Tập đọc
PHÂN XỬ TÀI TÌNH
Theo Nguyễn Đổng Chi
I-Mục tiêu :
-Kĩ năng: Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn với giọng đọc hồi hộp, hào hứng, thể hiện được lòng khâm phục của người kể về tài xử kiện của ông quan án .
-Kiến thức : Hiểu nội dung ý nghĩa của bài văn : Ca ngợi trí thông minh , tài xử kiện của vị quan án .
-Thái độ : Khâm phục tài năng của người xưa .
II- Đồ dùng dạy học :
-Tranh ảnh minh hoạ bài học .
TuâN 23 Thứ Môn Tên bài dạy 2 HĐTT Chào cờ TĐ Phân xử tài tình T Xăêng-ti-mét khối. Đề-xi-mét khối. TD CT (Ng-V) Cao Bằng. 3 T Mét khối. LT&C MRVT: Trật tự – An ninh. KC Kể chuyện đã nghe, đã đọc. KH Sử dụng năng lượng điện. ĐĐ Em yêu Tổ quốc Việt Nam. 4 A.N TĐ Chú đi tuần T Luyện tập TLV Lập chương trình hoạt động LS Nhà máy hiện đại đầu tiên của nước ta 5 T Thể tích hình hộp chữ nhật LT&C Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ. ĐL Một số nước ở châu Âu. TD KH Lắp mạch điện đơn giản. 6 T Thể tích hình lập phương. MT TLV Trả bài văn kể chuyện KT Nuôi dưỡng gà. SHTT Sinh hoạt cuối tuần. Thứ hai, ngày 12/02/2006 CHÀO CỜ ĐẦU TUẦN ------------------------------------ Tập đọc PHÂN XỬ TÀI TÌNH Theo Nguyễn Đổng Chi I-Mục tiêu : -Kĩ năng: Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn với giọng đọc hồi hộp, hào hứng, thể hiện được lòng khâm phục của người kể về tài xử kiện của ông quan án . -Kiến thức : Hiểu nội dung ý nghĩa của bài văn : Ca ngợi trí thông minh , tài xử kiện của vị quan án . -Thái độ : Khâm phục tài năng của người xưa . II- Đồ dùng dạy học : -Tranh ảnh minh hoạ bài học . III- Các hoạt động dạy học: TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 3 1 10 12 10 2 1- Kiểm tra : -Gọi 2 HS đọc bài Cao Bằng và trả lời câu hỏi trong bài. -Nhận xét + ghi điểm . 2- Bài mới : a- Giới thiệu bài : Phân xử tàu tình. b- Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu bài : * Luyện đọc : -Gọi 1 HS giỏi đọc toàn bài. - Hướng dẫn HS đọc: -Chia đoạn sau đó gọi 3 HS đọc tiếp nối; luyện đọc tiếng khó trong từng đoan. + Đoạn 1 : Từ đầu đến lấy trộm . -Luyện đọc các tiếng khó :phân xử công bằng . +Đoạn 2 : Tiếptheo . đến nhận tội . -Luyện đọc các tiếng khó : bật khóc . +Đoạn 3 :Phần còn lại . -Luyện đọc các tiếng khó :gian , tiểu. -Gọi HS đọc phần chú giải; 2 HS giải nghĩa từ. -Cho HS luyện đọc theo cặp. -Đọc mẫu toàn bài . * Tìm hiểu bài : -Đoạn 1: Gọi 1 HS đọc và đọc câu hỏi . +Hai người đàn bà đến công đường nhờ quan phân xử việc gì ? -Giải nghĩa từ :công đường. + Nêu ý đoạn 1 ? -Đoạn 2 : Cho HS đọc thầm. +Quan án đã dùng biện pháp nào để tìm ra người lấy cắp vải ? +Vì sao quan cho rằng người không khóc chính là người lấy cắp ? Giải nghĩa từ : biện pháp , bật khóc . + Nêu ý đoạn 2 ? -Đoạn 3: Gọi 1 HS đọc. +Kể lại cách quan án tìm kẻ lấy trộm tiền nhà chùa ? -Giải nghĩa từ : thỉnh thoảng . + Nêu ý đoạn 3 ? *Đọc diễn cảm : - Hướng dẫn HS đọc diễn cảm . - Cho HS đọc diễn cảm theo cặp. -Cho các nhóm thi đọc diễn cảm. - Cho HS đọc phân vai đoạn 1. 3- Củng cố , dặn dò : -Gợi ý để HS nêu nộ dung bài. -Nhận xét tiết học. -Yêu cầu HS về nhà tiếp tục tìm đọc các truyện về xử kiện của truyện cổ Việt Nam . -Chuẩn bị tiết sau : Chú đi tuần -2HS học thuộc lòng bài thơ Cao Bằng, trả lời câu hỏi . -Lớp nhận xét . -HS lắng nghe . -1HS đọc toàn bài . -HS đọc thành tiếng nối tiếp . -Đọc chú giải + Giải nghĩa từ : - Luyện đọc theo cặp. - Lắng nghe. -1HS đọc đoạn + câu hỏi + Việc mình bị mất cắp vải . + Ý 1:Giới thiệu quan án -HS đọc lướt + câu hỏi . -Nhiều cách, cuối cùng là cách xé đôi tấm vải mới tìm được kẻ phạm tội . +Vì người làm ra tấm vải rất quý vải - đó chính là người bị mất cắp . +Ý 2: Tài xử án của quan. -1HS đọc đoạn + câu hỏi + Đánh vào tâm lí lo lắng, sợ sệt của kẻ ăn cắp . + Ý 3: Quan tìm ra kẻ lấy trộm tiền nhà chùa -HS lắng nghe . -HS đọc diễn cảm theo cặp. -HS thi đọc diễn cảm .trước lớp . -HS đọc phân vai: người dẫn chuyện, hai người đàn bà bán vải , quan án . -HS thi đọc diễn cảm .trước lớp . + Ca ngợi trí thông minh , tài xử kiện của quan án . -HS lắng nghe . RKN: ---------------------------------------------- Toán : XĂNG- TI- MÉT KHỐI. ĐỀ- XI- MÉT KHỐI I– Mục tiêu : Giúp HS : Có biểu tượng về xăng- ti- mét khối, đề- xi- mét khối. Nhận biết được mối quan hệ giữa xăng- ti- mét khối, đề- xi- mét khối. Đọc, viết đúng các số đo thể tích, thực hiện chuyển đổi đúng đơn vị đo. Vận dụng để giải toán có liên quan. II- Đồ dùng dạy học : - Hình vẽ như sgk , bảng phụ. III-Các hoạt động dạy học chủ yếu : TG Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1 5 1 28 3 2 1- Ổn định lớp : 2- Kiểm tra bài cũ : - Gọi 2 HS làm bài tập1. - Nhận xét, sửa chữa . 3- Bài mới : a- Giới thiệu bài : Xăng- ti- mét khối, đề- xi- mét khối. b– Hoạt động : * Hình thành biểu tượng về xăng- ti- mét khối, đề- xi- mét khối và quan hệ giữa hai đơn vị đo thể tích. Xăng- ti- mét khối: -Cho HS quan sát vật mẫu hình lập phương có cạnh 1cm, gọi 1 HS xác định kích thước của một vật thể. + Đây là hình khối gì ? Có kích thước là bao nhiêu ? + Thể tích của hình lập phương này là 1 xăng- ti- mét khối . +Em hiểu xăng- ti- mét khối là gì ? +Xăng- ti- mét khối viết tắt là cm3 . -Gọi vài HS nhắc lại. Đề- xi- mét khối: -Hướng dẫn tương tự như xăng- ti- mét khối. +Em hiểu đề- xi- mét khối là gì ? +Đề- xi- mét khối viết tắt là dm3 . -Gọi vài HS nhắc lại. Quan hệ giữa đề- xi- mét khối và xăng- ti- mét khối. - Cho HS quan sát tranh minh họa. + Có một hình lập phương có cạnh dài 1dm. Vậy thể tích của hình lập phương đó là bao nhiêu ? +Giả sử chia các cạnh của hình lập phương thành 10 phần bằng nhau, mỗi phần có kích thước là bao nhiêu ? +Giả sử sắp xếp các hình lập phương nhỏ cạnh 1cm vào hình lập phương cạnh 1 dm thì cần bao nhiêu hình sẽ xếp ? +Hãy tìm cách xác định số lượng hình lập phương cạnh 1cm ? + Vậy 1 dm3 bằng bao nhiêu cm3? 1dm3 = 1000 cm3 1000cm3 = 1dm3 * Thực hành : Bài 1: - Gọi 1 HS đọc đề bài. - Cho HS làm bài vào vở. - Gọi 5 HS nối tiếp nhau lên bảng chữa bài. - Gọi HS nhận xét. - Nhận xét, đánh giá. Bài 2: - Gọi 1 HS đọc đề bài. - Cho HS làm bài vào vở. - Gọi 4 HS đọc bài làm . - Gọi HS nhận xét. - Nhận xét, đánh giá. 4- Củng cố : + Xăng- ti- mét khối là gì? + Đề- xi- mét khối là gì ? + Nêu mối quan hệ giữa chúng . 5- Nhận xét – dặn dò : - Nhận xét tiết học . - Về nhà làm bài tập . - Chuẩn bị bài sau : Mét khối. - HS lên bảng . - HS nghe . - HS quan sát . - HS thao tác. + Đây là hình lập phương có cạnh dài 1 cm. - HS chú ý quan sát vật mẫu. -HS nêu như sgk . - 2 HS nhắc. + Đề- xi- mét khối là thể tích của hình lập phương có cạnh dài 1 dm. - 2 HS nhắc. + Thể tích 1 đề-mét-khối. + 1 xăng- ti- mét khối. + Xếp mỗi hàng 10 hình lập phương. + Xếp 10 hàng thì được 1 lớp. + Xếp 10 lớp thì đầy hình lập phương cạnh 1dm. + 10 x 10 x10 = 1000 hình lập phương + 1dm3 = 1000 cm3 Bài 1 - HS đọc. - HS làm bài vào vở. - HS lên bảng. HS dưới lớp theo dõi. Bài 2 + Viết số thích hợp vào chỗ chấm. - Làm bài vào vở. - HS dưới lớp đổi vở kiểm tra chéo. - 3 HS nêu. RKN: ------------------------------------------- THỂ DỤC ---------------------------------------- CHÍNH TẢ (Nhớ - viết) CAO BẰNG ( 4 khổ thơ đầu ) I - Mục đích yêu cầu : -Nhớ – viết đúng , trình bày đúng chính tả 4 đoạn bài thơ Cao Bằng . -Biết viết đúng danh từ riêng (DTR) là tên người , tên địa lý Việt Nam . II- Hoạt động dạy và học : T. g Hoạt động của GV Hoạt động của HS 3 1 21 10 2 1- Kiểm tra bài cũ : -Gọi 1 HS nhắc lại quy tắc viết tên người , tên địa lý Việt Nam. -Gọi 2 HS lên bảng viết: Nông Văn Dền, Lê Thị Hồng Thắm, Cao Bằng, Long An. 2 - Bài mới : a- Giới thiệu bài : Trong tiết học hôm nay, chúng ta sẽ nhớ - viết chính tả 4 khổ thơ đầu của bài thơ Cao Bằng. Ôn lại cách viết đúng danh từ riêng là tên người, tên địa lý Việt Nam . b- Hướng dẫn HS nhớ – viết : -Gọi 1 HS đọc thuộc lòng 4 khổ thơ đầu bài Cao Bằng. -Cho HS đọc thầm 4 khổ thơ đầu của bài thơ trong SGK để ghi nhớ. -Nhắc nhở HS trình bày các khổ thơ 5 chữ , chú ý các chữ cần viết hoa , các dấu câu , những chữ dễ viết sai. -Hướng dẫn viết đúng các từ dễ viết sai: Đèo Gió , Đèo Giàng , đèo Cao Bắc -Yêu cầu HS gấp SGK , nhớ lại 4 khổ thơ đầu và tự viết bài . -Chấm chữa bài : +GV chọn chấm một số bài của HS. +Cho HS đổi vở chéo nhau để chấm . -Nhận xét và nêu hướng khắc phục lỗi chính tả cho cả lớp . c- Hướng dẫn HS làm bài tập : * Bài tập 2 : -Gọi 1 HS đọc nội dung bài tập 2 . -Cho HS làm bài tập vào vở . -HS nêu miệng kết quả . -Nhận xét và ghi kết quả vào bảng phụ . -Nêu lại quy tắc viết tên người , tên địa lý Việt Nam. * Bài tập 3 : -Gọi 1 HS nêu yêu cầu và nội dung bài tập 3. -Nói về các địa danh trong bài . -Nhắc HS chú ý 2 yêu cầu của bài tập. -Cho thảo luận nhóm đôi . -Cho HS trình bày kết quả -Nhận xét và chốt lại lời giải đúng. 4 - Củng cố dặn dò : -Nhận xét tiết học biểu dương HS học tốt. -Dặn HS ghi nhớ quy tắc viết tên người , tên địa lý Việt Nam . -Chuẩn bị bài sau : Nghe – viết : “Núi non hùng vĩ “ - 1 HS trìng bày quy tắc viết tên người , tên địa lý Việt Nam. -2 HS viết trên bảng lớp. -HS lắng nghe. -1 HS đọc thuộc lòng 4 khổ thơ đầu bài Cao Bằng -HS đọc thầm và ghi nhớ . -HS chú ý lắng nghe. -HS viết vào nháp. -HS nhớ - viết bài chính tả. -2 HS ngồi gần nhau đổi vở chéo nhau để chấm. -HS lắng nghe. * Bài tập 2 -1 HS nêu yêu cầu , cả lớp theo dõi SGK . -HS làm bài tập vào vở. -HS nêu miệng kết quả và chú ý lắng nghe. -HS nghe và ghi nhớ . * Bài tập 3 -HS nêu y ... như hướng dẫn ở mục thực hành trang 96 SGK + Khi dùng một sốâ vật bằng kim loại chèn vào chỗ hở của mạch điện–bóng đèn pin phát sáng . + Khi dùng một số vật bằng cao su , sứ, nhựa chèn vào chỗ hở của mạch điện-bóng đèn pin không phát sanùg . + Gọi là vật dẫn điện . + Đồng, nhôm , sắt . + Vật cách điện + Gỗ , sứ , cao su . - HS quan sát cái ngắt điện . Cái ngắt điện dùng để ngắt dòng điện khi cần thiết + Vật dẫn điện . + Vật cách điện . - HS nghe . RKN: ------------------------------------------- Thứ sáu, ngày tháng năm 2007 Toán : THỂ TÍCH HÌNH LẬP PHƯƠNG I– Mục tiêu : - HS hình thành được công thức và quy tắc tính thể tích của hình lập phương - Thực hành tính đúng thể tích hình lập phương với số đo cho trước. - Vận dụng công thức giải quyết một số tình huống thực tiễn đơn giản. II- Các hoạt động dạy học chủ yếu : TG Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1 5 1 28 3 1- Ổn định lớp : 2- Kiểm tra bài cũ : - Gọi 2 HS trả lời: + Nêu các đặc điểm của hình lập phương. + Viết công thức tính thể tích của hình hộp chữ nhật và nêu tên của từng đơn vị đo. - Nhận xét, sửa chữa . 3 - Bài mới : a- Giới thiệu bài : Thể tích hình hộp chữ nhật. b– Hoạt động : * Hình thành công thức tính thể tích hình lập phương Ví dụ : - Gọi 1 HS đọc ví dụ ở SGK . - Cho HS tính thể tích hình hộp chữ nhật . - Cho HS nhận xét hình hộp chữ nhật. +Vậy đó là hình gì ? - Cho HS quan sát hình vẽ SGK và nêu: hình lập phương có cạnh 3cm, có thể tích là 27cm 3 . + Muốn tính thể tích hình lập phương ta làm thế nào ? - Gọi vài HS đọc quy tắc, cả lớp theo dõi. Công thức - Cho HS xem hình lập phương. + Hình lập phương có cạnh a, hãy viết công thức tính thể tích hình lập phương ? - Kết luận như quy tắc SGK ( tr.122). - Gọi vài HS đọc quy tắc. * Thực hành : Bài 1: -Gọi 1 HS đọc đề bài. - Treo bảng phụ, yêu cầu HS xác định cái đã cho, cái cần tìm trong từng trường hợp. + Mặt hình lập phương là hình gì ? Nêu cách tính diện tích hình đó ? + Nêu cách tính diện tích toàn phần của hình lập phương ? - Gọi 4 HS lên bảng, dưới lớp làm bài vào vở. - Yêu cầu HS làm ở bảng, lần lượt giải thích cách làm. - Nhận xét kết quả. Bài 2: - Gọi 1 HS đọc đề bài. - Gọi 1 HS lên bảng làm. Cả lớp làm bài vào vở. - Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng. - GV đánh giá cho điểm. Bài 3: -Yêu cầu HS đọc bài và tự làm bài vào vở. -Gọi 1 HS lên bảng làm bài tập. Cả lớp làm vào vở. -Nhận xét, đánh giá. 4- Củng cố, dặn dò: + Muốn tính thể tích hình lập phương ta làm thế nào ? Nêu công thức tính. - Nhận xét tiết học . - Về nhà làm bài tập . - Chuẩn bị bài sau : Luyện tập chung +Hình lập phương có 6 mặt đều là các hình vuông bằng nhau. HS viết: V= a x b x c và nêu. -HS nghe . - HS nghe. 1HS đọc. HS tính : Vhhcn = 3 x 3 x 3 = 27 (cm3). + Hình hộp chữ nhật có 3 kích thước bằng nhau. + Hình lập phương. - HS thực hiện. + Thể tích hình lập phương bằng cạnh, nhân cạnh, nhân cạnh. -HS đọc. - Xem hình và viết: V = a x a x a V: thể tích hình lập phương; a độ dài cạnh hình lập phương. - Đọc quy tắc. Bài 1 -HS đọc đề bài. -HS lquan sát. - HS thực hiện. +Mặt hình lập phương là hình vuông, có diện tích là tích của cạnh nhân với cạnh. +Bằng diện tích một mặt nhân với 6. - 4 HS làm bài trên bảng. - HS đọc bài làm. Giải thích cách tính. - HS chữa bài. Bài 2 - HS đọc đề bài. - HS làm bài. -HS nhận xét. -HS chữa bài . Bài 3 - HS đọc đề, tự làm. -HS làm bài ở bảng. Thể tích của hình hộp chữ nhật là: 7 x 7 x 9 = 504 (cm3) Độ dài cạnh của hình lập phương là: (8 + 7 + 9) : 3 = 8 (cm) Thể tích của hình lập phương là: 8 x 8 x 8 = 512 (cm3) Đáp số: a) 504 (cm3); b) 512 (cm3) -2 HS trả lời. -Lắng nghe. RKN: --------------------------------------------- MĨ THUẬT ------------------------------------------------ TẬP LÀM VĂN TRẢ BÀI VĂN KỂ CHUYỆN I - Mục đích yêu cầu : 1 / Nắm được yêu cầu của bài văn kể chuyện theo 3 đề bài đã cho . 2 / Nhận thức được ưu , khuyết điểm của mình và của bạn khi được GV chỉ rõ ; biết tham gia sửa lỗi chung , biết tự sửa lỗi GV yêu cầu ; tự viết lại 1 đoạn ( hoặc cả bài ) cho hay hơn . II - Đồ dùng dạy học : -Một số lỗi điển hình về chính tả , dùng từ , đặt câu , ý cần chữa chung trước lớp . III - Hoạt động dạy và học : T. g Hoạt động của GV Hoạt động của HS 4 1 8 20 2 1- Kiểm tra bài cũ : -Gọi 2 HS trình bày CTHĐ đã viết tiết TLV trước . - Nhận xét. 2- Bài mới : a- Giới thiệu bài : Trả bài văn kể chuyện. b- Nhận xét kết quả bài viết của HS : -Gọi HS nêu 3 đề bài tả người của tiết kiểm tra trước, GV ghi 3 đề bài lên bảng. -Nêu 1 số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ , đặt câu . -GV nhận xét kết quả bài làm : +Ưu điểm : Xác định đúng đề bài, có bố cục hợp lý , viết đúng chính tả (Đọc bài của Khang, Ái , Cường) +Khuyết điểm :Một số bài chưa có bố cục chặt chẽ , còn sai lỗi chính tả (Đọc bài của Đào, Diệu, Lâm, Phong) + Thông báo điểm số cụ thể . c -Trả bài và hướng dẫn HS chữa bài : -Trả bài cho học sinh . * Hướng dẫn HS chữa lỗi chung : +Ghi các lỗi cần chữa lên bảng. -Cho các HS lần lượt chữa từng lỗi . -Chữa lại cho đúng bằng phấn màu . *Hướng dẫn HS sửa lỗi trong bài : -Cho HS đọc lại bài của mình và tự chữa lỗi . -Cho HS đổi bài cho bạn bên cạnh để rà soát lỗi . * Hướng dẫn HS học tập đoạn văn , bài văn hay : -Đọc 1 số đoạn văn hay , bài văn hay (bài của Khang, Ái , Cường). -Cho HS thảo luận , để tìm ra cái hay , cái đáng học của đoạn văn, bài văn hay. - Cho HS viết lại 1 đoạn văn hay trong bài làm . -Cho HS trình bày đoạn văn đã viết lại . 4- Củng cố dặn dò : -GV nhận xét tiết học . -Về nhà viết lại những đoạn văn chưa đạt . -Chuẩn bị cho tiết ôn luyện về văn tả đồ vật . -2 HS đọc lần lượt . -HS lắng nghe. - Đọc 3 đề bài -HS lắng nghe. -Nhận bài . -1 số HS lên bảng chữa lỗi ,cả lớp sửa vào giấy nháp . -HS theo dõi trên bảng . -HS đọc lời nhận xét , tự sửa lỗi . -HS đổi bài cho bạn soát lỗi . -HS lắng nghe. -HS trao đổi thảo luận để tìm ra được cái hay để học tập . -Mỗi HS tự chọn ra 1 đoạn văn viết chưa đạt để viết lại cho hay hơn và trình bày đoạn văn vừa viết . -HS lắng nghe. RKN: ---------------------------- KĨ THUẬT NUÔI DƯỠNG GÀ I- Mục tiêu: HS cần phải : Nêu được mục đích, ý nghĩa của việc nuôi dưỡng gà. Biết cách cho gà ăn, uống. Có ý thức nuôi dưỡng, chăm sóc gà Cho HS thấy được nuôi gà đem lại nguồn thu nhập cho gia đình. II- Đồ dùng dạy học: -Tranh minh hoạ cho bài học theo nội dung sách giáo khoa. III- Các hoạt động dạy – học: T.g Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 3 1 8 20 1-Kiểm tra bài cũ: + Cần cung cấp những thức ăn gì để cho gà đảm bảo được đủ chất dinh dưỡng ? + Nêu phần ghi nhớ bài học ? 2-Bài mới: a- Giới thiệu bài: Để cho gà mau lớn thì ta cần phải nuôi dưỡng gà như thế nào ? Mời các em theo dõi bài học hôm nay. b- Giảng bài: *Tìm hiểu mục đích, ý nghĩa của việc nuôi dưỡng gà + Thế nào là nuôi dưỡng gà ? -Gọi 2 HS đọc nội dung mục 1 (SGK) +Hãy nêu mục đích, ý nghĩa của việc nuôi duỡng gà ? -Tóm tắt: Nuôi dưỡng gà gồm hai công việc chủ yếu là cho gà ăn và cho gà uống nhằm cung cấp nước và các chất dinh dưỡng cần thiết cho gà. Muốn nuôi gà đạt năng suất cao phải cho gà ăn, uống đủ chất, đủ lượng, hợp vệ sinh *Tìm hiểu cách cho gà ăn uống Cách cho gà ăn: - Cho HS đọc nội dung mục 2a (SGK) + Hãy nêu cách cho gà ăn ở từng thời kì sinh trưởng ( gà con mới nở, gà giò, gà đẻ trứng) ? + Em hãy cho biết vì sao gà giò cần được ăn nhiều thức ăn cung cấp chất bột đường và chất đạm ? + Theo em cần cho gà đẻ ăn những thức ăn nào để cung cấp nhiều chất đạm, chất khoáng và vi-ta-min? Cách cho gà uống: -Cho HS đọc mục 2b. + Hãy nêu cách cho gà uống ? -Quan sát H2, em hãy cho biết ngưòi ta cho gà ăn, uống như thế nào? Tóm tắt: Khi nuôi gà phải cho gà ăn, uống đủ lượng, đủ chất và hợp vệ sinh. - 2HS trả lời - Công việc cho gà ăn, uống được gọi chung là nuôi dưỡng - Đọc mục 1 SGK - HS nêu - Lắng nghe. - Đọc nội dung mục 2a (SGK) - HS nêu + Chất bột đường, chất đạm có tác dụng chủ yếu trong việc cung cấp năng lượng hoạt động và tạo thịt, mỡ cho gà lớn nhanh. +Chất đạm: cào cào, châu chấu, mối, cua, bột đỗ tương +Chất khoáng: vỏ trứng, vỏ sò, vỏ hến được sấy kho,â nghiền nhỏ -Đọc mục 2b +Phải là nước sạch đựng trong máng sạch và thường xuyên thay nước, cọ rửa máng -Quan sát hình 2 và trả lời. 2 3-Củng cố: -Cho HS nhắc phần ghi nhớ của bài -2 HS nhắc lại phần ghi nhớ 1 4- Nhận xét – dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Tiết sau “ Chăm sóc gà “ - Lắng nghe. * RKN : ---------------------------------- SINH HOẠT CUỐI TUẦN I/Nhận xét chung: 1/Ưu điểm: -Đi học đúng giờ, chuyên cần, sinh hoạt đầu giờ tốt. -Xây dựng bài sôi nổi. -Đoàn kết, giúp đỡ nhau trong học tập. -Tác phong gọn gàng, đúng qui định, vệ sinh sạch sẽ. 2/Khuyết điểm: -Hay mất trật tự đầu giờ học. II/ Nhiệm vụ tuần đến: -Chấp hành tốt nội qui lớp học. -Ôn bài cũ, xem bài cho tuần đến (tuần 24) -Thực hiện mặc đồng phục theo qui định chung, tham gia sinh hoạt Đội. III/ Văn nghệ: -Cho học sinh chơi trò chơi. -----------------------------
Tài liệu đính kèm: