Giáo án Tổng hợp môn lớp 4 - Tuần 26 - Trưởng Tiểu học Dương Quang A

Giáo án Tổng hợp môn lớp 4 - Tuần 26 - Trưởng Tiểu học Dương Quang A

THẮNG BIỂN

I. MỤC TIÊU

 - Biết đọc với giọng diễn cảm một đoạn trong bài với giọng sôi nổi, bước đầu biết nhấn giọng vào các từ ngữ gợi tả.

 - Hiểu ND : Ca ngợi lòng dũng cảm, ý chí quyết thắng của con người trong cuộc đấu tranh chống thiên tai, bảo vệ con đê, giữ gìn cuộc sống bình yên.

II.CÁC KĨ NĂNG CƠ BẢN ĐƯỢC GD TRONG BÀI:

 - Kĩ năng giao tiếp thể hiện sự thông cảm; Ra quyết định, ứng phó; Đảm nhận trách nhiệm.

III. PHƯƠNG PHÁP DH TÍCH CỰC ĐƯỢC SỬ DỤNG:

 - Đặt câu hỏi; Trình bày ý kiến cá nhân.

 IV.ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

 Tranh minh hoạ, băng giấy ghi câu dài khó đọc.

V. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU

 1. Kiểm tra bài cũ: (4’)

Gọi 2 em lên bảng đọc bài thơ: Bài thơ về tiểu đội xe không kính và trả lời câu hỏi cuối bài.

- Nhận xét, chấm điểm.

 

docx 27 trang Người đăng hang30 Lượt xem 525Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn lớp 4 - Tuần 26 - Trưởng Tiểu học Dương Quang A", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ hai 12 tháng 3 năm 2012
Tiết 1 – Buổi sáng – Chào cờ 
Tiết 2- Buổi sáng - Tập đọc 
THẮNG BIỂN
I. MỤC TIÊU 
 	 - Biết đọc với giọng diễn cảm một đoạn trong bài với giọng sôi nổi, bước đầu biết nhấn giọng vào các từ ngữ gợi tả.
	- Hiểu ND : Ca ngợi lòng dũng cảm, ý chí quyết thắng của con người trong cuộc đấu tranh chống thiên tai, bảo vệ con đê, giữ gìn cuộc sống bình yên.
II.CÁC KĨ NĂNG CƠ BẢN ĐƯỢC GD TRONG BÀI:
 	- Kĩ năng giao tiếp thể hiện sự thông cảm; Ra quyết định, ứng phó; Đảm nhận trách nhiệm.
III. PHƯƠNG PHÁP DH TÍCH CỰC ĐƯỢC SỬ DỤNG:
 	- Đặt câu hỏi; Trình bày ý kiến cá nhân.
 IV.ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
 Tranh minh hoạ, băng giấy ghi câu dài khó đọc.
V. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
 1. Kiểm tra bài cũ: (4’)
Gọi 2 em lên bảng đọc bài thơ: Bài thơ về tiểu đội xe không kính và trả lời câu hỏi cuối bài.
- Nhận xét, chấm điểm. 
2. Dạy - học bài mới : (30’)
2.1 Giới thiệu bài: (1’) 
	Cuộc đấu tranh chống thiên tai luôn gay gắt và quyết liệt...với lòng dũng cảm, lòng quyết tâm con người đã chinh phục được thiên nhiên. Bài tập đọc Thắng biển hôm nay các em học là một minh chứng cho lòng dũng cảm của con người trong cuộc vật lộn với cơn bão biển hung dữ, cứu được quãng đê.
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2. 2. Hoạt động dạy học:
a.Luyện đọc:
- 1 hs đọc toàn bài.
- Bài văn được chia làm mấy đoạn ?
- Bài chia làm 3 đoạn
+ Đoạn 1: Từ đầu đến...nhỏ bé. 
+ Đoạn 2: Tiếp đến... chống giữ.
+ Đoạn 3: Còn lại.
- 3 HS đọc nối tiếp lần 1.
- Trong bài có những tiếng từ nào khó đọc, dễ lẫn ?
- hs phát âm lại: Nuốt tươi, dữ dội, chát mặn.
- YC HS đọc nối tiếp lần 2.
- 3 HS đọc nối tiếp lần 2. 1 hs đọc mục chú giải
- HD HS đọc câu khó. ngắt hơi ở các chỗ gạch chéo và nhấn giọng các từ in đậm.
- HS luyện đọc câu: 
Một bên là hàng ngàn người / với hai bàn tay và những dụng cụ thô sơ,/ với tinh thần quyết tâm chống giữ.
- Chia nhóm yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm và thi đọc giữa các nhóm.
- Đọc bài theo cặp. Thi đọc giữa các nhóm.
- GV đọc diễn cảm bài.
b. Tìm hiểu bài kết hợp với đọc diễn cảm.
- 1 hs đọc toàn bài.
- Cuộc chiến đấu giữa con người với cơn bão biển được miêu tả theo trình tự như thế nào ?
- Cuộc chiến đấu giữa con người với cơn bão biển được miêu tả theo trình tự: 
Đoạn 1: Biển đe doạ
Đoạn 2: Biển tấn công.
Đoạn 3: Người thắng biển
1 em đọc đoạn 1, cả lớp đọc thầm:
- Tìm từ ngữ, hình ảnh nói lên sự đe doạ của cơn bão biển trong đoạn 1 ?
- Những từ ngữ, hình ảnh đó là: “Gió bắt đầu mạnh” ; “nước biển càng dữ... nhỏ bé”.
1 em đọc đoạn 2, cả lớp đọc thầm:
- Cuộc tấn công dữ dội của cơn bão biển được miêu tả như thế nào ở đoạn 2?
- Cuộc tấn công được miêu tả rất sinh động. Cơn bão có sức phá huỷ tưởng như không gì cản nổi: “ Như một đàn cá voi ... rào rào ”.
- Cuộc chiến đấu diễn ra rất dữ dội, ác liệt: “ Một bên là biển là gió... chống dữ ”.
- Trong đoạn 1 và 2 tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả hình ảnh của biển cả ?
- Tác giả sử dụng biện pháp so sánh và biện pháp nhân hoá.
- Các biện pháp nghệ thuật này có tác dụng gì ?
+ Có tác dụng tạo nên những hình ảnh rõ nét, sinh động, gây ấn tượng mạnh mẽ.
- YC HS đọc đoạn 3: 
1 em đọc đoạn 3, cả lớp đọc thầm:
- Những từ ngữ, hình ảnh nào thể hiện lòng dũng cảm sức mạnh và chiến thắng của con người trước cơn bão biển ?
- Những từ ngữ, hình ảnh là: “ Hơn hai chục thanh niên mỗi người vác một vác củi ... sống lại ”.
- Bài đọc hôm nay nói lên nội dung gì?
- Ca ngợi lòng dũng cảm, ý chí quyết thắng của con người trong cuộc đấu tranh chống thiên tai, bảo vệ con đê, giữ gìn cuộc sống bình yên.
Hướng dẫn hs đọc diễn cảm đoạn 3:
- 3 HS nối tiếp nhau đọc bài.
- GV đọc mẫu đoạn 3 
Hướng dẫn hs đọc diễn cảm.
Tìm chỗ nhấn giọng.
- hs luyện đọc diễn cảm theo cặp.
Tìm chỗ ngắt nghỉ
HS-GV nhận xét:
- Thi đọc diễn cảm.
3. Củng cố-dặn dò:
- Về nhà đọc bài cho cả nhà cùng nghe.
 - GV nhận xét tiết học:
Chuẩn bị bài sau
Tiết 3- Buổi sáng - Toán
LUYỆN TẬP (Trang 136) 
I. MỤC TIÊU 
 - Thực hiện được phép chia hai phân số.
- Biết tìm thành phần chưa biết trong phép nhân, phép chia phân số.
- Làm được bài tập 1và bài tập 2.
 II.ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
 Bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
 1. Kiểm tra bài cũ: (4’)
Gọi 1 - 2 em lên bảng làm bài, dưới lớp làm bài vào nháp.
a) 25 : 43 = 2 5 x 34 = 2 x 35 x 4 = 310
- Nhận xét, chấm điểm. 
2. Dạy - học bài mới : (30’)
2.1 Giới thiệu bài: (1’) 
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2.2. Hoạt động dạy học:
* Bài 1: Tính rồi rút gọn:
- 3 hs thực hiện vào bảng nhóm, cả lớp làm bài vào vở và nhận xét bài bạn.
 HS - GV nhận xét:
a) 35 : 34 = 35 x 43 = 1215 = 45
 25 : 310 = 25 x 103 = 2015 = 43
98 : 34 = 98 x 43 = 3624 = 32
b) 14 : 12 = 14 x 21 = 12
 18 : 16 = 18 x 61 = 34
15 : 110 = 15 x 101 = 2
* Bài 2: Tìm X.
- 2 hs thực hiện vào bảng nhóm, cả lớp làm bài vào vở.
- Ở ý a x là thành phần nào chưa biết của phép tính? 
- Thừa số chưa biết.
- Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm như thể nào ?
- Ta lấy tích chia cho thừa số kia.
- Ở ý b x là thành phần nào chưa biết của phép tính? 
- Số chia chưa biết.
- Muốn tìm số chia chưa biết ta làm như thể nào ?
- Ta lấy số bị chia cho thương.
HS-GV nhận xét:
a) 35 x X = 47 
X = 47 : 35
X = 2021
b) 18 : X = 15
X = 18 : 15
X = 58
* Bài 3: Tính. Khuyến khích học sinh khá, giỏi thực hiện
- Phân số có tử số và mẫu số bằng nhau có giá trị bằng bao nhiêu ?
- Phân số có tử số và mẫu số bằng nhau có giá trị bằng 1.
HS - GV nhận xét:
a) 23 x 32 =66 = 1
b) 47 x 74 = 2828 = 1.
c) 12 x 21 = 22 = 1.
* Bài 4: Bài toán - Khuyến khích học sinh khá, giỏi thực hiện 
Đọc nội dung của bài tập. Thảo luận nhóm 4. Đại diện 1 nhóm làm ra bảng nhóm. 
Tóm tắt
Bài giải
 Diện tích HBH : 25 m2 
Chiều dài cạnh đáy của hbh là:
 Chiều cao : 25 m.
25 : 25 = 1 ( m )
 Độ dài đáy : m ?
Đáp số: 1 m
HS-GV nhận xét:
3. Củng cố - dặn dò:
 GV nhận xét tiết học. Hướng dẫn hs về nhà làm bài tập còn lại.
 Chuẩn bị bài sau.
Tiết 5- Buổi sáng – Ôn Toán 
ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU 
 - Giúp HS ôn tập các phép tính về phân số :
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Giải các bài tập trong VBT.
- Giải các bài tập trong VBT.
Theo dõi, giúp đỡ HS yếu.
2. Tính giá trị biểu thức:
a) 12 x 14 x 16 = 1 x 1 x 12 x 4 x 6 = 148
b) 14 : 18 x 13 = 14 x 81 x 13 = 1 x 8 x 14 x 1 x 3 = 23 
c) 14 x 18 : 13 = 132 x 31 = 332 
d) 14 : 18 : 13 = 14 x 81 x 31 = 244 = 6
3. So sánh các phân số sau: 
a) 314 và 57 ; Vì 314 : 57 = 310 < 1 nên 314 < 57
b) 1925 và 1315 ; Vì 925 : 1315 = 2765 < 1 nên 1925 < 1315
Tiết 1 - Buổi chiều - Luyện từ và câu (tiết 51)
LUYỆN TẬP VỀ CÂU KỂ : AI LÀ GÌ?
I. MỤC TIÊU 
 - Nhận biết được câu kể Ai là gì ? trong đoạn văn trên, nêu tác dụng của câu kể tìm được (BT1) ; biết xác định chủ ngữ, vị ngữ trong mỗi câu kể Ai là gì ? đã tìm được (BT2) ; viết được đoạn văn ngắn có dùng câu kể Ai là gì ?
 II.ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
 Bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
 1. Kiểm tra bài cũ: (4’)
Gọi 2 em lên bảng đặt câu kể Ai là gì ? 
 2 -3 HS nối tiếp đặt mỗi em một câu
- Nhận xét, chấm điểm. 
 1. Giới thiệu bài:
 Trong tiết LTVC hôm nay, các em sẽ tiếp tục luyện tập về câu kể Ai là gì 
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2.2. Hoạt động dạy học:
a. Nhận xét:
* Bài 1, 2: Tìm câu kể Ai là gì ? và nêu tác dụng của mỗi câu ( dùng để giới thiệu hay nhận định về sự vật.
- HS làm việc cá nhân. Báo cáo kết quả.
- HS-GV nhận xét:
Đoạn
Câu kể Ai là gì ?
Tác dụng
A
Nguyễn Tri Phương là người Thừa Thiên.
Cả hai ông đều không phải là người Hà Nội
Câu giới thiệu.
Câu nêu nhận định.
B
Ông Năm là dân ngụ cư của làng này.
Câu giới thiệu.
C
Cần trục có cánh tay kì diệu của các chú công nhân.
Câu nêu nhận định.
* Bài 2:
Xác định CN, VN trong mỗi câu Ai là gì ? Em vừa tìm được
- HS thảo luận nhóm đôi. Báo cáo kết quả.
- HS-GV nhận xét:
CN
VN
Nguyễn Tri Phương
là người Thừa Thiên.
Cả hai ông
đều không phải là người Hà Nội
Ông Năm
là dân ngụ cư của làng này.
Cần trục
có cánh tay kì diệu của các chú công nhân.
* Bài 3: Có lần, em cùng một số bạn trong lớp đến thăm bạn Hà bị ốm. Em giới thiệu với bố mẹ bạn Hà từng người trong nhóm. Hãy viết một đoạn văn ngắn kể lại truyện đó, trong đoạn văn có sử dụng câu kể Ai là gì ?
- Làm việc cá nhân. Báo cáo kết quả.
- HS viết bài.
.
HS-GV nhận xét:
- Một số hs trình bày bài của mình
3. Củng cố-dặn dò:
- GV nhận xét tiết học. Về nhà học bài và vận dụng trong thực tế.
Chuẩn bị bài sau.
Tiết 2 - Buổi chiều - Kể chuyện 
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. MỤC TIÊU 
 - Kể lại được câu chuyện, (đoạn truyện) đã nghe, đã đọ nói về lòng dũng cảm.
- Hiểu nội dung chính của câu chuyện (đoạn truyện) đã kể và biếy trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện (đoạn truyện). 
 II.ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
 - HS sưu tầm, chuẩn bị trước một số truyện về lòng dũng cảm.
- Một số phần thưởng cho HS kể chuyện tốt.
- Bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
 1. Kiểm tra bài cũ: (4’)
Gọi 2 em lên bảng kể câu chuyện: Những chú bé không chết.Nêu ý nghĩa câu chuyện?
- Nhận xét, chấm điểm. 
2. Dạy - học bài mới : (30’)
2.1 Giới thiệu bài: (1’) 
	 Trong cuộc sống của chúng ta có rất nhiều con người có lòng dũng cảm. Không chỉ trong chiến tranh mà trong thực tế cuộc sống hàng ngày. Dũng cảm trong phòng chống thiên tai, trong đấu tranh bắt bọn tội phạm, trong chiến tranh Trong giờ kể chuyện hôm nay, các em sẽ cùng kể cho nhau nghe những câu chuyện về lòng dũng cảm mà em đã được nghe, được đọc.
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2.2. Hoạt động dạy học:
a. HD tìm hiểu đề bài.
- 2 HS đọc đề bài trên bảng.
- Đề bài yêu cầu gì ?
Đề bài: Hãy kể một câu chuyện nói về lòng dũng cảm mà em đã được nghe hoặc được đọc.
+ GV gạch chân những từ ngữ quan trong trong đề bài.
- Hãy đọc các gợi ý trong SGK (79 - 80).
- 4 HS đọc nối tiếp phần gợi ý mỗi em một phần.
- Nội dung câu chuyện em sẽ kể ca ngợi điều gì ?
- Ca ngợi lòng dũng cảm.
- Em tìm các câu chuyện theo chủ đề này ở đâu ?
- Tìm hiểu qua sách, báo, nghe đài, ti vi, trên mạng 
- Để kể câu chuyện em sẽ kể theo trình tự như thế nào ?
- Giới thiệu chuyện, mở đầu, diễn biến và kết thúc.
-Khi kể xong câu chuyện để các bạn hiểu hơn về câu chuyện em sẽ làm như thế nào?
- Khi kể xong chuyện em sẽ trao đổi ý kiến, giao lưu cùng thầy và các bạn.
- Hãy nêu tên câu chuyện em đã chuẩn bị để kể ?
 ... 913 x 1737 = 493481 < 1 nên 2913 < 3717
b) 4227 và 4336 ; Vì 4227 : 4336 = 15121161 > 1 nên 4227 > 4336
Thứ năm ngày 15 tháng 3 năm 2012
Tiết 1 – Buổi sáng – Thể dục
MỘT SỐ BÀI TẬP RLTTCB. 
TRÒ CHƠI “TRAO TÍN GẬY”
I. MỤC TIÊU 
 - Ôn tung bóng bằng 1 tay, bắt bóng bằng 2 tay, tung và bắt bóng theo 2 nhóm người, 3 người, nhảy dây kiểu chân trước, chân sau, yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác và nâng cao thành tích.
	- Trò chơi '' Trao tín gậy'' yêu cầu biết cách chơi, bước đầu biết cách chơi, bước đầu tham gia được trò chơi để rèn luyện sự nhanh nhẹn, khéo léo.
 II.ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
 - Sân sạch sẽ
 - Gậy, còi, bóng, dây nhảy.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Phần mở đầu:
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu tiết học.
- HS tập hợp, khởi động xoay các khớp
- Tập bài TD phát triển chung
 2. Phần cơ bản
 a. Bài tập RLTTCB
 - GV nêu y/ c của tiết học và chia lớp thành 2 nhóm 2 HS
 - GV đi từng nhóm kiểm tra,
 sửa lỗi ( nếu có).
- HS ôn lần lượt từng môn theo nhóm
- Ôn tung bóng bằng 1 tay, bắt bóng bằng 2 tay.
 - Ôn tung bóng và bắt bóng theo nhóm 2 người, 3 người.
 - Ôn nhảy dây kiểu chân trước, chân sau.
b. Trò chơi'' Trao tín gậy''.
- GV nêu tên trò chơi, giải thích và kết hợp chỉ dẫn làm mẫu.
- HS chơi thử 2- 3 lần.
- Y/ C 3 HS làm trọng tài.
3. Phần kết thúc:
- GV cùng HS nhận xét, hệ thống lại bài.
- HS thả lỏng cơ thể
Tiết 2- Buổi chiều- Toán 
LUYỆN TẬP CHUNG (T138)
I. MỤC TIÊU 
 - Thực hiện được phép tính với phân số.
 - Thực hiẹn được : BT1 (a,b); BT2 (a,b); BT3 (a,b); BT 4 (a,b).
 II.ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
 Bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
 1. Kiểm tra bài cũ: (4’)
Gọi 2 em lên bảng thực hiện bài 1, dưới lớp làm bài vào vở.
a) 23 + 45 = 1015 + 1215 = 2215
b) 512 + 16 = 512 + 212 = 712
c) 23 + 45 = 1015 + 1215 = 2215
- Nhận xét, chấm điểm. 
2. Dạy - học bài mới : (30’)
2.1 Giới thiệu bài: (1’) 
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2.2. Hoạt động dạy học.
 * Bài 2: Tính (Khuyến khích học sinh khá, giỏi thực hiện hết ý c) 
- 3 em làm bài vào bnảg nhóm, cả lớp làm bài vào vở. 
Nhận xét bài làm của bạn và nhắc lại cách trừ hai phân số cùng mẫu số và khác mẫu số.
HS-GC nhận xét:
a) 235 - 113= 6915 - 5515 = 1415
b) 37 - 114= 614 - 114 = 514
c) 56 - 34= 1012 - 912 = 112
* Bài 3: Tính. (Khuyến khích học sinh khá, giỏi thực hiện hết ý c)
- Thảo luận nhóm đôi. Báo cáo kết quả.
HS - GV nhận xét:
a) 34 x 56 = 3 x 54 x 6 = = 1524
b) 45 x 13 =4 x 135 = 525
c) 15 x 45= 15 x 45= 605 = 12
* Bài 4: Tính. (Khuyến khích học sinh khá, giỏi thực hiện hết ý c)
- 3 em làm bài vào bnảg nhóm, cả lớp làm bài vào vở. 
HS-GV nhận xét:
a) 85 : 13 = 85 x 31 = 245
b) 37 : 2 = 37 x 2 = 314
c) 2 : 24 = 21 x 42 = 4
* Bài 5: 
Đọc nội dung của bài tập, cả lớp làm vào vở
Tóm tắt
Có : 50 kg đường
Sáng bán : 10 kg 
Chiều bán : 38 số đường còn lại,
Cả hai buổi :. kg?
Bài giải
Số kg đường còn lại là:
50 -10 = 40 ( kg )
Buổi chiều bán được số kg đường là:
40 x 38 = 15 ( kg )
Cả ngày cửa hàng bán được số kg đường là:
10 + 15 = 25 ( kg )
Đáp số: 25 kg
HS-GV nhận xét:
3. Củng cố - dặn dò:
 GV nhận xét tiết học. Hướng dẫn hs về nhà làm bài tập còn lại.
 Chuẩn bị bài sau.
Thứ sáu ngày 25 tháng 2 năm 2011
 Tiết 1 - Buổi sáng - Toán 
LUYỆN TẬP CHUNG (T 138 - 139)
I. MỤC TIÊU 
 - Thực hiện được các phép tính với phân số.
- Biết giải bài toán có lời văn.
 II.ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
 Bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
 1. Kiểm tra bài cũ: (4’)
Gọi 2 em lên bảng trả lời một câu hỏi ôn về quy tắc cộng, trừ, nhân, chia phân số. 
- Nhận xét, chấm điểm. 
2. Dạy - học bài mới : (30’)
2.1 Giới thiệu bài: (1’) 
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2.2.. Hoạt động dạy - học:
* Bài 1. Trong các phép tính sau, phép tính nào đúng ?
- Treo bảng phụ ghi sãn đầu bài, yêu cầu HS quan sát tính toán và lựa chọn ý A, B, C, D ý nào đúng.
- Quan sát các phép tính, tính chọn và giơ thẻ, ý C là ý đúng.
- GV cùng HS KT kết quả.
- YC HS giải thích vì sao đúng, vì sao sai.HS - GV nhận xét chốt kiến thức: 
a) Sai: Vì khi thực hiện phép cộng các ps khác ms ta không được lấy ts cộng với ts, ms cộng với ms mà phải quy đồng các ps, sau đó thực hiện cộng ts và giữ nguyên ms.
b) Sai: Vì khi thực hiện phép trừ các ps khác ms ta không được lấy ts trừ với ts, ms trừ với ms mà phải quy đồng các ps, sau đó thực hiện trừ ts và giữ nguyên ms.
c) Đúng vì: Thực hiện đúng quy tắc nhân ps.
d) Sai vì: Khi thực hiện chia cho ps ta phải lấy ps bị chia nhân với ps đảo ngược của số chia nhưng bài lại đổi vị trí của số chia và số bị chia rồi nhân ts với ts, ms với ms.
* Bài 2: Tính. Khuyến khích HS khá, giỏi thực hiện hết cả bài.
- 3 HS thực hiện vào bảng nhóm, cả lớp làm bài vào vở.
a) 12 x 14 x 16= 12 x 2 x 6 = 124
b) 12 x 14: 1 6 = 12 x 14 x 61 = 34 
c) 12 : 14 x 16 = 12 x 41 x 16 = 1 x 4 x 12 x 1 x 6 = 412 = 13 
* Bài 3. Tính : (Khuyến khích HS khá, giỏi thực hiện hết cả bài.)
- GV bao quát lớp phát thêm phiếu bài tập cho HS làm bài xong để các em tiếp tục làm các bài tập nâng cao hơn.
- 3 HS mỗi em làm một ý vào bảng nhóm cả lớp làm bài vào vở, làm xong giơ tay để GV phát thêm phiếu bài tập đối với các em học khá giỏi.
Khuyến khích HS khá, giỏi thực hiện hết cả bài.
a) 52 x 13 + 14 = 56 + 14 = 1012 + 312 = 1312
b) 52 + 13 x 14 = 52 + 112 = 3012 + 112 = 3112
c) 52 - 13 : 14 = 52 - 13 x 41 = 52 - 43 = 156 - 86 = 76
- Ở các biểu thức trên có mấy phép tính ? Đó là các phép tính nào ?
- Mỗi biểu thức đều có hai phép tính như cộng và nhân, chia và trừ. 
- Vậy để tính được đúng giá trị của biểu thức ta cần thực hiện như thế nào ? 
- Ta cần thực hiện nhân chia trước cộng trừ sau.
- Em vận dụng những kiến thức nào để giải bài tập này ?
- Vận dụng cách tính nhân chia phân số ?
HS - GV nhận xét:
- HS nêu ý kiến của mình (nếu có)
* Bài 4: Treo đầu bài lên bảng. (Khuyến khích HS khá, giỏi thực hiện hết cả bài.)
- 2 HS đọc yêu cầu đầu bài.
Bài giải
Số phần bể đã có nước là:
37 + 25 = 2935 ( bể )
Số phần bể còn lại chưa có nước là:
1 - 2935 = 635 ( bể )
 Đáp số: 635 bể 
- Hãy so sánh với bài của mình và nhận xét bài bạn, em có cách giải khác không ?
- HS nêu cách giải khác.
1 - (37 + 25)= 635 ( bể )
- Qua bài tập này em rèn được kĩ năng gì ?
- Kĩ năng tự đọc và giải bài toán, Kĩ năng đọc kĩ đầu bài. Kĩ năng tính cộng trừ đối với phân số.
+ Phân tích đề bài.
+ Tự suy nghĩ và tính toán.
+ Cộng trừ chính xác các phân số.
Bài 5: Khuyến khích HS khá, giỏi thực hiện hết cả bài.
Bài giải
Vì số cà phê lấy ra lần hai gấp đôi lần đầu nên:
Số cà phê đã lấy ra là:
2710 x 3 = 8130 (kg)
Số cà phê còn lại trong kho là:
23 450 – 8 130 = 15 320 (kg)
Đáp số: 15 320 kg.
3. Củng cố-dặn dò:
 GV nhận xét tiết học. Hướng dẫn hs về nhà làm bài tập 5 còn lại.
Chuẩn bị bài sau.
Tiết 2 - Buổi sáng – Ôn Toán
ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU 
 - Ôn lại các dạng bài tập đã được luyện tập qua các giờ luyện tập.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Gv cho HS làm các bài tập trong vở BT toán 
Giải các bài tập trong VBT Toán
2 - GV bao quát giúp đỡ HS gặp khó khăn.
- Muốn tìm phân số của một số ta làm như thế nào ?
- Có mấy cách so sánh phân số ?
- Muốn tìm phân số của một số ta lấy số đó nhân với phân số.
- Có 3 cách :
+ So sánh hai phân số cùng mẫu số.
+ So sánh hai phân số cùng tử số.
+ So sánh phân số với 1.
3. Củng cố dặn dò :
- Nhận xét giờ học, nhắc HS học bài và chuẩn bị bài sau.
Tiết 3- Buổi sáng – Ôn Luyện từ và câu.
ÔN: CÂU KỂ AI LÀ GÌ?
I. MỤC TIÊU 
 Ôn tập củng cố về cách xác định câu kể Ai là gi?, xác định chủ ngữ, vị ngữ.
 II.ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
 Vở bài tập, Bài tập củng cố kiến thức kĩ năng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Yêu cầu HS làm các bài tập trong VBT, Bài tập củng cố kiến thức kĩ năng.
Cá nhân làm bài tập trong VBT, Bài tập củng cố kiến thức kĩ năng.
2. Xác định Chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau:
Ghi lên bảng các câu.
Dưới lớp làm miệng
a) Bố bạn Nam// là công nhân ngành thợ mỏ.
b) Anh trai bạn Hùng// là chiến sĩ công an.
c) Mẹ bạn Tâm //là bác sĩ.
Nhận xét, đánh giá.
Tiết 4 – Buổi sáng – Thể dục 
 DI CHUYỂN TUNG, BẮT BÓNG, NHẢY DÂY.
TRÒ CHƠI “TRAO TÍN GẬY”
I. MỤC TIÊU 
 	- Ôn tung và bắt bóng theo nhóm 2-3 người, nhảy dây kiểu chân trước, chân sau.Y/ c thực hiện cơ bản đúng động tác và nâng cao thành tích.
- Học di chuyển tung ( chuyền) và bắt bóng. Y/ c biết cách thực hiện được động tác cơ bản đúng.
- Trò chơi '' Trao tín gậy'' : biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động.
 II.ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
 - Còi, dây, bóng, tín gậy.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động dạy học:
1. Phần mở đầu:
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
- Chạy nhẹ nhàng theo đội hình 1 hàng dọc trên địa hình tự nhiên.
- Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu.
- Ôn động tác tay, chân, lườn, bụng, phối hợp và nhảy của bài thể dục phát triển chung 
( mỗi động tác 2x 8 nhịp).
2. Phần cơ bản:
 a, Bài tập rèn luyện TTCB:
- Học mới di chuyển tung và bắt bóng: GV nêu tên động tác, làm mẫu sau đó chia tổ tập luyện.
- Các tổ tập luyện.
- Ôn nhảy dây kiểu chân trước, chân sau
Dàn hàng ngang tập luyện.
b, Trò chơi vận động:
- Trò chơi '' Trao tín gây'' : Gv nêu tên trò chơi
HS nhắc lại cách chơi, chơi thử sau đó tổ chức cho HS chơi ( 1-2 lần).
3. Phần kết thúc:
- GV cùng HS hệ thống lại bài.
- Tập 1 số động tác hồi tỉnh.
- Nhận xét đánh giá kết quả giờ học, giao bài về nhà
Sinh hoạt tuần 26
I. Nhận xét tuần 26
1. Lớp trưởng, lớp phó nhận xét hoạt động rèn luyện, học tập của lớp trong tuần 26.
2. GV tổng hợp và nhận xét:
- Về rèn luyện đạo đức: Cả lớp đều có ý thức rèn luyện tốt.
- Về học tập: Ý thức học tập của cả lớp khá tốt. Tuy nhiên còn một số em chưa ghi chép bài đầy đủ.
- Về lao động, vệ sinh: các em đã nghiêm túc thực hiện tốt công tác lao động, vệ sinh trường, lớp.
	II. Phương hướng tuần 27.
1. Tích cực ôn tập để thi toán và kiểm tra môn Tập làm văn, chuẩn bị ôn thi giữa học kì II.
2. Tiếp tục kiểm tra lấy điểm vào sổ ở tất cả các môn.
3. Duy trì rèn luyện đạo đức, ý thức tác phong.
4. Tiếp tục ôn tập chuẩn bị cho giao lưu “Tiếng Việt của chúng em”
5. Tiếp tục duy trì luyện viết chữ đẹp.
6. Chuẩn bị cho thi học sinh giỏi cấp thị xã.

Tài liệu đính kèm:

  • docxGáio án 4- 2011- 2012- TUẦN 26.docx