Giáo án Tổng hợp môn học lớp 5 - Tuần dạy học 23

Giáo án Tổng hợp môn học lớp 5 - Tuần dạy học 23

Thể dục.

Nhảy dây- Bật cao- Trò chơi: Qua cầu tiếp sức.

I/ Mục tiêu.

- Ôn di chuyển tung và bắt bóng , ôn nhảy dây kiểu chân trước chân sau. Yêu cầu thực hiện tương đối chính xác động tác.

- Ôn bật cao. Yêu cầu thực hiện tương đối chính xác động tác.

- Làm quen với trò chơi “ Qua cầu tiếp sức”. Nắm được cách chơi, nội quy chơi, hứng thú trong khi chơi.

- Giáo dục lòng ham thích thể dục thể thao

II/ Địa điểm, phương tiện.

 - Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn.

 - Phương tiện: còi,bóng

 

doc 42 trang Người đăng hang30 Lượt xem 636Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn học lớp 5 - Tuần dạy học 23", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUầN 23.
Ngày soạn : 13 . 2 .2009
Ngày dạy : 17. 2 .2009
Sáng Lớp 5A
Thứ ba ngày 17 tháng 2 năm 2009.
Thể dục.
Nhảy dây- Bật cao- Trò chơi: Qua cầu tiếp sức.
I/ Mục tiêu.
- Ôn di chuyển tung và bắt bóng , ôn nhảy dây kiểu chân trước chân sau. Yêu cầu thực hiện tương đối chính xác động tác.
- Ôn bật cao. Yêu cầu thực hiện tương đối chính xác động tác.
- Làm quen với trò chơi “ Qua cầu tiếp sức”. Nắm được cách chơi, nội quy chơi, hứng thú trong khi chơi.
- Giáo dục lòng ham thích thể dục thể thao
II/ Địa điểm, phương tiện.
 - Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn.
 - Phương tiện: còi,bóng 
III/ Nội dung và phương pháp lên lớp.
Nội dung.
ĐL
Phương pháp
1/ Phần mở đầu.
- Phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu giờ học.
2/ Phần cơ bản.
a/ Ôn tung và bắt bóng theo nhóm 2, 3 người.
- GV làm mẫu lại các động tác sau đó cho cán sự lớp chỉ huy các bạn tập luyện.
b/ Ôn nhảy dây, nhảy bật cao.
- GV làm mẫu động tác kết hợp giảng giải.
c/ Trò chơi: “ Qua cầu tiếp sức ”.
- Nêu tên trò chơi, HD luật chơi.
- Động viên nhắc nhở các đội chơi
3/ Phần kết thúc.
- HD học sinh hệ thống bài.
- Nhận xét, đánh giá giờ học.
4-6’
18-22’
4-6’
* Tập hợp, điểm số, báo cáo sĩ số.
- Khởi động các khớp.
- Chạy tại chỗ.
- Chơi trò chơi khởi động: Chim bay cò bay.
* Lớp trưởng cho cả lớp ôn lại các động tác : tung và bắt theo nhóm 2, 3 người.
- Chia nhóm tập luyện.
- Các nhóm báo cáo kết quả.
- Nhận xét, đánh giá giữa các nhóm.
* HS tập thử rồi tập chính thức, khi rơi xuống cần thực hiện động tác hoãn xung đẻ tránh chấn động. 
* Nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi.
- Chơi thử 1-2 lần.
- Các đội chơi chính thức (có hình thức phạt các đội thua).
* Thả lỏng, hồi tĩnh.
- Nêu lại nội dung giờ học.
--------------------------------------------------------
Toán
Mét khối.
A- Mục tiêu: 
 - Giúp HS có biểu tượng về đơn vị đo thể tích mét khối đọc, viết đúng .
 - Nhận biết được mối quan hệ giữa m³ và dm³ ,cm³,biết đổi đúng đơn vị đo , biết vận dụng để giải bài tập.
 * Trọng tâm: có biểu tượng về đơn vị đo thể tích mét khối đọc, viết; mối quan hệ giữa m³ và dm³ ,cm³,biết đổi đúng đơn vị đo.
B - Đồ dùng dạy học
 Bộ đồ dùng dạy toán 5, bảng vẽ m³.
C - Các hoạt động dạy - học chủ yếu.
TG
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
4’
1’
10’
18’
2’
I.- Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu HS: 
+ Nêu tên 2 đơn vị đo thể tích đã học.
+ Mối quan hệ của chúng? 
- GV nhận xét và cho điểm. 
II - Bài mới:
1.Giới thiệu bài : GV giới thiệu – ghi đầu bài.
2.Giảng bài : 
Hình thành biểu tượng m³ và môí quan hệ giữa m³, cm³,dm³.
- Giới thiệu hình vẽ m³.
+ Mét khối là gì? 
+ GV giới thiệu cách đọc và cách viết. 
+ Quan sát hình SGK và nhận xét mối quan hệ giữa mét khối với đề xi- mét khối và xăng – ti – mét khối? 
 GV ghi bảng: 1m³ = 1000dm³.
 1m³ = 1.000.000cm³.
+ Trong ba đơn vị đo thể tích đã học, theo em thì đơn vị nào là lớn nhất và đơn vị nào bé nhất? 
+ Hãy viết các đơn vị đó theo thứ tự từ lớn đến bé? 
+ Nêu lại mối quan hệ giữa các đơn vị đo. 
- Kết luận: Hai đơn vị đo thể tích đứng cạnh nhau gấp kém nhau 1000 lần. 
3. Thực hành:
Bài 1 :
 - HS đọc yêu cầu bài. 
 - Củng cố cách đọc viết số đo m³.
Bài 2 :- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
 + Yêu cầu HS làm bài vào vở
 + GV chữa và chốt cách đổi các đơn vị đo thể tích.
Bài 3 :- Gọi HS đọc yêu cầu bài 3. 
+ Làm bài, theo nhóm 4 - kiểm tra kết quả bằng hình xếp.
III- Củng cố – Dặn dò.
GV nhận xét giờ học.
- 2 HS nêu
- HS trả lời các câu hỏi của GV. 
- HS tự làm vở. 
- 1 HS làm bảng.
- HS làm bài cá nhân vào vở. 
 HS làm bài theo nhóm và nêu cách làm .
--------------------------------------------------------- 
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ : Trật tự – An ninh
A- Mục tiêu :
1. Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ về Trật tự – An ninh.
2. Hiểu đúng nghĩa của từ : Trật tự.
3. Giáo dục: HS có ý thức trật tự nơi công cộng.
* Trọng tâm: Hiểu đúng nghĩa của từ : Trật tự; Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ về Trật tự – An ninh.
B - Đồ dùng dạy học : 
GV+HS :Bảng nhóm; từ điển.
C - Các hoạt động dạy học :
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
4’
1’
27’
3’
I – Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 2 HS lên bảng đặt câu ghép có mối quan hệ tương phản giữa các vế câu.
- Gọi HS đọc thuộc lòng phần Ghi nhớ.
- GV đánh giá cho điểm.
II – Dạy bài mới :
1. Giới thiệu bài : GV giới thiệu bài và ghi đầu bài.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập :
 Bài 1 :
- Gọi 1 HS đọc nội dung bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài : dùng bút chì khoanh tròn vào chữ cái đầu trước dòng nêu ý đúng nghĩa của từ trật tự.
- Gọi HS nêu ý mình chọn và giải thích vì sao lại chọn ý đó.
- GV kết luận.
Bài 2 : 
- Gọi 1 HS đọc nội dung bài.
- Yêu cầu HS làm bài theo cặp : dùng bút chì gạch chân dưới những từ ngữ có liên quan tới việc giữ gìn trật tự, an toàn giao thông có trong đoạn văn.
- GV nhận xét và kết luận lời giải đúng.
- Yêu cầu sắp xếp các từ vừa tìm được vào nhóm nghĩa :
+ Lực lượng bảo vệ trật tự, an toàn giao thông.
+ Hiện tượng trái ngược với trật tự, an toàn giao thông.
+ Nguyên nhân gây tai nạn giao thông.
- GV gọi HS trả lời và kết luận lời giải đúng.
Bài 3 : 
- Gọi 1 HS đọc nội dung bài.
- Yêu cầu HS làm bài theo cặp : dùng bút chì gạch chân dưới các từ chỉ người, sự vật, sự việc liên quan đến việc bảo vệ trật tự, an ninh, sau đó dùng từ điển tìm hiểu nghĩa của các từ đó.
- Yêu cầu HS nêu nghĩa của từng từ vừa tìm được và đặt câu với từ đó.
- GV nhận xét và kết luận lời giải đúng.
III- Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học
- Dặn dò : Ghi nhớ các từ vừa tìm được.
- 2 HS lên bảng.
- 1 HS đọc.
- HS nghe và ghi vở.
- 1 HS đọc
- HS trả lời.
- 1 HS đọc
- HS làm bài vào SGK rồi trình bày.
- HS trả lời.
- 1 HS đọc.
- HS làm bài 
- Một số HS trả lời.
------------------------------------------------
Kể chuyện
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
A – Mục tiêu :
 1. Rèn kĩ năng nói :
 - HS kể được câu chuyện đã nghe đã đọc về những người góp sức mình bảo vệ trật tự, an ninh.
 - Hiểu và trao đổi được với bạn bè về ý nghĩa, nội dung câu chuyện.
2. Rèn kĩ năng nghe :
 - Chăm chú nghe bạn kể chuyện; nhận xét , đánh giá đúng lời kể của bạn.
 3. Giáo dục: HS có ý thức bảo vệ trật tự, an ninh.
B - Đồ dùng dạy học : 
C – Các hoạt động dạy học :
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
4’
1’
27’
3’
I –Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 2 HS nối tiếp nhau kể lại câu chuyện Ông Nguyễn Khoa Đăng.
- Gọi HS nêu ý nghĩa câu chuyện.
- GV đánh giá cho điểm.
II – Dạy bài mới :
1. Giới thiệu bài : GV giới thiệu bài và ghi đầu bài.
2. Hướng dẫn HS kể chuyện :
a) Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài :
- Gọi HS đọc đề bài, GV gạch dưới các từ : đã nghe, đã đọc, góp sức bảo vệ trật tự, an ninh.
- Hỏi : Em kể câu chuyện gì ? Nhân vật em nói đến có hành động như thế nào để góp sức bảo vệ trật tự, an ninh. Hãy giới thiệu cho các bạn cùng biết.
- Gọi HS đọc các gợi ý trong SGK. 
- GV hướng dẫn HS hiểu rõ hơn phần Gợi ý.
- GV ghi tiêu chí đánh giá lên bảng.
b) HS thực hành KC, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện :
a) Kể trong nhóm : 
- Yêu cầu HS kể chuyện theo cặp và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
b) Kể trước lớp :Tổ chức cho HS thi kể. 
- GV viết lần lượt tên những HS thi kể và tên truyện của các em để cả lớp nhớ khi nhận xét và bình chọn.
- Mỗi HS kể xong đều nói ý nghĩa câu chuyện của mình hoặc trao đổi, giao lưu với các bạn về nhân vật, chi tiết, ý nghĩa câu chuyện.
 - GV cùng cả lớp nhận xét và bình chọn : Bạn có câu chuyện hay nhất ; Bạn kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn nhất ; Bạn đặt câu hỏi thú vị nhất.
III- Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Khuyến khích HS chăm đọc sách. 
- Dặn dò : về nhà kể lại truyện cho người thân nghe.
- 2 HS kể 
- 1 HS trả lời.
- HS nghe và ghi vở.
- 2 HS đọc
- HS trả lời.
- 3 HS đọc
- HS trao đổi nhóm 2
- 1 số nhóm HS kể
- HS tự nêu câu hỏi hoặc trả lời câu hỏi của các bạn
- HS bình chọn.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
Chiều Lớp 5B
Khoa học
Lắp mạch điện đơn giản 
A- Mục tiêu: Sau bài học, HS biết:
- Lắp được mạch điện toả sáng đơn giản dùng bin, bóng đèn, dây điện. 
- Làm trên thí nghiệm đơn giản trên mạch điện có nguồn điện là pin để phát hiện vật dẫn điện, cách điện.
* Trọng tâm : Lắp được mạch điện đơn giản. 
B- Đồ dùng dạy học: 
- Bộ đồ dùng lắp ghép điện lớp 5. 
- Một số đồ dùng: nhựa, cao su, sứ, bóng đèn điện hỏng có tháo đui, hình SGK.
C- Các hoạt động dạy học chủ yếu.
TG
Nội dung dạy và hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
3’
1’
28’
3’
I - Bài cũ: 
- Gọi HS trả lời : 
+ Nêu vai trò của điện?
+Nguồn điện mà gia đình em thắp sáng được lấy từ đâu? 
 - GV nhận xét, cho điểm.
II - Bài mới:
1- Giới thiệu bài: Ghi tên bài lên bảng.
2- Tìm hiểu bài: 
a. Kiểm tra mạch điện: 
- Yêu cầu HS quan sát hình 5 SGK và dự đoán xem 
+Bóng đèn nào sẽ sáng? Vì sao?
+ Hãy lắp thử các bóng đèn nh hình vẽ và kiểm tra kết quả các bạn dự đoán xem có đúng hay không? 
+ Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả và nêu điều kiện để bóng đèn sáng. 
- GV chốt ý .
b. Thực hành lắp mạch điện đơn giản: 
- GV kiểm tra lại đồ dùng mà HS đã chuẩn bị ở nhà. 
+ Nhóm trưởng báo cáo lại việc chuẩn bị.
GV làm mẫu: 
( Lưu ý chỉ HS cực dương, cực âm, núm thiếc, dây tóc ).
Yêu cầu HS thực hành theo nhóm đã phân công.
Vẽ lại cách lắp ra giấy.
Yêu cầu đại diện các nhóm lên trình bày cách lắp và lắp.
Nhận xét bạn lắp( Đúng yêu cầu kĩ thuật? Tạo ra được một mạch kín chưa? tại sao em biết đó là mạch kín hoặc không kín?
+ Dòng điện trong mạch kín được tạo ra từ đâu: 
+ Tại sao bóng đèn có thể phát sáng? 
+ Trong trường hợp này thì nguồn điện lấy từ đâu? 
- GV giảng qua về cấu tạo của pin.
GV chốt và cho HS ghi vở.
 III, Củng cố – dặn dò: 
Hãy thể hiện trên sơ đồ cách lắp mạc điện đơn giản.
- Nhận xét giờ học.
 Về nhà chuẩn bị bộ lắp ghép điện để tiết học sau tiếp tục.
- 2 HS trả lời.
- 2 HS nhắc lại tên bài - ghi đầu bài vào vở.
- HS trả lời. 
- HS khác bổ sung.
 - HS lắng nghe.
- HS thực hành nhóm 2 và nêu.
- Nhóm khác bổ sung.
- HS vẽ vào vở.
- HS lắng nghe.
Ôn Toán
Luyện tập
A- Mục tiêu: 
 - Giúp HS ôn tập và củng cố về : cách đọc , cách viết , mối quan hệ giữa các đơn vị đo m³,dm³,cm³ 
 - Luyện tập về đổi đơn vị đo thể tích : đọc, viết các số đo thể tích, so sánh các số đo 
thể tích.
* Trọng tâm: củng cố về : cách đọc , cách viết , mối quan hệ giữa các đơn vị đo m³,dm³,cm³ .
B - Đồ dùng dạy học
 GV + HS : BTTN ... nh.
Bài 1: Hướng dẫn làm miệng.
- GV chốt lại kết quả đúng.
Bài 2: Hướng dẫn làm nhóm.
- GV chốt lại kết quả đúng.
Bài 2: Hướng dẫn làm vở.
-Chấm chữa bài.
d)Củng cố - dặn dò.
- Tóm tắt nội dung bài.
- Nhắc chuẩn bị giờ sau.
- HS quan sát, nhận xét đặc điểm kích thước của mô hình.
- HS nhận biết tương tự như đề- xi- mét khối.
- HS nhắc lại.
* Đọc yêu cầu của bài.
- HS tự làm bài, nêu kết quả.
- Em khác nhận xet, bổ sung.
* Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình hoàn thiện bài tập.
- Đại diện các nhóm nêu kết quả.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
*HS làm bài vào vở, chữa bài:
 Bài giải:
Mỗi lớp có số hình lập phương 1 dm3 là:
 5 x 3 = 15 ( hình )
Số hình lập phương 1 dm3 để xếp đầy hộp là:
 15 x 2 = 30 ( hình )
 Đáp số: 30 hình
Chính tả.
Nhớ - Viết: Cao Bằng.
I/ Mục tiêu.
1- Nhớ-viết đúng, trình bày đúng 4 khổ thơ đầu của bài thơ Cao Bằng.
2- Viết hoa đúng các tên người, tên địa lí Việt Nam.
3- Giáo dục ý thức rèn chữ viết.
II/ Đồ dùng dạy học.
 - Giáo viên: nội dung bài, bảng phụ...
 - Học sinh: sách, vở.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Giáo viên.
Học sinh.
PT.
A/ Kiểm tra bài cũ.
B/ Bài mới.
1) Giới thiệu bài.
2) Hướng dẫn HS viết chính tả ( nhớ- viết )
- Lưu ý HS cách trình bày.
- Đọc cho học sinh viết từ khó.
* Cho HS viết chính tả
-Đọc cho HS soát lỗi.
- Chấm chữa chính tả ( 7-10 bài).
+Nêu nhận xét chung.
3) Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả.
* Bài tập 2.
- HD học sinh làm bài tập vào vở .
+ Chữa, nhận xét.
* Bài tập 3.
- HD học sinh làm bài tập vào vở bài tập.
+ Chữa, ghi điểm những em làm tốt.
C) Củng cố - dặn dò.
-Tóm tắt nội dung bài.
- Nhắc chuẩn bị giờ sau.
\-Chữa bài tập giờ trước.
Nhận xét.
- 2 em đọc thuộc lòng đoạn viết.
- Lớp đọc thầm lại, chú ý dấu các câu, tên riêng
+Viết bảng từ khó:
- HS nhớ lại, tự viết bài vào vở.
- Đổi vở, soát lỗi theo cặp hoặc tự đối chiếu trong sách giáo khoa để sửa sai.
- Đọc yêu cầu bài tập 2.
- Làm vở, chữa bảng.
- Cả lớp chữa theo lời giải đúng.
- Làm vở bài tập.
-Chữa bảng.
-Nhận xét.
Khoa học.
 Sử dụng năng lượng điện.
I/ Mục tiêu.
Sau khi học bài này, học sinh biết:
Trình bày tác dụng của năng lượng mặt trời trong tự nhiên.
Kể tên một số phương tiện máy móc, hoạt động của con người... sử dụng năng lượng mặt trời.
Giáo dục các em ý rhức học tập tốt.
II/ Đồ dùng dạy học.
 - Giáo viên: nội dung bài.
 - Học sinh: sách, vở,...
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Giáo viên
Học sinh
PT
1/ Khởi động.
2/ Bài mới.
a)Khởi động: Mở bài.
b) Hoạt động 1: Thảo luận.
* Mục tiêu: HS nêu được ví dụ về tác dụng của năng lượng mặt trời trong tự nhiên.
 * Cách tiến hành.
+ Bước 1: Làm việc theo nhóm.
+ Bước 2: Làm việc cả lớp.
- GV chốt lại câu trả lời đúng, rút ra KL.
c) Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận.
* Mục tiêu: HS kể được một số phương tiện, máy móc, hoạt động... của con người sử dụng năng lượng mặt trời.
 * Cách tiến hành.
+ Bước 1: Làm việc theo nhóm đôi.
+ Bước 2: Làm việc cả lớp.
- GV chốt lại câu trả lời đúng, rút ra KL.
d/ Hoạt động 3:Trò chơi.
* Mục tiêu: Củng cố cho HS những kiến thức đã học vè vai trò của năng lượng mặt trời.
- GV nêu tên trò chơi, HD luật chơi.
3/ Hoạt động nối tiếp.
- Tóm tắt nội dung bài.
- Nhắc chuẩn bị giờ sau.
- Cả lớp hát bài hát yêu thích.
* Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thảo luận các câu hỏi.
+ Đại diện các nhóm báo cáo.
+ Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
* Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát các hình sgk và thảo luận các câu hỏi.
+ Đại diện các nhóm báo cáo.
+ Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS chơi thử rồi chơi chính thức.
* Đọc to ghi nhớ (sgk).
Toán.
Luyện tập.
I/ Mục tiêu.
Giúp HS: 
 - Ôn tập, củng cố về các đơn vị đo mết khối, đề- xi- mét khối, xăng- ti- mét khố ( cách đọc, viết, đổi đơn vị đo ). 
 - Rèn kĩ năng tính toán chính xác, trình bày khoa học.
 - Giáo dục ý thức tự giác trong học tập.
II/ Đồ dùng dạy học.
 - Giáo viên: nội dung bài, trực quan.
 - Học sinh: sách, vở, bảng con.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Giáo viên
Học sinh
PT
1/ Kiểm tra bài cũ.
2/ Bài mới.
a)Giới thiệu bài.
b)Bài mới.
Bài 1:Tính.
- Hướng dẫn làm bài cá nhân.
- Ghi điểm một số em.
Bài 2:HD làm bảng con.
- GV chốt lại kết quả đúng.
Bài 3: Hướng dẫn làm vở.
-Gọi HS chữa bài, nhận xét, ghi điểm.
c)Củng cố - dặn dò.
- Tóm tắt nội dung bài.
- Nhắc chuẩn bị giờ sau.
- Chữa bài giờ trước.
* Đọc yêu cầu.
- HS tự làm bài, nêu kết quả và giải thích cách làm.
+ Nhận xét bổ xung.
* Đọc yêu cầu của bài.
- HS làm bảng con, báo cáo kết quả.
a; b; c: Đ
d : S
- Chữa, nhận xét.
* Đọc yêu cầu bài toán.
- Làm vở, chữa bảng.
Bài 3:
a/ 913,232413 m3 = 913 232 413 cm cm3
b/ 12,345 m3 = 12 345 dm3
c/ 83723,61 m3 < 8 372 361 dm3
Luyện từ và câu.
Mở rộng vốn từ : Trật tự- an ninh.
I/ Mục tiêu.
- Mở rộng, hệ thống hóa vốn từ gắn với chủ điểm trật tự- an ninh.
- Vận dụng vốn từ đã học, làm tốt các bài tập ứng dụng.
- Giáo dục các em ý thức học tốt bộ môn .
II/ Đồ dùng dạy-học.
 - Giáo viên: nội dung bài, trực quan.
 - Học sinh: từ điển, phiếu bài tập...
III/ Các hoạt động dạy-học.
 Giáo viên
 Học sinh
Pt
A/ Kiểm tra bài cũ.
Nhận xét, ghi điểm.
B/ Bài mới : 
1) Giới thiệu bài.
 - Nêu mục đích, yêu cầu bài học. 
2) Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
* Bài 1.
- Gọi 1 em đọc yêu cầu, HD nêu miệng.
- Gọi nhận xét, sửa sai
* Bài 2.
-Yêu cầu 1 em đọc đề bài, cho lớp làm việc theo nhóm.
- Gọi nhận xét, bổ sung, kết luận câu trả lời đúng.
* Bài 3: HD làm vở.
- Chấm bài.
c/ Củng cố - dặn dò.
Tóm tắt nội dung bài.
Nhắc chuẩn bị giờ sau.
-Học sinh chữa bài giờ trước.
* Đọc yêu cầu.
+ HS làm bài cá nhân, nêu miệng. 
- Đáp án c: Trật tự là tình trạng ổn định, có tổ chức, có kỉ luật.
* HS tự làm bài theo nhóm, nêu kết quả.
- Cảnh sát giao thông.
- Tai nạn giao thông, va chạm giao thông.
- Vi phạm quy định về tốc độ, thiết bị kém an toàn, lấn chiếm lòng đường, vỉa hè.
* Đọc yêu cầu.
- HS viết bài vào vở.
- 4, 5 em đọc trước lớp.
Thể dục.
Nhảy dây- Trò chơi: Qua cầu tiếp sức.
I/ Mục tiêu.
- Ôn ôn nhảy dây kiểu chân trước chân sau. Yêu cầu biết và thực hiện động tác ở mức tương đối chính xác...
- Nắm được cách chơi, nội quy chơi, hứng thú trong khi chơi.
- Giáo dục lòng ham thích thể dục thể thao
II/ Địa điểm, phương tiện.
 - Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn.
 - Phương tiện: còi 
III/ Nội dung và phương pháp lên lớp.
Nội dung.
ĐL
Phương pháp
PT
1/ Phần mở đầu.
- Phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu giờ học.
2/ Phần cơ bản.
a/ Ôn nhảy dây kiểu chân trước chân sau.
- GV làm mẫu lại các động tác sau đó cho cán sự lớp chỉ huy các bạn tập luyện.
b/ Trò chơi: “ Qua cầu tiếp sức ”.
- Nêu tên trò chơi, HD luật chơi.
- Động viên nhắc nhở các đội chơi.
3/ Phần kết thúc.
- HD học sinh hệ thống bài.
- Nhận xét, đánh giá giờ học.
4-6’
18-22’
4-6’
* Tập hợp, điểm số, báo cáo sĩ số.
- Khởi động các khớp.
- Chạy tại chỗ.
- Chơi trò chơi khởi động.
* Lớp trưởng cho cả lớp ôn lại các động nhảy dây kiểu chân trước chân sau.
- Chia nhóm tập luyện.
- Các nhóm báo cáo kết quả.
- Nhận xét, đánh giá giữa các nhóm.
* Nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi.
- Chơi thử 1-2 lần.
- Các đội chơi chính thức (có hình thức phạt các đội thua).
* Thả lỏng, hồi tĩnh.
- Nêu lại nội dung giờ học.
Địa lí:
Một số nước ở châu Âu.
I/ Mục tiêu.
Học xong bài này, học sinh:
- Sử dựng lược đồ để nhận biết vị trí địa lí, đặc điểm lãnh thổ của liên bang Nga, Pháp.
Nhận biết một số nét về dân cư, kinh tế của Nga, Pháp.
Giáo dục các em ý thức học tôt bộ môn.
II/ Đồ dùng dạy học.
 - Giáo viên: nội dung bài, bản đồ tự nhiên châu Âu.
 - Học sinh: sách, vở.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Giáo viên
Học sinh
PT
A/ Khởi động.
B/ Bài mới.
1/ Liên bang Nga.
 a)Hoạt động 1: (làm việc theo cặp)
* Bước 1: Cho HS kẻ bảng có 2 cột.
* Bước 2: Yêu cầu HS sử dụng tư liệu để hoàn thiện bảng đó.
- Rút ra KL(Sgk).
2/ Pháp.
b/ Hoạt động 2: ( làm việc cả lớp )
* Bước 1: HD học sinh sử dụng hình một để xác định vị trí địa lí của nước Pháp.
c/ Hoạt động 3:( làm việc theo nhóm nhỏ ) 
* Bước 1: Cho HS đọc sgk, trao đổi trả lời các câu hỏi.
* Bước 2: Gọi HS trình bày trước lớp.
- GV kết luận.
C/ Hoạt động nối tiếp.
- Tóm tắt nội dung bài.
- Nhắc chuẩn bị giờ sau.
- Cả lớp hát bài hát yêu thích.
* HS làm việc theo cặp.
- Các nhóm trình bày trước lớp, kết hợp chỉ bản đồ.
+ Nhận xét, bổ sung.
* Các nhóm trao đổi, tìm vị trí của nước Pháp, so sánh với vị trí của Liên bang Nga.
* HS hoàn thiện câu hỏi sgk.
- Trình bày trước lớp, em khác nhận xét, bổ sung.
* 2, 3 em đọc Ghi nhớ.
Kể chuyện.
Kể chuyện đã nghe, đã đọc.
I/ Mục tiêu.
1- Rèn kĩ năng nói:
- Biết kể tự nhiên, bằng lời của mình câu chuyện đã nghe đã đọc nói về những người đã góp sức mình bảo vệ trật tự an ninh.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện; biết đặt câu hỏi hoặc trả lời câu hỏi của bạn về câu chuyện.
2- Rèn kĩ năng nghe:
- Theo dõi bạn kể, nhận xét đánh giá đúng lời kể của bạn.
3- Giáo dục ý thức tự giác trong học tập.
II/ Đồ dùng dạy học.
 - Giáo viên: nội dung bài, trực quan, bảng phụ...
 - Học sinh: sách, vở, báo chí về người hết mình bảo vệ trật tự an ninh.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Giáo viên.
Học sinh.
PT.
A/ Kiểm tra bài cũ.
B/ Bài mới.
1) Giới thiệu bài.
2) HD học sinh kể chuyện.
a) HD học sinh hiểu yêu cầu của đề bài.
Gọi HS đọc đề và HD xác định đề.
Giải nghĩa từ.
- HD học sinh tìm chuyện ngoài sgk.
- Kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà cho tiết học này.
b) HD thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Dán bảng tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện.
- Ghi lần lượt tên HS tham gia thi kể và tên câu chuyện các em kể.
- Nhận xét bổ sung.
3) Củng cố - dặn dò.
-Tóm tắt nội dung bài.
- Nhắc chuẩn bị giờ sau.
+ 1-2 em kể chuyện giờ trước.
- Nhận xét.
- Đọc đề và tìm hiểu trọng tâm của đề.
- Xác định rõ những việc cần làm theo yêu cầu.
- Đọc nối tiếp các gợi ý trong sgk.
+ Tìm hiểu và thực hiện theo gợi ý.
- Một số em nối tiếp nhau nói trước lớp tên câu chuyện các em sẽ kể, nói rõ đó là truyện nói về vấn đề gì.
* Thực hành kể chuyện.
Kể chuyện trong nhóm.
Thi kể trước lớp.
Nêu ý nghĩa câu chuyện.
Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
* Nhận xét, tính điểm theo tiêu chuẩn:
Nội dung.
Cách kể.
Khả năng hiểu câu chuyện.
-Cả lớp bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất; bạn kể tự nhiên, hấp dẫn nhất; bạn đặt câu hỏi hay nhất.
- Về nhà kể lại cho người thân nghe.

Tài liệu đính kèm:

  • docSAM 5 T23.doc