Giáo án Tổng hợp môn khối 5 - Tuần học 6

Giáo án Tổng hợp môn khối 5 - Tuần học 6

 Tập đọc :

SỰ SỤP ĐỔ CỦA CHẾ ĐỘ A-PÁC-THAI

 Theo Những mẫu chuyện lịch sử thế giới

I.- Mục tiêu:

1)Đọc trôi chảy toàn bài .

- Đọc đúng các tiếng phiên âm , các số liệu thống kê.

- Biết đọc bài với giọng thông báo rõ ràng , rành mạch ,tốc độ khá nhanh , nhấn giọng những từ ngữ thông tin về số liệu .

2)Hiểu được nội dung chính của bài : Vạch trần sự bất công của chế độ phân biệt chủng tộc. Ca ngợi cuộc đấu tranh chống chế độ a-pác-thai của những người dân da đen, da màu ở Nam Phi.

3)GDHS:Có tinh thần đoàn kết

II.- Đồ dùng dạy học:

- Bảng phụ viết sẵn đoạn 2 .

 

doc 28 trang Người đăng hang30 Lượt xem 419Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn khối 5 - Tuần học 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 6
Thứ hai ngày 29 tháng 09 năm 2008
 Tập đọc :
SỰ SỤP ĐỔ CỦA CHẾ ĐỘ A-PÁC-THAI
 Theo Những mẫu chuyện lịch sử thế giới 
I.- Mục tiêu:
1)Đọc trôi chảy toàn bài .
Đọc đúng các tiếng phiên âm , các số liệu thống kê.
Biết đọc bài với giọng thông báo rõ ràng , rành mạch ,tốc độ khá nhanh , nhấn giọng những từ ngữ thông tin về số liệu .
2)Hiểu được nội dung chính của bài : Vạch trần sự bất công của chế độ phân biệt chủng tộc. Ca ngợi cuộc đấu tranh chống chế độ a-pác-thai của những người dân da đen, da màu ở Nam Phi.
3)GDHS:Có tinh thần đoàn kết 
II.- Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ viết sẵn đoạn 2 .
III.- Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1) Kiểm tra bài cũ :5’
H: Vì sao chú Mo-ri-xơn lên án cuộc chiến tranh của Đế quốc Mĩ?
H: Vì sao chú Mo-ri-xơn nói với con rằng :” Cha đi vui “ ?
-GV nhận xét và cho điểm.
-Vì hành động của đế quốc Mĩ là hành động phi nghĩa , vô cùng tàn bạo .Chúng bắn phá , huỷ diệt đất nước và con người VN .
-Vì chú muốn động viên vợ con bớt đau buồn, bởi chú đã ra đi thanh thản tự nguyện . Chú hi sinh vì lẽ phải , vì hạnh phúc của con người .
2) Bài mới:25’
a) Giới thiệu bài: 1’A-pác-thai là tên gọi chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi.Trước sự bất bình đó người da đen đã đứng lên đòi bình đẳng. Để biết được điều đó chúng ta tìm hiểu bài “ Sự sụp đổ của chế độ a-pác-thai “ .
b) Luyện đọc:8’
-Gọi 1HS giỏi đọc toàn bài .
- Cho HS đọc đoạn nối tiếp.
-GV chia đoạn : 3 đoạn 
-Cho HS đọc đoạn nối tiếp.
-Luyện đọc từ ngữ khó : a-pác-thai , Nen-xơn Man-đê-la.
- Cho HS đọc chú giải và giải nghĩa từ .
- GV đọc toàn bài một lượt.
c) Tìm hiểu bài:8’
* Đoạn1: Cho HS đọc thành tiếng + Đọc thầm.
H: Dưới chế độ a-pác-thai, người da đen bị đối xử như thế nào?
*Đoạn2: HS đọc thành tiếng + đọc thầm
H: Người dân Nam Phi đã làm gì để xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc?
*Đoạn3: Cho 1 HS đọc .
H: Vì sao cuộc đấu tranh chống chế độ a-pác-thai được đông đảo mọi người trên thế giới ủng hộ?
H: Hãy giới thiệu về vị Tổng thống đầu tiên của nước Nam Phi mới ?
-GV cho HS quan sát ảnh vị Tổng thống.
d) Đọc diễn cảm:8’
 -GV hướng dẫn cách đọc .
-G V đưa bảng phụ lên hướng dẫn cách đọc.
-HS lắng nghe .
-Cả lớp đọc thầm 
-HS nối tiếp nhau đọc đoạn (2 lần)
-2 HS đọc các từ khó .
-2HS đọc chú giải .
-HS lắng nghe .
-1HS đọc to , cả lớp đọc thầm 
-Người da đen bị đối xử một cách bất công . Người da trắng chiếm 8/10 đất trồng trọt , lượng người da đen chỉ bằng 1/10 . Họ phải sống , chữa bệnh ở những khu nhà riêng và không được hưởng một chút tự do , dân chủ nào 
-1HS đọc to , cả lớp đọc thầm .
-Họ đã đứng lên đòi bình đẳng . Cuộc đấu tranh anh dũng và bền bỉ của họ cuối cùng đã giành được thắng lợi .
-HS đọc đoạn 3 
-Những người có lương tri , yêu chuộng hoà bình không thể chấp nhận sự phân biệt chủng tộc da õman 
-Chế độ a-pác-thai là chế độ xấu xa nhất hành tinh .
-Mọi người có quyền tự do , bình đẳng.
-Oâng là một luật sư tên là Nen-xơn Man-đê-la.Oâng là người tiêu biểu cho tất cả những người da đen , da màu ở Nam Phi .
-HS luyện đọc đoạn văn.
-HS đọc cả bài.
3) Củng cố :3’
H: Bài văn đã ca ngợi điều gì?
4) Nhận xét, dặn dò:2’
GVnhận xét tiết học.
Về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn.
Đọc trước bài “ Tác phẩm của Si- le và tên phát xít “
-Bài văn ca ngợi cuộc đấu tranh chống chế độ a-pác-thai của những người dân da đen , da màu ở Nam phi.
- Hs theo dõi
--------------------------------------------------
Toán :
LUYỆN TẬP 
I– Mục tiêu :
 Giúp Hs :
- Củng cố về mối quan hệ của các đơn vị đo Dtích .
- Rèn kĩ năng chuyển đổi các đơn vị đo Dtích , so sánh các số đo Dtích và giải các bài toán có liên quan .
II-Đồ dùng dạy học :
 1 – GV : SGK, phiếu bài tập .
 2 – HS : SGK,VBT.
III-Các hoạt động dạy học chủ yếu :
2– Kiểm tra bài cũ :5’ 
- Nêu tên các đơn vị đo Dtích theo thứ tự từ lớn đến bé và ngược lại .
- Gọi 1 HS lên bảng bài tập 3 cột 2 .
 - Nhận xét,sửa chữa .
3 – Bài mới : 25’
 a– Giới thiệu bài : 1’
 b– Hoạt động : 24’
- Thực hành : Bài 1:
 a) Viết các số đo sau dưới dạng số đo có đơn vị là m2 (theo mẫu ) .
- GV hướng dẫn bài mẫu :
6m2 35dm2 = 6m2 + m2 = 6m2 .
- Cho cả lớp làm vào VBT , gọi 3 HS lên bảng trình bày .
- Nhận xét,sửa chữa .
b) Viết các số đo sau đâu dưới dạng số đo có đơn vị là dm2 .
- Yêu cầu HS làm vào VBT rồi đổi vở chấm bài .
- Bài 2 : Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng 
- Cho HS thảo luận theo cặp rồi nêu miệng Kquả .
Bài 3 : Phát phiếu bài tập cho HS làm bài vào phiếu .
- GV chấm bài 8 em.
- Nhận xét , sửa chữa .
Bài 4 : Gọi 1 HS lên bảng giải ,cả lớp làm vào VBT .
- Nhận xét ,sửa chữa.
4– Củng cố :3’
- Nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo Dtích .
5– Nhận xét – dặn dò : 2’
 - Nhận xét tiết học .
 - Chuẩn bị bài sau :Héc – ta .
- HS nêu miệng .
- Hs làm bài trên bảng.
- HS nghe .
- HS theo dõi .
- HS làm bài : 
a)8m227dm2= 8m2 +m2 = 8m2 
16m2 9dm2 = 16m2 + m2 = 16m2
26dm2 = m2 .
b) HS làm tương tự câu a.
- Hs chấm bài .
Bài 2 : 
- Từng cặp thảo luận .
- Kquả câu B đúng .
- HS làm bài vào phiếu .
Bài 4 :
- HS làm bài .
 + Dtích của 1 viên gạch lát nền là : 
 40 x 40 = 1600 (cm2 ).
 + Dtích căn phòng là : 
 1600 x 150 = 240000 (cm2 ) .
 240000 cm2 = 24 m2 
 ĐS: 24 m2 .
- Hs nêu .
- HS nghe .
. .
ĐẠO ĐỨC
CÓ CHÍ THÌ NÊN ( Tiết 2 )
	I-Mục tiêu:T1
	II-Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV 
HĐ 1:Làm bài tập 3 SGK .15’
*Cách tiến hành :
-GV chia HS thành 4 nhóm.
-GV cho HS thảo luận nhóm về những tấm gương đã sưu tầm được .
-Cho đại diện trình bày kết quả làm việc ,GV ghi tóm tắt lên bảng :
 - Hoàn cảnh
-Những tấm gương
 -Khó khăn của bản thân 
 -Khó khăn về gia đình 
 -Khó khăn khác 
-GV gợi ý để HS phát hiện những bạn có khó khăn ở ngay trong lớp mình , trường mình và có kế hoạch để giúp bạn vượt khó .
HĐ 2: Tự liên hệ ( bài tập 4 SGK).15’
* Cách tiến hành :
-GV cho HS tự phân tích những khó khăn và những biện pháp khắc phục của bản thân .
-GV cho HS trao đổi những khó khăn của mình với nhóm .
-GV cho đại diện mỗi nhóm chọn 1 bạn có nhiều khó khăn hơn trình bày trước lớp .
-GV cho cả lớp thảo luận tìm cách giúp đỡ các bạn đó.
-GV kết luận :Lớp ta có một vài bạn còn khó khăn như Đào, Phong, Diệu,Xăm bản thân các bạn đó cần nỗ lực phấn đấu để tự mình vượt khó .Nhưng sự cảm thông chia sẻ , động viên, giúp đỡ của bạn bè , tập thể cũng hết sức cần thiết để giúp các bạn vượt qua khó khăn vươn lên .
HĐ nối tiếp 5’ :Sưu tầm các tranh , ảnh , bài báo nói về ngày Giỗ Tổ Hùng Vương ; các câu ca dao , tục ngữ nói về lòng biết ơn Tổ tiên .
Hoạt động của HS 
- HS thảo luận nhóm.
Đại diện trình bày kết quả 
-HS phát hiện một số HS có hoàn cảnh khó khăn và thảo luận nhóm có kế hoạch giúp đỡ bạn .
HS làm việc cá nhân .
- HS trao đổi với nhóm .
-Đại diện mỗi nhóm trình bày
- Cả lớp thảo luận.
-HS lắng nghe.
Hs thực hiện
. .
Thứ ba ngày 30 tháng 09 năm 2008
Tuần 6: 
Giáo án thể dục 
Bài : BÀI 11
Đội hình đội ngũ – Trò chơi “Chuyển đồ vật”
I/ Mục tiêu :
	- Oân để củng cố và nâng cao kỷ thuật động tác ĐHĐN : Tập hợp hàng dọc , dóng hàng , điểm số , tập hợp hàng ngang , dóng hàng , điểm số , dàn hàng , dồn hàng . Yêu cầu tập hợp và dàn hàng nhanh , đúng kỷ thuật và đúng khẩu lệnh .
	- Trò chơi “ Chuyển đồ vật” . Yêu cầu chuyển đồ nhanh , đúng luật , hào hứng , nhiệt tình trong khi chơi .
II/ Sân tập , dụng cụ :
	Sân trường + 4 quả bóng , 4 khúc gỗ , 4 cờ đuôi nheo + còi .
III/ Tiến trình thực hiện :
Phần nội dung
ĐLVĐ
Yêu cầu và chỉ dẫn kỉ thuật
Biện pháp tổ chức lớp
T/G
SL
A/Phần mở đầu 
1. Oån định
2 Khởi động 
3.Kiểm tra bài cũ 
5-7’
1-2’
1-2’
2’
2x8
- GV nhận lớp , phổ biến mục tiêu .
- Đứng tại chỗ , vỗ tay và hát .
 + Xoay vặn các khớp 
 - 3-4 HS thực hiện đi đều – HS và GV nhận xét .
 * * * * * *
 * * * * * *
 * * * * * *
B/ Phần cơ bản :
1. Oân ĐHĐN
Chia tổ tập luyện
Tập trình diễn 
2. Trò chơi “Chuyển đồ vật “
C/ Phần kết thúc :
1. Thả lỏng 
2. Củng cố 
3. Nhận xét 
4. BTVN
5 . Xuống lớp 
26’
5-6’
5’
6-8’
3-5’
2’
1’
1’
1’
2-3
1
- GV điều khiển HS lần 1 .
 + CS điều khiển 1-2 lần – HS tập – GV theo dõi , sửa sai ( nếu có )
- Các tổ ôn tập – Tổ trưởng điều khiển .
- Từng tổ tập trình diễn – HS và GV nhận xét .
- GV nêu tên , nhắc lại cách chơi .
 + 1 số HS chơi thử – Sau chơi thi đua có thưởng , phạt 
 + GV nhận xét .
- Vỗ tay và hát 
- GV và HS hệ thống bài học .
- GV nhận xét tiết học .
- Tập các động tác đội ngũ tại chỗ mỗi ngày.
- Giải tán .
* * * 
* * * 
* * * K
- Đội hình trò chơi .
- Như đội hình mở đầu 
CHÍNH TẢ (Nhớ – viết) :
Ê – MI – LI , CON
I / Mục đích yêu cầu :
-Nhớ và viết đúng chính tả, trình bày đúng khổ thơ 3 và 4 trong bài Ê – mi – li , con ...
-Làm đúng các bài tập đánh dấu thanh ở các tiếng có nguyên âm đôi ưa / ươ .
-Nắm được quy tắc đánh dấu thanh trong tiếng có nguyên âm đôi ưa / ươ .
II / Đồ dùng dạy học : 
-Ghi trước nội dung bài tập 3.
III / Hoạt động dạy và học :
Hoạt động của GV
1-Kiểm tra bài cũ: 5’
-Gọi 2 HS lên bảng viết suối, ruộng, tuổi, mùa, lúa , lụa và nêu quy tắc đánh dấu thanh ở các tiếng đó.
2-Bài mới :25’
a-Giới thiệu ...  một loài rắn) đồng âm với danh từ hổ (con hổ) và động từ mang.
+động từ bò (trườn) đồng âm với danh từ bò (con bò)
Ghi nhớ: cho HS đọc nhiều lần phần ghi nhớ.
-GV cho HS tìm những vd ngoài những vd có trong SGK.
-Luyện tập: 
HĐ1: Hướng dẫn HS làm BT1
-Cho HS đọc yêu cầu BT1
-GV giao việc
-Cho HS trình bày.
-Một số HS đọc.
-Một vài HS tìm vài vd.
-Một HS đọc to, lớp đọc thầm.
-Thảo luận theo nhóm, ghi vào phiếu kết quả bài làm.
-Đại diện nhóm trình bày kết quả của nhóm mình.
-Lớp nhận xét
-GV nhận xét và chốt lại kết quả.
*Câu a: Có các từ đồng âm sau:
-Ruồi đậu (1) mâm xôi đậu (2)
-Kiến bò (1) đĩa thịt bò (2)
-Đậu (1) là động từ chỉ hoạt động, đậu (2) là danh từ chỉ chất liệu.
Bò (1) là động từ chỉ hoạt động, bò (2) là danh từ chỉ chất liệu thịt bò.
*Câu b: Một nghề cho chín (1) còn hơn chín (2) nghề
-Chín (1) chỉ sự biết kĩ, thành thạo, chín (2) là chỉ số 9
*Câu c: Bác bác trứng, tôi tôi vôi.
-Tiếng bác thứ nhất là một từ xưng hô, tiếng bác thứ hai là làm chín thức ăn bằng cách đun nhỏ lửa và quấy thức ăn cho đến khi sền sệt. Tiếng tôi thứ nhất là một từ xưng hô, tiếng tôi thứ hai là đổ nước vào để làm cho tan.
*Câu d: Con ngựa đá con ngựa đá, con ngựa đá không đá con ngựa.
- Đá vừa có nghĩa là chất rắn tạo nên vỏ trái đất vừa có nghĩa đưa nhanh và hất mạnh chân vào một vật làm nó bắn ra xa hoặc bị tổn thương. Câu này có 2 cách hiểu như sau:
+Con ngựa (thật)/ đá con ngựa (bằng) đá, / con ngựa (bằng) đá / không đá con ngựa (thật).
HĐ2: Hướng dẫn HS làm BT2
-HS làm bài, trình bày kết quả.
-GV nhận xét, khen những HS đặt câu hay.
Một HS đọc to, lớp đọc thầm.
-HS làm bài cá nhân.
-Một số HS đọc câu mình đặt
-Lớp nhận xét.
3) Củng cố :3’
-Cho HS nhắc lại nội dung bài và phần ghi nhớ.
Dùng từ đồng âm để chơi chữ là dựa vào hiện tượng đồng âm, tạo ra những câu nói có nhiều nghĩa, gây những bất ngờ thú vị cho người đọc, người nghe.
4) Nhận xét, dặn dò:2’
-Nhận xét tiết học.
- Về nhà học thuộc phần ghi nhớ.
- Chuẩn bị tiết sau”Từ nhiều nghĩa”.
Hs thực hiện.
Thứ sáu ngày 03 tháng 10 năm 2008
Toán :
LUYỆN TẬP CHUNG
I– Mục tiêu :
 - Giúp Hs củng cố về :
+So sánh phân số ,tính giá trị của biểu thức với phân số .
+Giải bài toán có liên quan đến tìm 1 PS của 1 số ,tìm 2 số biết hiệu và tỉ của 2 số đó .
III-Các hoạt động dạy học chủ yếu :
 Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh
1– Ổn định lớp : 1’
2– Kiểm tra bài cũ : 4’
 - Chữa bài của tiết trước .
3 – Bài mới : 25’
 a– Giới thiệu bài : 1’
 b– Hoạt động : 24’
Bài 1 : Nêu yêu cầu bài tập .
- Gọi 2 HS lên bảng ,cả lớp làm vào VBT .
- Nhận xét,sửa chữa ( Cho HS nhắc cách so sánh 2 PS có cùng mẫu số ).
Bài 2 : Tính : 
- Cho Hs tự làm bài vào VBT rồi đổi chéo kiểm tra.
- Nhận xét,sửa chữa .
Bài 3 : Gọi 1 HS đọc đề bài toán .
- Gọi 1 HS lên bảng , cả lớp làm vào VBT .
- Bài toán thuộc dạng nào ? 
- Muốn tìm PS của 1 số ta làm thế nào ? 
- Nhận xét ,sửa chữa .
Bài 4 : Gọi 1 HS đọc bài toán rồi tóm tắt .
- Gọi 2 HS lên bảng làm trên bảng, cả lớp làm vào vở .
- GV chấm bài 8 em.
- Bài toán thuộc dạng nào ?
- Nêu cách giải dạng toán tìm 2 số biết hiệu và tỉ của 2 số đó .
- Nhận xét,sửa chữa .
4– Củng cố :3’
-Muốn tìm 1 PS của 1 số ta làm thế nào ?
-Nêu cách giải dạng toán tìm 2 số khi biết hiệu và tỉ của 2 số đó ?
5– Nhận xét – dặn dò : 2’
 - Nhận xét tiết học .
 - Chuẩn bị bài sau :Luyện tập chung .
Đối chiếu với bài làm của mình
- HS nghe .
- Viết các PS sau theo thứ tự từ bé đến lớn .
- HS làm bài .
a) ; ; ; . b) ; ; ; 
.
- hs làm bài vào vở
- Hs đọc đề .
- HS làm bài .
 5 ha = 50 000m2 .
 Dtích hồ nước là : 
 50 000 x = 15 000 (m2 ) .
 ĐS : 15 000 m2 .
- Bài toán thuộc dạng tìm PS của 1 số .
- Ta lấy số đó nhân với PS .
- HS đọc đề ,tóm tắt .
-HS làm bài .
 Tóm tắt ? tuổi
Tuổi bố : 
 30 tuổi
Tuổi con : 
 ? tuổi
Giải :
Theo sơ đồ, hiệu số phần bằng nhau là :
 4-1=3(phần)
 Tuổi con là : 30:3=10 (tuổi )
Tuổi bố là : 10 x 4 =40 (tuổi )
 ĐS: Bố :40 tuổi ,Con :10 tuổi .
-HS nộp bài .
-Bài toán dạng tìm 2 số biết hiệu và tỉ của 2 số đó .
-HS nêu cách giải .
-HS nêu .
HS nêu .
- HS nghe .
---------------------------------------------- 
TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP TẢ CẢNH 
I-Mục tiêu :
 1 / Thông qua những đoạn văn hay , học được cách quan sát khi tả cảng sông nước .
	2 / Biết ghi lại kết quả quan sát và lập dàn ý cho bài văn tả cảnh sông nước cụ thể .
II-Hoạt động dạy và học :
 Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh
1-Kiểm tra bài cũ : 5’
 Kiểm tra sự chuẩn bị của HS cho tiết học này : Luyện tập tả cảnh .
2-Bài mới :25’
a/ Giới thiệu bài :1’
 Trong tiết học hôm nay , dựa trên kết quả quan sát được các em sẽ lập ý miêu tả cảnh sông nước .
b-Hướng dẫn làm bài tập:24’
Bài tập 1 :
-Cho HS đọc nội dung bài tập 1 . 
-GV cho HS : +Đọc 2 đoạn văn a, b.
 +Dựa vào nội dung từng đoạn , hãy trả lời các câu hỏi về những đoạn văn .
-Cho HS làm việc theo cặp .
-GV cho HS trình bày kết quả .
-GV nhận xét , bổ sung và chốt lại câu trả lời đúng .
Bài tập 2 :
-GV cho HS đọc bài tập 2 .
-GV : Dựa vào những ghi chép được sau khi quan sát về 1 cảnh sông nước , các em hãy lập 1 dàn ý .
-Cho HS lập dàn ý .
-Cho HS trình bày kết quả .
-GV nhận xét và khen nhữnh HS làm dàn ý đúng , bài có nhiều hình ảnh , chi tiết tiêu biểu cho cảng sông nước 
3 / Củng cố dặn dò : 5’
-GV nhận xét tiết học .
-Về nhà hoàn chỉnhlại dàn ý bài văn tả cảnh sông nước , chép lại vào vở .
-Tiết sau luyện tập tả cảnh .
-HS lắng nghe.
- HS đọc nội dung bài tập, lớp theo dõi SGK.
-HS làm việc theo cặp .
-HS phát biểu .
-Lớp nhận xét , bổ sung .
-1 HS đọc bài tập 2, cả lớp đọc thầm .
-HS lập dàn ý .
-1số HS trình bày dàn ý của mình .
-Lớp nhận xét .
-HS lắng nghe.
-------------------------------------------
LỊCH SỬ:
QUYẾT CHÍ RA ĐI TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚC .
I– Mục tiêu : Học xong bài này HS biết :
 _Nguyễn Tất Thành chính là Bác Hồ kính yêu.
 _Nguyễn Tất Thành đi ra nước ngoài là do lòng yêu nước, thương dân, mong muốn tìm con đường cứu nước.
II– Đồ dùng dạy học :
 -Aûnh về quê hương Bác Hồ, bến cảng nhà rồng đầu thế kỷ XX, tàu Đô đốc La-tu-sơ Tờ-rê-vin.
 -Bản đồ hành chính Việt Nam 
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu :
 Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh
1– Ổn định lớp : 1’
2 – Kiểm tra bài cũ : 4’“Phan Bội Châu & phong trào Đông Du”.
 _ Phan Bội Châu tổ chức phong trào Đông Du nhằm mục đích gì?
 _ Ý nghĩa của phong trào Đông Du?
3– Bài mới : 25’
 a – Giới thiệu bài 1’: Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước.
 b – Hoạt động : 24’
 HĐ 1 : Làm việc cả lớp 
 _ GV kể kết hợp giảng những từ khó.
 _Gọi một HS kể lại.
 HĐ 2 : Làm việc theo nhóm .
 _ N.1 : Tìm hiểu về gia đình, quê hương của Nguyyễn Tất Thành.
_ N.2 : Mục đích đi ra nước ngoài của Nguyễn Tất Thành là gì?
 _ N.3 : Quyết tâm của Nguyễn Tát Thành muốn ra nước ngoài để tìm đường cứu nước được biểu hiện ra sao?
 -Trước tình hình đó, Nguyễn Tất Thành quyết định điều gì?
 HĐ 3 : Làm việc theo nhóm.
 _ Nguyễn Tất Thành ra nước ngoài để làm gì?
_ Theo em Nguyễn Tất Thành làm thế nào để có thể kiếm sống và đi ra nước ngoài?
 HĐ4 : Làm việc cả lớp .
 _ GV nhấn mạnh những kiến thức cần nắm được:
 + Vì sao bến nhà Rồng được công nhận là di tích lịch sử?
4– Củng cố : 3’
Gọi HS đọc nội dung chính của bài .
 _ Em có suy nghĩ gì về Bác Hồ kính yêu?
5– Nhận xét – dặn dò : 5’
 - Nhận xét tiết học .
 Chuẩn bị bài sau:“Đảng cộng sản Việt Nam ra đời”.
- HS trả lời.
- HS nghe .
- 1 HS kể lại .
- N.1: Nguyyễn Tất Thành sinh ngày 19-5-1980 tại xã Kim Liên, huện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Cha là Nguyễn Sinh Sắc. Mẹ là Hoàng Thị Loan, một phụ nữ đảm đan chăm lo cho chồng con hết mực.
- N.2 : Nguyễn Tất Thành là người yêu nước thương dân, nên anh mới đi tìm đường cứu dân, cứu nước.
- N.3: Nguyễn Tất Thành không tán thành con đường cứu nước của các nhà yêu nước tiền bối.
- Một HS đọc đoạn “Nguyễn Tất Thành  thực hiện được. 
_ Nguyễn Tất Thành quyết định phải đi tìm con đường mới để có thể cứu dân cứu nước.
- Anh dự định sang Pháp để xem bên ấy người ta làm thế nào mà có được” Tự do, bình đẳng, bác ái” rồi sau đó trở về giúp đông bào ta đánh đuổi giặc Pháp và xây dựng đất nước.
- Chúng ta sẽ làm việc, chúng ta sẽ làm bất cứ việc gì để sống và để đi.
- Vì bến nhà rồng là nơi Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước.
- 2 HS đọc .
- Bác Hồ là người tìm ra con đường cứu nước đúng đắn để giải phóng dân tộc.
- HS lắng nghe .
--------------------------------------
SINH HOẠT
	I/Nhận xét chung:
	1/Ưu điểm:
	-Đi học đúng giờ qui định, tác phong gọn gàng, sạch sẽ.
	-Sinh hoạt 15 phút đầu giờ tốt, học nhóm (ở nhà) đều.
	-Phát biểu xây dựng bài sôi nổi, học nhóm nhiệt tình.
	-Tham gia các hoạt động khác tốt.
	-Có ý thức giữ gìn và bảo vệ của công.
	2/Tồn tại:
	-Tổ trực còn chậm (tổ 2)
	-Làm việc riêng trong giờ học (Thảo)
	*Tuyên dương Nhân, Tuyển
*Phê bình: Lâm, tổ 2 
	II/ Nhiệm vụ tuần đến:
	-Tiếp tục duy trì sinh hoạt 15 phút đầu giờ (đọc báo, truy bài, giải bài tập)
	-Chuẩn bị bài cho tuần đến 
-Khắc phục những tồn tại của tuần trước
-Tham gia sinh hoạt đội
III/ Văn nghệ:
-Cho học sinh kể chuyện
. .

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 6.doc