Giáo án Tổng hợp môn khối 5 - Tuần 8 - Trường Tiểu học số 1 Cát Tài

Giáo án Tổng hợp môn khối 5 - Tuần 8 - Trường Tiểu học số 1 Cát Tài

Tập đọc :

KÌ DIỆU RỪNG XANH

 Theo Nguyễn Phan Hách

I- Mục tiêu:

1)Đọc trôi chảy toàn bài

-Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng tả nhẹ nhàng, nhấn giọng ở từ ngữ miêu tả vẻ đẹp rất lạ, những tình tiết bất ngờ, thú vị của cảnh vật trong rừng, sự ngưỡng mộ của tác giả với vẻ đẹp của rừng.

2)Hiểu các từ ngữ trong bài văn.

-Cảm nhận được vẻ đẹp kỳ thú của rừng; tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp kì diệu của rừng.

-Hiểu ý nghĩa của bài :ca ngợi rừng xanh mang lại vẻ đẹp cho cuộc sống, niềm hạnh phúc cho con người.

3)Giáo dục HS biết bảo vệ rừng và yêu thích cácloài động vật hoang dã.

 

doc 35 trang Người đăng hang30 Lượt xem 351Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn khối 5 - Tuần 8 - Trường Tiểu học số 1 Cát Tài", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ
Môn
Tên bài dạy
2
HĐTT
TĐ
Kì diệu rừng xanh
T
Số thập phân bằng nhau
TD
CT
Kì diệu rừng xanh
3
T
So sánh hai số thập phân
LT&C
MRVT: Thiên nhiên
KC
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
KH
Phòng bệnh viêm gan A
ĐĐ
Nhớ ơn tổ tiên (t2)
4
A.N
TĐ
Trước cổng trời
T
Luyện tập
TLV
Luyện tập tả cảnh
LS
Xô viết Nghệ-Tĩnh
5
T
Luyện tập chung
LT&C
Luyện tập về từ nhiều nghĩa
ĐL
Dân số nước ta
TD
KH
Phòng tránh HIV/AIDS
6
T
Viết các số đo độ dài dưới dạng số thập phân
MT
TLV
Luyện tập tả cảnh
KT
Thêu chữ V (t1)
SHTT
Thứ hai, ngày ../10/2006
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ 
---------------------------------------------
Tập đọc :
KÌ DIỆU RỪNG XANH
 Theo Nguyễn Phan Hách
I- Mục tiêu:
1)Đọc trôi chảy toàn bài
-Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng tả nhẹ nhàng, nhấn giọng ở từ ngữ miêu tả vẻ đẹp rất lạ, những tình tiết bất ngờ, thú vị của cảnh vật trong rừng, sự ngưỡng mộ của tác giả với vẻ đẹp của rừng.
2)Hiểu các từ ngữ trong bài văn.
-Cảm nhận được vẻ đẹp kỳ thú của rừng; tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp kì diệu của rừng.
-Hiểu ý nghĩa của bài :ca ngợi rừng xanh mang lại vẻ đẹp cho cuộc sống, niềm hạnh phúc cho con người.
3)Giáo dục HS biết bảo vệ rừng và yêu thích cácloài động vật hoang dã.
II- Các hoạt động dạy – học:
T/g
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
4’
1) Kiểm tra bài cũ :
 + Tìm hình ảnh đẹp trong bài thơ thể hiện sự gắn bó giữa con người với thiên nhiên ?
+ Hình ảnh “ Biển sẽ nằm bỡ ngỡ giữa cao nguyên nói lên sức mạnh của con người như thế nào?
 GV nhận xét, ghi điểm.
 -Câu thơ: “Chỉ có tiếng đàn ngân ngasông Đà” thể hiện gắn bó hoà quyện giữa con người với thiên nhiên. 
 -Nói lên sức mạnh “Dời non lấp biển” của con người có thể làm nên những điều bất ngờ, kì diệu.
1’
11’
9’
10
2) Bài mới:
a) Giới thiệu bài: Hôm nay, chúng ta sẽ theo chân nhà văn Nguyễn Phan Hách đi thăm rừng xanh. Trong rừng có những gì đẹp? Các con thú ra sao? Cây cối thế nào? Điều đó sẽ được thể hiện qua bài “Kì diệu rừng xanh”.
b) Luyện đọc:
-Gọi một HS giỏi đọc bài.
- GV chia đoạn: 3 đoạn.
-HS đọc nối tiếp.
-Luyện đọc các từ ngữ: loanh quanh, lúp xúp, sặc sỡ, mải miết
-Cho HS đọc theo cặp
-Cho HS đọc chú giải và giải nghĩa từ.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
c) Tìm hiểu bài:
-Cho HS đọc đoạn 1.
+ Những cây nấm rừng đã khiến cho tác giả có những liên tưởng thú vị gì ?
+ Nhờ những liên tưởng ấy mà cảnh vật đẹp thêm như thế nào
-Cho HS đọc đoạn 2, 3.
+ Những muông thú trong rừng được miêu tả như thế nào?
+ Sự có mặt của chúng mang lại vẻ đẹp gì cho cảnh rừng?
+ Vì sao rừng Khộp được gọi là:”Giang sơn vàng rợi”?
+ Hãy nói cảm nghĩ của em khi đọc bài văn trên ?. 
d) Đọc diễn cảm:
-Luyện cho học sinh đọc đoạn 1.
-GV đọc mẫu đoạn văn 1 lần.
-Cho học sinh thi đọc diễn cảm
 -HS lắng nghe.
-Cả lớp đọc thầm.
 -HS dùng bút chì đánh dấu đoạn.
 -HS đọc đoạn nối tiếp (2 lượt bài).
 -HS luyện đọc từ ngữ.
-Đọc theo cặp 1lượt bài.
 -Một HS đọc chú giải 2 HS giải nghĩa từ.
 -Cả lớp theo dõi.
 -Một HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.
-Nhìn cây nấm rừng mọc suốt dọc lối đi, tác giả nghĩ đó như một thành phố nấm. Mỗi chiếc nấm như một toà kiến trúc. Tác giả nghĩ mình như người khổng lồ lạc vào kinh đô của một vương quốc tí hon với những đền đài, miếu mạo, cung điện lúp xúp dưới chân.
 -Cảnh vật trong rừng trở nên đẹp thêm, vẻ đẹp lãng mạn thần bí của truyện cổ tích.
 -Một HS đọc to, lớp đọc thầm.
 -Những con thú được miêu tả: 
 *Những con vượn bạc má ôm con gọn ghẽ chuyền nhanh như tia chớp.
 *Những con mang vàng đang ăn cỏ non, những chiếc chân vàng giẫm lên thảm lá vàng.
 -Làm cho cảnh rừng trở nên sống động, đầy bất ngờ và những điều kì thú.
 -Vì có sự hoà quyện của rất nhiều màu vàng trong một không gian rộng lớn: Thảm lá vàng dưới gốc, lá vàng trên cây. Những con mang lẫn vào sắc vàng của lá khộp, sắc nắng cũng rực vàng nơi nơi.
 -HS phát biểu tự do.
-HS đọc đoạn theo hướng dẫn.
-HS thi đọc diễn cảm.
2’
3) Củng cố :
 + Bài văn ca ngợi rừng xanh như thế nào?
 -Bài văn ca ngợi rừng xanh mang lại vẻ đẹp cho cuộc sống, niềm hạnh phúc cho con người.
1’
4) Nhận xét, dặn dò:
 -GV nhận xét tiết học.
 -Các em về nhà luyện đọc bài văn nhiều lần và đọc trước bài “Trước cổng trời”.
-Lắng nghe
RKN: 
------------------------------------------------------
Toán :
SỐ THẬP PHÂN BẰNG NHAU 
I– Mục tiêu :
- Rèn HS viết số TP bằng nhau nhanh,thành thạo .
 Giúp Hs biết : Viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần TP hoặc bỏ chữ số 0 (nếu có) ở tận cùng bên phải của số TP thì giá trị của số TP không thay đổi .
II-Các hoạt động dạy học chủ yếu :
TG
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
5/
15
15
3
1– Ổn định lớp : 
2– Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi 1 HS lên bảng chữa bài 4.
 - Nhận xét,sửa chữa.
3 – Bài mới : 
 a– Giới thiệu bài : 
 b– Hoạt động: 
 *HĐ 1: Phát hiện đặc điểm của số TP khi viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần TP hoặc bỏ chữ số 0 (nếu có) ở tận cùng bên phải ở số TP đó .
- Hướng dẫn HS chuyển đổi các Vdụ để rút ra nhận xét .
- Cho HS nêu Vdụ minh hoạ cho nhận xét đã nêu ở trên .
- Cho HS nêu ví dụ minh hoạ cho nhận xét đã nêu ở trên .
*Chú ý : Số tự nhiên được coi là số TP đặc biệt .
 *HĐ 2 : Thực hành : 
Bài 1 : Nêu yêu cầu bài tập .
- Gọi 2 HS lên bảng, cả lớp làm vào vở bài tập.
- Nhận xét , sửa chữa.
Bài 2: Cho HS làm bài vào vở rồi đổi vở kiểm tra
Bài 3 : Cho HS làm bài rồi trả lời miệng .
- Nhận xét , sửa chữa .
4– Củng cố :
- Nêu cách viết số TP bằng nhau ? 
5– Nhận xét – dặn dò : 
 - Nhận xét tiết học .
- Chuẩn bị bài sau :So sánh hai số thập phân .
- HS lên bảng.
- HS nghe.
-9dm = 90 cm .
 Mà 9dm = 0,9 m, 90cm = 0,90m.
Nên 0,9m = 0,90m .
Vậy 0,9 = 0,90 hoặc 0,90 = 0,9 .
* Nếu viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần TP của 1 số TP thì được 1 số TP bằng nó .
- Ví dụ : 8,75 = 8,750 = 8,7500 = 8,75000.
* Nếu 1 số TP có chữ số 0 ở tận cùng bên phải phần TP thì khi bỏ chữ số 0 đó đi, ta được 1 số TP bằng nó .
- Ví dụ :12,000 =12,00 =12,0=12
- Bỏ các chữ số 0 ở tận cùng bên phải phần TP để các số TP viết dưới dạng gọn hơn .
a) 7,800 = 7,8 . b) 2001,300 = 2001,3
64,9000 = 64,9 . 35,020 = 35,02
3,0400 = 3,04 . 100,0100 = 100,01
-HS làm bài 
a) 5,612 b) 24,5 = 24,500.
17,2 = 17,200. 80,01 = 80,010.
480,59 = 480,590 14,678
- HS làm bài .
Các bạn Lan và Mỹ viết đúng vì : 
0,100 = ;
 0,100 = và 0,100 = 0,1 = 
- Bạn Hùng viết sai vì : 
0,100 = nhưng thực ra 0,100 = 
- HS nêu .
- HS nghe .
THỂ DỤC
-------------------------------------- 
CHÍNH TẢ (Nghe – viết)
KÌ DIỆU RỪNG XANH
I-Mục đích yêu cầu :
-Nghe – viết đúng chính xác, trình bày đúng một đoạn trong bài Kì diệu rừng xanh . 
-Nắm được quy tắc đánh dấu thanh ở tiếng chứa nguyên âm đôi yê , ya .
II-Đồ dùng dạy học :
 -Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 2 , 3.
III-Hoạt động dạy và học :
T. g
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5
20
8
3
1-Kiểm tra bài cũ :
 -Gọi HS lên bảng viết: viếng, nghĩa, hiền, điều, liệu và giải thích nguyên tắc đánh dấu thanh trên các tiếng có nguyên âm đôi ia, iê.
2-Bài mới :
a-Giới thiệu bài : Hôm nay các em sẽ viết một đoạn trong bài Kì diệu rừng xanh và luyện tập đánh dấu thanh ở các tiếng chứa ya, yê.
b-Hướng dẫn HS nghe – viết :
-GV đọc bài chính tả trong SGK .
+ Những muôn thú trong rừng được miêu tả như thế nào ?
-Hướng dẫn HS viết những từ mà HS dễ viết sai: rọi xuống, trong xanh, rào rào, chuyển động .
-GV đọc rõ từng câu cho HS viết .
-GV đọc toàn bài cho HS soát lỗi .
-Chấm chữa bài :+GV chọn chấm 8 bài .
 +Cho HS đổi vở chéo nhau để chấm 
-GV rút ra nhận xét và nêu hướng khắc phục lỗi chính tả cho cả lớp .
c-Hướng dẫn HS làm bài tập :
* Bài tập 2 : GV treo bảng phụ .
-1 HS nêu yêu cầu của bài tập 2 .
-Cho HS hoạt động cá nhân .
-GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng.
* Bài tập 3 : GV treo bảng phụ .
-Cho HS nêu yêu cầu của bài tập 3 .
-Cho HS xem tranh minh hoạ để làm bài tập.
-Cho HS đọc lại câu thơ, khổ thơ có chứa vần uyên 
-GV chữa bài tập , nhận xét và chốt lại.
+ Nêu quy tắc đánh dấu thanh các tiếng có ya , yê.
* Bài tập 4:
-Cho HS nêu tên các loài chim trong tranh .
4 / Củng cố- dặn dò : 
-HS nhắc lại quy tắc đánh dấu thanh ở các tiếng chứa các nguyên âm đôi ya, ye .
-Nhận xét tiết học.
-Xem trước bài:Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà.
- HS lên bảng viết và giải thích nguyên tắc đánh dấu thanh trên các tiếng có nguyên âm đôi ia, iê.
HS lắng nghe.
-HS theo dõi SGK và lắng nghe.
-Những con vượn bạc má ôm con gọn ghẽ chuyền nhanh như tia chớp. Những con chồn sóc với chùm lông đuôi to đẹp vút qua không kịp đưa mắt nhìn theo 
 -HS viết từ khó trên giấy nháp.
-HS viết bài chính tả.
- HS soát lỗi .
-2 HS ngồi gần nhau đổi vở chéo nhau để chấm.
-HS lắng nghe.
-1 HS nêu yêu cầu của bài tập 2.
-HS trình bày .
-HS lắng nghe.
-HS nêu yêu cầu của bài tập 3.
-HS xem tranh minh hoạ và làm bài tập .
-HS đọc lại câu thơ, khổ thơ có chứa vần uyên.
-HS lắng nghe.
-HS nêu.
-HS nêu tên các loài chim trong tranh và nhận xét
-HS nêu quy tắc .
-HS lắng nghe.
Rút kinh nghiệm :
--------------------------------------------- 
Thứ ba, ngày ../10/2006
Toán :
SO SÁNH  ... t bộ phiếu, các nhóm thi tìm được câu trả lời đúng và nhanh nhất . 
 _Bước 2: Làm việc theo nhóm.
_ Bước 3: Làm việc cả lớp.
 GV theo dõi và tuyên dương những nhóm làm đúng, đẹp, nhanh.
 Kết luận: HIV là một là một loại vi-rút, khi xâm nhập vào cơ thể sẽ làm khả năng chống đỡ bệnh tật của cơ thể bị suy giảm.
 * HĐ 2 :.Sưu tầm thông tin hoặc tranh ảnh & triển lãm .
 @Mục tiêu: Giúp HS :
 _ Nêu được cách phòng tránh HIV/AIDS .
 _ Có ý thức tuyên truyền , vận động mọi người cùng phòng tránh HIV/AIDS .
 @Cách tiến hành:
 _Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn.
 _Bước 2: Làm việc theo nhóm.
 _ Bước 3: Trình bày triển lãm .
 GV phân chia khu vực trình bày triển lãm cho mỗi nhóm.
 Kết luận: Có 3 con đường lây truyền HIV:
 -Đường máu
 -Đường tình dục
 -Từ mẹ sang con lúc mang thai hoặc khi sinh con
4 – Củng cố :
GV tóm tắt nội dung bài học.
5 – Nhận xét – dặn dò : 
 - Nhận xét tiết học .
 -Chuẩn bị bài sau”Thái độ đối với người nhiễm HIV/AIDS”.
-HS trả lời.
- HS nghe .
- Các nhóm thi tìm được câu trả lời đúng và nhanh nhất . 
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình sắp xếp mỗi câu trả lời tương ứng với một câu hỏi và dán lên bảng.
- Đại diện nhóm lên trình bày.
- HS nghe .
- HS theo dõi.
- Nhóm trưởng điều khiển và phân công các bạn trong nhóm mình làm việc.
- Đại diện mỗi nhóm lên trình bày triển lãm.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
RKN:
--------------------------------------------------
Thứ sáu, ngày ../10/2006
Toán :
VIẾT CÁC SỐ ĐO ĐỘ DÀI DƯỚI DẠNG SỐ THẬP PHÂN 
I– Mục tiêu :
Giúp HS ôn : 
- Bảng đơn vị đo độ dài .
- Quan hệ giữa các đơn vị đo liền kề và quan hệ giữa 1 số đơn vị đo thông dụng .
- Luyện tập viết số đo độ dài dưới dạng số TP theo các đơn vị đo khác nhau .
 II- Đồ dùng dạy học :
 – GV : Bảng đơn vị đo độ dài kẻ sẵn, để trống 1 số ô .
III-Các hoạt động dạy học chủ yếu :
TG
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
5/
30
3
1– Ổn định lớp : 
2– Kiểm tra bài cũ : 
-Nêu cách đọc, viết và so sánh số thập phân ?
 - Nhận xét, sửa chữa .
3 – Bài mới : 
 a– Giới thiệu bài : 
 b– Hoạt động : 
 * Ôn lại hệ thống đơn vị đo độ dài .
-Nêu tên các đơn vị đo độ dài theo thứ tự từ lớn đến bé .
- Nêu nhận xét về mối quan hệ giữa các đv đo liền kề (cho HS thảo luận theo cặp )
-Cho ví dụ 
 * Ví dụ.
-GV nêu vd 1 : Viết số TP thích hợp vào chỗ chấm . 6m4dm = m
-Cho HS nêu cách làm, GV ghi bảng .
-VD 2:Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm :
 3m5cm = m
-Cho HS thực hiện tương tự như vd1.
 * Thực hành :
Bài 1:Cho HS làm bài vào vở , gọi 4 HS lên bảng làm trên bảng 
-GV theo dõi giúp đỡ HS yếu .
-Nhận xét , sửa chữa .
Bài 2: Chia lớp làm 4 nhóm .
+Nhóm 1,2 thảo luận câu a
+Nhóm 3,4 thảo luận câu b 
-Đại diện 4 nhóm lên trình bày kết quả .
-Nhận xét , sửa chữa .
Bài 3 :Cho HS làm bài rồi đổi vở kiểm tra.
GV nhận xét chung .
4– Củng cố :
Nêu mối quan hệ giữa các đv đo độ dài .
5– Nhận xét – dặn dò : 
 - Nhận xét tiết học .
 - Chuẩn bị bài sau :Luyện tập 
- HS nêu.
- HS nghe .
-km , hm , dam , m , dm , cm , mm ,
-Thảo luận và nêu nhận xét:
+Mỗi đơn vị đo độ dài gấp 10 lần đv liền sau nó .
+Mỗi đv đo độ dài bằng một phần mười (0,1 ) đv liền trước nó .
*VD-1km = 10hm 1hm = km=0,1km
1hm = 10dam
1dam = 10m
1m = 10dm 1dm = m = 0,1m
-Nêu miệng
-6m4dm = 6m = 6,4m
Vậy 6m4dm = 6,4m
 - HS thực hiện: 3m5dm = 3,05m
-HS làm bài 1.
a)8m6dm = 8m = 8,6m
b)2dm2cm = 2dm = 2,2dm
c)3m7dm = 3m = 3,07m
d)23m13cm = 23m = 23,13m
-HS thảo luận Bài 2 .
Đại diện nhóm trình bày .
Bài 3
-HS làm bài và kiểm tra .
a)5km302m = 5km = 5,302km
b)5km75m = 5km = 5,075km
c) 302m = km = 0,302km
-HS nêu .
-HS nghe
RKN:
-------------------------------------------------
MĨ THUẬT 
----------------------------------------------- 
TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP TẢ CẢNH 
( Dựng đoạn mở bài , kết bài )
I-Mục đích yêu cầu :
1/ Củng cố kiến thức về đoạn mở bài, đoạn kết trong bài văn tả cảnh .
2/ Biết cách viết các kiểu mở bài, kết bài cho bài văn tả cảnh .
II-Hoạt động dạy và học :
T. g
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
4 
7 
07
14 
02 
1-Kiểm tra bài cũ : 
-Gọi 2 HS đọc đoạn văn miêu tả cảnh thiên nhiên ở địa phương .
2-Bài mới :
a-Giới thiệu bài :
 Tiết học hôm nay , các em sẽ luyện tập xây dựng đoạn mở bài theo kiểu gián tiếp và đoạn kết bài theo kiểu mở rộng cho bài văn tả cảnh thiên nhiên ở địa phương .
b-Hướng dẫn HS luyện tập:
* Bài tập 1 :
-GV cho HS đọc yêu cầu bài tập 1 .
-GV cho HS nhắc lại kiến thức đã học về 2 kiểu mở bài ( trực tiếp , gián tiếp ).
-GV cho HS đọc thầm 2 đoạn văn và chỉ rõ đoạn văn nào mở bài theo kiểu trực tiếp, kiểu gián tiếp .
-GV nhận xét và chốt lại ý đúng :
+ Mở bài theo kiểu trực tiếp: đoạn (a): 
+ Mở bài theo kiểu gián tiếp: đoạn (b)
* Bài tập 2 :
-GV cho HS đọc yêu cầu bài tập 2.
-Cho HS đọc thầm 2 đoạn văn và nêu nhận xét 2 cách kết bài .
-GV nhận xét chốt lại ý đúng
* Bài tập 3 :
-GV nêu yêu cầu đề bài .
-Cho HS làm bài .
-GV cho HS đọc đoạn văn .
-GV nhận xét và khen những học sinh viết đúng, viết hay .
3-Củng cố -dặn dò : 
-GV nhận xét tiết học .
-Ghi nhớ 2 kiểu mở bài (trực tiếp, gián tiếp), hai kiểu kết bài (không mở rộng, mở rộng) trong bài văn tả cảnh. 
-Viết lại 2 đoạn mở bài, kết bài chưa đạt 
- HS lần lượt đọc bài làm của nình .
-HS lắng nghe.
-1HS đọc , cả lớp đọc thầm .
-2 HS nhắc lại kiến thức về 2 kiểu mở bài .
-HS làm việc cá nhân : Đọc thầm 2 đoạn văn và suy nghĩ trả lời .
-Một số HS phát biểu , lớp nhận xét .
-1HS đọc , cả lớp theo dõi SGK .
-Đọc thần 2 đoạn văn, suy nghĩ phát biểu ý kiến .
-Lớp nhận xét .
-1HS đọc , cả lớp đọc thầm .
-HS làm việc cá nhân .
-3 HS đọc đoạn mở bài , 3 HS đọc đoạn kết bài .
-Lớp nhận xét .
-HS lắng nghe.
Rút kinh nghiệm :
---------------------------------------- 
Kĩ thuật :
THÊU CHỮ V (tiết 1)
I-Mục tiêu: 
 HS cần phải:
 - Biết cách thêu chữ V và ứng dụng của thêu chữ V.
 - Thêu được các mũi thêu chữ V đúng kĩ thuật, đúng quy trình.
 - Rèn luyện đôi tay khéo léo và tính cẩn thận.
II-Đồ dùng dạy học: 
 - Mẫu thêu chữ V.
 - Một số sản phẩm thêu trang trí bằng mũi thêu chữ V trên khăn tay.
 - Vật liệu và dụng cụ cần thiết:
 +Một mảnh vải trắng, kích thước 35 cm x 35 cm
 +Kim khâu, chỉ màu.
 +Phấn màu, thước kẻ, kéo, khung thêu 
III- Các hoạt động dạy – học: 
T/g
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2’
1) Kiểm tra bài cũ : 
-GV nhận xét kết quả sản phẩm ở tiết học trước và kiểm tra đồ dùng học tập, vật liệu đã dặn ở tiết trước.
-HS nghe
29’
2) Bài mới:
a) Giới thiệu bài: 
b) Giảng bài:
HĐ1: Quan sát, nhận xét mẫu 
-GV giới thiệu mẫu thêu chữ V, HS quan sát mẫu kết hợp với quan sát hình 1 (SGK).
+ Em hãy quan sát hình 1 và nêu đặc điểm của đường thêu chữ V ở mặt phải, mặt trái đường thêu ?
-GV giới thiệu khăn tay có thêu trang trí bằng mũi thêu chữ V 
+ Nêu ứng dụng của thêu chữ V ?
- GV tóm tắt nội dung của HĐ1.
HĐ2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật
- Hướng dẫn HS đọc mục 2 trong sgk để nêu các bước thêu chữ V
+ Nêu cách vạch dấu đường thêu chữ V ?
- GV hướng dẫn: dùng mũi kim gẩy một sợi vải lên và rút bỏ sợi vải đó. Gẩy và rút tiếp một sợi vải khác cách sợi vải vừa rút 1cm. Sau đó chấm các điểm trên hai đường dấu. Lưu ý : vạch dấu theo trình tự từ trái sang phải.
- Cho HS quan sát hình 3 và hình 4 (sgk)
- GV hướng dẫn các thao tác bắt đầu thêu.
- Gọi 2- 3 HS lên bảng thêu các mũi tiếp theo.
- GV quan sát, uốn nắn
-HS quan sát vật mẫu kết hợp với quan sát hình 1.
- Thêu chữ V là cách thêu tạo thành các chữ V nối tiếp nhau ở mặt phải đường thêu. Mặt trái đường thêu là hai đường khâu với các mũi khâu dài đều nhau.
-Quan sát
- Thêu chữ V được ứng dụng để thêu trang trí viền mép cổ áo, nẹp áo, khăn tay, 
- HS đọc mục 2 trong sgk
- Dùng bút chì kẻ hai đường thẳng song song cách nhau 1cm ở trên mặt phải của vải để làm đường dấu.
- HS nghe và theo dõi
- HS quan sát, theo dõi
- HS làm theo
- HS lên bảng thêu các mũi tiếp theo.
2’
3) Củng cố : 
- HS nhắc lại cách thêu chữ V ?
-Cách thêu chữ V tạo thành các mũi thêu hình chữ V nối nhau liên tiếp giữa hai đường thẳng song song ở mặt phải đường thêu. Mặt trái đường thêu là hai đường khâu với các mũi khâu dài bằng nhau và cách đều nhau. Thêu từ trái sang phải.
1’
4) Nhận xét, dặn dò:
-GV nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài sau: vải, kim, chỉ, kéo , bút chì, tiết sau thực hành.
RKN: 
----------------------------------------
SINH HOẠT
	I/Nhận xét chung:
	1/Ưu điểm:
	-Đa số học sinh đi học đúng giờ , chuyên cần
	-Chuẩn bị đồ dùng học tập tốt, xây dựng bài sôi nổi
	-Đoàn kết, giúp đỡ nhau trong học tập, sinh hoạt đầu giờ tốt
	-Tác phong gọn gàng, vệ sinh sạch sẽ
	-Tham gia sinh hoạt Đội đầy đủ
	2/Khuyết điểm:
	-Chuẩn bị bài chưa tốt
	-Làm việc riêng trong giờ học (Khang)
	*Tuyên dương: Aùi, H Cường, Hội, Huyền, Hân, Xăm, Diệu
	*Phê bình: Phong, Lâm, Khang
	II/ Nhiệm vụ tuần đến:
	-Chấp hành tốt nội qui lớp học.
	-Oân bài cũ, xem bài cho tuần đến
	-Tiếp tục tham gia học tổ tại nhà 
	-Thực hiện mặc đồng phục theo qui định chung tham gia sinh hoạt đội 
-Khắc phục những tồn tại của tuần trước
III/ Văn nghệ:
-Cho học sinh chơi xì điện 
	----------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 8.doc