Giáo án Tổng hợp môn học lớp 5 - Tuần học 23

Giáo án Tổng hợp môn học lớp 5 - Tuần học 23

Luyện từ và câu

ÔN: NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ

I/ Mục tiêu: Giúp HS biết:

- Tìm được các vế câu và quan hệ từ trong câu ghép.

- Tìm được quan hệ từ thích hợp điền vào chỗ trống để tạo ra các câu ghép; biết thêm vế câu để tạo thành câu ghép.

- Biết sử dụng các quan hệ từ trong việc viết văn .

II/ Đồ dùng dạy - học

- GV : Phiếu bài tập

- HS : vở, bút.

III/ Hoạt động dạy - học

 Hoạt động của giáo viên TL Hoạt động của học sinh

A. Bài cũ: Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ

- Cho HS nêu câu ghép.

- Nhận xét, tuyên dương.

B. Dạy bài mới:

1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu bài

2. Luyện tập:

Bài 1: Đọc hai câu ghép sau và thực hiện yc ở dưới:

a) Nếu trời rét thì con phải mặc áo ấm.

b) Mặc dù trời mưa to nhưng tôi vẫn đi học đúng giờ.

- Đánh dấu gạch chéo ngăn cách các vế câu trong câu ghép.

- Khoanh tròn vào quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ nối các vế câu.

- Gạch một gạch dưới bộ phận chủ ngữ, gạch hai gạch dưới bộ phận vị ngữ trong từng vế câu.

- Nhận xét, chốt lời giải đúng.

Bài 2: Điền quan hệ từ thích hợp vào mỗi chỗ trống:

a) . Hà không chăm chỉ học tập . bạn bị điểm kém.

b) .có phim rất hay . em vẫn ngồi học bài.

- Nhận xét, sửa sai.

Bài 3: Viết thêm vào chỗ trống một vế câu thích hợp để tạo thành câu ghép:

a) Tuy gia đình khó khăn .

b) .thì em sẽ được cô giáo khen.

- Nhận xét, chốt lời giải đúng.

3. Củng cố, dặn dò:

Trò chơi: Ai nhanh, ai đúng

- GV nêu tên trò chơi, luật chơi.

- Nhận xét, tuyên dương nhóm tháng cuộc.

- GV nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị bài sau. 5’

1’

30’

4’

- HS nêu

 - Cả lớp nhận xét

Bài 1:

- HS làm bài cá nhân.

- 1 HS làm bảng nhóm.

- Nhận xét.

Bài 2:

- HS làm bài nhóm đôi.

- Đại diện các nhóm trình bày.

- Nhận xét.

Bài 3:

- HS làm bài nhóm đôi.

- Đại diện các nhóm trình bày.

- Nhận xét.

- 2 đội tham gia chơi.

 

doc 22 trang Người đăng hang30 Lượt xem 359Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn học lớp 5 - Tuần học 23", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luyện từ và câu
ÔN: NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ
I/ Mục tiêu: Giúp HS biết: 
- Tìm được các vế câu và quan hệ từ trong câu ghép. 
- Tìm được quan hệ từ thích hợp điền vào chỗ trống để tạo ra các câu ghép; biết thêm vế câu để tạo thành câu ghép.
- Biết sử dụng các quan hệ từ trong việc viết văn .
II/ Đồ dùng dạy - học
- GV : Phiếu bài tập
- HS : vở, bút.
III/ Hoạt động dạy - học
 Hoạt động của giáo viên
TL
Hoạt động của học sinh
A. Bài cũ: Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ
- Cho HS nêu câu ghép.
- Nhận xét, tuyên dương.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu bài
2. Luyện tập: 
Bài 1: Đọc hai câu ghép sau và thực hiện yc ở dưới:
a) Nếu trời rét thì con phải mặc áo ấm.
b) Mặc dù trời mưa to nhưng tôi vẫn đi học đúng giờ.
- Đánh dấu gạch chéo ngăn cách các vế câu trong câu ghép.
- Khoanh tròn vào quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ nối các vế câu.
- Gạch một gạch dưới bộ phận chủ ngữ, gạch hai gạch dưới bộ phận vị ngữ trong từng vế câu.
- Nhận xét, chốt lời giải đúng.
Bài 2: Điền quan hệ từ thích hợp vào mỗi chỗ trống:
a) ............... Hà không chăm chỉ học tập ............... bạn bị điểm kém.
b) ................có phim rất hay ...................... em vẫn ngồi học bài.
- Nhận xét, sửa sai.
Bài 3: Viết thêm vào chỗ trống một vế câu thích hợp để tạo thành câu ghép:
a) Tuy gia đình khó khăn .............................................
b) ....................................thì em sẽ được cô giáo khen.
- Nhận xét, chốt lời giải đúng.
3. Củng cố, dặn dò: 
Trò chơi: Ai nhanh, ai đúng
- GV nêu tên trò chơi, luật chơi.
- Nhận xét, tuyên dương nhóm tháng cuộc.
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị bài sau.
5’
1’
30’
4’
- HS nêu
 - Cả lớp nhận xét 
Bài 1: 
- HS làm bài cá nhân.
- 1 HS làm bảng nhóm.
- Nhận xét.
Bài 2: 
- HS làm bài nhóm đôi.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Nhận xét.
Bài 3: 
- HS làm bài nhóm đôi.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Nhận xét.
- 2 đội tham gia chơi.
Toán(T111)
 XĂNG - TI- MÉT KHỐI. ĐỀ- XI- MÉT KHỐI
I/ Mục tiêu: Giúp HS : 
- Có biểu tượng về xăng-ti-mét khối, đề-xi-mét khối.
- Biết tên gọi, kí hiệu, "độ lớn" của đơn vị đo xăng-ti-mét khối, đề-xi-mét khối.
- Nhận biết được mối quan hệ giữa xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối.
- Biết giải một số BT có liên quan đến xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối .
- Giáo dục HS tính chính xác, vận dụng trong thực tế
II/ Đồ dùng dạy - học
- GV : Bộ đồ dùng dạy học Toán 5
- HS : Bảng con, VBT
III/ Hoạt động dạy - học
Hoạt động của thầy
TL
Hoạt động của trò
A. Bài cũ 
Gọi 2 HS lên bảng làm bài:
a) 1dm3 = .............cm3 3,5dm3 = ..............cm3 
b) dm3 = .............cm3 
 3542000cm3 = ..............dm3 
- Nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: 
2. Hình thành biểu tượng xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối
- GV giới thiệu hình lập phương cạnh 1m .
- GV giới thiệu về mét khối.
- GV đưa hình vẽ để HS quan sát, nhận xét
- GV kết luận về xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối, cách đọc, cách viết và mối quan hệ giữa 2 đơn vị này.
3. Thực hành
Bài 1: Rèn đọc, viết đơn vị đo 
- GV viết các số đo lên bảng gọi HS đọc, GV đọc cho HS viết
Bài 2: Củng cố mối quan hệ giữa cm3 và dm3
- GV hướng dẫn HS dựa vào mối quan hệ giữa các đợn vị đo thể tích để làm bài.
- Theo dõi giúp HS chậm
- Tổ chức cho HS chữa bài, thống nhất kết quả 
4. Củng cố, dặn dò
- GV củng cố lại nội dung bài, dặn HS về làm BT 1, 2 /VBT và chuẩn bị bài tiếp theo.
Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác
5'
1'
15'
22'
2'
- 2 HS lên bảng làm, lớp làm bảng con.
- HS theo dõi
- HS quan sát nêu nhận xét
- Theo dõi.
- HS nhận xét và tự rút ra được mối quan hệ giữa xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối
Bài 1 : Mỗi HS đọc 1 số
- HS viết bài trên bảng con.
Bài 2 : Đọc đề bài
- Theo dõi
- HS làm bài vào vở
- HS đổi chéo vở để kiểm tra
- HS theo dõi, để thực hiện
 Ngày dạy: Thứ hai: 20/02/2012
Tập đọc(T45)
PHÂN XỬ TÀI TÌNH
 Nguyễn Đổng Chi
A/Mục tiêu: Giúp HS:
1. Đọc lưu loát toàn bài với giọng hồi hộp, hào hứng, thể hiện được niềm khâm phục của người kể chuyện về tài xử án của ông quan án.
2. Hiểu ý nghĩa của bài: Ca ngợi trí thông minh, tài xử kiện của vị quan án. 
3. Giáo dục HS trí thông minh, công bằng.
* Giúp HS yếu đọc đúng được đoạn 1,2.
B/Đồ dùng dạy- học: - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK
C/Các hoạt động dạy- học:
 Hoạt động của giáo viên
TL
 Hoạt động của học sinh
 A. Bài cũ : Cao Bằng
- Gọi 3 HS đọc bài 
B.Dạy bài mới:
1.Giới thiệu bài: 
 - Giới thiệu chủ điểm, nội dung bài, tranh ảnh
2.Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
 a) Luyện đọc: 
- Gọi 1 HS đọc tốt đọc toàn bài.
- Đính bảng từ khó đọc- luyện đọc từ khó
- HS đọc nối tiếp 
- Chia 3 đoạn:
+ Đoạn 1: Từ đầu ...đến "lấy trộm "
+ Đoạn 2: Tiếp ...đến "nhận tội "
+ Đoạn 3: Đoạn còn lại
 - Nhận xét, sửa sai.
- Đọc mẫu toàn bài.
b) Tìm hiểu bài: 
- Tổ chức cho HS lần lượt trả lời các câu hỏi tìm hiểu bài / SGK / trang 47
- GV giải nghĩa thêm từ: công đường, niệm Phật, khung cửi. 
- Tham khảo SGV / trang 76, gợi ý HS trả lời 
- Yêu cầu HS giỏi nêu ý nghiã của bài. 
- c) Hướng dẫn HS luyện đọc lại: 
- Hướng dẫn HS đọc phù hợp lời các nhân vật
 - GV đọc mẫu : Tổ chức 4 HS đọc theo hình thức phân vai 
- Nhận xét, tuyên dương.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Liên hệ, giáo dục HS theo yêu cầu
- Dặn HS về nhà tiếp tục luyện đọc
- Đọc trước bài: Chú đi tuần
5'
2'
18'
10'
12'
3'
- HS đọc thuộc bài và trả lời câu hỏi, nêu nội dung bài - Nhận xét
- Quan sát tranh minh hoạ bài đọc SGK/ trang 46; nói về nội dung tranh
- 1 HS đọc.
- Luyện đọc.
- Chú ý đọc phân biệt lời các nhân vật: Giọng người dẫn chuyện, lời 2 người đàn bà, lời quan án.
 - HS đọc chú giải/ SGK trang 47
- Giải nghĩa từ: SGK/47
- Luyện đọc theo N3-Các nhóm thi đọc.
- HS đọc thầm từng đoạn, trả lời câu hỏi 
* Câu hỏi dành cho HS giỏi:
- Kể lại cách quan án tìm kẻ lấy trộm tiền nhà chùa.
*HS nêu ý nghĩa của bài, ghi vào vở
- Luyện đọc theo đoạn.
- HS đọc đoạn cách theo phân vai 
( người dẫn chuyện, hai người đàn bà bán vải, quan án)
- Cả lớp đọc theo cách phân vai
- Thi đua đọc đoạn, bài; trả lời câu hỏi 
- Nhắc lại ý nghĩa bài
Khoa học(T45)
SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG ĐIỆN
A/Mục tiêu: Sau bài học, HS biết:
- Kể tên một số ví dụ chứng tỏ dòng điện mang năng lượng.
- Kể tên một số đồ dùng, máy móc sử dụng điện, kể tên một số loại nguồn điện.
- Giáo dục HS có ý thức sử dụng an toàn và tiết kiệm điện.
B/Đồ dùng dạy- học : - Hình và thông tin trang 92- 93 / SGK
- Sưu tầm tranh ảnh về đồ dùng, máy móc sử dụng điện.
- Một số đồ dùng, máy móc sử dụng điện.
C/Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
 Hoạt động của giáo viên 
TL
 Hoạt động của học sinh
A/* Bài cũ: Sử dụng năng lượng gió, nước chảy
- Gọi 3 HS lên kiểm tra bài
B/ Bài mới:
+ Mở bài: Giới thiệu nội dung bài
*Hoạt động 1: Thảo luận 
- HS kể được 1 số ví dụ chứng tỏ dòng điện mang năng lượng, một số loại nguồn điện phổ biến . 
- GV hướng dẫn HS thảo luận cả lớp theo câu hỏi SGV/151.
- GV giảng : Tất cả các vật có khả năng cung cấp năgn lượng điện đều được gọi chung là nguồn điện.
- Cho HS tìm thêm các nguồn điện khác (ắc quy, đi- na- mô)
*Hoạt động 2: : Quan sát và thảo luận.
- HS kể 1 số ứng dụng của dòng điện,...
- Làm việc theo nhóm : GV giao nhiệm vụ(câu hỏi trong SGV/152)
*Hoạt động 3: Trò chơi "Ai đúng, ai nhanh ?"
- HS nêu được những dẫn chứng về vai trò của điện trong cuộc sống.
- GV đính 2 bảng trong lên bảng ghi sẵn đề mục.
C/.Củng cố : 
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài 
- Dặn HS về nhà thực hành việc sử dụng an toàn và tiết kiệm điện, chuẩn bị bài 46
- Nhận xét tiết học.
4'
10'
8'
7'
1'
- 3 HS nêu tác dụng của năng lượng gió, năng lượng nước chảy - Những thành tựu trong việc khai thác để sử dụng năng lượng gió, năng lượng nước chảy,...
1/ HS làm việc theo nhóm 4,5
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình dựa vào SGK và các tranh ảnh đã chuẩn bị và liên hệ với thực tế để thảo luận theo các câu hỏi gợi ý trong SGV trang 151
- Từng nhóm trình bày kết quả và thảo luận chung cả lớp.
- Các nhóm quan sát, nhận xét
2/ HS làm việc theo nhóm đôi.
- Quan sát các vật thật, mô hình hay tranh ảnh,...TLCH theo y/c của GV.
- Đại diện từng nhóm giới thiệu với cả lớp.
3/ Trò chơi "Tiếp sức"
- Hai đội lên điền vào bảng trong theo nội dung sau :
Hoạt động
Các dụng cụ,phương tiện không sử dụng điện
Các dụng cụ,phương tiện sử dụng điện
Thắp sáng
Truyền tin
....
- Đội nào tìm được nhiều ví dụ hơn là thắng.
- HS đọc thông tin "Bạn cần biết"
- HS nhắc lại toàn bộ nội dung bài học 
Toán(T112)
 MÉT KHỐI
I/ Mục tiêu: Giúp HS : 
- Biết tên gọi, kí hiệu, “độ lớn” của đơn vị đo thể tích: mét khối.
- Nhận biết được mối quan hệ giữa mét khối, xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối.
- Biết đổi đúng các đơn vị đo giữa mét khối, xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối.
- Giáo dục HS tính chính xác, vận dụng trong thực tế
- HS làm được bài tập 1,2(b).
II/ Đồ dùng dạy - học: GV chuẩn bị đồ dùng về mét khối và mối quan hệ giữa mét khối, xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối .
- HS : Vở nháp, bảng con, VBT
III/ Hoạt động dạy - học
Hoạt động của thầy
TL
Hoạt động của trò
A/ Bài cũ:
a) 1dm3 = .............cm3 3,5dm3 = ..............cm3 
b) dm3 = .............cm3 
 3542000cm3 = ..............dm3 
- Nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hình thành biểu tượng về mét khối và mối quan hệ giữa mét khối, xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối
- GV giới thiệu mét khối và mối quan hệ giữa mét khối, xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối.
- Kết luận về mét khối, cách đọc, cách viết 
- GV đưa hình vẽ để HS quan sát, nhận xét
- Nhận xét, kết luận về MQH giữa mét khối, đề-xi-mét khối và xăng-ti-mét khối.
3. Thực hành
Bài 1: Rèn đọc, viết đơn vị đo là mét khối
- GV viết các số đo lên bảng gọi HS đọc.
- GV đọc cho HS viết.
Bài 2(b): Rèn kĩ năng đổi đơn vị đo thể tích
GV hướng dẫn HS dựa vào mối quan hệ giữa các đơn vị đo thể tích để làm bài.
4. Củng cố, dặn dò 
Trò chơi: Con vật em yêu
- Nêu tên trò chơi, phổ biến cách chơi, luật chơi.
- Nhận xét, tuyên dương.
- GV củng cố lại 3 đơn vị đo thể tích đã học, giao BTVN và chuẩn bị bài tiếp theo.
Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác
5'
1'
15'
20'
4'
- 2 HS lên bảng, lớp làm bảng con.
- HS theo dõi
- HS quan sát nêu nhận xét
- HS khá giỏi nhắc lại.
- HS nhận xét và tự rút ra được mối quan hệ giữa mét khối, đề-xi-mét khối và xăng-ti-mét khối.
Bài 1 : 
- Mỗi HS đọc 1 số. ... Kể tên một số loại nguồn điện.
B. Bài mới:
+ Mở bài: Giới thiệu nội dung bài
1.Hoạt động 1: Thực hành lắp mạch điện
- HS Lắp được mạch điện thắp sáng đơn giản: sử dụng pin, bóng đèn, dây điện .
- GV nêu mục đích, vật liệu làm thí nghiệm
-Cho HS làm việc theo nhóm 4,5
- GV đặt vấn đề : Phải lắp mạch như thế nào ?
- Lưu ý HS tránh làm hỏng pin.
- Theo dõi giúp đỡ chung
- 2.Hoạt động 2: Làm thí nghiệm phát hiện vật dẫn điện, vật cách điện
- HS làm được thí nghiệm đơn giản trên mạch điện pin để phát hiện vật dẫn điện /cách điện 
 - HS làm việc theo nhóm đôi. 
- GV đặt câu hỏi chung cho cả lớp theo các câu hỏi SGV/155
C/ Củng cố : 
- Giáo dục HS có ý thức sử dụng an toàn và tiết kiệm nước.
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung 
- Dặn HS chuẩn bị tiết 47.
5'
15'
14'
1'
- 3 HS trả lời câu hỏi
- Cả lớp theo dõi - nhận xét
1/ HS làm thí nghiệm như hướng dẫn mục thực hành SGK/94.
- HS lắp mạch để đèn sáng và vẽ lại cách mắc vào giấy
- Từng nhóm giới thiệu hình vẽ và mạch điện của nhóm mình.
- HS đọc mục bạn cần biết/ 94, 95 và chỉ cho bạn xem cực dương, cực âm, 2 đầu dây tóc bóng đèn.
- HS chỉ mạch kín cho mạch điện chạy qua, SGK/95, nêu : Pin đã tạo ra trong mạch điện kín 1 dòng điện. Dòng điện này chạy qua dây tóc bóng đèn làm cho dây tóc nóng tới mức phát ra ánh sáng.
- HS làm thí nghiệm theo nhóm:
+ Quan sát hình 5 /95 dự đoán mạch điện ở hình nào thì đèn sáng . Tại sao
+ Lắp mạch điện để kiểm tra,... 
2/ - HS thảo luận theo nhóm đôi
- HS làm thí nghiệm như mục thực hành SGK/96
- Từng nhóm trình bày kết quả thí nghiệm:
Vật
Kết quả
Kết luận
Đèn sáng
Đèn không sáng
Nhựa
x
Không cho dòng điện chạy qua
Nhôm
x
cho dòng điện chạy qua
....
- Theo dõi lắng nghe
Ngày dạy: Thứ sáu: 24/02/2012
Toán(T115)
THỂ TÍCH CỦA HÌNH LẬP PHƯƠNG
I/ Mục tiêu: Giúp HS :
- Tìm ra được cách tính và công thức tính thể tích hình lập phương.
- Vận dụng công thức để giải một số bài tập có liên quan .
- Giáo dục HS yêu thích học toán hình.
- HS chậm hoàn thành bài tập1,2. 
II/ Đồ dùng dạy học: 
- GV chuẩn bị mô hình trực quan về HLP có cạnh là số tự nhiên và 1 số HLP có cạnh 1 cm, hình vẽ HLP.
III/ Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
 Hoạt động của giáo viên
TL
 Hoạt động của học sinh
A. Bài cũ: 
- Gọi HS lên bảng sửa bài 2 trang 34 / VBT
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài 
2. Hình thành công thức tính thể tích hình lập phương 
* GV tổ chức cho HS tự tìm ra được cách tính và quy tắc tính thể tích của hình lập phương như là một trường hợp đặc biệt của HHCN
- Tổ chức cho HS nhận xét rút quy tắc
- GV nhận xét và đánh giá.
3. Thực hành 
Bài 1: Vận dụng trực tiếp công thức tính thể tích hình lập phương
- GV yêu cầu HS tự làm bài tập vào vở, theo dõi kèm HS chậm
- GV yêu cầu HS đổi bài cho nhau để kiểm tra chéo. 
Bài 3 - Tổ chức cho HS hoạt động làm bài tập rồi chữa bài.
- GV QS, giúp đỡ HS yếu hoàn thành bài tập 1,3 
* Khắc sâu cách tính thể tích HLP
4. Củng cố, dặn dò: 
- HS nhắc lại nội dung bài 
- Giáo dục HS yêu thích học toán hình 
- Về nhà hoàn thành bài 1,2 trang 36 /VBT
5'
1'
15'
27'
2'
- 1 HS lên bảng sửa bài 
- Cả lớp theo dõi - Nhận xét
1/ HS quan sát các mô hình trực quan về hình trực quan về HLP có cạnh là số tự nhiên và 1 số HLP có cạnh 1 cm, hình vẽ HLP.
- HS nhận xét và rút ra quy tắc tính thể tích của HLP:
2/ HS thực hành ở vở, vở bài tập
Bài 1: HS thực hiện cá nhân 
- 2 HS đổi bài kiểm tra chéo, nhận xét.
Bài 3:
- HS thực hiện.
Đáp số : a/ 504cm3; b/ 512 cm3
- Nhắc lại nội dung bài
SINH HOẠT LỚP TUẦN 23
I/Mục tiêu: Giúp học sinh:
	- Biết được những ưu, khuyết điểm trong tuần 23 và nội dung kế hoạch tuần 24. Có ý thức khắc phục khuyết điểm, phát huy ưu điểm, hoàn thành tốt kế hoạch tuần 24. 
- Có ý thức đoàn kết, xây dựng tập thể 
II/ Nội dung- Tiến trình sinh hoạt:(35'). 
1/ Đánh giá hoạt động tuần 23
- Các tổ trưởng báo cáo hoạt động của tổ trong tuần 23
- Lớp trưởng báo cáo chung
- GV tổng hợp ý kiến, đánh giá
* Ưu điểm: 
	- HS thực hiện nghiêm túc nội quy nhà trường, đoàn kết tốt 	
- Nhiều HS chăm học ở nhà, tích cực trong học tập ở lớp. Ban cán sự lớp năng nổ, nhiệt tình, ổn định tốt nề nếp lớp, thể dục giữa giờ, múa hát tập thể nghiêm túc.
- Thực hiện tốt việc lao động theo lịch cũng như vệ sinh cá nhân.
- Duy trì tốt sĩ số. 
- Một số HS đã tham gia ủng hộ bạn chữa bệnh hiểm nghèo.
* Khuyết điểm: 
	- Còn một số HS chưa sôi nổi phát biểu xây dựng bài, chưa làm bài tập giao về nhà.
 - Nghỉ học không lí do: Trinh
 2/ Kế hoạch tuần 24. Biện pháp và phân công thực hiện:
- GV phổ biến kế hoạch lớp : 
*Khắc phục những nhược điểm của tuần 23
*Duy trì tốt sĩ số cả hai buổi
*Học bài làm bài trước khi đến lớp, hăng hái phát biểu ý kiến, 
*Bao bọc sách vở và mua thêm đồ dùng học tập
 *Thực hiện 10' đầu giờ nghiêm túc. 
*Vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Tham gia lao động theo lịch. 
* Tích cực học bài và làm bài ở nhà. 
* Đi học sau tết đúng thời gian qyu định.
* Đi chơi tết phải đảm bào an toàn giao thông.
* Trinh khắc phục tình trạng nghỉ học không lí do.
- BCH Đội phổ biến kế hoạch công tác Đội (Nội dung trong sổ hoạt động Đội)
3/ Hoạt động ngoài giờ lên lớp
 - Hát tập thể bài: Nhớ giọng hát Bác Hồ.
Ngày dạy: Thứ năm: 24/02/2012
Chính tả(T23)
CAO BẰNG
I/ Mục tiêu:
1. Nhớ - viết đúng chính tả 4 khổ thơ đầu bài " Cao Bằng".
2.Nắm vững cách viết hoa tên người, tên địa lí Việt nam và viết hoa đúng tên người, tên địa lí Việt Nam.
3. Giáo dục HS ý thức tôn trọng quy tắc chính tả.
II/ Đồ dùng dạy- học: 3 - 4 bảng trong ghi nội dung bài tập 2,3. Vở bài tập TV5, tập 2
III/ Các hoạt động dạy- học:
 Hoạt động của giáo viên
TL
 Hoạt động của học sinh
A/ Bài cũ: Hà Nội
- Cho HS viết những danh từ riêng : Nông Văn Dền, Lê Thị Hồng Gấm, Cao Bằng, Long An 
B/ Bài mới: 
1/ Giới thiệu bài :Nêu MĐ, YC cầu của tiết học
2/ Hướng dẫn HS nhớ - viết : 
- YCHS đọc thuộc lòng 4 khổ thơ đầu
- Tổ chức cho HS nêu và viết một số từ khó
- GV nhắc HS cách trình bày khổ thơ 5 chữ, chú ý những chữ cần viết hoa, các dấu câu, những chữ dễ viết sai.
- GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu. 
- GV chấm, chữa 3 bài; nêu nhận xét chung
*/ Hướng dẫn HS làm bài tập: 
Bài 2:Tìm tên riêng thích hợp với mỗi ô trống.
- GV tổ chức cho HS làm vào VBT, sau đó 3 nhóm lên thi tiếp sức
Bài 3: Tìm và viết lại tên riêng trong bài....
- T/c cho HS thi tìm nhanh theo yêu cầu của bài. 
- GV nói về các địa danh trong bài...., nhắc HS chú ý 2 yêu cầu của BT
3/ Củng cố - Dặn dò: 
- Nhận xét tiết học, biểu dương HS viết bài đúng chính tả, chữ đẹp
-* Lưu ý: Nhắc HS ghi nhớ quy tắc viết hoa tên người, tên địa lý Việt Nam. 
- Giáo dục HS ý thức tôn trọng quy tắc chính tả.
- Chuẩn bị bài chính tả 24.
5’
1’
27’
10’
2’
- HS viết vào bảng con. 
- Nhắc lại cách viết hoa tên người, tên địa lí VN.
- 3 HS đọc thuộc 4 khổ thơ đầu, HS theo dõi nhận xét.
- HS đọc thầm lại bài thơ nêu từ khó, viết từ khó vào nháp, 2 HS viết trên bảng.
- HS đọc thầm lại 4 khổ thơ đầu để ghi nhớ.
- HS viết bài
 Bài 2: - HS làm bài cá nhân vào VBT.
- Đại diện 3 nhóm thi tiếp sức.
- HS khá, giỏi nhắc lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lý Việt Nam 
Bài 3: Làm bài VBT rồi nêu kết quả.
- Cả lớp nhận xét, đánh giá.
- Theo dõi lắng nghe
Ngày dạy: Thứ tư: 22/02/2012
Luyện từ và câu(T46)
NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ
I/ Mục tiêu:
- Tìm được câu ghép trong truyện Người lái xe đãng trí. 
- Tìm được quan hệ từ thích hợp để tạo ra các câu ghép.
- Biết sử dụng các quan hệ từ trong việc viết văn .
II/ Đồ dùng dạy- học: 
- 4 bảng trong viết 4 câu ghép ở các bài tập 1, 2 ( phần Luyện tập )
III/ Các hoạt động dạy- học:
 Hoạt động của giáo viên
TL
 Hoạt động của học sinh
A. Bài cũ: Ôn: Nối các vế câu ...
- Cho HS nêu câu ghép.
- Nhận xét, tuyên dương.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu bài
2. Phần Luyện tập: 
- Tổ chức làm bài tập 1, 2, trang 54, 55 / SGK
Bài 1: Cho HS tìm và phân tích cấu tạo của câu ghép.
- GV nhắc HS chú ý 2 yêu cầu của BT.
- GV đính BT 2 lên bảng , mời 1 HS lên bảng phân tích, chốt lại lời giải đúng.
- GV hỏi về tính khôi hài của mẩu chuyện.
Bài 2: GV hướng dẫn HS tìm quan hệ từ thích hợp với mỗi ô trống.
- GV quan sát, giúp đỡ HS yếu.
- GV đính 3 bảng trong lên bảng mời 3 HS thi làm bài nhanh.
- GV kết luận đáp án đúng.(SGV/ 89)
5. Củng cố, dặn dò: 
* Lưu ý : HS ghi nhớ kiến thứcđã học về câu ghép có quan hệ tăng tiếnđể viết câu cho đúng. 
- GV nhận xét tiết học
- Dặn HS kể lại mẩu chuyện vui ở BT1.
5’
1’
35’
4’
- HS nêu
 - Cả lớp nhận xét 
Bài 1: HS thực hiện BT theo cá nhân.
- HS phát biểu ý kiến
 Vế 1 : Bọn bất lương ấy không chỉ 
 C
ăn cắp tay lái
 V
+ Vế 2 : mà chúng còn lấy luôn bàn ... Bài 2: HS làm bài cá nhân vào VBT.
- HS trả lời.
- HS làm bài vào VBT.
- 3 HS lên thi làm bài nhanh.
- Cả lớp và GV nhận xét.
Hoạt động tập thể
Tuần 23
A/Mục tiêu: Giúp học sinh:
	- Đánh giá được những ưu, khuyết điểm trong tuần 22
	- Nắm bắt nội dung kế hoạch tuần 23. Có biện pháp khắc phục khuyết điểm, phát huy ưu điểm, hoàn thành tốt kế hoạch tuần 23	
- Có ý thức đoàn kết, xây dựng tập thể lớp. Có tinh thần phê bình và tự phê bình.Vui tết an toàn tiết kiệm, nghỉ tết đúng thời gian quy định.
B/ Nội dung- Tiến trình sinh hoạt:
1/ Đánh giá hoạt động tuần :
- Các tổ trưởng báo cáo hoạt động của tổ trong tuần 
- Lớp trưởng báo cáo chung
- GV tổng hợp ý kiến, đánh giá
* Ưu điểm: 
	- Tích cực học chương trình tuần 22 nghiêm túc. Kiểm tra đọc, viết theo kế hoạch của phòng giáo dục nghiêm túc, không có HS yếu.
- Rèn luyện ,thực hiện nghiêm túc nội quy nhà trường và nhiệm vụ HS tiểu học
	- Tập thể lớp đoàn kết tốt
	- Lên kế hoạch hoạt động của chi đội kịp thời, phù hợp KH chung của liên đội
	- Sinh hoạt chi đội nghiêm túc, có hiệu quả.
	* Khuyết điểm: 
 - Một số HS chưa có ý thức trong học tập : Hiếu, Đặng Trọng, Thuỷ, không đi lao động, học phụ đạo : Đặng Trọng.
2/ Kế hoạch tuần 22- Biện pháp và phân công thực hiện:
- GV phổ biến kế hoạch lớp ( Nội dung trong sổ chủ nhiệm)
- BCH chi đội phổ biến kế hoạch công tác Đội (Nội dung trong sổ hoạt động Đội)
* Nhắc nhở chung: học hết ngày thứ tư là nghỉ tết, đến ngày 6 tết là học lại . Yêu cầu HS đi học đầy đủ.
3/ Giáo dục ngoài giờ lên lớp:
- Sinh hoạt văn nghệ ca ngợi quê hương đất nước, ca ngợi Đảng, Bác Hồ
4/ Lớp vui sinh hoạt cuối tuần: 
- Thi kể chuyện về chủ đề quê hương đất nước, Bác Hồ .
	-------------------*****---------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 23.doc