Giáo án Tổng hợp môn lớp 4 - Tuần học 30 - Trưởng Tiểu học Dương Quang A

Giáo án Tổng hợp môn lớp 4 - Tuần học 30 - Trưởng Tiểu học Dương Quang A

HƠN MỘT NGHÌN NGÀY VÒNG QUANH TRÁI ĐẤT

I. MỤC TIÊU

 - Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng tự hào, ca ngợi.

 - Hiểu ND, ý nghĩa: Ca ngợi Ma-gien-lăng và đoàn thám hiểm đã dũng cảm vượt bao khó khăn, hi sinh, mất mát để hoàn thành sứ mạng lịch sử:

 - HS khá, giỏi trả lời được CH5 (SGK).

 II. CÁC KĨ NĂNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:

 - Kĩ năng tự nhân thức, xác định giá trị bản thân.

 - Kĩ năng giao tiếp, suy nghĩ, trình bày và nêu ý tưởng.

III. PHƯƠNG PHÁP DH TÍCH CỰC ĐƯỢC SỬ DỤNG:

 - Phương pháp đặt câu hỏi; thảo luận cặp đôi, chia sẻ và trình bày ý kiến cá nhân.

 

docx 25 trang Người đăng hang30 Lượt xem 471Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn lớp 4 - Tuần học 30 - Trưởng Tiểu học Dương Quang A", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 09 tháng 4 năm 2012
Tiết 1 – Buổi sáng – Chào cờ 
 Tiết 2- Buổi sáng - Tập đọc 
HƠN MỘT NGHÌN NGÀY VÒNG QUANH TRÁI ĐẤT
I. MỤC TIÊU 
 	 - Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng tự hào, ca ngợi.
 	 - Hiểu ND, ý nghĩa: Ca ngợi Ma-gien-lăng và đoàn thám hiểm đã dũng cảm vượt bao khó khăn, hi sinh, mất mát để hoàn thành sứ mạng lịch sử: 
 	 - HS khá, giỏi trả lời được CH5 (SGK).
 II. CÁC KĨ NĂNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:
	- Kĩ năng tự nhân thức, xác định giá trị bản thân.
	- Kĩ năng giao tiếp, suy nghĩ, trình bày và nêu ý tưởng.
III. PHƯƠNG PHÁP DH TÍCH CỰC ĐƯỢC SỬ DỤNG:
	- Phương pháp đặt câu hỏi; thảo luận cặp đôi, chia sẻ và trình bày ý kiến cá nhân.
IV.ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
 - Tranh trong sách giáo khoa trang 114.
V. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
 1. Kiểm tra bài cũ: (4’)
Gọi 2 em lên bảng đọc thuộc lòng bài thơ: Trăng ơi  từ đâu tới? và trả lời câu hỏi cuối bài.
- Nhận xét, chấm điểm. 
2. Dạy - học bài mới : (30’)
2.1 Giới thiệu bài: (1’) 
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2.2.Hoạt động dạy học:
 . 
a) Hướng dẫn luyện đọc:
- Xem sgk trang 114, 115.
- Bài này có thể chia làm mấy đoạn?
- Bài có thể chia làm 6 đoạn, mỗi lần xuống dòng là một đoạn.
- Gọi hs đọc nối tiếp 6 đoạn văn, gv chú ý theo dõi, chữa cách phát âm cho hs ở những từ khó.
-Hs đọc nối tiếp 6 đoạn (2 lượt).Cả lớp theo dõi, nhận xét và luyện cách phát âm cho đúng: 
 từ khó : Ma-tan, sứ mạng,
- Cho hs luyện đọc theo cặp.
- Luyện đọc theo cặp và trình bày trước lớp.
- Gọi 1 hs đọc cả bài.
- Lắng nghe bạn đọc và gv đọc cả bài.
b)Tìm hiểu bài
- Đọc các câu hỏi ở sgk trang 115 trao đổi với các bạn và dựa theo gợi ý của gv để trả lời các câu hỏi:
- Gợi ý một số câu hỏi cho hs tìm hiểu bài:
+Ma-gien-lăng thực hiện cuộc thám hiểm với mục đích gì?
+ Khám phá con đường đến những vùng đất mới. 
+Đoàn thám hiểm đã gặp những khó khăn gì dọc đường? 
+ Không có thức ăn, nước uống, người chết phải ném xác xuống biển 
+Hạm đội của Ma-gien-lăng đã đi theo hành trình nào? 
+ Chọn ý c 
+Đoàn thám hiểm đã đạt được những kết quả gì? 
+ Khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện ra Thái Bình Dương và nhiều vùng đất mới.
+ Câu chuyện giúp em hiểu gì về những nhà thám hiểm?
+ Họ rất dũng cảm vượt qua khó khăn khám phá ra những điều mới lạ, cống hiến cho loài người.
- Gợi ý cho hs nêu được nội dung bài.
- ND: Cảm phục tinh thần vượt qua khó khăn, mất mát, hi sinh để hoàn thành sứ mạng lịch sử.
- Nhận xét, đánh giá.
- Nhận xét
- Luyện đọc diễn cảm đúng giọng điệu của bài văn.
* Luyện đọc diễn cảm
- Hs luyện đọc trong nhóm và thể hiện trước lớp.
- Cho hs thi đọc diễn cảm theo nhóm.
- Cả lớp cùng theo dõi, nhận xét.
- Nhận xét đánh giá chung.
- Lắng nghe nhận xét của gv.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét tiết học .
Tiết 3- Buổi sáng - Toán 
LUYỆN TẬP CHUNG ( trang 153)
I. MỤC TIÊU 
 	- Thực hiện được các phép tính về phân số . 
	- Biết tìm phân số và tính được diện tích hình bình hành .
	- Giải được bài toán liên quan đến tìm một trong hai số biết tổng ( hiệu ) của hai số đó 
 II.ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
 Bảng nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
 1. Kiểm tra bài cũ: (4’)
Gọi 2 em lên bảng thực hiện ý a và b bài tập 1.
a) 35 + 1120 = 1220 + 1120 = 2320 ; b) 58 - 49 = 4572 - 3272 = 1372
- Nhận xét, chấm điểm. 
2. Dạy - học bài mới : (30’)
2.1 Giới thiệu bài: (1’) 
Các em đã biết cách thực hiện các phép tính về phân số, tìm phân số của một số, tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó, tìm 2 số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó. Hôm nay chúng ta sẽ luyện tập, vận dung các kiến thức đó vào làm bài tập.
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2.2.Hoạt động dạy học:
 . 
* Bài tập 1:
- 3 em làm bài vào bảng nhóm, cả lớp làm bài vào vở:
c) 916 x 43 = 34; d) 47 : 811 = 47 x 118 = 1114
e) 35 + 45 : 25 = 35 + 45 x 52 = 35 + 2 = 135
* Bài tập 2:
 2 em đọc đề bài, cả lớp đọc thầm.
- Muốn tính diện tích hình bình hành ta làm thế nào?
- Ta cần tính độ dài đường cao.
- Muốn tính chiều cao hình bình hành ta làm thế nào?
- Ta lấy 18 x 59 
1 em làm bài vào bảng nhóm, cả lớp làm bài vào vở.
Bài làm
Chiều cao của hình bình hành
18 x 5 : 9 = 10 ( cm)
Diện tích của hình bình hành là:
18 x 10 = 180 ( cm2)
Đáp số : 180 cm2
* Bài tập 3:
 2 em đọc đề bài, cả lớp đọc thầm.
- Bài toán yêu cầu tìm cái gì?
- Bài toán yêu cầu tìm số ô tô có trong gian hàng.
 - Bài toán thuộc dạng gì?
- Bài toán thuộc dạng “Tìm hai số khi biêt tổng và tỉ số của hai số đó.”
1 em làm bài vào bảng nhóm, cả lớp làm bài vào vở.
Bài làm:
Theo bài ra ta có sơ đồ:
 ?
Ô tô: 
 63
Búp bê:
 ?
Tổng số phần bằng nhau là:
2 + 5 = 7 (phần)
Số ôtô có trong gian hàng
63 : 7 x 5 = 45 (ôtô)
Đáp số : 45 ôtô
* Bài tập 4: Khuyến khích HS khá, giỏi thực hiện.
 Bài giải:
Theo bài ra ta có sơ đồ:
 ?
Tuổi con:
 35
Tuổi cha:
 ?tuổi
HIệu số phần bằng nhau là:
9 – 2 = 7 (phần)
Tuổi con là: 35 : 7 x 2 = 10 (tuổi)
Đáp số: con: 10 tuổi
* Bài tập 5: Khuyến khích HS khá, giỏi thực hiện.
Hình B. Vì đã tô màu 14 số ô vuông như hình H
3.Củng cố - Dặn dò: 
Nhận xét tiết học.
Nhắc HS chuẩn bị bài: Tỉ lệ bản đồ
 Tiết 5- Buổi sáng– Ôn Toán 
ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU 
	- Ôn tập các dạng toán đã học, tính chu vi, diện tích các hình.
 II.ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
	- Thước, bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Giới thiệu bài:
2. Hoạt động dạy học:
* Bài 1: Tính chu vi và diện tích hình chữ nhật có chiều dài là 15cm, chiều rộng là 12cm.
- Nêu đặc điểm của hình chữ nhật.
- HS đọc yêu cầu đầu bài và làm bài vào vở. 1 HS lên bảng chữa bài.
Bài giải:
Chu vi hình chữ nhật là:
(15 + 12) x 2 = 54 (cm)
Diện tích của hình chữ nhật là:
15 x 12 = 180 (cm 2)
Đáp số: 180 cm 2
- Hình chữ nhật có hai cặp cạnh song song và bằng nhau, có 4 góc vuông.
* Bài 2: Tổng hai số là 3250, hiệu hai số là 410. Tìm hai số đó.
- GV chú ý phụ đạo HS yếu.
- Đọc yêu cầu đầu bài, xác định dạng toán. 1 HS lên bảng giải.
3. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
Tiết 1 - Buổi chiều - Luyện từ và câu 
Mở rộng vốn từ: Du lịch - Thám hiểm
	I. MỤC TIÊU 
 - Biết được một số từ ngữ liên quan đến hoạt động du lịch và thám hiểm (BT1, BT2); bước đầu vận dụng vốn từ đã học theo chủ điểm du lịch, thám hiểm để viết đoạn văn nói về du lịch hay thám hiểm (BT3).
	II.ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
 	- SGK, VBT
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Giới thiệu bài: MRVT: Du lịch, thám hiểm.
2. Hoạt động dạy học:
* Bài 1:
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- Thảo luận nhóm đôi
- HS thi tìm từ trong nhóm đôi
- GV ghi từ HS đọc lên bảng.
a) vali, cần câu, lều trại, giày thể thao, dụng cụ thể thao, mũ nón, quần áo, quần áo bơi, quần áo thể thao, đồ ăn, nước uống
- GV chốt lại: Đó là những từ thuộc chủ đề du lịch thám hiểm. Chúng ta sử dụng từ cho phù hợp khi nói và viết.
b) tàu thuỷ, bến tàu, ô tô, bế xe, tàu hoả, nhà ga, máy bay, sân bay, xe máy, xe đạp, xích lô, 
c) khách sạn, hướng dẫn viên, nhà nghỉ, phòng nghỉ, công ti du lịch, tuyến du lịch, tua du lịch,..
d) phố cổ, hồ, đập, núi, thác nước, đền, chùa, miếu mạo, khu di tích lịch sử, bảo tàng Lăng Bác, 
*Bài 2:
- Đọc thầm yêu cầu.
HS thảo luận nhóm đôi để chọn ý đúng.
- Trình bày kết quả.
a) la bàn, lều trại, thiết bị an toàn, quần áo, đồ ăn, nước uống, dây thừng, đèn pin, dao, bật lửa, 
b) bão, thú dữ, mưa, gió, núi cao, vực sâu, rừng rậm rạp, sa mạc, bão cát, mưa tuyết, sóng thần,đói, khát,
c) Kiên trì, dũng cảm, thông minh, nhanh nhẹn, sáng tạo, bạo gan, mạo hiểm, tò mò, ham hiểu biết, thích khám phá, khôngngại gian khổ,..
* Bài 3
-
- GV nhận xét
- HS viết bài rồi đọc đoạn viết trước lớp.
HS đọc toàn văn theo yêu cầu bài tập
VD: Ngày thứ bảy toàn trường được nghỉ, cả lớp em bàn bạc đi du lịch một nơi nào đó. Dại phương em có rất nhiều điểm thú vị như: Hồ Ba Bể, khu di tích kịch sử, đập thuỷ điện Nặm Cắt, thác nước, Chúng em phân vân không biết nên đi điểm nào, thế rồi em xin ý kiến thầy giáo chủ nhiệm. Thầy giáo gợi ý nên đi thăm khu di tích lịch sử. Chúng em phân công nhau chuẩn bị, nào là đồ ăn, thức uống, giầy dép, lều trại và cả một số dụng cụ thể thao nữa. Mọi người đều hào hứng chuẩn bị đi du lịch.
3.Củng cố – dặn dò:
Chuẩn bị bài: Câu cảm.
Tiết 2 – Buổi chiều – Kể chuyện 
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. MỤC TIÊU 
 	- Dựa vào gợi ý trong SGK, chọn và kể lại được câu chuyện (đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về du lich hay thám hiểm.
	 - Hiểu nội dung chính của câu chuyện (đoạn truyện) đã kể và biết trao đổi vềnội dung, ý nghĩa của câu chuyện (đoạn truyện).
 II.ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
 	- Tranh minh họa truyện trong SGK 
 - Truyện về du lịch hay thám hiểm; Giấy khổ to viết dàn ý KC.
 - Giấy khổ to viết tiêu chuẩn đánh giá bài KC.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
 1. Kiểm tra bài cũ: (4’)
Gọi 2 em lên bảng kể câu chuyện Đôi cánh của Ngựa Trắng .
- Nhận xét, chấm điểm. 
2. Dạy - học bài mới : (30’)
2.1 Giới thiệu bài: (1’) 
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2.2.Hoạt động dạy học:
 . 
*Hoạt động 1: Hướng dẫn hs hiểu yêu cầu đề bài
-Yêu cầu hs đọc đề bài và gạch dưới các từ quan trọng.
-Đọc và gạch: Kể lại câu chuyện em đã được nghe, được đọc về du lịch hay thám hiểm.
-Yêu cầu 3hs nối tiếp đọc các gợi ý.
-Đọc gợi ý.
-Yêu cầu hs giới thiệu câu chuyện mình sắp kể.
*Hoạt động 2: Hs thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
-Dán bảng dàn ý kể chuyện và tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện nhắc hs 
+Cần giới thiệu câu chuyện trước khi kể.
- HS nghe.
+Kể tự nhiên bằng giọng kể (không đọc).
+Với chuyện dài hs chỉ cần kể 1-2 đoạn.
-Cho hs kể chuyện theo cặp và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
-Kể theo cặp và trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
-Cho hs thi kể trước lớp.
-Hs thi kể và cả lớp nghe, đặt câu hỏi cho bạn trả lời.
-Cho hs bình chọn bạn kể tốt và nêu được ý nghĩa câu chuyện.
3.Củng cố, dặn dò:
- Gv nhận xét tiết học, khen ngợi những hs kể tốt và cả những hs chăm chú nghe bạn kể, nêu nhận xét chính xác.
- Yêu cầu về nhà kể lại truyện cho người thân, xem trước nội dung tiết sau.
Thứ ba, ngày 10 tháng 4 năm 2012
Tiết 1 – Buổi sáng – Toán 
TỈ LỆ BẢN ĐỒ ( trang 154)
I. MỤC TIÊU 
 	 - Bước đầu nhận biết được ý nghĩa và hiểu được tỉ lệ bản đồ là gì. 
 II.ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
 Bảng nhóm, SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
 1. Kiểm tra bài cũ: (4’)
Gọi 2 em lên bảng chỉ bản đồ.
- Nhận xét, chấm đi ... ài tập 2: 
HS làm tương tự như bài tập 1
- HS làm bài
GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. 
HS trình bày
Câu a: Trời, cậu giỏi quá!
Câu b: Trời ơi, lâu quá rồi mới gặp cậu!
* Bài tập 3:
HS đọc yêu cầu của bài tập
Thảo luận nhóm đôi.
Câu a: Cảm xúc mừng rỡ.
Câu b: Cảm xúc thán phục.
Câu c: Bộc lộ cảm xúc ghê sợ.
3.Củng cố - Dặn dò: 
GV nhận xét tiết học.
Tiết 5- Buổi sáng - Ôn Toán 
ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU 
Ôn tập về tính độ dài thu nhỏ khi biết tỉ lệ và độ dài thật và ngược lại.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Giải các bài tập trong VBT
 - Giải các bài tập trong VBT
Theo dõi, giúp đỡ HS yếu.
2. Giải các bài toán:
1) Bản đồ có tỉ lệ 1 : 15 000. Biết độ dài thu nhỏ 3 mm . Tính độ dài thật theo độ dài m .
Bài giải
Độ dài thật là:
3 : 115 000 = 45 000 (mm)
45 000 mm = 45 m
Đáp số: 45 m
2- a) Bản đồ có tỉ lệ 1 : 1000. Biết độ dài thu nhỏ của hai cạnh cửa chính hình chữ nhật là 2mm và 3 mm . Tính độ dài thật của cửa.
Bài giải
Độ dài thật hai cạnh của cửa chính là:
2 : 11 000 = 2000 (mm)
3 : 11 000 = 3000 (mm)
2000 mm = 2 m
3000 mm = 3 m
b) Tính diện tích thu nhỏ và diện tích thật của ô cửa.
Diện tích thu nhỏ của ô cửa là:
2 x 3 = 6 (mm2)
Diện tích thật của ô cửa là:
2 x 3 = 6 (m2)
Đáp số: a) 2m và 3 m
b) 6 mm2 và 6 m2
3. Nhận xét tiết học
Thứ năm, ngày 12 tháng 4 năm 2012
Tiết 1 – Buổi sáng – Thể dục 
KIỂM TRA NHẢY DÂY
	I. MỤC TIÊU 
	- Thực hiện được đúng động tác nhảy dây kiểu chân trước, chân sau với số lần đạt trên 50 lần - xếp loại A; trên 60 lần xếp loại A+, dưới 50 lần xếp loại B.
 	- Thực hiện được động tác tâng cầu bằng đùi, chuyền cầu theo nhóm 2 người.
	II.ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
 	Địa điểm : Trên sân trường .Vệ sinh nơi tập , đảm bảo an toàn tập luyện 
	Phương tiện : Chuẩn bị 1 còi , mỗi HS 1 dây nhảy. 
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động dạy học:
1. Phần mở đầu 
- GV phổ biến nội dung : Nêu mục tiêu - yêu cầu giờ học 
- Tập hợp lớp , ổn định . Điểm danh 
-Khởi động: Đứng tại chỗ khởi động xoay các khớp đầu gối , hông , cổ chân , vai , cổ tay do cán sự điều khiển .
-Ôn các động tác tay , chân , lườn , bụng phối hợp và nhảy của bài thể dục phát triển chung do cán sự điều khiển 
-Ôn nhảy dây 
Nhảy dây cá nhân kiểu chân trước , chân sau 
2 .Phần cơ bản
Kiểm tra nhảy dây
Nhảy dây cá nhân kiểu chân trước , chân sau. 
Đánh giá từng cá nhân.
Nhận xét kết quả kiểm tra.
3. Phần kết thúc 
- Cho HS tập một số động tác hồi tĩnh : dang tay : hít vào , buông tay : thở ra , gập thân , Giậm chân tại chỗ.
GV nhận xét , đánh giá kết quả giờ học và giao bài tập về nhà “Ôn nội dung của môn học tự chọn : đá cầu, ném bóng ”
Tiết 2- Buổi chiều- Toán (T 149)
ỨNG DỤNG CỦA TỈ LỆ BẢN ĐỒ (tiếp theo)
I. MỤC TIÊU 
 	 - Biết được một số ứng dụng của tỉ lệ bản đồ.
 II.ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
 	 - VBT 
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
 1. Kiểm tra bài cũ: (4’)
Gọi 2 em lên bảng tính độ dài thu nhỏ trong bản đồ có tỉ lệ 1 : 500, biết độ dài thật là 10 000mm và 1 500cm.
- Nhận xét, chấm điểm. 
2. Dạy - học bài mới : (30’)
2.1 Giới thiệu bài: (1’) 
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2.2.Hoạt động dạy học:
 . 
* Hoạt động1: Hướng dẫn HS làm bài toán 1
GV hướng dẫn HS tự tìm hiểu đề toán
- 2 em đọc đề bài toán
 + Độ dài thật là bao nhiêu mét?
20m
 + Tỉ lệ bản đồ là tỉ số nào?
1 : 500
 + Phải tính độ dài nào?
độ dài thu nhỏ tương ứng trên bản đồ
 + Theo đơn vị nào?
- xăngtimét
- Vì sao cần phải đổi đơn vị đo độ dài của độ dài thật ra xăng - ti - mét?
Hướng dẫn HS nêu cách giải (như SGK)
Bài giải
Đổi 20m = 2000 cm
Khoảng cách giữa 2 điểm A và B
trên bản đồ là:
2000 : 500 = 4 (cm)
Đáp số: 4 cm
GV có thể giải thích thêm: Tỉ lệ bản đồ 1 : 500 cho biết cứ độ dài thật là 500cm thì ứng với độ dài trên bản đồ là 1cm. Vậy 2000cm thì ứng với 2000 : 500 = 4cm trên bản đồ.
*Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài toán 2
Hướng dẫn tương tự bài 1
* Hoạt động 3: Thực hành
Bài tập 1:
 Yêu cầu HS tính được độ dài thu nhỏ trên bản đồ theo độ dài thật & tỉ lệ bản đồ đã cho rồi điền kết quả vào ô trống tương ứng.
HS làm bài cá nhân sau đó đổi chéo bài kiểm tra kết quả lẫn nhau:
1 : 10 000
1 : 5 000
1 : 20 000
5 km
25 m
2 km
50 cm
5 mm
1 dm
Từng cặp HS sửa & thống nhất kết quả
Bài tập 2:
YC HS tự tìm hiểu bài toán rồi giải.
1 HS đọc đề bài trước lớp.
-1 HS làm bài vào bảng nhóm, HS cả lớp làm bài vào VBT.
- Nhận xét, chấm bài và chữa bài.
Bài giải
12 km = 1200000 cm
QĐ từ bản A đến bản B trên bản đồ là:
1200000 : 100000 = 12 (cm)
Đáp số: 12 cm
Bài tập3: Khuyến khích HS khá, giỏi thực hiện. 
Bài giải
15 m = 1500 cm
Chiều dài hình chữ nhật trên bản đồ là:
1500 : 500 = 3 (cm)
Đáp số: 3 cm
3.Củng cố - Dặn dò: 
Chuẩn bị bài: Thực hành
Làm bài các bài tập trong VBT
Thứ sáu ngày 13 tháng 4 năm 2012
Tiết 1 – Buổi sáng – Toán 
THỰC HÀNH ( trang 158)
I. MỤC TIÊU 
	- Tập đo độ dài đoạn thẳng trong thực tế , tập ước lượng. 
 II.ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
 	- Mỗi HS phải có thước dây cuộn hoặc đoạn dây dài có ghi dấu từng mét, một số cọc mốc
 	 - Phiếu thực hành để ghi chép.VBT 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
 1. Kiểm tra bài cũ: (2’)
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
2. Dạy - học bài mới : (30’)
2.1 Giới thiệu bài: (1’) 
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2.2.Hoạt động dạy học:
 . 
* Hướng dẫn thực hành tại lớp. 
a) Đo đoạn thẳng trên mặt đất . 
* Thực hành ngoài lớp.
b) Gióng thẳng hàng các cọc tiêu trên mặt đất. 
* Bài thực hành số 1
- GV chia lớp thành 3 nhóm nhỏ (5 HS / nhóm).
- HS ghi kết quả đo được vào phiếu thực hành (trong VBT) ( nhóm 1,2 có thể đo bằng chân)
- Giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm, để mỗi nhóm thực hành một hoạt động khác nhau.
Yêu cầu: HS biết cách đo, đo được độ dài một đoạn thẳng (khoảng cách giữa 2 điểm cho trước)
+ Nhóm 1 đo chiều dài lớp học, nhóm 2 đo chiều rộng lớp học, nhóm 3 đo chiều dài bảng lớp học. 
Thực hành đo thực tế chiều dài lớp học, bảng lớp
GV hướng dẫn, kiểm tra công việc thực hành của HS
3.Củng cố - Dặn dò: 
Chuẩn bị bài: Thực hành (tt)
Tiết 2 – Buổi sáng- Ôn Toán
ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU 
 	- Ôn và nắm chắc cách giải các bài tập tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số cảu hai số đó.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Giải các bài tập trong VBT
Giải các bài tập trong VBT
- NHắc lại các bước để giải dạng toán tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của hai số đó.
- 2 HS nhắc lại.
2. Hoạt động dạy học:
* Bài 1: Hiệu hai số là số lớn nhất có 5 chữ số, tỉ số của hai số là số nhỏ nhất có hai chữ số. Tìm hai số đó.
- Bao quát và giúp đỡ HS gặp khó khăn.
- 2 HS đọc yêu cầu đề bài, xác định dạng toán.
- xác định hiệu là: 99999
- Xác định tỉ số là 10
- HS làm bài vào vở.
* Bài 2: Tổng của hai số là số lớn nhất có 4 chữ số. Thương của hai số là số chẵn lớn nhất có một chữ số. Tìm hai số đó.
- Tương tự bài 1, ở bài 2 ta cũng phải xác định gì ?
- Tổng của hai số là bao nhiêu ?
- Tỉ số của hai số là bao nhiêu ?
- Gv cho HS nhận xét và rút ra cách làm lưu ý cần xác định rõ dạng toán và các dữ kiện đã cho trong bài toán.
- 2 HS đọc yêu cầu đè bài, xác định dạng toán.
- Xác định tổng và tỉ số của hai số.
- Tổng của hai số là : 9999
- Tỉ số của hai số là số chắn lớn nhất có một chữ số là: 8
- HS giải bài vào vở và lên bảng chữa bài.
3. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét giờ học nhắc HS ôn tập và nắm chắc hai dạng toán vừa ôn.
Tiết 3 – Buổi sáng – Ôn Luyện từ và câu
 ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU 
 	- Ôn và nắm chắc về câu cảm và chuyển câu kể thành câu cảm.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Làm các bài tập trong VBT
Làm các bài tập trong VBT
- Nhắc lại ghi nhớ về câu cảm
- 2 HS nhắc lại.
2. Chuyển các câu sau thành câu cảm
- Những con vịt con rất đáng yêu.
- Ôi, những con vịt con đáng yêu quá!
- Bạn An rất thông minh.
- Chà , bạn An thông minh quá!
- Thỏ chạy rất nhanh.
Ôi, con thỏ chạy nhanh thật!
3. Củng cố dặn dò:
- Nhắc HS bết cách sử dụng câu cảm để biểu lộ tình cảm, cảm xúc.
Tiết 4 – Buổi sáng – Thể dục 
 MÔN THỂ THAO TỰ CHỌN.
 TRÒ CHƠI “KIỆU NGƯỜI”
I. MỤC TIÊU 
 	- Ôn và học mới một số nội dung môn tự chọn. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác.
	- Trò chơi “Kiệu người”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia vào trò chơi tương đối chủ động để rèn luyện sức mạnh.
 II.ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
 	- Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện.
	- Phương tiện: Chuẩn bị còi, dụng cụ, kẻ sân cho học và trò chơi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động dạy học:
2.2. Hoạt động dạy học:
a) Phần mở đầu:
- Giáo viên nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu và cách thức tiến hành kiểm tra.
- Khởi động (2*8 nhịp)
- Cán sự lớp điều khiển lớp thực hiện bài khởi động và bài thể dục phát triển chung 2 lần 8 nhịp.
b) Phần cơ bản:
Môn tự chọn (9’- 11’)
- Ném bóng (9’- 11’)
+ Ôn 2 trong 4 động tác bổ trợ đã học (2’)
+ Giáo viên nêu tên động tác, làm mẫu kết hợp giải thích động tác, cho học sinh tập kết hợp giáo viên đi kiểm tra, uốn nắn động tác sai cho học sinh
+ Học cách cầm bóng (1’- 2’)
+ Học tư thế đứng chuẩn bị kết hợp cách cầm bóng (4’- 5’)
c, Trò chơi “Kiệu người” (9’- 11’)
 Giáo viên nêu tên trò chơi, giải thích kết hợp làm mẫu cho học sinh theo dõi hoặc chọn một nhóm học sinh làm mẫu theo chỉ dẫn của giáo viên (1,5’- 2’)
+ Học sinh chơi thử 2- 3 lần, xen kẽ giáo viên nhận xét, giải thích thêm cách chơi.
+ Học sinh chơi chính thức 1- 2 lần (do giáo viên điều khiển)
d) Phần kết thúc (4’- 6’) 
- Thả lỏng (1’)
Học sinh thực hiện 1 số động tác thả lỏng.
- Hệ thống lại bài học
3- Củng cố (1’- 2’)
- Nhận xét, dặn dò 
- Giáo viên nhận xét, đánh giá kêt quả giờ học và ra bài tập về nhà.
SINH HOẠT LỚP TUẦN 30
I. Nhận xét các hoạt động tuần 30
	 - Các tổ trưởng báo cáo hoạt động của tổ mình trong tuần qua .
	- Lớp trưởng tổng kết chung .
	- Giáo viên tổng hợp chung, nhận xét về các mặt: Rèn luyện đạo đức, học tập, lao động vệ sinh.
	II Triển khai công tác tuần tới : 
- Tích cực thi học tập tốt, rèn luyện thân thể tốt 
- Tham dự các hoạt động của trường, lớp đề ra.
- Tích cực đọc và làm theo báo Đội.
- Nhắc nhở HS thi đua lập thành tích chào mừng ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng thống nhất đất nước 30/04.
- Bồi dưỡng HS yếu. 

Tài liệu đính kèm:

  • docxGiáo án 4- 2011- 2012 - TUẦN 30.docx