Giáo án Tổng hợp môn khối 5 - Tuần dạy 10

Giáo án Tổng hợp môn khối 5 - Tuần dạy 10

TẾNG VIỆT: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I(TIẾT 1)

I/ Mục tiêu: Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học, tốc độ khoảng 100tiếng/ phút. Biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn .

- Lập được bảng thống kê các bài thơ đã học trong các giờ tập đọc từ tuần1 đến tuần 9 theo mẫu trong SGK .

III/ Các hoạt động dạy học:

1- Giới thiệu bài:

-GV giới thiệu nội dung học tập của tuần 10: Ôn tập củng cố kiến thức và kiểm tra kết quả học môn tiếng việt của HS trong 9 tuần đầu học kì I.

-Giới thiệu mục đích, yêu cầu của tiết 1.

2- Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (7 HS):

-Từng HS lên bốc thăm chọn bài (sau khi bốc thăm được xem lại bài khoảng 1-2 phút).

-HS đọc trong SGK (hoặc đọc thuộc lòng) 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu.

-GV đặt 1 câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc, HS trả lời.

- HS nào đọc không đạt yêu cầu, GV cho các em về nhà luyện đọc để kiểm tra lại trong tiết học sau.

 

doc 16 trang Người đăng hang30 Lượt xem 440Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn khối 5 - Tuần dạy 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ hai ngày 19 tháng 10 năm 2009
Tếng việt: Ôn tập giữa học kì I(Tiết 1)
I/ Mục tiêu: Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học, tốc độ khoảng 100tiếng/ phút. Biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn .
- Lập được bảng thống kê các bài thơ đã học trong các giờ tập đọc từ tuần1 đến tuần 9 theo mẫu trong SGK .
III/ Các hoạt động dạy học:
1- Giới thiệu bài:
-GV giới thiệu nội dung học tập của tuần 10: Ôn tập củng cố kiến thức và kiểm tra kết quả học môn tiếng việt của HS trong 9 tuần đầu học kì I.
-Giới thiệu mục đích, yêu cầu của tiết 1.
2- Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (7 HS):
-Từng HS lên bốc thăm chọn bài (sau khi bốc thăm được xem lại bài khoảng 1-2 phút).
-HS đọc trong SGK (hoặc đọc thuộc lòng) 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu.
-GV đặt 1 câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc, HS trả lời.
- HS nào đọc không đạt yêu cầu, GV cho các em về nhà luyện đọc để kiểm tra lại trong tiết học sau.
3-Lập bảng thống kê các bài thơ đã học trong các giờ tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9:
-Mời 1 HS đọc yêu cầu.
-GV phát phiếu thảo luận.
-Cho HS thảo luận nhóm 4.
-Mời đại diện nhóm trình bày.
-Cả lớp và GV nhận xét.
-Mời 2 HS đọc lại .
- HS thảo luận nhóm theo ND phiếu học tập.
-Đai diện nhóm trình bày.
	* Bảng thống kê các bài thơ đã học trong các giờ tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9:	
Chủ điểm
 Tên bài
 Tác giả
 Nội dung
Việt Nam tổ quốc em
Sắc màu em yêu
Phạm Đình Ân
Em yêu tất cả các sắc màu gắn với cảnh vật, con người trên đất nước Việt Nam.
Cánh chim hoà bình
Bài ca về trái đất
Định Hải
Trái đất thật đẹp, chúng ta cần giữ gìn trái đất bình yên, không có chiến tranh.
 Ê-mi-li con ..
Tố Hữu
Chú mo-ri-xơn đã tự thiêu trước Bộ Quốc phòng Mĩ để phản đối cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
Con người với thiên nhiên
Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà
Quang Huy
Cảm xúc của nhà thơ trước cảnh cô gái Nga chơi đàn trên công trường thuỷ điện sông Đà vào một đêm trăng đẹp.
Trước cổng trời
Nguyễn Đình ảnh
Vẻ đẹp hùng vĩ, nên thơ của một vùng cao.
	4-Củng cố, dặn dò: 
 -GV nhận xét giờ học.
 -Dặn HS chưa kiểm tra tập đọc, HTL hoặc kiểm tra chưa đạt về nhà tiếp tục luyện đọc.
Toán Luyện tập chung
I/ Mục tiêu: Biết viết số đo độ dài, diện tích, khối lượng dưới dạng số thập phân.
II/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1-Kiểm tra bài cũ:
Cho HS làm lại bài tập 4 (47).
2-Bài mới:
2.1-Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2.2-Luyện tập:
*Bài tập 1 (48): Viết các số đo sau dưới dạng số thập phân có đơn vị đo là mét:
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Cho HS nêu cách làm.
-Cho HS làm vào bảng con.
- GV nhận xét.
*Bài tập 2 (48): Viết các số đo thích hợp vào ô trống (theo mẫu)
-Mời 1 HS đọc đề bài.
-Hướng dẫn HS tìm hiểu bài toán.
-Cho HS làm vào nháp.
-Mời 1 HS lên chữa bài.
-HS khác nhận xét.
-GV nhận xét, cho điểm.
*Bài tập 3 (48): Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm:
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-GV hướng dẫn HS tìm cách giải.
-Cho HS làm ra nháp.
-Chữa bài. 
*Bài tập 4 (48): Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm:
 (Các bước thực hiện tương tự như bài 3)
*Bài tập 5 (48): Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
 *Kết quả: 
 a) 3,6m
 b) 0,4m
 c) 34,05m
 d) 3,45m
 *Kết quả:
 502kg = 0,502tấn
 2,5tấn = 2500kg 
 21kg = 0,021tấn
 *Kết quả:
 a) 42,4dm
 b) 56,9cm
 c) 26,02m 
 *Kết quả:
3,005kg
0,03kg
1,103kg
3-Củng cố, dặn dò: -GV nhận xét giờ học.
	 -Nhắc HS về học kĩ lại cách so sánh hai phân số.
Buổi chiều
Tiếng việt: Ôn tập giữa học kì I(Tiết 2)
I/ Mục tiêu:Mức độ yêu cầu về kỷ năng đọc như ở tiết 1.
-Nghe viết đúng bài chính tả , tốc độ khoange 95 chữ trong 15 phút, không mắc quá 5 lỗi.
II/ Đồ dùng dạy học:
Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL ( như tiết 1).
III/ Các hoạt động dạy học: 
Giới thiệu bài:
 GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng( khoảng 7 HS): 
-Từng HS lên bốc thăm chọn bài (sau khi bốc thăm được xem lại bài khoảng 1-2 phút).
-HS đọc trong SGK (hoặc đọc thuộc lòng) 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu.
-GV đặt 1 câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc, HS trả lời.
-GV cho điểm theo hướng dẫn của Vụ Giáo dục Tiểu học. 
-HS nào đọc không đạt yêu cầu, GV cho các em về nhà luyện đọc để kiểm tra lại trong tiết học sau.
Nghe-viết chính tả bài: Nỗi niềm giữ nước giữ rừng
- GV Đọc bài.
- Cho HS đọc thầm lại bài.
-Cho HS hiểu nghĩa các từ : cầm trịch, canh cánh, cơ man
- Nêu nội dung đoạn văn?
- GV đọc những từ khó, dễ viết sai cho HS viết bảng con: cầm trịch, canh cánh, cơ man đỏ lừ, ngược.
- Em hãy nêu cách trình bày bài?
- GV đọc từng câu (ý) cho HS viết.
- GV đọc lại toàn bài. 
- GV thu một số bài để chấm.
-GV nhận xét chung.
- HS theo dõi SGK.
-Thể hiện nỗi niềm trăn trở, băn khoăn về trách nhiệm của con người đối với việc bảo vệ rừng và giữ gìn nguồn nước.
- HS viết bảng con.
- HS viết bài.
- HS soát bài.
 4.Củng cố dặn dò:
GV nhận xét giờ học tiết học.
Dặn những HS chưa kiểm tra tâp đọc , HTL hoặc kiểm tra chưa đạt yêu cầu về nhà tiếp đọc.
 Toán: Luyện tập chung
I:Mục tiêu: Cũng cố cho học sinh cách viét số đo độ dài, diện tích, khối lượng dưới dạng số thập phân.
Ii: Các hoạt động dạy học.
Bài cũ : Kiểm tra vở bài tập về nhà của HS.
Bài mới: GTB
Cũng cố kiến thức: Gọi một số em đọc bảng đơn vị đo độ dài, đo khối lượng , đo diện tích.
Luyện tập : 
 Bài tập1:Viết số thích hợp vào chổ chấm.( xem hình vẽ trong SGKtrang 48)
 Túi cam cân nặng:
 a.kg *Lời giải:
b.g a) 1,8kg
 -Mời 1 HS đọc yêu cầu. B, 1800 g
 -Cho HS trao đổi nhóm 2 để tìm cách giải.
 -Cho HS làm vào vở.
 -Mời 1 HS lên bảng chữa bài.
 -Cả lớp và GV nhận xét.
 Bài tập2: Viết số thập phân thích hợp vào chổ chấm.
 3m 52cm =.m ; 95 ha =.km2
 1ha =..km2 ; 23ha =.km2
HS làm bài vào vở, một em làm bài ở bảng ,Gv nhận xét chữa bài
Bài tập3:Một máy bay cứ 15 phút bay được 240 km .Hỏi trong 1 giờ máy bay đó bay được bao nhiêu km?
Giáo viên nêu câu hỏi phân tích bài toán, HS làm bài vào vở , Gv nhận xét chữa bài.
Cũng cố dặn dò: Các em về nhà xem lại bài , chuẩn bị bài sau.
 Thứ ba ngày20 tháng 10 năm 2009
Tiếng việt:	Ôn tập giữa học kì I(Tiết3)
I/ Mục tiêu: Mức độ yêu cầu về kỷ năng đọc như ở tiết 1 .
Tìm và ghi lại được các chi tiết mà học sinh thích nhất trong các bài văn miêu tả đã học (BT2)
II/ Đồ dùng dạy học:
Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL ( như tiết 1).
III/ Các hoạt động dạy học: 
1-Giới thiệu bài:
 GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
2-Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng( khoảng 7 HS): 
-Từng HS lên bốc thăm chọn bài (sau khi bốc thăm được xem lại bài khoảng 1-2 phút).
-HS đọc trong SGK (hoặc đọc thuộc lòng) 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu.
-GV đặt 1 câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc, HS trả lời.
-GV cho điểm theo hướng dẫn của Vụ Giáo dục Tiểu học. 
-HS nào đọc không đạt yêu cầu, GV cho các em về nhà luyện đọc để kiểm tra lại trong tiết học sau.
	3-Bài tập 2:
-Mời 1 HS đọc yêu cầu.
-Từ tuần 1 đến giờ các em đã được học những bài tập đọc nào là văn miêu tả?
-GV ghi lên bảng tên 4 bài văn:
 +Quang cảnh làng mạc ngày mùa.
 +Một chuyên gia máy xúc.
 +Kì diệu rừng xanh.
 +Đất Cà Mau.
-Cho HS làm việc cá nhân theo gợi ý:
 +Mỗi em chọn và đọc ít nhất một bài văn.
 +Ghi lại những chi tiết em thích nhất trong bài, giải thích tại sao em thích.
-GV khuyến khích HS nói nhiều hơn một chi tiết, đọc nhiều hơn một bài văn.
-Cho HS nối tiếp nhau nói chi tiết mình thích trong mỗi bài văn, giải thích lý do tại sao mình thích
-Cả lớp và GV nhận xét, khen ngợi những HS tìm được chi tiết hay , giải thích được lý do mình thích.
-HS đọc.
-HS suy nghĩ và trả lời.
-HS làm việc cá nhân theo hướng dẫn của GV.
-HS nối tiếp nhau trình bày.
-HS khác nhận xét.
3-Củng cố, dặn dò:
	GV nhận xét giờ học và dặn HS:
-Mỗi em tự ôn lại từ ngữ đã học trong các chủ điểm để chuẩn bị cho tiết học sau.Các tổ chuẩn bị trang phục đơn giản để diễn 1 trong 2 đoạn của vở kịch Lòng dân.
Tiếng việt: Ôn tập giữa học kì I ( tiết4)
I/ Mục tiêu: Lập được bảng từ ngữ ( danh từ,động từ, tính từ, thành ngữ, tục ngữ) về chủ điểm đã học BT1.
- Tìm được từ đồng nghĩa trái nghĩa theo yêu cầu của bài tập2.
II/ Đồ dùng dạy học:
	-Bút dạ, bảng nhóm.
III/ Các hoạt động dạy học: 
1-Giới thiệu bài:
 GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học
2-Bài tập 1:
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-GV hướng dẫn HS nắm vững yêu cầu của bài tập
-HS suy nghĩ, làm việc theo nhóm 4
-Mời đại diện một số nhóm trình bày.
-Cả lớp và GV nhận xét.
-Cho 1-2 HS đọc toàn bộ các từ ngữ vừa tìm được 
 2-Bài tập 2:
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-GV hướng dẫn HS nắm vững yêu cầu của bài tập
-GV cho HS thi làm việc theo nhóm 7 vào bảng nhóm
-Đại diện nhóm mang bảng nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.
-Cả lớp và GV nhận xét.
-GV KL nhóm thắng cuộc.
*Ví dụ về lời giải:
VN-Tổ quốc em
Cánh chim hoà bình
Con người với thiên nhiên
Danh từ
Tổ quốc, đất nước, giang sơn,
Hoà bình, trái đất, mặt đất,
Bầu trời, biển cả, sông ngòi,
Động từ, tính từ
Bảo vệ, giữ gìn, xây dựng, vẻ vang,
Hợp tác, bình yên, thanh bình, tự do, 
Bao la, vời vợi, mênh mông, bát ngát,
Thành ngữ, Tục ngữ.
Quê cha đất tổ, non xanh nước biếc
Bốn biển một nhà, chia ngọt sẻ bùi,
Lên thác xuống ghềnh, cày sâu cuốc bẫm,
*Lời giải:
Bảo vệ
Bình yên
Đoàn kết
Bạn bè
Mênh mông
Từ đồng nghĩa
Giữ gìn, gìn giữ
Bình yên, bình an, thanh bình,
Kết đoàn, liên kết,
Bạn hữu, bầu bạn, bè bạn,
Bao la, bát ngát, mênh mang,
Từ trái nghĩa
Phá hoại tàn phá, phá phách,
Bất ổn, náo động, náo loạn,
Chia rẽ phân tán, mâu thuẫn
Kẻ thù, kẻ địch
Chật chội, chật hẹp,hạn hẹp,
3-Củng cố, dặn dò:
	GV nhận xét giờ học và dặn HS:
	-Mỗi em về tự ôn lại từ ngữ đã học trong các chủ điểm.
Toán Luyện tập chung
I/ Mục tiêu: 
Giúp HS biết:
-Chuyển phân số thập phân thành số thập phân. 
-So sánh số đo dộ dài viết dưới một số dạng khác nhau.
-Giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị hoặc tỉ số.
II/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
	1-Kiểm tra bài cũ: 
Nêu cách đọc viết số thập phân?
	2-Bài mới:
	2.1-Giới thiệu bài: 
GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
	2.2-Luyện tập:
*Bài tập 1 (48): Chuyển các phân số thập phân sau thành số thập phân, rồi đọc các số thập phân đó.
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Cho HS nêu cách làm.
-Cho HS làm vào bảng con.
- GV nhận xét.
*Bài tập 2 (49): Trong các số đo độ dài dưới đây, những số nào bằng 11,02km?
-Mời 1 HS đọc đề bài.
-Hướng dẫn HS tìm hiểu bài toán.
-Cho HS làm và ... ỏi:
+Hãy cho biết ngành trồng trọt có vai trò như thế nào trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta?
 2.3-Hoạt động 2: (làm việc theo cặp)
-Cho HS quan sát hình 1-SGK.
-Cho HS trao đổi theo cặp theo nội dung các câu hỏi:
+Kể tên một số cây trồng ở nước ta?
+Cho biết loại cây nào được trồng nhiều hơn?
+Vì sao cây trồng nước ta chủ yếu là cây xứ nóng?
+Nước ta đã đạt được thành tựu gì trong việc trồng lúa gạo?
-Mời HS trình bày.
-Các HS khác nhận xét, bổ sung.
-GV kết luận
2.4-Hoạt động 3: (Làm việc cá nhân)
-Cho HS quan sát hình 1.
-Cho HS trả lời câu hỏi cuối mục 1.
-GV kết luận: SGV-Tr.101
 b)Ngành chăn nuôi:
 2.5-Hoạt động 4: (Làm việc cả lớp)
-Vì sao số lượng gia súc, cầm ngày càng tăng?
-Em hãy kể tên một số vật nuôi ở nước ta?
-GV cho HS quan sát hình 1 và làm bài tập 2 bằng bút chì vào SGK
-Mời một số HS trình bày.
-Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung.
-Ngành trồng trọt có vai trò:
+Trồng trọt là ngành sản xuất chính trong nông nghiệp.
+ở nước ta, trồng trọt phát triển mạnh hơn chăn nuôi.
-Lúa gạo, ngô, rau, cà phê, cao su, hồ tiêu.
- Lúa gạo
-Vì nước ta có khí hậu nhiệt đới.
-Đủ ăn, dư gạo xuất khẩu.
-Do lượng thức ăn cho chăn nuôi ngày càng đảm bảo.
-HS làm bài tập 2-Tr. 88
 Cây trồng
 Vật nuôi
Vùng núi
Cà phê, cao su, chè, hồ tiêu
Trâu, bò, dê, ngựa,
Đồng bằng
Lúa gạo, rau, ngô, khoai
Lợn, gà, vịt, ngan, 
3-Củng cố, dặn dò:
	GV nhận xét giờ học. Cho HS nối tiếp nhau đọc phần ghi nhớ.
Tiếng việt: Kiểm tra giữa học kì I(tiết 7)
I/ Mục tiêu : Kiểm tra ( đọc) theo mức độ cần đạt về kiến thức, kỷ năng giữa HKI (nêu ở tiết1, ôn tập)
II/ Các hoạt động dạy học:
1-Ôn định tổ chức:
2-Kiểm tra: -Thời gian kiểm tra: 45 phút
	 -GV phát đề cho HS. Yêu cầu HS làm bài nghiêm túc.
 Đề bài
 Đáp án
A-Đọc thành tiếng.
B-Đọc thầm bài mầm non. Dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng.Hãy khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
1-Mầm non nép mình nằm im trong mùa nào?
 a. Mùa xuân ; b. Mùa hè ; c. Mùa thu ; d. Mùa đông
2-Trong bài thơ, mầm non được nhân hoá bằng cách nào?
a. Dùng những động từ chỉ hành động của người để kể, tả về mầm non.
b. Dùng những tính từ chỉ đặc điểm của người để miêu tả mầm non.
c. Dùng đại từ chỉ người để chỉ mầm non. 
3-Nhờ đâu mầm non nhận ra mùa xuân về?
 a.Nhờ những âm thanh rộn ràng, náo nức của cảnh vật mùa xuân.
 b.Nhờ sự im ắng của mọi cảnh vật trong mùa xuân.
 c.Nhờ màu sắc tươi tắn của cỏ cây, hoâ lá trong mùaxuân.
4-Em hiểu câu thơ “Rừng cây trông thưa thớt” nghĩa là thế nào?
Rừng thưa thớt vì ít cây.
Rừng thưa thớt vì cây không có lá.
Rừng thưa thớt vì toàn lá vàng.
 5-Y chính của đoạn văn là gì?
Miêu tả mầm non.
Ca ngợi vẻ đẹp của mùa xuân.
Miêu tả sự chuyển mùa kì diệu của thiên nhiên.
 6-Trong câu nào dưới đây, từ mầm non được dùng với nghĩa gốc?
	a. Bé đang học ở trường mầm non.
	b.Thiếu niên, nhi đồng là mầm non của đất nước.
c.Trên cành cây có những mầm non mới nhú.
 7-Hối hả có nghĩa là gì?
Rất vội vã, muốn làm việc gì đó cho thật nhanh.
Mừng vui, phấn khởi vì được như ý.
Vất vả vì dốc sức để làm cho thật nhanh.
 8-Từ thưa thớt thuộc từ loại nào?
 a. Danh từ ; b. Tính từ ; c. Động từ
 9-Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy?
 a.Nho nhỏ, lim dim, mặt đất, hối hả, lất phất, rào rào, thưa thớt
 b.Nho nhỏ, lim dim, hối hả, lất phất, lặng im, thưa thớt, róc rách
 c.Nho nhỏ, lim dim, hối hả, lất phất, rào rào, thưa thớt, róc rách
10-Từ nào đồng nghĩa với im ắng?
Lặng im ; b. Nho nhỏ ; c. Lim dim
*Phần A: Tối đa 5 điểm.
*Phần B: (5điểm)
Mỗi lần khoanh vào trước câu trả lời đúng được 0,5 điểm.
 *Kết quả: 
 1 – d
 2 – a
 3 – a
 4 – b
 5 – c
 6 – c
 7 – a
 8 – b 
 9 – c
 10 – a
3-Củng cố, dặn dò: -GV thu bài. Nhận xét giờ học.
Toán cộng hai Số thập phân 
I/ Mục tiêu: Biết :
Cộng hai số thập phân .
Giải các bài toán với phép cộng các số thập phân. 
II/ Các hoạt động dạy học:
	1-Kiểm tra bài cũ:
	2-Bài mới:
	2.1-Giới thiệu bài:
	2.2-Kiến thức:
a) Ví dụ 1:
-GV nêu ví dụ:
 1,84 + 2,45 = ? (m)
-Cho HS đổi các đơn vị ra cm sau đó thực hiện phép cộng.
-GV hướng dẫn HS thực hiện phép cộng hai số thập phân: Đặt tính rồi tính.
 1,84
 2,45 
 4,29 (m)
-Cho HS nêu lại cách cộng hai số thập phân 1,84 và 2,45.
b) Ví dụ 2:
-GV nêu ví dụ, hướng dẫn HS làm vào bảng con.
-GV nhận xét, ghi bảng.
-Cho 2-3 HS nêu lại cách làm.
c) Nhận xét:
-Muốn cộng hai số thập phân ta làm thế nào?
-Cho HS nối tiếp nhau đọc phần nhận xét.
-HS đổi ra đơn vị cm sau đó thực hiện phép cộng ra nháp.
-HS nêu.
-HS thực hiện đặt tính rồi tính:
 15,9
 8,75
 24,65
-HS nêu.
-HS đọc phần nhận xét: SGK-Tr.50
	2.2-Luyện tập:
*Bài tập 1 (50): Tính
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Cho HS nêu cách làm.
-Cho HS làm vào bảng con. 
-GV nhận xét.
*Bài tập 2 (50): Đặt tính rồi tính.
 -Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Cho HS nêu cách làm.
-Cho HS làm vào nháp. 
-Chữa bài. 
*Bài tập 3 (50):
-Mời 1 HS đọc đề bài.
-Hướng dẫn HS tìm hiểu bài toán.
-Cho HS làm vào vở.
-Mời HS lên bảng chữa bài.
-Cả lớp và giáo viên nhận xét.
*Kết quả:
 a) 82,5 b) 23,44 
*Kết quả:
17,4
44,57
*Bài giải:
 Tiến cân nặng là:
 32,6 + 4,8 = 37,4 ( kg )
 Đáp số: 37,4 kg
	3-Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học
Buổi chiều
Toán: Luyện tập cộng hai số thập phân
I:Mục tiêu: Cũng cố cho học sinh về cách cộng hai số thập phân.
vận dụmg các kiến thức đã học để làm tốt các bài tập có liên quan.
II: Các hoạt động dạy học:
Bài cũ: Kiểm tra vở bài tập về nhà của học sinh.
Bài mới: GTB
Cũng cố kiến thức: Gọi học sinh nêu ghi nhớ về cách cộng hai số thập phân.
Luyện tập:
Bài tập1:Tính
 47,5 39,18 75,91 0,689
 + + + +
 26,3 7,34 367,89 0,975
 . .  ..
HS làm bài vào vở , 2 em làm bài ở bảng Gv nhận xét chữa bài
Bài tập2:Đặt tính rồi tính:
35,92 + 58,76 70,58 + 9,86 0,689 + 0,975
 -học sinh làm bài vào vở , 3 em làm bài ở bảng, giáo viên cùng cả lơp nhận xét chữa bài.
 Bài 3: một con gà cân nặng 2,7 kg. một con vịt cân nặng hơn con gà đó là 2,2 kg.hỏi cả hai con cân nặng bao nhiêu kg?
-GV nêu câu hỏi phân tích bài toán , học sinh làm bài vào vở, một em làm bài ở bảng GV nhân xét chữa bài.
3: cũng cố dặn dò : các em về nhà xem lại bài
Chính tả( nghe viết) Cái gì quí nhất
I: Mục tiêu : Học sinh nghe viết chính xác đoạn ba của bài tập đọc “ cái gì quí nhất”, làm đúng một số bài tập chính tả phân biệt l hoặc ng.
II: Các hoạt động dạy học:
1. bài cũ : kiểm tra việc chữa lỗi của học sinh.
2. Bài mới : GTB
a. Hướng dẫn học sinh nghe viết chính tả.
- Gv đọc đoạn cần viết chính tả học sinh chú ý một số từ ngữ dễ viết sai( lúa, vàng,nghe)
- HS viết bài vào vở Gv đọc cho học sinh chép.
B Thu bài chấm nhận xét bài , chữa bài.
3. Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả .
- Điền tiếng thích hợp chứa âm cuối n hoặc ng vào chổ chấm để hoàn chỉnh đoạn văn.
Dưới ánh.vàng gay gắt,vĩ và ..lăngnhau đua sắc. Trong các màu xanh .biếc của lá là màu đỏ rực của.và màu tím nhẹ của ..lăng.
- HS làm bài vào vở nháp một số em nêu kết quả bài tập GV nhận xét bổ sung
3. Cũng cố dặn dò: Các em về nhà xem lại . 
Buổi chiều
 Thứ sáu ngày 23 tháng 10 năm 2009
Luyện từ và câu: Ôn tập
I: Mục tiêu: Cũng cố cho học sinh các kiến thức đã học về tờ nhiều nghĩa , từ đồng âm .
- Vận dụng các kiến thức đã học làm được một số bài tập có liên quan.
II: các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: Kiểm tra vở bài tập về nhà của học sinh .
2.Bài mới: GTB 
A. Cũng cố kién thức: Gọi một số em nêughi nhớ về từ nhièu nghĩa , từ đồng âm.
B. Luyện tập:
Bài tập 1: Xác định nghĩa của các từ in dậm dưới đây rồi phân biệt các nghĩa ấy thành hai loại nghĩa gốc và nghĩa chuyển.
a. ngọt : - Khế chua, cam ngọt.
 - Trẻ em ưa nói ngọt , không ưa nói xẳng .
 - Đàn ngọt hát hay
 - Rét ngọt
b. Cứng: - Lúa đã cứng cây
 - Lí lẽ rất cứng 
 - Học lực loại cứng 
 - Cứng như thép, thanh tre cứng quá, không uốn cong được.
-Lớp làm bài tập vào vở nháp 2em làm bài ở bảng GV nhận xét chữa bài.
Bài tập2: Tìm từ có thể thay thế từ ăn trong các câu sau.
a. cả nhà ăn cơm tối chưa?
b. Loại ô tô này ăn xăng lắm .
c. Tàu ăn hàng ở cảng.
d. Ông ấy ăn lương rất cao .
đ. Cậu làm như vậy dễ ăn đòn lắm.
-HS thảo luận theo cặp làm bài vào vở nháp, một số em nêu kết quả bài tập .
Bài tập3: Phân biệt nghĩa của các từ đồng âm trong các cụm từ sau.
- Đậu tương - đất lành chim đậu – thi đậu
- Bò kéo xe - hai bò gạo - cua bò lổm nhổm 
- Cái kim sợi chỉ – chiếu chỉ - chỉ đường - một chỉ vàng
+ HS làm bài vào vở GVchấm nhận xét chữa bài.
3. cũng cố dặn dò: Các em về nhà xem lại bài chuẩn bị bài sau
 Toán: Luyện tập chung
I: Mục tiêu:Cũng cố cho học sinh cách cộng các số thập , tính chất giao hoán của phép cộng các số thập phân ,giải bài toán có nội dung hình học.
- vận dụng các kiến thức đã học để làm tốt một số bài tập có liên quan.
II: các hoạt động dạy học: 
1. Bài cũ: Kiểm tra vở bài tập của học sinh .
2. Bài mới: GTB
A. Cũng cố kiến thức: Gọi một số em nêu ghi nhớ về cách cộng hai số thập phân.
B. luyện tập: 
Bài tập1: Đặt tính rồi tính:
 4,23 + 4,21 6,78 + 5,45
 56,4 + 32,2 7,56 + 3,26
- HS làm bài vào vở , 2 em làm bài ở bảng , GV nhận xét chữa bài.
Bài tập 2: Tính rồi thử lại bằng tình chất giao hoán
 6,84 + 2,36 87,06 + 9,75
 20,65 + 17,29 905,87 + 69,68
-HS thảo luận theo cặp,làm bài vào vở nháp , GV nhận xét chữa bài
Bài tập 3: Một mảnh vườn hình chữ nhật có chiều rộng 30,63m chiều dài hưn chiều rộng 14,74m . Tính chu vi mảnh vườn hình chữ nhật đó?
- GV nêu câu hỏi phân tích bài toán, học sinh làm bài vào vở , GV chấm nhận xét chữa bài.
Bài tập 4: Tìm số trung bình cộng của 254,55và185,45
- HS làm bài vào vở nháp ,1 em làm bài ở bảng GV nhận xét chữa bài.
3. Cũng cố dặn dò: các em về nhà xem lại bài. 
Tập làm văn: Luyện tập tả cảnh
I: Mục tiêu: Cũng cố cho học sinh về văn tả cảnh, thông qua tiết lập dàn ý ở tiét trước viết bài văn tả cảnh trường học .
- Rèn kỷ năng viết văn cho học sinh .
II: Các hoạt động dạy học : 
1 Bài cũ : Gọi HS nhắc lại dàn ý ở tiết trước .
 2. Bài mới: GTB
a. GV ghi đề bài lên bảng:
Đềbài:Một hôm nào đó em đến trường sớm hơn thường lệ em có dịp đứng ngắm ngôi nhà thứ hai của mình . Hãy tả lại trường em lúc ấy.
- Gọi một số em đọc lại đề bài 
-Hai em nêu dàn ý đã làm ở tiết trước, GV nhận xét bổ sung cho học sinh .
- HS làm bài vào vở , GV theo dõi hướng dẫn thêm cho những em còn yếu.
3. Thu bài chấm nhận xét bài của học sinh. 
-Đọc cho học sinh nghe một số bài làm tốt .
4. Cũng cố dặn dò: Các em về nhà xem lại bài .

Tài liệu đính kèm:

  • dochuong tuan 10-09-10.doc