Giáo án Tổng hợp môn học lớp 5 - Tuần 8

Giáo án Tổng hợp môn học lớp 5 - Tuần 8

TẬP ĐỌC (TIẾT SỐ: 15)

KÌ DIỆU RỪNG XANH

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

- Đọc đúng các tiếng, từ ngữ khó hoặc rễ lẫn: loanh quanh, lúp xúp, khổng lồ, ẩm lạnh, rào rào, len lách,cỏ non, sạc sỡ,

- Đọc diễn cảm bài văn với cảm xúc ngưỡng mộ trước vẻ đẹp của rừng

- Câu 4 dành cho HS khá giỏi.

- Hiểu nội dung: Cảm nhận được vẻ đẹp của rừng: tình cảm yêu mến ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp của rừng.(Trả lời được các câu hỏi 1,2,4)

 Liên hệ môi trường.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

GV: Bảng phụ ghi sẵn đoạn cần hướng dẫn luyện đọc diễn cảm.

HS: Đọc trước bài.

 

doc 26 trang Người đăng hang30 Lượt xem 266Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn học lớp 5 - Tuần 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8
Ngày soạn: 11-14/ 10/ 2010
Ngày dạy: Thứ hai ngày 18 tháng 10 năm 2010
Tập đọc (Tiết số: 15)
Kì diệu rừng xanh
I. Mục đích, yêu cầu:
- Đọc đúng các tiếng, từ ngữ khó hoặc rễ lẫn: loanh quanh, lúp xúp, khổng lồ, ẩm lạnh, rào rào, len lách,cỏ non, sạc sỡ,
- Đọc diễn cảm bài văn với cảm xúc ngưỡng mộ trước vẻ đẹp của rừng
- Câu 4 dành cho HS khá giỏi.
- Hiểu nội dung: Cảm nhận được vẻ đẹp của rừng: tình cảm yêu mến ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp của rừng.(Trả lời được các câu hỏi 1,2,4)
 Liên hệ môi trường.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Bảng phụ ghi sẵn đoạn cần hướng dẫn luyện đọc diễn cảm. 
HS: Đọc trước bài.
III. Các hoạt động dạy- học:
1. ổn định tổ chức (1’)
2. Bài cũ (3-5’)
- GV Gọi 3HS lên bảng đọc bài: “Tiếng đàn ba- la- lai- ca trên sông Đà”
? Em thích hình ảnh nào trong bài thơ? Vì sao?
? Nêu nội dung chính của bài thơ? 
- HS nhận xét.
3. Bài mới (30-32’)
3.1. Giới thiệu bài(1-2’)
 - GV ghi bảng. HS ghi vở. 
3.2. HD luyện đọc& tìm hiểu bài.
a. Luyện đọc.
- 1 HS đọc toàn bài. Lớp đọc thầm chia đoạn. 
? Theo em bài chia thành mấy đoạn? (3 đoạn) 
- Nhận xét.
- 3 HS đọc nối tiếp toàn bài.
+ Lần 1 (Sửa phát âm, ngắt giọng): HS đọc từ khó. 
+ Lần 2 (Kết hợp giải nghĩa từ: HS khó hiểu)
- HS đọc chú giải.
- GV cho HS đọc trong nhóm đôi
+1-2 nhóm đọc: Nhận xét.
+ GV nhận xét.
- GV đọc mẫu.
b. Tìm hiểu bài:
- 1 HS đọc lại toàn bài. 
1. Giới thiệu vẻ đẹp kì lạ của rừng xanh. 
* Lớp đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi.
? Tác giả đã miêu tả những sự vật nào của rừng? (nấm rừng, cây rừng, nắng trong rừng, .)
? Những cây nấm rừng đã khiến tác giả có những liên tưởng thú vị gì? 
 ? Những liên tưởng về những cây nấm của tác giả làm cho rừng đẹp hơn lên như thế nào ?
GV ghi bảng, giảng: Tân kì.
? Nội dung đoạn 1 là gì?. 
- Nhận xét- GV ghi bảng
2. Sự xuất hiện của những con thú làm cho rừng xanh trở nên sống động.
* HS đọc thầm tiếp đoạn 2 trả lời câu hỏi 2.
? Những muông thú trong rừng được miêu tả ntn? 
- GV ghi bảng: vượn bạc má, chồn sóc.
? Sự có mặt của các loài muông thú mang lại vẻ đẹp gì cho cánh rừng?( thoắt ẩn, thoắt hiện làm cho cánh rừng trở nên sống động)
- GV giảng.
? ý đoạn 2 nói gì ?. Nhận xét- GV ghi bảng. 
3. Vẻ đẹp của rừng khộp và cảm xúc của tác giả.
* Để trả lời câu hỏi 3 lớp đọc thầm tiếp đoạn còn lại.
- HS đọc câu hỏi. HS trả lời.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- GV ghi bảng và giảng: vàng rợi.
? Nêu nội dung chính của đoạn 3.
- HS nêu. GV nhận xét, ghi bảng, giảng ý đoạn.
- 1 HS đọc lại toàn bài. Lớp đọc thầm : 
? Nêu nội dung chính của bài? 
- GV tóm tắt nội dung bài, ghi bảng.
c. HD đọc diễn cảm:
? Qua tìm hiểu ND, hãy cho biết: Để đọc diễn cảm bài đọc này ta cần đọc với giọng như thế nào? 
- GV kết luận giọng đọc. 
- Đọc diễn cảm Đ 1: (bảng phụ)
+ GVđọc mẫu, HS theo dõi GV đọc.
- Luyện đọc trong nhóm. 
- Thi đọc diễn cảm trước lớp: 
- HS đưa ra ý kiến nhận xét và bình chọn những bạn đọc tốt nhất.
- GV nhận xét kết luận.
4. Củng cố- dặn dò. (2’)
? Tác giả đã dùng những giác quan nào để miêu tả vẻ đẹp của rừng?
LHMT: Để bảo vệ rừng các em cần phải làm gì?
- GV nhận xét tiết học: tuyên dương những HS có ý thức học tập tốt.
- Dặn HS về đọc và soạn bài: Trước cổng trời.
Toán (Tiết số:36)
Số thập phân bằng nhau
I. Mục tiêu:
- Giúp HS biết: Viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân hoặc bỏ chữ số 0 ở tận cùng bên phải phần thập phân của số thập phân thì giá trị số thập phân không thay đổi.
- Bài 3 dành cho HS khá giỏi
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Bài dạy. 
- HS: Vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy – học:
1. ổn định lớp: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ(3-5’)
- GV đọc đề bài: Chuyển các phân số thập phân sau
	= 	 =	 = 	 =	
- 2 HS lên bảng làm. Lớp làm vở nháp. 
- Chữa bài.
3. Dạy bài mới (32-35’)
a. GV giới thiệu bài.(1-2’)
- GVghi tên bài lên bảng. HS ghi bài vào vở.
b. Nội dung:
* Phát hiện đặc điểm của số thập phân khi viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân hoặc bỏ chữ số 0 (nếu có) ở tận cùng bên phải của số thập phân đó.
* VD: 
- GV nêu: Em hãy điền số thích hợp vào chỗ trống.(GV ghi lên bảng) 
GV cho HS tự giải quuyết cách chuyển đổi các đơn vị đo trong các ví dụ của bài đê nhận ra rằng :
 0,9 = 0,90	 0,90 = 0,900
0,90 = 0,9	0,900 = 0,90
- GV cho HS nêu các nhận xét như trong bài học.
* Nhận xét 1.
? Em hãy tìm cách để viết 0,9 thành 0,90 ?
? Trong VD trên ta đã biết 0,9 = 0,90. Vậy khi viết thêm một chữ số 0 vào bên phải phần thập phân của số 0,9 ta được một số ntn so với số này ?
? Qua bài toán trên khi ta viết chữ só 0 vào bên phải phần thập phân của một số thập phân thì được một số ntn ?
* Nhận xét 2.
? Em hãy tìm cách để viết 0,90 thành 0,9?
- GV hướng dẫn tương tự nhận xét 1.
- GV cho HS nêu các ví dụ minh hoạ cho các nhận xét trên
- VD : 8,76 = 8,760 = 8,7600
 4,3000 = 4,30 = 4,3
Lưu ý: cho HS làm ví dụ để nhận thấy số tự nhiên được coi là số thập phân đặc biệt có phần thập phân là 0 hoặc 00. 
- HS mở SGK và đọc lại các nhận xét.
c. Hướng dẫn HS thực hành
Bài 1:- HS đọc đề bài toán.
- GV cho HS làm bài theo cặp rồi chữa bài; khi chữa nên lưu ý HS một số trường hợp có thể bị nhầm lẫn. VD : 32,03 = 32,3
- Khi viết số thập phân ở dạng gọn hơn nên hướng HS viết ở dạng gọn nhất.
? Khi bỏ các chữ số 0 ở tận cùng bên phải phần thập phân thì giá trị của số thập phân có thay đổi không ?
GVnhận xét.
a)7,800 = 7,8 ; 64,9000 = 64,9 ; 
3,0400 = 3,04
b)2001,300 = 2001,3 ; 35,020 = 35,02 100,0100 = 100,01
Bài 2:- HS đọc đề bài toán.
- HS giải thích y/c bài.
- HS làm bài. Chữa bài.
? Khi viết thêm một chữ số 0 vào tận cùng bên phải phần thập phân của một số thập phân thì giá trị của số đó có thay đổi không?
GV nhận xét. 
 a) 5,612; 17,2 = 17,200 
480,59 = 480,590
b) 24,5 = 24,500 ; 80,01 = 80,010 14,678
Bài 3: (HSKG) - HS đọc đề bài toán.
- HS tự làm.
- Chữa bài, nhận xét.
4 Củng cố, dặn dò (2’)
GV tổng kết tiết học.
Dặn HS về xem lại bài, chuẩn bị bài: So sánh hai số thập phân.
Đạo đức (Tiết số:8)
Nhớ ơn tổ tiên (T.2)
I. Mục tiêu: 
- Con người ai cũng có tổ tiên và mỗi người đều phải nhớ ơn tổ tiên.
- Nêu được những việc cần làm phù hợp với khả năng để thể hiện lòng biết ơn tổ tiên.
- Làm những việc cụ thể đẻ tỏ lòng biết ơn tổ tiên.
- Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ ( dành cho HS khá, giỏi)
II. chuẩn bị:
	GV: - Phiếu bài tập (STK- 31), bảng phụ (hoạt động 2- Tiết 1)
HS: - Vở bài tập
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định lớp.(1-2’)
2. Bài cũ.(3-5’) 
 ? Em hãy nêu phần ghi nhớ? 
3. Bài mới (25-30’)
a. Giới thiệu (1-2’) - Ghi đầu bài. 
b. Bài giảng.
1. HĐ1 : Tìm hiểu ngày Giỗ tổ Hùng Vương.
- Hoạt động nhóm 6: treo tranh ảnh đã sưu tầm được.
- Đại diện các nhóm lên trình bày, theo gợi ý sau:
+ Giỗ tổ Hùng Vương được tổ chức vào ngày nào?
+ Đề thờ Hùng Vương ở đâu?
+ Các Vua Hùng đã có công lao gì cho đất nước?
- Nhóm khác nhận xét.
- GV kết luận chung: 
? Sau khi xem tranh và nghe giới thiệu về các thông tin của ngày Giỗ tổ Hùng Vương em có những cảm nghĩ gì?
? Việc nhân dân ta tiến hành Giỗ tổ Hùng Vương vào ngày 10- 3(âm lịch) hằng năm đã thể hiện điều gì?
- GV nhận xét kết luận: Chúng ta phải nhớ đến ngày 
2. HĐ2 : Thi kể chuyện.
- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm: mỗi nhóm 1 câu chuyện về truyền thống, phong tục người VN để kể.
- Các nhóm kể. Nhóm khác nhận xét.
? Tại sao em (nhóm em chọn câu chuyện này)?
- GV nhận xét chung: Mỗi câu chuyện các em kể đều gắn liền với đời sống văn hóa chính trị của VN ....
3. HĐ3 : Truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
- Lớp hoạt động nhóm đôi kể về truyền thống tốt đẹp của gđ, dòng họ mình.
- HS nêu trước lớp.
- HS khác nhận xét.
? Em có tự hào về truyền thống đó không? Vì sao?
? Em cần làm gì để xứng đáng với truyền thống tốt đẹp đó?
? Em hãy đọc câu ca dao (tục ngữ) về chủ đề biết ơn tổ tiên?
GV nhận xét và kết luận:
4 Củng cố, dặn dò (2’)
- GV tổng kết tiết học.
 - Dặn HS về xem lại bài, chuẩn bị bài tuần sau: 
Thứ ba ngày 19 tháng 10 năm 2010
LT & C (Tiết số:15)
Mở rộng vốn từ: thiên nhiên.
I. Mục đích yêu cầu:
- Hiểu nghĩa từ thiên nhiên( BT1); nắm được một số từ ngữ chỉ sự vật, hiện tượng thiên nhiên trong một số thành ngữ, tục ngữ( BT1); tìm được từ ngữ tả không gian, tả sông nước và đặt câu với một từ ngữ tìm được ở mỗi ý a, b, c của BT3, BT4
- HS khá, giỏi hiểu ý nghĩa của các thành ngữ, tục ngữ ở BT2; có vốn từ phong phú và biết đặt câu với từ tìm được ở ý d của BT3.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Bảng lớp ghi sẵn BT1, 2.
HS: Vở Bài tập TV5
III. Các hoạt động dạy- học:
1. ổn định (1-2’)
2. Bài cũ(3-5’)
- GVgọi 3HS 
? Thế nào là từ nhiều nghĩa? Cho VD? 
- Nhận xét.
3. Bài mới (32-35’)
3.1. GV giới thiệu bài (1-2’)
- GV ghi tên bài. HS ghi tên bài.
3.2. Tìm hiểu bài:
Bài 1: 1 hs đọc y/c, nội dung. 
- Cả lớp tự làm SGK(nối bằng bút chì)
- 1 HS lên làm bảng lớp. Nhận xét
- HS nhắc lại nghĩa của từ thiên nhiên.
b. Thiên nhiên:Tất cả những gì không do con người tạo ra.
Bài 2: 1 hs đọc y/c và nội dung của bài tập , cả lớp theo dõi SGK.
- HS thảo luận theo cặp về y/c của bài tập.
- GVhướng dẫn:
+ Đọc kĩ từng câu thành ngữ, tục ngữ.
+ Tìm hiểu nghĩa của từng câu.
+ Gạch chân dưới các từ chỉ các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên.
- HS phát biểu ý kiến. HS nhận xét.
- GV nhận xét chốt ý đúng:
GVgiảng: thác, ghềnh, gió, bão, sông, đất.Đều là các sự vật trong thiên nhiên.
HS đọc các câu thành ngữ, tục ngữ.
a. Lên thác xuống ghềnh.
b. Góp gió thành bão.
c. Qua sông phải luỵ đò.
d. Khoai đất lạ, mạ đất quen. 
Bài 3: 1 hs đọc y/c và mẫu của BT.
- Lớp thảo luận nhóm 4. 
- GV hướng dẫn HS:
+ Tìm từ theo y/c và ghi vào giấy.
+ Đặt câu (miệng) với từng từ mà nhóm tìm được.
- 3 HS nối tiếp nhau lên bảng. 
- Nhận xét. Kết luận câu đúng.
- HS giải nghĩa của từng từ (nếu chưa hiểu)
- GV cho điểm những em làm bài tốt.
Bài 4: 1 hs đọc y/c, mẫu. cả lớp theo dõi SGK.
- HS thảo luận nhóm 4 để cùng trao đổi, thảo luận.
- Các nhóm trình bày bài. Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS giải thích một số từ mà chưa hiểu: 
- GV bổ sung nếu cần.
a. Tả tiếng sóng:
b. Tả làn sóng nhẹ:
c. Tả đợt sóng mạnh:
4. Củng cố- dặn dò(2’)
- LHMT? Kể tên nhứng cảnh đẹp thiên nhiên ở VN và thế giới mà em biết?
- GVnhận xét tiết học, hs xem trước bài: Luyện tập về từ nhiều nghĩa.
Toán (Tiết số:37)
So sánh hai số thập phân
I. Mục tiêu:
- So sánh hai số thập phân.
- Sắp xếp các số thập phân theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại.
- Bài 3 dành cho  ...  chuyển của từ.
GV chuyển bài: ở BT 3 là một số tính từ và những nghĩa phổ biến của chúng.
HS đọc nội dung Bài 3.
? Bài 3 y/c chúng ta làm gì? (Đặt câu để phân biệt nghĩa của một trong những từ trên)
- HS tự làm bài:Tổ 1- làm ý a.
 Tổ 2- làm ý b.
 Tổ 3- làm ý c.
- Gọi 3 HS lên bảng làm.
- GV cùng HS chữa từng ý.
? Bạn nào có câu khác?
- HS nêu câu khác. Nhận xét câu HS đặt.
- GV nhận xét, sửa lỗi diễn đạt, dùng từ cho từng HS.
4. Củng cố, dặn dò (2’)
	? Em có nhận xét gì về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa?
	- GV nhận xét tiết học.
	- Về ghi nhớ các kiến thức đã ôn tập và chuẩn bi tiết sau: Mở rộng vốn từ: thiên nhiên. 
Tập làm văn (Tiết số:15)
Luyện tập tả cảnh
I. Mục đích, yêu cầu:
- Lập được dàn ý bài văn tả một cảnh đẹp ở địa phương đủ ba phần: mở bài, thân bài, kết bài.
- Dựa vào dàn ý ( thân bài), viết được một đoạn văn miêu tả cảnh đẹp ở địa phương.
II. Đồ dùng dạy học:
	- GV: Bài dạy. tranh ảnh về cảnh đẹp.
- HS: Vở bài tập. Sưu tầm về cảnh đẹp của địa phương em.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. ổn định (1-2’)
2. Bài cũ: (3-5’)
- GV gọi HS đọc đoạn văn miêu tả một cảnh sông nước.(2-3 HS)
- GV kiểm tra việc chuẩn bị bài tả cảnh đẹp ở địa phương em.
- GV nhận xét.
3. Bài mới.(32-35’)
a. Giới thiệu bài.(1-2’)
b. Hướng dẫn HS làm bài.
Bài 1:- HS đọc y/c của bài tập.
- GV cùng HS xây dựng dàn ý chung, ghi nhanh lên bảng.
? Phần mở bài em cần nêu những gì ?(Giới thiệu cảnh đẹp định tả, địa điểm, thời gian mình quan sát.)
? Em hãy nêu nội dung chính của phần thân bài?
(Tả đặc điểm nổi bật của cảnh đẹp, chi tiết)
? Các chi tiết miêu tả cần được sắp xếp theo trình tự nào?( Từ xa đến gần, từ cao xuống thấp)
? Phần kết bài cần nêu những gì?
- HS tự lập dàn ý cụ thể cho cảnh mình định tả.
- GV giúp đỡ HS gặp khó khăn.
- HS trình bày bài. Nhận xét bài làm của bạn.
- GV nhận xét sửa chữa bổ sung cho từng em.
 Bài 2: HS đọc yêu cầu bài
- Thảo luận theo cặp để chọn câu mở đoạn cho mỗi đoạn văn
- GV gợi ý. HS làm bài.
+ Viết một đoạn trong phần thân bài (chỉ cần tả một đặc điểm hay một bộ phận của cảnh.
+ Câu mở đoạn cần nêu được ý của đoạn.
+ Các câu thân đoạn cần có sự liên kết giữa các ý, các chi tiết định miêu tả.
+ Câu kết đoạn thể hện được tình cảm, cảm xúc của mình.)
- HS làm bài.
- HS đọc đoạn văn đã hoàn chỉnh.
- Nhận xét.
- GV nhận xét, ghi điểm HS làm bài tốt.
4. Củng cố- dặn dò.(2’)
- GV nhận xét giờ.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau: Viết đoạn thân bài trong bài văn miêu tả cảnh đẹp địa phương.
Lịch sử (Tiết số:8)
Xô viết nghệ - tĩnh
I. Mục tiêu:
- Kể lại được cuộc biểu tình ngày 12- 9 1930 ở Nghệ An
- Biết một số biểu hiện về xây dựng cuộc sống mới ở thôn xã: 
+ Trong những năm 1930- 1931, ở nhiều vùng nông thôn Nghệ - Tĩnh nhân dân giành được quyền làm chủ, xây dựng cuộc sống mới.
+ Ruộng đất của địa chủ bị tịch thu để chia cho nông dân; các thứ thuế vô lý bị xóa bỏ
+ Các phong tục lạc hậu bị xóa bỏ.
II. Đồ dùng dạy học:
	GV:- Bản đồ hành chính VN.
 - Phiếu học tập của HS
 HS: Đọc trước bài.
III. Các hoạt động dạy- học: 
1. ổn định (1-2’)
2. Kiểm tra bài cũ: (3-5’)
? Nêu những nét chính về hội nghị thành lập Đảng Cộng sản VN?
? Nêu ý nghĩa của việc Đảng Cộng sản VN ra đời?
HS nhận xét.
3. Bài mới (25-30’)
a. GV giới thiệu bài ghi tên bài lên bảng. 
- HS ghi vào vở.
 b. Nội dung.
*HĐ 1: Cuộc biểu tình ngày 12/9/1930 và tinh thần c/m của nhân dân nghệ- tĩnh trong những năm 1930- 1931.
- GV treo và giới thiệu bản đồ hành chính VN.
- HS dựa vào tranh minh họa và nội dung SGK thuật lại cuộc biểu tình ngày 12/ 9/ 1930 ở Nghệ An?
- HS trình bày, nhận xét.
GV nêu: 12/ 9/ 1930 hàng vạn nông dân 
? Cuộc biểu tình ngày 12/ 9/ 1930 đã cho thấy tinh thần đấu tranh của nhân dân Nghệ An- Hà Tĩnh ntn?
- GV kết luận: Đảng ta vừa ra đời đã đưa phong 
*HĐ 2: Những chuyển biến mới ở những nơi nhân dân Nghệ- Tĩnh giành được chính quyền cách mạng.
- HS quan sát hình minh họa 2 SGK- T 18.
? Hãy nêu nội dung hình minh họa 2?
? Khi sống dưới ách đo hộ của thực dân Pháp người nông dân có ruộng đất không? Họ phải cày ruộng cho ai?
GV nêu: Vào những năm 1930- 1931, ở những nơi
- HS đọc SGK ghi lại những điểm mới ở những nơi nhân dân Nghệ- Tĩnh giành được chính quyền c/m những năm 1930- 1931.
- HS trình bày. Nhận xét.
? Khi được sống dưới chính quyền Xô viết, người dân có cảm nghĩ gì?
GV trình bày: Trước thành công của phong trào. ...
*HĐ 3: ý nghĩa của phong trào Xô viết Nghệ- Tĩnh.
? Phong trào Xô viết Nghệ- Tĩnh nói lên điều gì về tinh thần chiến đấu và khả năng làm c/m của nhân dân ta?
? Phong trào có tác dụng gì đối với phong trào của cả nước?
- GV kết luận và giảng thêm: ý nghĩa của phong trào Xô viết Nghệ- Tĩnh 
- 3 HS đọc mục kết luận (SGK- T 19) 
 4. Củng cố, dặn dò:(2’) 
- GV tóm tắt nội dung - Nhận xét giờ.
- Về chuẩn bị bài. Số 9.
Thứ sáu ngày 22 tháng 10 năm 2010
Toán (Tiết số:40)
Viết các số đo độ dài dưới dạng số thập phân
I. Mục tiêu
- Biết viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân( Trường hợp đơn giản)
II. Đồ dùng dạy - học
 - GV: Bài dạy. Kẻ sẵn bảng đơn vị đo độ dài.
 - HS: Vở bài tập toán.
III. Các hoạt động dạy- học
1. ổn định lớp (1-2’)
2 . Kiểm tra bài cũ: (3-5’)
- 2 HS lên bảng làm. Lớp làm vở.
- GV đọc đề bài: Tính bằng cách thuận tiện nhất. 	
a. b. 
- Lớp nhận xét bài của bạn, đọc bài làm của mình.
? Nêu cách làm của em?
3. Bài mới. (32-35’)
a. Giới thiệu (1-2’) 
- Ghi tên bài.- HS ghi vở.
 b. Ôn tập về các đơn vị đo độ dài.
* Bảng đơn vị đo độ dài.
- GV treo bảng đơn vị đo độ dài.
- HS nêu các đơn vị đo độ dài theo thứ tự từ bé đến lớn. - HS đọc lại.
* Quan hệ giữa các đơn vị đo liền kề.
? Em hãy nêu mối quan hệ giữa mét và đề- ca- mét, giữa mét và đề- xi- mét?
- GV hỏi các đơn vị khác để hoàn thiện bảng.
? Em hãy nêu mối quan hệ giữa hai đơn vị đo độ dài liền kề nhau?
* Quan hệ giữa đơn vị đo thông dụng.
? Nêu mối quan hệ giữa mét với ki- lô- mét, xăng- ti- mét, mi- li- mét.
c. Hướng dẫn viết số đo dộ dài dưới dạng số thập phân.
- GV hướng dẫn HS viết 2 VD như SGK.
d. HD hs luyện tập.
Bài 1:
- HS đọc y/c bài.
- 2 HS bảng làm.
- Lớp tự làm bài.
 - GV bao quát lớp, giúp đỡ HS yếu.
- Lớp nhận xét bài làm trên bảng.
- GV thống nhất kết quả.
Bài 2:- HS đọc đề bài.
- 2 HS nối tiếp lên bảng làm.
- Lớp làm vào vở.
- GV cùng HS chữa bài , nhận x ét.
? Nêu cách viết 3m 4dm dưới dạng số thập phân có đơn vị là mét?
Bài 3:- HS đọc đề bài. 
- HS khá tự làm bài. 3 HS lên bảng làm.
- GV hướng dẫn HS yếu.
- Chữa bài trên bảng, nhận xét.
4. Củng cố- dặn dò (2’)
- GV nhận xét tiết học
- Dặn HS chuẩn bị cho tiết học sau: Luyện tập.
Tập làm văn (Tiết số:16)
Luyện tập tả cảnh
(Dựng đoạn mở bài, kết bài)
I. Mục đích yêu cầu:
	- Nhận biết và nờu được cỏch viết hai kiểu mở bài: mở bài trực tiếp, mở bài giỏn tiếp( BT1)
- Phõn biệt được hai cỏch kết bài: kết bài mở rộng; kết bài khụng mở rộng(BT2); 
viết được đoạn mở bài kiểu giỏn tiếp, đoạn kết bài kiểu mở rộng cho bài văn tả cảnh thiờn nhiờn ở địa phương.
II. Đồ dùng dạy – học:
- GV: Bài giảng.
- HS: Quan sát cảnh sông nước.
III. Các hoạt động dạy- học:
1. ổn định (1-2’)
2. Bài cũ: (3-5’)
- GV gọi 3 HS đọc phần thân bài của bài văn tả cảnh thiên nhiên ở địa phương em.
3. Bài mới. (32-35’)
a. Giới thiệu bài.(1-2’)
b. Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1:- HS đọc y/c và nội dung.
- HS thảo luận theo cặp để trả lời câu hỏi của bài.
- HS trình bày bài của mình. Nhận xét 
- HS nhận xét, sửa chữa, bổ sung bài làm của bạn.
? Đoạn nào mở bài trực tiếp? (đoạn a)
? Đoạn nào m. bài theo kiểu gián tiếp? (b)
? Vì sao em biết điều đó?
? Em thấy kiểu mở bài nào tự nhiên, hấp dẫn hơn?(gián tiếp)
Bài 2: HS đọc y/c và nội dung.
- Lớp thảo luận nhóm 4 để trả lời câu hỏi.
- Gọi nhóm trình bày. 
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
? Em thấy kiểu bài nào hấp dẫn người đọc hơn? ( theo kiểu mở rộng)
Bài 3:- HS đọc y/c bài tập.
- Lớp tự làm bài.
- GV giúp đỡ HS gặp khó khăn.
- HS trình bày bài. (đoạn MB, đoạn KB)
- GV cùng HS nhận xét và sửa chữa.
4. Củng cố- dặn dò (2’)
- Nhận xét tiết học. Về hoàn chỉnh bài văn.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Địa lí (Tiết số:8)
Dân số nước ta
I. Mục tiêu:
- Biết sơ lược về dân số, sự gia tăng dân số của Việt Nam
- Biết tác động của dân số đông và tăng nhanh: gây nhiều khó khăn cho việc đảm bảo các nhu cầu học hành, chăm sóc y tế của người dân về ăn, mặc, ở, học hành, chăm sóc y tế.
- Sử dụng bảng số liệu, biểu đồ để nhận biết một số đặc điểm về dân số và sự gia tăng dân số.
- HS khá giỏi nêu một số ví dụ cụ thể về hậu quả của sự gia tăng dân số ở địa phương.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Bảng số liệu về dân số các nước Đông Nam á năm 2004. Biểu đồ gia tăng dân số V iệt Nam.
- HS: đọc trước bài.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. ổn định lớp.(1-2’)
2. KT bài cũ.(3-5’) 
? Chỉ và nêu vị trí, giới hạn của nước ta trên bản đồ?
? Nêu vai trò của đất, rừng đối với đời sống và sản xuất của nhân dân ta?
3. Bài mới (25-30’) 
a. Giới thiệu (1-2’) - Ghi đầu bài.
b. Bài giảng.
* HĐ 1 : Dân số, so sánh dân số VN với dân số các nước Đông Nam á
- GV treo bảng số liệu các nước Đông Nam á như SGK lên bảng. + Đọc SGK
? Đây là bảng số liệu gì? 
?Theo em bảng số liệu này có tác dụng gì?
? Các số liệu trong bảng được thống kê vào thời gian nào? (năm 2004)
? Số dân được nêu trong bảng thống kê tính theo đơn vị nào? (triệu người)
- GVnêu: Chúng ta sẽ cùng phân tách bảng số liệu này để rút ra đặc điểm của dân số VN.
? Năm 2004, dân số nước ta là bao nhiêu người?
? Nước ta có dân số đứng hàng thứ mấy trong các nước Đông Nam á?
? Từ kq nhận xét trên, em rút ra đặc điểm gì về dân số VN?
- HS trình bày. Nhận xét.
- GV kết luận:
* HĐ 2 : Gia tăng dân số VN.
- GV treo biểu đồ dân số VN qua các năm như SGK.
- HS đọc.
? Đây là biểu đồ gì, có tác dụng gì?
? Nêu giá trị được biểu hiện ở trục ngang và trục dọc của biểu đồ?
? Như vậy số ghi trên đầu của mỗi cột biểu thị cho giá trị nào?
- HS nêu. Nhận xét.
- GV nhận xét, kết luận:
* HĐ 3 : Hậu quả của dân số tăng nhanh.
- Lớp thảo luận nhóm 4: để hoàn thành phiếu học tập (STK - 56) 
- GV giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.
- Các nhóm trình bày.
- Nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét, kết luận chung.
4. Củng cố, dặn dò (2’)
? Em biết gì về tình hình tăng dân số ở địa phương mình và tác động của nó đến đời sống nhân dân?
- Nhận xét tiết học, tuyên dương những học sinh học tập tích cực, hiệu quả
- HS chuẩn bị tiết sau: Các dân tộc, sự phân bố dân cư.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan8-1011.doc