Giáo án Tổng hợp môn học lớp 5 - Tuần 7 - Trường TH Nguyễn Tri Phương

Giáo án Tổng hợp môn học lớp 5 - Tuần 7 - Trường TH Nguyễn Tri Phương

Thứ năm ngày 4 tháng 10 năm 2012

Tiết 1 Tập đọc - Tiết 13:

(Dạy tốt chào mừng 20/10 – Soạn riêng)

 .

Tiết 2 Đạo đức - Tiết 7:

Bài: NHỚ ƠN TỔ TIÊN (tiết 1)

I. MỤC TIÊU:

 Học xong bài này, HS biết:

 - Trách nhiệm của mỗi người đối với tổ tiên, gia đình, dòng họ.

 - Thể hiện lòng biết ơn tổ tiên và giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ bằng những việc làm cụ thể, phù hợp với khả năng.

 - Biết ơn tổ tiên, tự hào về các truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.

II. CHUẨN BỊ:

 -HS: Sưu tầm các câu ca dao, tục ngữ, thơ, truyện, . . . . nói về lòng biết ơn tổ tiên.

III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:

 

doc 33 trang Người đăng hang30 Lượt xem 431Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn học lớp 5 - Tuần 7 - Trường TH Nguyễn Tri Phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 7
Thứ năm ngày 4 tháng 10 năm 2012
Tiết 1 Tập đọc - Tiết 13: 
(Dạy tốt chào mừng 20/10 – Soạn riêng)
 ..
Tiết 2 Đạo đức - Tiết 7: 
Bài: NHỚ ƠN TỔ TIÊN (tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
	 Học xong bài này, HS biết:
	- Trách nhiệm của mỗi người đối với tổ tiên, gia đình, dòng họ.
	- Thể hiện lòng biết ơn tổ tiên và giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ bằng những việc làm cụ thể, phù hợp với khả năng.
	- Biết ơn tổ tiên, tự hào về các truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
II. CHUẨN BỊ:
	-HS: Sưu tầm các câu ca dao, tục ngữ, thơ, truyện, . . . . nói về lòng biết ơn tổ tiên.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
Giáo viên
Học sinh
1.Kiểm tra bài cũ :5’ 
- Kiểm tra 3 HS
- Nhận xét, đánh giá từng HS
2. Bài mới :30’
a.Giới thiệu bài
- GV giới thiệu - ghi đề bài lên bảng
b.Tìm hiểu bài:
*HĐ1: Đọc truyện
Mục tiêu: Giúp học sinh biết được một biểu hiện của lòng biết ơn tổ tiên.
- GV tổ chức cho học sinh cả lớp hoạt động.
+ GV treo tranh, yêu cầu học sinh tìm hiểu, quan sát tranh.
+ Hỏi: trong bức tranh có những ai?
+ Hỏi: Bố và Việt đang làm gì?
- GV gọi 1, 2 HS đọc bài: “Thăm mộ” trong SGK.
- GV tổ chức cho học sinh học nhóm.
- GV gọi đại diện nhóm báo cáo kết quả.
-GV gọi1,2 HS đọc ghi nhớ trong SGK trang 14.
*HDLàm bài tập 1,( SGK)
Mục tiêu: Giúp học sinh biết được những việc cần làm để tỏ lòng biết ơn tổ tiên.
- GV lần lượt nêu từng ý kiến ở bài tập 1.
+ Tán thành ý kiến : a, c, d, đ
+ Không tán thành ý kiến: b
*HĐ3:Tự liên hệ 
Mục tiêu: HS biết tự đánh giá bản thân, 
đối chiếu với những việc cần làm để tỏ lòng biết ơn tổ tiên.
- GV tổ chức thảo luận cặp đôi.
- GV tổ chức cho các nhóm trình bày trước lớp.
-GV nhận xét khen ngợi các nhóm có nhiều việc làm đúng, khuyến khích những nhóm còn yếu.
3.Củng cố, dặn dò: 3’
- GV tổng kết bài: Ai cũng có tổ tiên, gia đình, dòng họ. Mỗi người đều phải biết ơn tổ tiên và biết thể hiện điều đó bằng những việc làm cụ thể.
- Chuẩn bị bài: Nhớ ơn tổ tiên (tiếp theo).
- Nhận xét tiết học
 HS trả lời -HS trả lời câu hỏi 
- HS thực hiện.
- Quan sát tranh.
+ Bức tranh vẽ bạn Việt và bố của Việt.
+ Họ đang chắp tay khấn trước mộ tổ tiên, ông bà.
- HS đọc cho cả lớp cùng nghe.
- HS chia nhóm, mỗi nhóm 4 HS cùng thảo luận về nội dung truyện theo các câu hỏi SGK
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS đọc ghi nhớ trong SGK trang 14.
- HS bày tỏ thái độ bằng cách giơ thẻ màu 
+ Tán thành ý kiến : a - màu đỏ 
+ Không tán thành ý kiến: b - màu xanh 
- Một vài HS giải thích tại sao lại tán thành hoặc phản đối ý kiến đó.
- Hai học sinh ngồi cạnh nhau tạo thành một cặp thảo luận theo mẫu sau:
Việc đã làm
Việc sẽ làm
..........................
....................................................
...............................
............................................................
- Đại diện các nhóm lên bảng trình bày kết quả thảo luận. Cả lớp nhận xét bổ sung.
- Theo dõi.
-Lắng nghe và nhận việc chuẩn bị ở nhà:
- Các nhóm HS về nhà sư tầm các tranh ảnh, bài báo nói về ngày Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương và các câu ca dao, tục ngữ, thơ, truyện, . . . . nói về lòng biết ơn tổ tiên.
- Tìm hiểu về các truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ mình.
 Tiết 3 Kĩ thuật. - Tiết 7: 
 Bài: NẤU CƠM ( tiết 1)
I - MỤC TIÊU:HS cần phải:
- Biết cách nấu cơm.
- Có ý thức vận dụng kiến thức đã học để nấu cơm giúp gia đình.
-Biết tiết kiệm nhiên liệu khi nấu cơm, từ đó giáo dục biết SDNLTK & HQ.
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: -Sử dụng các hình trong SGK: 
Gạo tẻ, Nồi nấu cơm thường và nồi cơm điện, bếp ga du lịch.
Dụng cụ đong gạo (lon sữa bò, bát ăn cơm, ống nhựa,).
Rá, chậu để vo gạo, Đũa dùng để nấu cơm, Xô chứa nước sạch.
Phiếu học tập:
Kể tên các dụng cụ, nguyên liệu cần chuẩn bị để nấu cơm bằng: 
Nêu các công việc chuẩn bị nấu cơm bằng. và cách thực hiện: 
Trình bày cách nấu cơm bằng..:
Theo em muốn nấu cơm bằng đạt yêu cầu (chín đều, dẻo), cần chú ý nhất khâu nào?
Nêu ưu, nhược điểm của cách nấu cơm bằng
 (GV giải thích: chỗ trống.. dành để HS ghi tên cách nấu cơm, nhận xét. 
III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1- Kiểm tra bài cũ: 
-Ổn định lớp, Kiểm tra đồ chuẩn bị học tập.
2- Bài mới: 30’
a.Giới thiệu bài : ghi đề bài lên bảng
b.HD HS tìm hiểu bài:
*HĐ1: Tìm hiểu các cách nấu cơm ở gia đình.
-GV yêu cầu HS nêu các cách nấu cơm ở gia đình.
- GV cho HS thảo luận nhóm
+ GV nêu hiện nay, nhiều gia đình ở thành phố, thị xã, khu công nghiệp thường nấu cơm bằng nồi cơm điện; nhiều gia đình ở nông thôn thường nấu cơm bằng soong , nồi trên bếp đun.
Nêu vấn đề: Nấu cơm bằng soong, nồi trên bếp đun và nấu cơm bằng nồi cơm điện như thế nào để cơm chín đều, dẻo? Hai cách nấu cơm này có những ưu, nhược điểm gì và có những điểm nào giống, khác nhau?
- GV nhận xét bổ sung.
 *HĐ2: Tìm hiểu cách nấu cơm bằng soong, nồi trên bếp (gọi tắt là nấu cơm bằng bếp đun)
GV cho HS Thảo luận nhóm về cách nấu cơm bằng bếp đun theo nội dung phiếu học tập.
Giới thiệu nội dung phiếu học tập, hướng dẫn HS cách trả lời phiếu học tập và cách tìm thông tin để hoàn thành nhiệm vụ thảo luận nhóm (yêu cầu HS đọc nội dung 1 kết hợp với quan sát hình 1, 2, 3 (SGK) và liên hệ thực tiễn nấu cơm ở gia đình).
 - Chia nhóm thảo luận và nêu yêu cầu, thời gian thảo luận (5phút)
-Gọi 1 – 2 HS lên bảng thực hiện các thao tác chuẩn bị nấu cơm bằng bếp đun. GV quan sát, uốn nắn.
-Nhận xét và hướng dẫn HS cách nấu cơm bằng bếp đun nhỏ
- Trong khi nấu cơm em nên chọn nồi thế nào?
-Muốn nấu được cơm ngon phải chú ý gì?
-Nếu có điều kiện, GV nên thực hiện các thao tác nấu cơm bằng bếp đun để HS hiểu rõ cách nấu cơm và có thể thực hiện được tại gia đình.
3. Củng cố, dặn dò: 3
- Yêu cầu HS nhắc lại cách nấu cơm bằng bếp đun.
- GD: HS về nhà giúp gia đình nấu cơm.
-Dặn HS về thực hành nấu cơm giúp bố mẹ, chuẩn bị bài sau
- Kiểm tra đồ chuẩn bị học tập.
-Sgk/ 
* Tìm hiểu các cách nấu cơm ở gia đình.
- HS thảo luận nhóm đôi.
-Có hai cách nấu cơm chủ yếu là nấu cơm bằng soong hoặc nồi trên bếp (bếp củi, bếp ga, bếp dầu, bếp điện hoặc bếp than) và nấu cơm bằng nồi cơm điện. 
- Nếu đun bằng bếp củi cần rút củi rồi dàn đều than trong bếp còn nếu nấu bằng than thì phải nhấc nồi xuống, đặt một miếng sắt dày lên bếp sau đó đặt nồi lên.
* Tìm hiểu cách nấu cơm bằng soong, nồi trên bếp (gọi tắt là nấu cơm bằng bếp đun)
- HS Thảo luận nhóm về cách nấu cơm bằng bếp đun theo nội dung vào phiếu học tập.(GV chuẩn bị)
- HS đọc nội dung 1 kết hợp với quan sát hình 1, 2, 3 (SGK) và liên hệ thực tiễn nấu cơm ở gia đình).
- Lớp chia thành 4 nhóm.
Đại diện từng nhóm trình bày kết qủa thảo luận.
- HS nêu thực hành nấu cơm theo nhóm.
+ Nên chọn nồi có đáy dầy (như nồi gang) nấu cơm để cơm không bị cháy và ngon cơm.
+ Muốn nấu được cơm ngon phải cho lượng nước vừa phải. Có nhiều cách định lượng nước nấu cơm như dùng dụng cụ đong, đo mức nước bằng đũa hoặc ước lượng bằng mắt,. Nhưng tốt nhất nên dùng ống đong để đong nước nấu cơm theo tỉ lệ đã nêu trong SGK.
+ Có thể cho gạo vào nồi nấu cơm ngay từ đầu hoặc cũng có thể đun nước sôi rồi mới cho gạo vào nồi. Nhưng nấu theo cách đun sôi nước rồi mới cho gạo vào thì cơm sẽ ngon hơn.
+ Khi đun nước và cho gạo vào nồi phải đun lửa to, đều. Nhưng khi nước đã cạn phải giảm lửa thật nhỏ. Nếu nấu bằng bếp than thì phải kê miếng sắt dày trên bếp rồi mới đặt nồi lên, còn nấu bằng bếp củi thì tắt lửa và cời than cho đều dưới bếp để cơm không bị cháy, khê. Trong trường hợp cơm bị khê, hãy lấy một viên than củi, thổi sạch tro, bụi và cho vào nồi cơm. Viên than sẽ khử hết mùi khê của cơm.
-2 em nêu
-Ghi bài vào vở
Tiết 4	TOÁN - Tiết 31: 
(Dạy tốt chào mừng 20/10 – Soạn riêng)
 ..
Tiết 5	 LịCH SỬ - Tiết 7: 
Bài: ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI.
I/ MỤC TIÊU: Học xong bài học, HS biết:
- Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc là người chủ trì Hội nghị thành lập Đảng Cộng Sản Việt nam.
- Đảng ra đời là một sự kiện lịch sử trọng đại, đánh dấu thời kì cách mạng nước ta có sự lãnh đạo đúng đắn, giành nhiều thắng lợi to lớn.
II/ CHUẨN BỊ
- Ảnh trong SGK.
- Tư liệu lịch sử về bối cảnh ra đời của Đảng cộng sản Việt nam, vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong việc chủ trì Hội nghị thành lập Đảng.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:	
Giáo viên
Học sinh
1-Kiểm tra bài cũ : 5’
-Gọi 2 HS lên bảng.
-GV nhận xét ghi điểm.
2- Bài mới : 30’
a.Giới thiệu bài- Ghi đề bài lên bảng.
b. HD HS tìm hiểu bài:
*HĐ1: GV giới thiệu bối cảnh lịch sử
-Sau khi tìm ra con đường cứu nước theo chủ nghĩa Mác - Lê Nin, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã tích cực hoạt động truyền bá chủ nghĩa Mác - Lê Nin về nước, thúc đẩy sự phát triển của phong trào cách mạng Việt Nam, đưa đến sự ra đời của Đảng Cộng Sản.
* HĐ 2 : Làm việc cả lớp.
- GV tổ chức cho HS tìm hiểu về việc thành lập Đảng.
+ Đảng ta được thành lập trong hoàn cảnh nào?
+Tình hình nói trên đã đặt ra yêu cầu gì?
+Nguyễn Ái Quốc có vai trò gì trong Hội nghị thành lập Đảng?
+ Vì sao chỉ có lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc mới có thể thống nhất các tổ chức cộng sản ở Việt nam?
+Nêu Ý nghĩa ...  tập.
- GV giao việc
- Cho HS làm bài
- Cho HS trình bày bài làm
GV yêu cầu HS đọc thuộc các thành ngữ trên
3.Củng cố, dặn dò: 3’
- Em hãy nhắc lại quy tắc đánh dấu thanh ở các tiếng có nguyên âm đôi ia / iê
- Yêu cầu HS về nhà tìm thêm tiếng có nguyên âm đôi ia / iê
-Chuẩn bị bài sau.
- GV nhận xét tiết học. Tuyên dương những HS viết chính tả đúng.
-3 em lên bảng viết: chiền chiện, chuyền bóng, kể chuyện, lia lịa, cây mía
- HS vừa nghe, vừa theo dõi bài chính tả trong SGK và đọc thầm lại bài chính tả một lượt.
- Đây là dòng kinh của một miền quê trên đất nước ta. Nơi ấy có giọng hò ngân lên trong không gian, có mùi quả chín, có tiếng giã bàng, có tiếng trẻ reo mừng, có giọng đứa em lảnh lót .
- Luyện viết những chữ dễ viết sai vào bảng con: giọng hò, reo mừng, lảnh lót
- HS điều chỉnh tư thế ngồi
- HS nghe GV đọc và viết bài.
- HS soát lại bài, tự phát hiện lỗi và sửa lỗi.
- HS đổi vở soát lỗi cho nhau, tự sửa những lỗi viết sai bên lề.
- Theo dõi để rút kinh nghiệm cho bài viết sau.
- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm.
- 3 HS lên làm bài trên bảng lớp, lớp làm bài ra nháp.
- Chăn trâu đốt lửa trên đồng
Rạ rơm thì ít, gió đông thì nhiều
 Mải mê đuổi một con diều
Củ khoai nướng để cả chiều thành tro.
-Trình bày kết quả
- Lớp nhận xét
- 1 HS đọc đề bài, cả lớp đọc thầm
- HS tìm tiếng có chứa ia hoặc iê để điền vào chỗ trống trong các câu thành ngữ .
- HS làm bài cá nhân
- Một số HS trình bày
+ Đông như kiến.
+ Gan như cóc tía.
+ Ngọt như mía lùi.
-HS đọc thuộc.
-2 em nhắc lại
-Nghe GV dặn dò
Ia Glai, ngày 3 tháng 10 năm 2012
	TỔ TRƯỞNG
	 Vũ Thị Thúy
 SINH HOẠT TUẦN 7.
I / MỤC TIÊU:
 - Nhận xét đánh giá khuyết điểm, tồn tại trong tuần 7
 - Có kế hoạch trong tuần tới . 
 - Thành lập đội văn nghệ, đội bóng rổ.
II/ CHUẨN BỊ : -Lớp trưởng và các tổ trưởng , báo cáo hoạt động của tổ trong tuần.
 -Lên kế hoạch tuần 8, nhắc các tổ ghi chép cụ thể hơn.
III/ TIẾN HÀNH
 a. ỔN định lớp: Hát bài ca. “Con chim hay hót.”
 b. Các tổ nhận xét : Các tổ chuẩn bị báo cáo ưu, khuyết điểm trong tuần. 
+ Tổ 1: ưu: -Các bạn có tiến bộ hơn, chuyên cần, Số bạn thuộc bài cũ có chuyển biến 
 Khuyết:Vẫn còn các bạn nói chuyện riêng, chưa tích cực phát biểu bài học. Học bài ở nhà còn nhiều bạn chưa thuộc. 
 + Tổ 2: ưu: Về trang phục khá tốt, có thực hiện các hoạt động đội, nề nếp ổn. 
 Khuyết: 1 Số bạn chưa thuộc bài cũ, làm bài tập ở nhà 
+Tổ 3: Ưu: Các bạn đi học chuyên cần, học bài ở nhà tương đối đầy đủ
 Khuyết: Còn 1 số bạn học bài ở nhà chưa kĩ
 c. Nhận xét của Giáo viên:
 Ưu điểm : Lớp có đi học chuyên cần, nề nếp lớp ổn định, có chuyển biến về ý thức trong học tập và học tự quản. Nhiều ban nữ hoạt động khá tốt.
- Có ý thức học bài và làm bài ở lớp cũng như ở nhà. Biết giúp bạn yếu. Ngoan ngoãn, lễ phép, hòa nhã với bạn bè biết giúp đỡ nhau tiến bộ.
 Khuyết điểm: Nhiều bạn chưa thuộc bài cũ, bài tập ở nhà làm như đối kháng với thầy giáo, nói chuyện riêng, chưa phát biểu xây dựng bài học. 
+ Biện pháp khắc phục:
- GV và các tổ trưởng tăng cường kiểm tra; nề nếp, đi học, xếp hàng ra vào lớp, khăn quàng, SH 15 phút, Vệ sinh trường- lớp, vệ sinh cá nhân, trang phục, bài cũ .
3/- Kế hoạch tuần 8: 
-Phát động học tốt chào mừng ngày 20/10.
 - Tiếp tục duy trì nề nếp lớp, phát huy ý thức sinh hoạt tự quản trong lớp, phát huy mặt tốt của tuần trước. 
-Theo dõi tác phong đạo đức, vệ sinh trường lớp, thực hiện tốt an toàn giao thông. 
-Đăng kí tiết học tốt, bông hoa điểm 10; Nhắc HS đi sinh hoạt các câu lạc bộ : 
-Sinh hoạt 15’ nghiêm túc, hiệu quả
-Sinh hoạt sao nhi đồng theo phân công
-Tham gia các hoạt động của Liên Đội và nhà trường
-Chăm sóc cây xanh, bảo vệ cơ sở vật chất
-Thành lập đội thi đấu bóng rổ nữ, đội văn nghệ của lớp.
- Nhắc HS đóng các khoản quỹ theo qui định.
Tiết 1 
Tập đọc - Tiết 13: 
 Bài: NHỮNG NGƯỜI BẠN TỐT
I .MỤC TIÊU:
-Đọc trôi chảy toàn bài, đọc đúng các từ phiên âm tiếng nước ngoài: A-ri-xôn, Xi-xin.
Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chuyện phù hợp những tình tiết bất ngờ của câu chuỵên.
-Hiểu những từ ngữ trong câu chuyện.
-Hiểu nội dung câu chuyện: Ca ngợi sự thông mình, tình cảm gắn bó đáng quý của loài cá heo với con người. Cá heo là bạn của con người.
-GD HS yêu loài vật, Biết bảo vệ môi trường tự nhiên, giáo dục ý thức BV các loài vật.
II .ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Truyện, tranh, ảnh về cá heo.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Giáo viên
Học sinh
1.Kiểm tra bài cũ:5’
-GV gọi HS lên bảng kiểm tra bài cũ và trả lời câu hỏi theo đoạn..
-Nhận xét và cho điểm HS.
2. Bài mới :32’
a.Giới thiệu bài.
-Giới thiệu bài.
-Dẫn dắt và ghi tên bài.
 b.HD HS Luyện đọcvà tìm hiểu bài:
*HĐ1: Luyện đọc đúng
-GV gọi 1 HS đọc toàn bài.
-GV chia làm 4 đoạn.
-Cho HS đọc nối tiếp lần 1
-Cho HS luyện đọc các từ ngữ: A-ri-tôn, xi-xin, yêu thích, buồm.
-Đọc nối tiếp lần 2 kết hợp giải nghĩa từ
-Hướng dẫn hiểu nghĩa từ ngữ
-HD HS luyện đọc câu dài
-Cho HS đọc nối tiếp lần 3
- Theo dõi HS đọc, giúp HS đọc tốt.
- Đọc diễn cảm toàn bài
*HĐ2: Tìm hiểu bài
-Y/c HS đọc thầm đoạn 1 và TLCH:
- Vì sao nghệ sĩ A-ri-ôn phải nhảy xuống biển?
 -Y/c HS đọc thầm đoạn 2,3 và TLCH
- Điều kỳ lạ gì đã xảy ra khi nghệ sĩ cất tiếng hát giã biệt cuộc đời ?
- Qua câu chuyện em thấy cá heo đáng yêu , đáng quý ở điểm nào ?
(BS: Cá heo là loài thú: Đẻ con và nuôi con bằng sữa mẹ.)
- Em có nhận xét gì về cách đối xở của đám thủy thủ và đàn cá heo đối với nghệ sĩ A- ri –ôn ?
- Y/c HS nêu ý nghĩa bài.
-GV chốt 
*HĐ3: Đọc diễn cảm
-Gọi HS đọc bài
-HD cách đọc toàn bài và đọc diễn cảm
-GV đưa bảng phụ đã chép đoạn văn cần luyện vàhướng dẫn cách đọc.
GV hướng dẫn đọc diễn cảm đoạn 2.
-GV đọc mẫu 1 lần.
-HD đọc cặp
-Cho HSthi đọc diễn cảm
- Nhận xét, khen những HS đọc tốt
3.Củng cố dặn dò:3’
-Nêu nội dung chính của bài?
-GV nhận xét tiết học.Khen những em đọc tốt.
-Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc và tìm thêm những câu chuyện về loài cá heo thông minh, về nhà đọc trước bài Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà.
-HS đọc bài “ Tác phẩm của Si- le và tên phát xít” và TLCH .
-HS nhắc lại tên bài.
-1 Hs đọc cả bài.Cả lớp đọc thầm theo.
-HS dùng viết chì đánh dấu đoạn.
-HS đọc đoạn nối tiếp.
-HS luyện đọc từ.A-ri-tôn, xi-xin, yêu thích, buồm.
-1 HS đọc chú giải.
- HS đọc đúng câu dài
-4 em đọc nối tiếp đoạn
-Lắng nghe
.
-Vì thủy thủ trên tàu nổi lòng tham cướp hết tặng vật của ông , đòi giết ông.
- Đàn cá đã bơi đến vây quanh tàu ,say sưa thưởng thức tiếng hát của ông. Bầy cá heo đã cứu A-ri-ôn khi ông nhảy xuống biển và đưa ông trở về đất liền.
-Vì cá heo biết thưởng thức tiếng hát của
nghệ sĩ khi ông nhảy xuống biển. Cá heo là bạn tốt của con người.
- HS nêu ý kiến cá nhân.
- HS nêu.
-Ca ngợi sự thông minh, tình cảm đáng quý của loài cá heo với con người. Cá heo là bạn tốt của con người
-3 em đọc ba đoạn
-HS theo dõi sự hướng dẫn của GV.
-Lắng nghe
-Nhiều HS đọc diễn cảm đoạn.
-HS luyện đọc cặp
-HS nối tiếp nhau đọc diễn cảm đoạn văn ,giọng phù hợp với nội dung mỗi đoạn
-Nhận xét, bình chọn bạn đọc hay
-Vài em nêu
-Ghi nội dung bài
 ..
 Tiết 4	TOÁN - Tiết 31: 
Bài : LUYỆN TẬP CHUNG.
I. MỤC TIÊU: Giúp HS củng cố về:
- Quan hệ giữa 1 và ; và ; và .
- Tìm thành phần chưa biết của phép tính với phân số.
- Giải bài toán liên quan đến số trung bình cộng, Vận dụng vào thực tiễn.
II.CHUẨN BỊ:
-Bài soạn, voẻ toán, bảng nhóm
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU.	
Giáo viên
Học sinh
1.Kiểm tra bài cũ:5’
-Gọi 2 HS lên bảng
-GV nhận xét ghi điểm.
2- Bài mới : 32’
a.Giới thiệu bài- Ghi đề bài lên bảng.
b. Hướng dẫn luyện tập :
Bài 1:
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2 
- GV yêu cầu HS tự làm bài, chữa bài: 
 - Cho HS giải thích cách tìm x của mình.
- HDHS nhắc lại Cách thực hiện phép cộng trừ hai phân số khác mẫu số và HS nêu cách tìm số hạng chưa biết trong phép cộng, số bị trừ chưa biết trong phép trừ, thừa số chưa biết trong phép nhân, số bị chia chưa biết trong phép chia để giải thích cách giải. 
-Giáo viên nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3
- GV yêu cầu HS đọc đềø bài toán.
-Cho HS nêu cách tìm số trung bình cộng: 
- GV cho HS làm bài vào vở BT.
- GV gọi HS chữa bài của bạn trên bảng lớp, sau đó nhận xét và cho điếm HS.
3- Củng cố,dặn dò: 3
- GD: vận dụng bài học vào thực tiễn, 
-Dặn dò HS về nhà ôn bài , làm BT: 4 và chuẩn bị bài sau “Khái niệm
-GV nhận xét tiết học
-Nêu bảng đơn vị đo diện tích và mối quan hệ giữa 2 đơn vị đo liền nhau
-HS làm bài vào vở bài tập; chữa bài. 
a) 1:
b) (lần)
c) (lần)
- HS đọc đề bài 
-4HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vàovở 
- HS chữa bài của bạn trên bảng lớp.
a) , , 
b), , 
c) d)
 - 1 HS đọc đề bài toán, HS cả lớp đọc thầm. 
- 1 HS nêu, các em học sinh khác theo dõi và bổ sung ý kiến.
+ Trung bình cộng của các số bằng tổng của các số đó chia cho các số hạng.
- 1 HS lên bảng làm bài. 
Bài giải
 Trung bình mỗi giờ vòi nước chảy được là :
 (bể nước)
 Đáp số: bể
 -Nêu lại 1 số nội dung chính trong bài
-Ghi bài 

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 7-5.doc