Giáo án Tổng hợp môn học lớp 5 - Tuần 9 - Trường TH Nguyễn Tri Phương

Giáo án Tổng hợp môn học lớp 5 - Tuần 9 - Trường TH Nguyễn Tri Phương

Tập đọc - Tiết thứ 17:

 Bài: CÁI GÌ QUÝ NHẤT?

I. MỤC TIÊU:

 - Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài. Biết phân biệt lời người dẫn chuyện và lời nhân vật.

 - Hiểu vấn đề tranh luận (Cái gì quý nhất?) và ý được khẳng định qua tranh luận: Người lao động là đáng quý nhất.(Trả lời được các câu hỏi 1,2,3)

 -Biết yêu quý người lao động và biết chăm chỉ làm việc giúp đỡ người trong gia đình.

II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - GV: Bảng lớp ghi sẵn câu văn luyện đọc diễn cảm.

 - HS: Bài cũ, bài mới, sgk

III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP

 

doc 36 trang Người đăng hang30 Lượt xem 613Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn học lớp 5 - Tuần 9 - Trường TH Nguyễn Tri Phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 9
Thứ năm ngày 18 tháng 10 năm 2012
Tiết 1 Tập đọc - Tiết thứ 17: 
 Bài: CÁI GÌ QUÝ NHẤT?
I. MỤC TIÊU:
 - Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài. Biết phân biệt lời người dẫn chuyện và lời nhân vật.
 - Hiểu vấn đề tranh luận (Cái gì quý nhất?) và ý được khẳng định qua tranh luận: Người lao động là đáng quý nhất.(Trả lời được các câu hỏi 1,2,3)
 -Biết yêu quý người lao động và biết chăm chỉ làm việc giúp đỡ người trong gia đình.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - GV: Bảng lớp ghi sẵn câu văn luyện đọc diễn cảm.
 - HS: Bài cũ, bài mới, sgk
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: 
Giáo viên
Học sinh
1-Kiểm tra bài cũ:5’
-Gọi 2 HS lên bảng đọc thuộc những câu thơ các em thích trong bài “Trước cổng trời”, trả lời 
 -HS1: Vì sao địa điểm trong bài thơ được gọi là " Cổng trời ?
-HS2: nêu nội dung chính của bài thơ ?
- GV nhận xét ghi điểm.
2-Bài mới :33’
 a.Giới thiệu bài : Quan sát tranh: Tranh có 4 hình, mỗi hình vẽ gì?. Cái quý giá nhất?
b. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiẻu bài:
*HD luyện đọc đúng:
- HS khá đọc toàn bài:
- Bài chia làm 3 đoạn: 
-Cho HS đọc nối tiếp đoạn lần 1 
- Luyện đọc từ khó: quý nhất;
- HD đọc; khi đọc đoạn văn cần phân biệt lời người dẫn chuyện và lời nhân vật(Hùng, quý, Nam, Thầy giáo).
-Cho HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 
- 1 HS đọc phần chú giải (Sgk)
-GV giảng từ khó: *Vô vị: không có lợi íchgì.
-GV Treo bảng phụ: Hướng dẫn ( nhấn mạnh: quý nhất, lúa gạo, không ăn, có lí, không đúng, quý nhất, quý như vàng, quý nhất, thì giờ)
-Nhấn mạnh câu hỏi, ngắt hơi ở dấu chấm, phẩy. 
- Cho 3 HS đọc – theo 3 vai:
-Cho HS đọc nối tiếp đoạn lần 3
 - GV nhận xét đọc.
* GV đọc mẫu bài:
*HĐ2: Tìm hiểu bài.
- HS đọc thầm bài và trả lời câu hỏi.
+Theo Hùng, Quý, Nam, cái quý nhất trên đời là gì? ( . GV vắn tắt.-bổ sung) 
+Mỗi bạn đưa ra lí lẽ như thế nào, để bảo vệ ý kiến của mình? 
+Vì sao thầy giáo cho rằng : người lao động mới là quý nhất?
=> Thầy giáo khẳng định ý kiến của 3 bạn đều đúng, vì: lúa, gạo, vàng bạc, thì giờ đều rất quý, nhưng chưa phải là quý nhất.(Thầy giáo đã đưa ra lập luận có tình có lí-Thể hiện sự tôn trọng người đối thoại
+ Em hãy chọn tên khác cho bài văn và nêu lí do vì sao em chọn tên gọi đó?
- GV nhận xét chung.
*GV tóm tắt: Đây là đoạn trích tranh luận của 3 bạn học sinh về “cái quý nhất”và ý khẳng định trong bài là: “Người lao động là quý nhất”.
*HĐ3: Hướng dẫn HS đọc diễn cảm .
+ 5 HS đọc lại bài văn theo- 5 vai ( người dẫn chuyện, Hùng, Quý, Nam, thầy giáo); 
 - GV hướng dẫn luyện đọc: Đoạn tranh luận của 3 bạn, chú ý nhấn mạnh từ ngữ: “Quý nhất, lúa gạo, không ăn, có lí, không đúng, quý nhất, quý như vàng, quý nhất, thì giờ, thì giờ quý hơn vàng bạc”.
- Chú ý : đọc đúng lời các nhân vật.
-Cho cả lớp đọc thầm theo nhóm 2
-Cho các nhóm thi đọc trước lớp
-GV nhận xét: nhóm đọc tốt, hay nhất- tuyên dương. Và bạn đọc hay nhất ( ghi điểm). 
3- Củng cố , dặn dò:3’
-Gọi HS tóm tắt nội dung bài
-GD: Biết yêu quí người lao động và yêu lao động, biết lao động giúp đở gia đình với công việc vừa sức, tiết kiệm thời giờ
-Dặn HS về đọc lại bài ở nhà, các em ghi nhớ cách nêu lí lẽ thuyết phục người khác khi tranh luận của các nhân vật trong truyện để thực hành thuyết trình, tranh luận trong tiết TLV tới. 
-Chuẩn bị tiết: “ Đất Cà Mau”.
- GV nhận xét tiết học.
-vì đó là một đèo cao giữa hai vách đá; từ đỉnh đèo có thể nhìn thấy cả một khoảng trời lộ ra, có mây bay, có gió thoảng, tạo cảm giác như đó là cổng đi lên trời
-Ca ngợi vẻ đẹp của cuộc sống trên miền núi cao, có thiên nhiên thơ mộng, khóng đạt trong lành, những con người chịu thương, chịu khó, hăng say lao động làm đẹp cho quê hương.
Sgk/ 85.
 -Quan sát cho biết nội dung mỗi hình.
-1 em đọc to, cả lớp đọc thầm
-Đánh dấu đoạn
-3 em đọc nối tiếp đoạn
-Luyện đọc từ khó
- 3HS đọc.
- 1 em đọc cả lớp chú ý lắng nghe.
-HS quan sát đoạn tranh luận của 3 bạn:
-Từ “Hùng nói: Lúa gạo vàng bạc”
-3 HS đọc, theo3 vai (Hùng, Quý, Nam).
-3HS đọc.
- Cả lớp chú ý lắng nghe.
+ Hùng - lúa gạo; Quý- vàng; Nam- thì giờ.
- Hùng: có lúa gạo mới nuôi sống con người.
- Quý: Có vàng là có tiền, có tiền mua được lúa gạo.
- Nam: có thì giờ mới làm ra được lúa gạo, vàng bạc.
 + Lập luận của Thầy giáo:
-Nếu không có người lao động thì không có lúa gạo, vàng bạc và thì giờ cũng trôi qua một cách vô vị. Bởi vậy người lao động là quý nhất.
+ Đặt tên là: Cuộc tranh luận thú vị, (vì bài văn thuật lại cuộc tranh luận thú vị giữa 3 bạn nhỏ).
-Ai có lí (vì bài văn cuối cùng đến được kết luận giàu sức thuyết phục: người lao động là quý nhất)
+ 5HS đọc lại bài theo 5 vai
-Lắng nghe
- HS luyện đọc thầm nhóm 2.
-3 nhóm thi đọc diễn cảm
- HS theo dõi, bình chọn nhóm đọc tốt nhất
- Qua bài văn giúp chúng ta rút ra được bài học về “cái quý nhất trong cuộc sống” và khẳng định “Người lao động là quý nhất”.
-Nghe GV dặn dò và ghi bài vào vở
Tiết 2:	 Đạo đức - Tiết thứ 9: 
 Bài: TÌNH BẠN ( tiết 1 )
I / MỤC TIÊU: Học xong bài này HS biết.
 - Biết được bạn bè cần phải đoàn kết, thân ái, giúp đỡ lẫn nhau, nhất là những khi khó khăn, hoạn nạn.
 - Cư xử tốt với bạn bè xung quanh trong cuộc sống hàng ngày.
 - Thân ái, đoàn kết với bạn bè.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
 - GV: Phiếu ghi tình huống (HĐ3- tiết1).
 - HS: VBT, sgk
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
Giáo viên
Học sinh
1-Kiểm tra bài cũ:5’
-Gọi HS nêu ghi nhớ
-GV cho HS hát bài Lớp chúng ta đoàn kết.
- Nhận xét – ghi điểm.
2- Bài mới: 30’
a. Giới thiệu bài- Ghi đề bài lên bảng.
b.Tìm hiểu bài:
*HĐ1: Đọc truyện: Đôi bạn
-GV tổ chức cho HS hoạt động cả lớp:
+ GV yêu cầu 1, 2 HS đọc câu chuyện trong sách giáo khoa
+ Câu chuyện gồm có những nhân vật nào?
+ Khi đi vào rừng, hai hgười bạn đã gặp chuyện gì?
+ Chuyện gì đã xảy ra sau đó?
+ Hành động bỏ bạn để chạy thoát thân của nhân vật trong truyện đã cho ta thấy nhân vật đó là một người như thế nào?
+Khi con gấu bỏ đi, người bạn bị bỏ rơi lại đã nói gì với người bạn kia?
+Em thử đoán xem sau chuyện này tình cảm giữa hai người sẽ như thế nào?
+ Theo em, khi đã là bạn bè chúng ta cần cư xử với nhau như thế nào? Vì sao lại phải cư xử với nhau như thế?
- GV kết luận: Khi đã là bạn bè chúng ta cần phải biết yêu thương, đoàn kết cùmg giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, cùng nhau vượt qua mọi khó khăn.
*HĐ 2: Trò chơi “sắm vai”
-GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm:
+GV yêu cầu các nhóm thảo luận, chuẩn bị đóng vai.
+ Nội dung thảo luận: Dựa vào câu chuyện trong SGK, các em hãy đóng vai các nhân vật trong chuyện để thể hiện dược tình bạn đẹp đẽ của đôi bạn.
-GV gọi 1,2 nhóm lên biểu diễn trước lớp.
-GV nhận xét, khen các nhóm giải quyết đúng tình huống và diễn hay, khuyến khích nhóm còn yếu.
-GV gọi 2,3 HS đọc ghi nhớ trong SGK.
*HĐ 3: Đàm thọai
-GV tổ chức cho HS làm việc cả lớp:
+Lớp ta đã đoàn kết chưa?
+điều gì sẽ xảy ra cho chúng ta khi xung quanh chúng ta không có bạn bè?
+ Em hãy kể những việc đã làm và sẽ làm để có một tình bạn tót đẹp.
+ Hãy kể cho các bạn cùng lớp nghe một tình bạn đẹp mà em thấy?
+ Theo em, trẻ em có quyền được tự do kết bạn không? Em biết điều đó từ đâu?
-GV kết luận: Trong cuộc sống mỗi chúng ta ai cũng cần phải có bạn bè, có quyền tự do kết giao bạn bè.
3. Củng cố, dặn dò: 3’
-Cho HS nêu lại ghi nhớ
-Dặn HS về học bài, thực hiện đối xử tốt với bạn để luôn có tình bạn đẹp và bền lâu
-Chuẩn bị bài tuần sau
-2 em nêu
-HS thực hiện:
+ 1,2 HS đọc cho cả lớp cùng nghe.
+Câu chuyện gồm có 3 nhân vật đó là: đôi bạn và con gấu.
+Khi đi vào rừng, hai người bạn đã gặp một con gấu.
+ Khi thấy gấu, một người bạn đã bỏ chạy và leo tót lên cây ẩn nấp để mặc người bạn còn lại dưới mặt đất.
+ Nhân vật đó là một người bạn không tốt, không có tinh thần đoàn kết, một người bạn không biết giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn. Đó là một người không tốt.
+Khi con gấu bỏ đi, người bạn bị bỏ rơi đã nói với người bạn kia là Ai bỏ bạn trong lúc hiểm nghèo để chạy thoát thân là kẻ tồi tệ.
+Hai người bạn sẽ không bao giờ chơi với nhau nữa. Người bạn kia xấu hổ và nhạn ra lỗi của mình. Người bạn kia nhận ra lỗi và mong bạn mình tha thứ.
+Khi đã là bạn bè, chúng ta cần phải yeu thương, đùm bọc lẫn nhau. Khi đã là bạn bè chúng ta phải giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn. Khi đã là bạn bè chúng ta đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ trong học tập. Khi đã là bạn bè thì phải yêu thương, giúp đỡ bạn mình vượt qua những khó khăn, hoạn nạn.
-HS lắng nghe, ghi nhớ.
-HS làm việc theo 2 nhóm.
+HS thực hiện.- đóng vai theo yêu cầu BT.
-HS lên diễn.—Theo tình huống của nhóm.
- HS lắng nghe.
- 2,3 HS đọc ghi nhớ
-HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi:
+Lớp chúng ta rất đoàn kết.
Khi xung quanh ta không có bạn bè ta sẽ cảm thấy cô đơn, khi làm một công việc ta sẽ cảm thấy chán nản...
+ Tùy theo từng HS nêu.
+HS kể.
+ Trẻ em có quyền được tự do kết bạn. Em biết điều đó từ bố mẹ, sách báo, trên truỳên hình...
-HS lắng nghe ghi nhớ. 
-2 em nêu
-Nghe GV dặn dò và ghi bài vào vở
 Tiết 3 Kỹ thuật - Tiết thứ 9: 
Bài: LUỘC RAU
I.MỤC TIÊU: 
	- HS biết cách thực hiện các công việc chuẩn bị và các bước luộc rau.
	- Biết liên hệ với việc luộc rau ở gia đình.
	- Có ý thức vận dụng kiến thức đã học để giúp gia đình nấu ăn.
	-GD HS biết sử dụng củi, ga, than,... phù hợp khi luộc rau để tiết kiệm chất đốt.(phần 2)
II. CHUẨN BỊ:
	- GV và HS: Rau muống, rau cải củ hoặc bắp cải, đậu quả  (tùy mùa rau) còn tươi, non; nước sạch
	- Nồi, soong cỡ vừa, đĩa (để bày rau luộc); Hai cái rổ, chậu; đũa nấu.
	- Bếp ga du lịch.
III.HOẠTĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Giáo viên
Học sinh
1.Kiểm tra bài cũ: 5’
- Kiểm tra 2 HS 
+ Gia đình em thường nấu cơm bằng cách nào? Em hãy nêu cách nấu cơm đó.
-GV nhận xét, đánh giá từng HS
2. Bài mới :30’
a.Giới thiệu bài: GV giới thiệu , ghi bảng.
b. Tìm hiểu bài:
*HĐ1: Tìm hiểu cách thực hiện các công việc chuẩn bị luộc rau
- Hướng dẫn HS quan sát hình 1 trong SGK, thảo luận theo nhóm, nêu tên những nguyên liệu, dụng cụ cần chuẩn bị để luộc rau.
- Hướng dẫn HS quan sát hình 2 và đọc nội dung mục 1b trong SGK, thảo luận theo nhóm, nêu cách sơ chế rau trước khi luộc.
- Cho HS trình bày kết quả thảo luận
- Gọi 2 HS lên bảng thực hiện các thao tác sơ chế rau
- GV quan sát, uốn nắn thao tác chưa đúng. Hướng dẫn thêm một số thao tác như ngắt cọng rau muống, cắt rau cải thành những đoạn ngắn; tước xơ ở vỏ quả đậu cô ve  
- Lưu ý HS: Đối với một số loại rau như rau cải, bắp cải, su hào, đậu cô ve nên ngắt, cắt thành đoạn ngắn hoặc thái nhỏ sau khi đã rửa sạch để giữ được chấ ...  đối với người nhiễm HIV và gia đình họ? Tại sao cần phải làm như vậy?
-GV nhận xét, ghi điểm từng HS
2. Bài mới :30’
a.Giới thiệu bài: Ghi tên bài
b.Tìm hiểu bài:
*HĐ1:Khi nào chúng ta có thể bị xâm hại?
- Yêu cầu HS đọc lời thoại của các nhân vật trong hình minh họa 1, 2, 3 trang 38 SGK
+ Các bạn trong các tình huống trên có thể gặp phải nguy hiểm gì?
+ Ngoài các tình huống đó em hãy kể thêm những tình huống có thể dẫn đến nguy cơ xâm hại mà em biết?
- GV ghi nhanh lên bảng ý kiến của HS
*HĐ2:Cách đề phòng bị xâm hại.
- Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận tìm các cách để phòng tránh bị xâm hại.
- Tổ chức cho HS trình bày
*HĐ3: Ứng phó với nguy cơ bị xâm hại
- Chia HS thành nhóm theo tổ.
- Đưa tình huống cho các nhóm.
- GV hướng dẫn, giúp đỡ từng nhóm.
- Nhận xét các nhóm có sáng tạo, có lời thoại hay, đạt hiệu quả.
*HĐ4: Những việc cần làm khi bị xâm hại. 
-Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi.
+ Khi có nguy cơ bị xâm hại, chúng ta cần phải làm gì?
- Gọi HS phát biểu. 
+ Trong trường hợp bị xâm hại chúng ta sẽ phải làm gì?
+ Theo em chúng ta có thể tâm sự, chia sẻ với ai khi bị xâm hại?
- GV kết luận.
-Cho HS đọc mục bạn cần biết.
3. Củng cố – dặn dò :3’
 - Để phòng tránh bị xâm hại, chúng ta phải làm gì?
- Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết và chuẩn bị: “Phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ.”
- GV nhận xét tiết học. 
- 2 HS lên bảng lần lượt trả lời các câu hỏi của GV.
- HS nhắc lại tên bài..
- 3 HS tiếp nối nhau đọc và nêu ý kiến trước lớp. Ví dụ:
+ Tranh 1: Nếu đi đường vắng hai bạn có thể gặp kẻ xấu cướp đồ, dụ dỗ dùng các chất gây nghiện
+ Tranh 2: Đi một mình vào buổi tối đêm, đường vắng có thể bị kẻ xấu hãm hại, khi gặp nguy hiểm không có người giúp đỡ
+ Tranh 3: Bạn gái có thể bị bắt cóc, bị hãm hại nếu lên xe đi cùng người lạ
- Tiếp nối nhau phát biểu. Ví dụ:
+ Đi một mình ở nơi vắng vẻ.
+ Đi một mình trong ban đêm, khi đã quá muộn.
+ Ở trong phòng một mình với người lạ
+ Đi nhờ xe người lạ.
+ Đi chơi xa cùng bạn mới quen.
+ Nhận tiền, quà hoặc sự giúp đỡ của người lạ.
+ Nghe lời rủ rê của bạn đi chơi.
+ Ở nhà một mình mà lại mở cửa cho người lạ vào.
- Hoạt động nhóm. Ghi lại những việc nên làm để phòng tránh bị xâm hại.
- Đại diện các nhóm đọc phiếu
Để phòng tránh bị xâm hại cần:
+ Không đi một mình ở nơi tối tăm, vắng vẻ.
+ Không ra đường một mình khi đã muộn.
+ Không ở trong phòng kín một mình với người lạ.
+ Không đi nhờ xe người lạ.
+ Không đi chơi với bạn mới quen, nhất là bạn khác giới
- Hoạt động trong tổ.
- Nhận tình huống GV đưa, xây dựng lời thoại để có một kịch bản hay, nêu được cách ứng phó trước nguy cơ bị xâm hại.
- Diễn lại tình huống theo kịch bản đó.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận về cách ứng phó khi bị xâm hại.
- Tiếp nối nhau phát biểu. Ví dụ:
+ Đứng ngay dậy.
+ Bỏ đi ngay ra chỗ khác.
+ Nhìn thẳng vào mặt người đó.
+ Lùi ra xa để người đó không chạm được vào người mình.
+ Hét to lên để được mọi người giúp đỡ.
+ Chạy thật nhanh đến chỗ có người.
+ Có thái độ kiên quyết khi thấy mình có nguy cơ bị xâm hại
- Tiếp tục trao đổi với bạn, trả lời:
+ Khi bị xâm hại, chúng ta phải nói ngay với người lớn để được chia sẻ và hướng dẫn cách giải quyết, ứng phó.
+ Bố mẹ, ông bà, anh chị, cô giáo, chị tổng phụ trách, cô, chú, bác 
-2 em đọc
-HS nêu
-Nghe GV dặn dò, ghi bài
Tiết 4 	Toán - Tiết 45: 
Bài: LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU:
 Giúp học sinh củng cố về:
 -Viết các số đo độ dài, khối lượng, diện tích dưới dạng số thập phân với các đơn vị khác nhau.
 -Làm nhanh đúng, thành thạo. Tích cực học tập.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - GV: Bảng , SGK, bảng nhóm.
 - HS: Vở làm toán, sgk
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
Giáo viên
Học sinh
1.Kiểm tra bài cũ:5’
- Gọi 1 HS lên bảng sửa bài tập 3/47 của tiết trước.
- Nhận xét cho điểm học sinh.
2. Bài mới:32’ 
a.Giới thiệu bài: Trong tiết học toán hôm nay các em cùng luyện tập về viết các số đo độ dài, khối lượng, diện tích dưới dạng số thập phân với các đơn vị khác nhau.
b.Hướng dẫn luyện tập:
 Bài 1/ 48:
- Yêu cầu HS đọc đề bài và hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
-GV yêu cầu HS làm bài.
- GV gọi HS chữa bài của bạn trên bảng lớp.
- GV nhận xét và cho điểm.
-Bài 1,3 luyện tập nội dung gì?
Bài 3/48:
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và nêu cách làm bài. 
Viết các số đo độ dài dưới dạng số thập phân.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- GV nhận xét, sửa sai.
Bài 4/48:
- Yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài.
- Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- GV nhận xét cho điểm HS.
3.Củng cố, dặn dò: 3’
- GV yêu cầu nhắc lại một số nội dung chính trong tiết luyện tập.
- Về nhà học bài. 
- Chuẩn bị bài: Luyện tập chung
- Nhận xét tiết học.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.
- HS nghe để xác định nhiệm vụ của tiết học. 
- 1 HS đọc trước lớp, cả lớp đọc thầm. Bài tập yêu cầu chúng ta viết các số đo độ dài dưới dạng số thập phân có đơn vị là mét.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào bảng con.
a) 3m 6dm = m = 3,6m 
b) 4dm = m = 0,4 m
c) 34m5cm = m = 34,05m 
d) 345cm = 3m45cm =cm = 3,45m
- HS chữa bài của bạn, cả lớp theo dõi và tự kiểm tra lại bài của mình.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở nháp.
a) 42dm4cm = dm = 42,4dm
b) 56cm9mm = cm = 56,9mm
c) 26m2cm = m = 26,02m
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
a) 3kg 5g = 
 b) 
c) 1103g = 1000g + 103g = 1kg103g
 kg = 1,103kg
- HS nhận xét bạn làm đúng / sai, nếu sai thì sửa lại cho đúng.
-1 em nêu
-Nghe GV dặn dò, ghi bài 
Tiết 5 Chính tả - Tiết thứ 9: 
NHỚ – VIẾT :
Bài: TIẾNG ĐÀN BA-LA-LAI-CA TRÊN SÔNG ĐÀ
PHÂN BIỆT ÂM CUỐI N/ NG
 I.MỤC TIÊU:
-Viết đúng bài chính tả ,trình bày đúng các khổ thơ, dòng thơ theo thể tự do.
- Làm được BT2a/b.
- Viết đúng, rõ ràng,đẹp.
II.CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 -GV: Giấy bút, băng dính để HS thi tìm từ láy, sgk
 - HS: VBT, sgk, vở viết chính tả
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TRÊN LỚP:
Giáo viên
Học sinh
1.Kiểm tra bài cũ: 5’
-GV đọc cho HS viết: tuyên, truyền, khuyên, thuyết, khuyết, tuyệt.
-GV nhận xét
2. Bài mới :32’
a.Giới thiệu bài: Giới thiệu – ghi đề
Hướng b.Hướng dẫn HS nhớ - viết chính tả:
-Yêu cầu HS đọc thuộc bài thơ Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà.
+ Em hãy cho biết bài thơ gồm mấy khổ? Viết theo thể thơ nào?
+ Theo em, viết tên loại đàn nêu trong bài như thế nào? Trình bày tên tác giả ra sao?
- Hướng dẫn HS luyện viết những chữ dễ viết sai 
- Nhắc HS về tư thế ngồi viết
- GV đọc lại bài.
- GV chấm chữa 6 bài.
- GV nhận xét bài viết của HS.
c.Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
- Cho HS đọc yêu cầu của bài tập 2b.
- GV tổ chức trò chơi: “Ai nhanh hơn”
Cách chơi: 5 em sẽ cùng lên bốc thăm. 
Phiếu thăm đã được ghi sẵn một cặp tiếng có âm cuối n/ng. Em phải viết lên bảng lớp 2 từ ngữ có chứa tiếng em vừa bốc thăm được. Em nào tìm nhanh, viết đúng, viết đẹp là thắng.
- Cho HS làm bài
- GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng khen HS tìm được từ đúng.
3. Củng cố, dặn dò :3’
-Yêu cầu HS nhớ những từ ngữ đã luyện tập để không viết sai chính tả.
- GV nhận xét tiết học. Tuyên dương những HS viết chính tả đúng.
-Nhắc HS chuẩn bị bài sau.
-2 HS lên bảng viết.
- 2HS nhắc lại tên bài.
- 3 HS đọc thuộc lòng 3 khổ thơ.
- 1 HS đọc thuộc lòng cả bài.
+ Bài thơ gồm 3 khổ, viết theo thể thơ tự do.
+ Tên loại đàn không viết hoa, có gạch nối giữa các âm.
+ Tên tác giả viết phía dưới bài thơ, bên phải trang giấy, cách lề 8 ô.
-2 HS lên bảng viết , lớp viết vào giấy nháp: ba-la-lai-ca, ngẫm nghĩ, lấp loáng, bỡ ngỡ
- HS ngồi đúng tư thế.
- HS gấp SGK, nhớ lại bài và viết chính tả
- HS soát lại bài, tự phát hiện lỗi và sửa lỗi.
-HS đổi vở soát lỗi cho nhau, tự sửa những lỗi viết sai bên lề.
- Theo dõi để rút kinh nghiệm cho bài viết sau.
- 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
- Lắng nghe GV hướng dẫn.
- 5 HS lên bốc thăm cùng lúc và viết nhanh từ ngữ mình tìm được lên 
-Lớp nhận xét 
-Nghe GV dặn dò
	Ia Glai, ngày 17 tháng 10 năm 2012
	TỔ TRƯỞNG
	 Vũ Thị Thúy
	SINH HOẠT TUẦN 9.
 ( Tiết 5 ngày 19/10)
I / MỤC TIÊU:
-Nhận xét, đánh giá ưu điểm, một số điểm tồn tại trong tuần 9.
-Có kế hoạch trong tuần tới tuần 10.
II/ CHUẨN BỊ: 
- Lớp trưởng và các tổ trưởng , ghi chép các hoạt động của tổ viên trong tuần. 
 -Lên kế hoạch tuần 10, 
III/ TIẾN HÀNH:
A/ Nhận xét:
 1 . ỔN định lớp: Hát ôn bài ca. “Những bông hoa, những bài ca.”
 2.Các tổ báo cáo nhận xét:
 + Tổ 1: Ưu: -Nhiều bạn tham gia tích cực các hoạt động, chăm chỉ, 
 Khuyết: -Các bạn nam chưa thực hiện tốt việc làm trực nhật
 -Hay ồn ào trong giờ học, 1 số bạn còn hay nói chuyện riêng, chưa học bài ở nhà đâỳ đủ: Chiên, Phương
 + Tổ 2:Ưu: -Phần đông các bạn có nhiệt tình, tham gia đầy đủ các hoạt động.
 Khuyết: -Bên cạnh bạn học tốt còn một số bạn chưa chịu khó học bài ở nhà.
+Tổ 3: Ưu: -Các bạn đi học chuyên cần, vệ sinh sạch sẽ
 -Sôi nổi trong học tập, tham gia tốt các hoạt động
 Khuyết: -1 số bạn học bài ở nhà chưa tốt, còn chưa tự giác: Thảo, Thân, Hậu
 Lớp trưởng nhận xét: - Nhiều bạn tham gia sinh hoạt 15 phút đúng giờ, tích cực, có tiến bộ trong học tập, nhưng 1 số bạn chưa học bài tốt ở nhà, hay quên vở bài tập
3. Nhận xét của Giáo viên:
 Ưu: -Lớp ta có nhiều chuyển biến về ý thức trong học tập, trong sinh hoạt đội, nế nếp lớp và học tự quản. Nhiều ban nữ hoạt động tốt lên nhiều đáng tuyên dương.
 -Nhiều em ý thức học bài, làm bài ở nhà rất tốt,
 -Tham gia tốt các hoạt động phong trào
 -Vệ sinh đúng giờ, sạch sẽ, có ý thức giữ gìn tài sản chung
 	Khuyết : -Vẫn còn số ít bạn không thuộc bài cũ, bài tập ở nhà làm chưa đầy đủ,vở ghi chép không đúng, trình bày chưa đẹp: Ngân, Phương
 -1 số em hay nói chuyện riêng, gây ồn ào trong lớp. 
+ Biện pháp khắc phục:
 -GV và các tổ trưởng kiểm tra; phê bình những HS không học bài ở nhà, nề nếp, đi học, xếp hàng ra vào lớp, SH 15 phút, Vệ sinh trường lớp, trang phục, 
 -Cần phát huy tính mạnh dạn, phát biểu xây dựng bài. 
B/- Kế hoạch tuần 10: 
 -Đi học đúng giờ, vệ sinh trường, lớp, cá nhân sạch sẽ
 -Tiếp tục duy trì nề nếp lớp, khắc phục tồn tại tuần 9
 - Thực hiện tốt nội quy nhà trường, chấp hành đúng an toàn giao thông
 -Tham gia đầy đủ buổi sinh hoạt ngoại khoá, các hoạt động phong trào, sinh hoạt các câu lạc bộ.
 -Lễ phép với các thầy cô giáo và người lớn
 - Tập luyện bóng rổ, văn nghệ.
 -Thi đua học tốt chào mừng ngày thành lập HLH PNVN (20/10)
 -Tiếp tục thu, nộp các loại quỹ . 

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 9-5.doc