 2 HS viết
+ Những tiếng có ưa: lưa, thưa, mưa, giữa
+ Những tiếng có ươ: tưởng, nước, tươi, ngược
+ Trong tiếng giữa (không có âm cuối): dấu thanh đặt ở chữ cái đầu của âm chính. Các tiếng lưa, thưa, mưa không có dấu thanh vì mang thanh ngang.
+ Trong các tiếng tưởng, nước, ngược (có âm cuối): dấu thanh đặt ở chữ cái thứ hai của âm chính. Tiếng tươi không có dấu thanh vì mang thanh ngang.
- Lớp nhận xét
- 1 HS đọc đề bài, cả lớp đọc thầm
- HS tìm tiếng có chứa ưa hoặc ươ điền vào chỗ trống trong mỗi câu thành ngữ, tục ngữ sao cho đúng .
- HS làm bài cá nhân, 3 HS lên làm bài trên bảng lớp 
- Một số HS trình bày
+ Cầu được ước thấy.
+ Năm nắng, mười mưa.
+ Nước chảy đá mòn.
+ Lửa thử vàng, gian nan thử sức
-2 em nhắc lại quy tắc
-Ghi bài vào vở
Ia Glai, ngày 26 tháng 9 năm 2012
	TỔ TRƯỞNG
	 Vũ Thị Thúy
	 SINH HOẠT TUẦN 6.
(Tiết 5 ngày 28/9)
I . MỤC TIÊU: 
Nhận xét Đánh giá các hoạt động trong tuần.
Lên kế hoạch tuần 7. 
II.CHUẨN BỊ: 
Lớp trưởng và các tổ trưởng , báo cáo hoạt động trong tuần. 
 - Lên kế hoạch tuần 7, giao việc cụ thể cho các tổ trưởng.
III.TIẾN HÀNH:
 1 . ỔN định lớp: Hát bài ca. “Hãy giữ cho em bầu trời xanh”
 2. Tiến hành : Các tổ chuẩn bị báo cáo ưu, khuyết điểm trong tuần. 
+ Tổ 1: ưu: Ù Nhiều bạn tham gia các hoạt động kháù tốt, chuyên cần, có tiến bộ. 
 Khuyết: Còn một ít bạn chưa thuộc bài cũ, không làm bài tập, nói chuyện riêng trong giờ học . 
+ Tổ 2: ưu: Các bạn có trang phục khá đầy đủ, thực hiện khá tốt các hoạt động đội, nề nếp. 
 Khuyết: Còn nhiều bạn chưa thuộc bài cũ, bài tập ở nhà không làm, vở ghi chép chưa sạch sẽ. Chưa mạnh dạn phát biểu ý kiến.
+Tổ 3: Ưu:Thự hiện tốt các nội quy, tự giác làm trực nhật, trang phục gọn gàng,di học chuyên cần.
 Khuyết: 1 vài em học bài ở nhà chưa tốt, chưa sôi nổi trong học tập.
 * Lớp trưởng nhận xét: Nề nếp lớp có nhiều bạn thực hiện tốt, sinh hoạt 15 phút 
 chưa tốt, có một số bạn không nghe lời lớp trưởng. Vệ sinh có dọn chưa sạch.
* Nhận xét của Giáo viên:
 Ưu điểm : Có chuyên cần đi học, xếp hàng ra vào lớp, nề nếp lớp ổn định, có chuyển biến về ý thức trong học tập và học tự quản.
- Có ý thức học bài và làm bài ở lớp cũng như ở nhà. Đôi bạn cùng giúp nhau cùng tiến. Ngoan ngoãn, lễ phép, hòa nhã với bạn bè biết giúp đỡ nhau tiến bộ.
 Khuyết điểm: Còn nhiều bạn chưa thuộc bài cũ, bài tập ở nhà không làm, vở ghi chép chưa sạch sẽ, Trang phục chưa gọn, nói chuyện riêng. . 
+ Biện pháp khắc phục:
GV và các tổ trưởng thường xuyên kiểm tra; nề nếp, đi học, xếp hàng ra vào lớp, Kiểm tra khăn quàng, SH 15 phút, Vệ sinh trường lớp, vệ sinh cá nhân, trang phục, bài cũ thường xuyên trên lớp
3.Kế hoạch tuần 7:
 - Tiếp tục duy trì nề nếp lớp, duy trì sinh hoạt đội, Rèn ý thức tự quản trong lớp, phát huy hoạt động học tập, tác phong đạo đức, vệ sinh trường lớp, thực hiện tốt an toàn giao thông. 
-Đăng kí các câu lạc bộ
-Thực hiện AT GT đường bộ
-Sinh hoạt 15’ và sinh hoạt đội theo lịch
-Tham gia các hoạt động của liên đội và nhà trường đề ra
- Nhắc HS đóng các khoản quỹ theo qui định.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 6-5.doc