Giáo án Tổng hợp môn lớp 4 - Tuần 32 - Trưởng Tiểu học Dương Quang A

Giáo án Tổng hợp môn lớp 4 - Tuần 32 - Trưởng Tiểu học Dương Quang A

VƯƠNG QUỐC VẮNG NỤ CƯỜI ( trang 132)

I. MỤC TIÊU

 -Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng phù hợp nội dung diễn tả.

 -Hiểu ND: Cuộc sống thiếu tiếng cười sẽ vô cùng tẻ nhạt, buồn chán. (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

 - Tranh minh hoạt, bảng phụ viết sẵn đoạn luyện đọc.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

 1. Kiểm tra bài cũ: (4’)

 Gọi 2 em lên bảng đọc bài “Con chuồn chuồn nước”và trả lời câu hỏi :

Tình yêu quê hương đất nước được tác giả miêu tả qua những câu văn nào?

 - Nhận xét, chấm điểm.

 

docx 26 trang Người đăng hang30 Lượt xem 528Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn lớp 4 - Tuần 32 - Trưởng Tiểu học Dương Quang A", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 23 tháng 4 năm 2012
Tiết 1 – Buổi sáng – Chào cờ 
 Tiết 2- Buổi sáng - Tập đọc 
VƯƠNG QUỐC VẮNG NỤ CƯỜI ( trang 132)
I. MỤC TIÊU 
	-Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng phù hợp nội dung diễn tả.
	-Hiểu ND: Cuộc sống thiếu tiếng cười sẽ vô cùng tẻ nhạt, buồn chán. (trả lời được các câu hỏi trong SGK). 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 	- Tranh minh hoạt, bảng phụ viết sẵn đoạn luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
 	1. Kiểm tra bài cũ: (4’)
	Gọi 2 em lên bảng đọc bài “Con chuồn chuồn nước”và trả lời câu hỏi : 
Tình yêu quê hương đất nước được tác giả miêu tả qua những câu văn nào?
	- Nhận xét, chấm điểm. 
	2. Dạy - học bài mới : (30’)
	2.1 Giới thiệu bài: (1’) 
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2.2.Hoạt động dạy học:
 . 
a. Luyện đọc:
 - YC 1 HS đọc toàn bài.
- 1 HS đọc cả lớp đọc thầm.
- Đọc toàn bài : bài chia làm mấy đoạn?
- Bài chia làm 3 đoạn: 
- Đoạn 1 : từ đầu đến về môn cười.
- Đoạn 2 : tiếp đến nhưng học không vào.
- Đoạn 3 : còn lại
- YC Đọc nối tiếp lần 1
- 3 HS đọc nối tiếp đoạn.
- Đọc từ khó: 
 - GV Đọc mẫu.
- Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
b. Tìm hiểu bài.
- Đoạn 1
- 1 em đọc trước lớp, cả lớp đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi.
- Những chi tiết cho thấy cuộc sống ở vương quốc nọ rất buồn? 
- Mặt trời không muốn dậy, chim không muốn hót, hoa trong vườn chưa nở đã tàn, gương mặt mọi người rầu rĩ, héo hon, ngay tại kinh đô cũng chỉ nghe thấy tiếng ngựa hí, tiếng sỏi đá lạo xạo dưới bánh xe, tiếng gió thở dài trên những nóc nhà.
- Vì sao cuộc sống ở đây lại buồn như vậy?
- Vì cư dân ở đây không ai biết cười.
- Nhà vua đã làm gì để thay đổi tình hình ấy?
- Nhà vua cử một viên đại thần đi du học nước ngoài chuyên về môn cười.
- Tiểu kết rút ý chính.
- Đoạn 1: Cuộc sống buồn tẻ ở vương quốc thiếu nụ cười.
Đoạn 2
- 1 em đọc trước lớp, cả lớp đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi.
- Kết quả đi du học của viên đại thần như thế nào?
- Sau một năm viên đại thần trở về xin chịu tội vì đã cố gắng hết sức nhưng học không vào.Các quan nghe vậy ỉu xìu, còn nhà vua thì thở dài. Không khí triều đình ảo não.
Đoạn 3
- 1 em đọc trước lớp, cả lớp đọc thầm đoạn 3 và trả lời câu hỏi.
- Điều gì xảy ra ở phần cuối của đoạn này?
-Thị vệ bắt được một kẻ đang cười sằng sặc ngoài đường.
- Nhà vua đã thay đổi như thế nào?
- Nhà vua phấn khởi ra lệnh dẫn người đó vào.
- Tiểu kết toàn bài rút nội dung chính.
- Nhà vua cử người đi du học bị thất bại.
- Rút nội dung chính toàn bài:
Cuộc sống thiếu tiếng cười sẽ vô cùng tẻ nhạt, buồn chán.
c. HD đọc diễn cảm.
- HS đọc bài.
- Đọc nối tiếp kết hợp nêu cách đọc bài.
- Đọc nối tiếp lần 4 luyện đọc hay hơn.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm
- Mỗi tổ cử một bạn thi đọc với các tổ khác. 
3. Củng cố – dặn dò 
- Nêu ND chính của phần này?
- 1,2 HS nêu .
- Nhận xét tiết học.
Tiết 3- Buổi sáng - Toán 
ÔN TẬP VỀ CÁC PHÉP TÍNH
 VỚI SỐ TỰ NHIÊN (Tiếp theo) - ( T163)
I. MỤC TIÊU:
 - Biết đặt tính và thực hiện nhân các số tự nhiên với các số có không quá ba chữ số ( tích không quá sáu chữ số ).
 - Biết đặt tính và thực hiện số có nhiều chữ số cho số không quá hai chữ số.
 - Biết so sánh số tự nhiên.
 - Bài tập cần làm: bài 1 ( dòng 1, 2 ), bài 2, bài 4 ( cột 1 ).
 - HS khá giỏi làm bài 3, bài 5 và các bài còn lại của bài 1, bài 4.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
Bảng nhóm, bút dạ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
 	1. Kiểm tra bài cũ: (4’)
Gọi 2 em lên bảng làm bài, dưới lớp làm bài vào nháp:
Tính bằng cách thuận tiện nhất:
	a) 345 + 345 x 9 = ? => 345 x ( 1 + 9) = 345 x 10 = 3450
	b) 13 + 54 + 87 + 46 = ?=> ( 13 + 87) + (54 + 46) = 100 + 100 = 200.
	- Nhận xét, chấm điểm. 
	2. Dạy - học bài mới : (30’)
	2.1 Giới thiệu bài: (1’) 
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2.2.Hoạt động dạy học:
 . 
* Bài 1.
- Hs đọc yêu cầu bài. 
- Gv cùng hs nx, chữa bài
6 em thực hiện vào bảng nhóm 6 ý, cả lớp giải bài vào vở.
a) 2057 x 13 = 26741
 428 x 125 = 53500
 3167 x 204 = 646068
b) 7368 : 24 = 307
 13498 : 32 = 421 (dư 26)
 285120 : 216 = 1320
- Bài tập 1 củng cố cho các em kiến thức gì?
- Bài tập 1 củng cố cho em về kĩ thuật nhân, chia số có nhiều chữ số và kĩ năng thực hiện đặt tính nhân, chia.
* Bài 2 : 
- Nêu y/c BT. 
- Cho HS ôn lại kiến thức tìm thừa số, tìm số bị chia và làm bài vào vở .
a. 40 x X = 1400 
 X = 1400 : 40 
 X = 35 
b. X :13 = 205
 X = 205 x 13 
 X = 2665.
- Em đã vận dụng kiến thức gì để giải bài 2?
- Em đã vận dụng kiến thức về tìm thừa số và tìm số chia chưa biết. 
Bài 3: (Khuyến khích học sinh khá, giỏi thực hiện) 
 - Hs đọc yêu cầu bài. 
- Y/c HS giải bài vào VBT.
- Nhắc lại các công thức, tính chất của phép nhân.
- Lớp trả lời miệng điền vào chỗ chấm và phát biểu tính chất bằng lời: 
a x b = b x a ; a : 1 = a 
- Gv cùng hs nx chữa bài: 
(a x b ) x c = a x (b x c) ; a : a = 1(a#0)
 a x 1= 1 x a = a; 0 : a = 0 (a # 0)
 a x (b+ c) = a x b + a x c. 
* Bài 4: 
- Treo bảng phụ ghi nội dung BT 4
- Thảo luận nhóm đôi và trả lời miệng.
13 500 = 135 x100; 257 > 8762 x 0
 26 x11> 280 ; 320 : (16x2)= 320 : 16 :2 
 1600 :10 < 1006 ; 15 x 8 x 37 = 37 x15 x 8 
- Nhắc lại quy tắc nhân, chia nhẩm 1 số với 10, 100 , ...
* Bài 5: (Khuyến khích học sinh khá, giỏi thực hiện) 
- Hs đọc bài toán, tóm tắt, phân tích, nêu cách làm bài. 
- Đọc y/c BT.
- Cả lớp làm bài, 1 em làm bài vào bảng nhóm. 
- Chấm bài và chữa bài.
Bài giải
Ôtô đi 180 km cần số lít xăng là:
180 : 12 = 15 (l)
Số tiền mua xăng là:
7 500 x 15 = 112 500 (đồng)
Đáp số : 112 500 đồng
3. Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà làm bài tập trong VBT và các bài chưa làm hết vào vở ôn luyện . Chuẩn bị bài sau.
Tiết 5- Buổi sáng - Ôn Toán
ÔN TẬP VỀ CÁC PHÉP TÍNH VỚI SỐ TỰ NHIÊN
I. MỤC TIÊU 
 	- Rèn luyện kĩ năng tính toán, thực hiện các phép tính với số tự nhiên. Giải các bài tập trong VBT Toán.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Giải các bài tập trong VBT
 - Giải các bài tập trong VBT
Theo dõi, giúp đỡ học sinh yếu.
2. Tính giá trị biểu thức bằng cách thuận tiện nhất.
25 x 48+48x43+32x48 = 48 x( 25+43+32 )
 = 48 x 100
 = 4800
63 x 15 –63 x 5 +63 x10 =63 x (15 – 5 + 10) 
 = 63 x 20
 = 1 260 .
Đặt tính rồi tính:
 546 x 578 = 315 588
213 569 : 473 = 451 (dư 246)
Tiết 1 – Buổi chiều -Luyện từ và câu (T63)
 Thêm trạng ngữ chỉ thời gian cho câu
	I. MỤC TIÊU:
	- Hiểu tác dụng và đặc điểm của trạng ngữ chỉ thời gian trong câu (trả lời CH Bao giờ? Khi nào? Lúc nào?).
	- Nhận diện được trạng ngữ chỉ thời gian trong câu (BT1, mục III) ; bước đầu biết thêm trạng ngữ cho trước vào chỗ thích hợp trong đoạn văn a hoặc đoạn văn b ở BT (2).
	*HS khá, giỏi biết thêm trạng ngữ cho cả hai đoạn văn (a,b) ở BT (2).
	II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
	Bảng nhóm.
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
	1. Kiểm tra bài cũ: (4’)
	Gọi 2 em đứng tại chỗ đặt 2 câu có trạng ngữ chỉ nơi chốn.
	- Nhận xét, chấm điểm. 
	2. Dạy học bài mới.
	2.1. Giới thiệu bài:
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2.2. Hoạt động dạy học:
* Bài 1. 
- Đặt câu hỏi cho loại trạng ngữ trên? 
- Hs đọc yêu cầu bài.
- Hs làm bài vào nháp, 
- Hs nêu miệng, lớp nx, trao đổi. 
- Trạng ngữ chỉ thời gian:
- Gv nx chung, chốt ý đúng
a. Buổi sáng hôm nay; Vừa mới ngày hôm qua; qua một đêm mưa rào,
b. Từ ngày còn ít tuổi; Mỗi lần đứng trước những cái tranh làng Hồ giải trên các lề phố Hà Nội,... 
* Bài 2. Lựa chọn phần a. - Hs làm bài vào vở. 
- Hs đọc yêu cầu bài. 
- Cả lớp làm bài, 2 Hs làm vào phiếu. 
- 4 - 5 học sinh đọc đoạn văn của mình đã thêm trạng ngữ, 2 hs dán phiếu, lớp nx, trao đổi, bổ sung. 
- Gv nx chốt ý đúng, ghi điểm cho hs làm đúng: 
a. Cây gạo....vô tận. Mùa đông, cây chỉ còn... và màu đỏ thắm. Đến ngàyđến tháng,....trắng nuột nà.
- 1,2 hs đọc phần ghi nhớ.
3.Củng cố: 
- Nhắc lại phần ghi nhớ của bài, lấy ví dụ phân tích. 
- Nx tiết học, vn hoàn chỉnh bài tập 2a và làm bài tập 2b vào vở.
Tiết 2 - Buổi chiều - Kể chuyện:
KHÁT VỌNG SỐNG
I. MỤC TIÊU:
	- Dựa theo lời kể của GV và tranh minh họa (SGK), kể lại được từng đoạn của câu chuyện Khát vọng sống rõ ràng, đủ ý (BT1) ; bước đầu biết kể lại nối tiếp được toàn bộ câu chuyện (BT2).
	- Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa của câu chuyện (BT3).
II. CÁC KĨ NĂNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI.
	- Kĩ năng tự nhân thức; xác định giá trị bản thân.
	- Kĩ năng tư duy sáng tạo, bình luận, nhân xét.
	- Kĩ năng làm chủ bản thân, đảm nhận trách nhiệm.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC ĐƯỢC SỬ DỤNG.
	- Trải nghiệm, trình bày 1 phút và đóng vai.
IV. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
	- GV: Tranh minh hoạ (TBDH).
 V. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
 1. Kiểm tra bài cũ: (4’)
Gọi 1 - 2 em lên bảng kể lại câu chuyện được chứng kiến hoặc tham gia nói về một chuyến du lịch hay cắm trại hoặc đi chơi xa.
- Nhận xét, chấm điểm. 
2. Dạy - học bài mới : (30’)
2.1 Giới thiệu bài: (1’) 
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2.2.Hoạt động dạy học:
 . 
 a. GV kể chuyện
- Gv kể lần 1: 
- Gv kể lần 2: kể trên tranh. 
- Học sinh nghe. 
- Học sinh theo dõi. 
- Đọc yêu cầu bài tập 1,2,3. 
- Học sinh đọc nối tiếp. 
- Tổ chức kể chuyện theo N 3: 
- N3 kể nối tiếp và kể toàn bộ câu chuyện, trao đổi ý nghĩa câu chuyện. 
b) Hs kể và trao đổi ý nghĩa chuyện
- Cá nhân, nhóm.
- Thi kể: 
- Cả lớp.
- Trao đổi nội dung câu chuyện:
VD: 
+ Bạn thích chi tiết nào trong truyện?
+ Vì sao con gấu không xông vào con người lại bỏ đi?
+ Câu chuyện này muốn nói với chúng ta điều gì?
- Cùng học sinh nhận xét, khen và ghi điểm học sinh kể tốt. 
- Lớp nhận xét bạn kể theo tiêu chí: 
+ Nội dung, cách kể, cách dùng từ, hiểu truyện
- Nêu ý nghĩa câu chuyện?	
- Ca ngợi con người với khát vọng sống mãnh liệt đã vượt qua đói, khát chiến thắng thú dữ, chiến thắng cái chết.
3.Củng cố, dặn dò. 
- Nhận xét tiết học, về nhà kể lại chuyện cho 
người thân nghe
Thứ ba, ngày 24 tháng 4 năm 2012
Tiết 1- Buổi sáng - Toán
ÔN TẬP VỀ CÁC PHÉP TÍNH
 VỚI SỐ TỰ NHIÊN ( T164)( Tiếp).
I. MỤC TIÊU:
 	- Tính được giá trị biểu thức chứa hai chữ số.
 	- Thực hiện được bốn phép tính với số tự nhiên.
 	- Biết giải bài toán liên quan đến các phép tính với số tự nhiên.
 	- Bài tập cần thực hiện: BT1 ( a ), BT2, BT 4.
 	- HS khá, giỏi làm hết các bài.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: 
	- Bảng nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
	 1. Kiểm tra bài cũ: (4’)
	Gọi 3 em lên bảng : Nêu tính chất giao hoán, kết ...  thực hiện các phép tính với số tự nhiên. Giải các bài tập trong VBT Toán.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Giải các bài tập trong VBT
 - Giải các bài tập trong VBT
Theo dõi, giúp đỡ học sinh yếu.
2. Thực hiện tính giá trị biểu thức.
a) 24 x 86 + 48 x 43 + 52 x 86 =
= 24 x 86 + 24 x 86 + 52 x 86 
= 86 x (24 + 24 + 52) 
= 86 x 100 
= 8 600.
b) 638 x 175 – 638 x 85 + 638 x 10=
= 638 x (175 – 85 + 10) 
= 638 x 100
= 63 800 .
c) Đặt tính rồi tính:
2689 x 357 = 959973
d) 568749 : 367 = 1549 (dư 266)
Thứ năm ngày 26 tháng 4 năm 2012
Tiết 1 – Buổi sáng – Thể dục 
MÔN THỂ THAO TỰ CHỌN.
TRÒ CHƠI “DẪN BÓNG”
	I. MỤC TIÊU 
 	- Ôn một số nội dung môn thể thao tự chọn. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác.
	- Trò chơi “Dẫn bóng”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động để rèongswj khéo léo.
 II.ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
 	- Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện.
	- Phương tiện: Chuẩn bị còi, dụng cụ, kẻ sân để chơi trò chơi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động dạy học:
2.2. Hoạt động dạy học:
a) Phần mở đầu:
- Giáo viên nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu và cách thức tiến hành kiểm tra.
- Khởi động (2*8 nhịp)
- Cán sự lớp điều khiển lớp thực hiện bài khởi động và bài thể dục phát triển chung 2 lần 8 nhịp.
b) Phần cơ bản:
Môn tự chọn (9’- 11’)
- Tâng, đã cầu (9’- 11’)
+ Ôn 2 trong 4 động tác bổ trợ đã học (2’)
+ Giáo viên nêu tên động tác, làm mẫu kết hợp giải thích động tác, cho học sinh tập kết hợp giáo viên đi kiểm tra, uốn nắn động tác sai cho học sinh.
+ Học cách cầm cầu (1’- 2’)
+ Học tư thế đứng chuẩn bị kết hợp cách cầm cầu, tâng cầu và đá cầu (4’- 5’)
c) Trò chơi “Dẫn bóng” (9’- 11’)
 Giáo viên nêu tên trò chơi, cách chơi và chọn một nhóm học sinh làm mẫu theo chỉ dẫn của giáo viên (1,5’- 2’)
+ Học sinh chơi thử 2- 3 lần, xen kẽ giáo viên nhận xét, giải thích thêm cách chơi.
d) Phần kết thúc (4’- 6’) 
- Thả lỏng (1’)
Học sinh thực hiện 1 số động tác thả lỏng.
- Hệ thống lại bài học
3- Củng cố (1’- 2’)
- Giáo viên nhận xét, đánh giá kêt quả giờ học và ra bài tập về nhà.
Tiết 2- Buổi chiều - Toán
ÔN TẬP VỀ PHÂN SỐ ( trang 166)
I. MỤC TIÊU:
 - Thực hiện được so sánh, rút gọn, qui đồng mẫu số các phân số.
 - Bài tập cần làm: bài 1, bài 3 ( chọn 3 trong 5 ý ), bài 4 ( a, b ) bài 5.
 - HS khá giỏi làm bài 2 và các bài còn lại của bài 3, bài 4
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Bảng nhóm
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
 1. Kiểm tra bài cũ: (4’)
Gọi 2 em lên bảng : Nêu quy tắc cộng hai phân số khác mẫu số; quy tắc trừ hai phân số khác mẫu số.
- Nhận xét, chấm điểm. 
2. Dạy - học bài mới : (30’)
2.1 Giới thiệu bài: (1’) 
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2.2.Hoạt động dạy học:
 . 
* Bài 1: Cá nhân.
 Đọc y/c BT.
- Y/c HS qs hình vẽ và trả lời.
- Hs yếu: khoanh vào C. Hình 3 .
* Bài 2: (Khuyến khích học sinh khá, giỏi thực hiện) 
- GV treo bảng phụ vẽ tia số.
- Đọc y/c BT.
- Y/c HS lên bảng điền.
0 110 210 310 410 510 610 710 810 910 1
* Bài 3: 
- Nêu y/c BT. Thaỏi luận nhóm đôi.
 - Nhắc lại cách rút gọn phân số?
- Chia cả tử số và mẫu số cho 1 số tự nhiên khác 0.
- 2 em làm bài vào bảng nhóm, cả lớp làm bài vào vở.
1218 = 12 : 618 :6 = 23 ; 440 = 4 :440 : 4 = 110;
 1824 = 18 :624 :6 = 34
2035 = 20 :535 :5 = 45; 6012 = 60 :1212 : 12 = 51 = 5
* Bài 4.
- Đọc y/c BT.
- Yêu cầu HS nhắc lại quy tắc quy đồng mẫu số.
- 2 HS trả lời.
- 3 em làm bài vào bảng nhóm, cả lớp làm bài vào vở, đổi chéo bài kiểm tra lẫn nhau trong nhóm đôi.
Nhận xét, chốt bài làm trong bảng nhóm.
a) 25 và 37. (MSC là 5 x 7 = 35)
Ta có: 25 = 2 x 75 x 7 = 1435 ; 37 = 3 x 57 x 5 = 1535
Vậy: Quy đồng 25 và 37 được 1435 và 1535 
b) 415 và 645. (MSC là 45)
Ta có: 415 = 4 x 315 x 3 = 1245 
Vậy: Quy đồng 415 và 645 được 1245 và 645
(Khuyến khích học sinh khá, giỏi thực hiện cả ý c) 
c) 12 , 15 và 13. (MSC là 2 x 5 x 3 = 30)
Ta có: 12 = 1 x 5 x 32 x 5 x 3 = 1530 ; 15 = 1 x 2 x 3 5 x 2 x 3 = 630
13 = 1 x 2 x 5 3 x 2 x 5 = 1030
Vậy: QĐMS 12 , 15và 13 được 1530; 630 và 1030 
* Bài 5: 
- 2 em đọc đầu bài.
Cách so sánh 2 p/số ?
- Nhắc lại cách so sánh hai phân số có cùng tử số và so sánh hai phân số có cùng mẫu số.
2 em làm bài vào bảng nhóm, cả lớp làm bài vào vở.
- Nhận xét, chấm và chữa bài.
 Ta có 16 < 13 < 1; 1< 32 < 52
Vậy các phân số xếp theo thứ tự tăng dần là: 
16 ; 13 ; 32 ; 52
3. Củng cố- dặn dò
- N/xét tiết học.
- Dặn HS : Ôn bài, làm lại các BT vào vở.
Thứ sáu, ngày 27 tháng 4 năm 2012
 Tiết 1- Buổi sáng -Toán 
ÔN TẬP
VỀ CÁC PHÉP TÍNH VỚI PHÂN SỐ.
I. MỤC TIÊU:
	- Thực hiện được phép cộng, trừ phân số.
 - Tìm một thành phần chưa biết trong phép cộng trừ phân số.
 - Bài tập cần làm: bài 1, bài 2, bài 3 .- HS khá giỏi làm bài 4, bài 5.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng nhóm
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
 1. Kiểm tra bài cũ: (4’)
Gọi 4 em lên bảng thực hiện BT 1, mỗi em 2 ý, dưới lớp làm bài vào nháp:
a) 27 + 47 = 67 ; 67 - 27 = 47 ; 67 - 47 = 27 ; 47 + 27 = 67 ; 
b) 13 + 512 = 412 + 512 = 912; 912 - 13 = 912 - 412 = 512
912 - 512 = 412 ; 512 + 13 = 512 + 412 = 912
- Nhận xét, chấm điểm. 
2. Dạy - học bài mới : (30’)
2.1 Giới thiệu bài: (1’) 
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2.2.Hoạt động dạy học:
* Bài 2: Tính
- Nêu cách cộng, trừ các phân số có cùng mẫu số và khác mẫu số? 
- 4 – 5 em nêu quy tắc.
4 em làm mỗi em 2 ý vào bảng nhóm, cả lớp làm bài vào vở.
a) 27 + 35 = 2 x 57 x 5 + 3 x 75 x 7 = 1035 + 2135 = 3135
3135 - 27 = 3135 - 2 x 57 x 5 = 3135 - 1035 = 2135 
3135 - 35 = 3135 - 3 x 75 x 7 = 3135 - 2135 = 1035 
35 + 27 = 3 x 75 x 7 + 2 x 57 x 5 = 2135 + 1035 = 3135 
b) 34 + 16 = 3 x 34 x 3 + 1 x 26 x 2 = 912 + 212 = 1112
1112 - 34 = 1112 - 3 x 34 x 3 = 1112 - 912 = 212 = 16
1112 - 16 = 1112 - 1 x 26 x 2 = 1112 - 212 = 912 = 34
16 + 34 = 1 x 26 x 2 + 3 x 34 x 3 = 212 + 912= 1112
* Bài 3: 
- Nhắc lại cách tìm số “hạng chưa biết”, “Số trừ chưa biết”, “Số b/trừ chưa biết”
- Nhắc lại quy tắc
- Chia lớp thành 3 nhóm
3 nhóm làm bài vào bảng nhóm và trình bày
Nhận xét, chốt bài làm đúng.
a) 29 + x = 1
 x = 1 - 29
 x = 79
b) 67 - x = 23
 x = 67 - 23
 x = 421
c)x - 12 = 14
 x = 14 + 12
 x = 34
* Bài 4. (Khuyến khích HS khá, giỏi thực hiện.) 
Bài giải:
Số phần DT để trồng hoa và làm đường đi là:
34 + 15 = 1920 (vườn hoa)
Số phần diện tích để xây bể nước là:
1 - 1920 = 120 (vườn hoa)
Diện tích vườn hoa là:
20 x 15 = 300 (m2)
Diện tích bể nước là:
120 x 300 = 15 (m2)
Đáp số: a) 120 vườn hoa
b) 15 m2
* Bài 5. (Khuyến khích HS khá, giỏi thực hiện.) 
Bài giải:
25 m = 25 x 100 cm = 40 cm
14 giờ = 14 x 60 phút = 15 phút
Như vậy:
Trong 15 phút con sên thứ nhất bò được 40 cm.
Trong 15 phút con sên thứ hai bò được 45 cm.
Do đó: con sên thứ hai bò nhanh hơn.
Đáp số: Con sên thứ hai bò nhanh hơn.
3. Củng cố- dặn dò. 
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà làm bài tập làm lại các BT vào vở Ôn luyện và giải các bài tập trong VBT Toán.
Tiết 2 – Buổi sáng - Ôn Toán
ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU 
 - Củng cố để HS biết đặt tính và thực hiện các phép tính cộng trừ các số tự nhiên.
 - Vận dụng được các tính chất của phép cộng để tính thuận tiện.
 - Giải được các bài toán liên quan đến Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1 . Giải các bài tập trong VBT.
- Giải các bài tập trong VBT.
 Theo dõi, giúp đỡ hs yếu.
2. Tính giá trị biểu thức sau bằng cách thuận tiện nhất:
 607 x 139 – 49 x 607 + 6070 =
= 607 x 139 – 49 x 607 + 10 x 607 
= 607 x (139 – 49 + 10)
= 607 x 100 
= 60700
3. Bài toán: Hai kho thóc chứa 450 tấn thóc. Biết nếu chuyển từ kho A sang kho B 25 tấn thì số thóc kho A bằng số thóc kho B. Tính số thóc ban đầu mỗi kho. 
Bài giải:
Theo bài ra ta có sơ đồ:
 ? tấn
Kho A:
 25 450 tấn
Kho B:
 ? tấn
Số thóc kho B lúc đầu là:
(450 – 25 x 2) : 2 = 200 (tấn)
Số thóc kho A lúc đầu là:
450 – 200 = 250 (tấn)
Đáp số: Kho A: 250 tấn.
 Kho B: 200 tấn
Tiết 3 – Buổi sáng – Ôn Luyện từ và câu 
ÔN TRẠNG NGỮ
	I. MỤC TIÊU 
 	 - Củng cố kíên thức về trạng ngữ, tác dụng của trạngngwx trong câu.
	II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1 . Giải các bài tập trong VBT.
- Giải các bài tập trong VBT.
 Theo dõi, giúp đỡ hs yếu.
Tiết 4 – Buổi sáng – Thể dục 
MÔN THỂ THAO TỰ CHỌN. NHẢY DÂY.
	I. MỤC TIÊU 
 	- Ôn một số nội dung môn thể thao tự chọn. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác.
	- Nhảy dây cá nhân kiểu chân trước chân sau..
 II.ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
 	- Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện.
	- Phương tiện: Chuẩn bị còi, dụng cụ, kẻ sân để chơi trò chơi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động dạy học:
2.2. Hoạt động dạy học:
a) Phần mở đầu:
- Giáo viên nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu và cách thức tiến hành kiểm tra.
- Khởi động (2*8 nhịp)
- Cán sự lớp điều khiển lớp thực hiện bài khởi động và bài thể dục phát triển chung 2 lần 8 nhịp.
b) Phần cơ bản:
Môn tự chọn (9’- 11’)
- Tâng, đã cầu (9’- 11’)
+ Ôn 2 trong 4 động tác bổ trợ đã học (2’)
+ Giáo viên nêu tên động tác, làm mẫu kết hợp giải thích động tác, cho học sinh tập kết hợp giáo viên đi kiểm tra, uốn nắn động tác sai cho học sinh.
+ Học cách cầm cầu (1’- 2’)
+ Học tư thế đứng chuẩn bị kết hợp cách cầm cầu, tâng cầu và đá cầu (4’- 5’)
c) Nhảy dây” kiểu chân trước chân sau (9’- 11’) 
+ Cá nhân học nhảy dây
d) Phần kết thúc (4’- 6’) 
- Thả lỏng (1’)
Học sinh thực hiện 1 số động tác thả lỏng.
- Hệ thống lại bài học
3- Củng cố (1’- 2’)
- Giáo viên nhận xét, đánh giá kêt quả giờ học và ra bài tập về nhà.
SINH HOẠT TUẦN 32
	 I, Nhận xét chung
	1,Đạo đức:
	2,Học tập:
	3,Công tác thể dục vệ sinh
	 II, Phương hướng tuần 33:
	-Đạo đức: Tiếp tục rèn luyện đạo đức theo 5 điều Bác Hồ dạy- Nói lời hay làm việc tốt nhặt được của rơi trả lại người mất. 
	-Học tập: 
 Phát huy những thành tích đã đạt được trong học kỳ I và tuần qua, khắc phục những thiếu sót để thi cuối HKII đạt kết quả cao hơn :
 Đi học đầy đủ đúng giờ, học bài làm bài đầy đủ; mang đầy đủ sách vở và đồ dùng học tập khi đến lớp.
 Học bài làm bài ở nhà trước khi đến lớp
	- Công tác khác:Tham gia đầy đủ, các hoạt động của trường , lớp đề ra.

Tài liệu đính kèm:

  • docxGiáo án 4 - 2011 - 2012 - TUẦN 32.docx