Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 (buổi chiều) - Tuần 18

Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 (buổi chiều) - Tuần 18

I/ Mục tiêu:

HS cần phải :

- Liệt kê đ¬ược một số thức ăn th¬ường dùng để nuôi gà.

- Nêu đ¬ược tác dụng và sử dụng một số thức ăn thư¬ờng dùng nuôi gà

- Có nhận thức bư¬ớc đầu về vai trò của thức ăn trong chăn nuôi.

II/ Đồ dùng dạy học:

- Hình ảnh minh hoạ một số loại thức ăn

- Một số mẫu thức ăn

III/ Các hoạt động dạy-học chủ yếu:

A.Kiểm tra bài cũ:

? Nêu tác dụng của thức ăn đối với cơ thể gà?

? Kể tên các loại thức ăn thường dùng để nuôi gà?

 

doc 16 trang Người đăng hang30 Lượt xem 384Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 (buổi chiều) - Tuần 18", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 18
CHIỀU Thứ hai ngày 7 tháng 12 năm 2009
KĨ THUẬT
Tiết 18: THỨC ĂN NUÔI GÀ
I/ Mục tiêu: 
HS cần phải :
Liệt kê được một số thức ăn thường dùng để nuôi gà. 
Nêu được tác dụng và sử dụng một số thức ăn thường dùng nuôi gà
Có nhận thức bước đầu về vai trò của thức ăn trong chăn nuôi.
II/ Đồ dùng dạy học: 
Hình ảnh minh hoạ một số loại thức ăn 
Một số mẫu thức ăn
III/ Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
A.Kiểm tra bài cũ:
? Nêu tác dụng của thức ăn đối với cơ thể gà?
? Kể tên các loại thức ăn thường dùng để nuôi gà?
	 B. Bài mới:
	 1. Giới thiệu bài: 
 Giới thiệu và nêu mục đích của tiết học.
 2. Bài mới:
*Hoạt động 4: trình bày tác dụng và sử dụng thức ăn cung cấp chất đạm, chất khoáng, vi-ta-min, thức ăn tổng hợp 
- GV gọi Hs nhắc lại nội dung đã học ở T1)
- GV cho HS thảo luận nhóm, tìm hiểu về tác dụng và sử dụng các loại thức ăn. 
( Mỗi nhóm tìm hiểu về một loại )
- Mời đại diện một số nhóm trình bày.
- GV nhận xét và tóm tắt , giải thích minh hoạ tác dụng và cách sử dụng các loai thức ăn nuôi gà.
- Kết luận hoat động 4( SGV T- 65)
* Hoạt động 5: Đánh giá kết quả học tập
- GV dựa vào câu hỏi cuối bài kết hợp sử dụng một số câu hỏi để đánh giá kết quả học tập của HS
- GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập 
- 2 HS 
- HS thảo luận nhóm .
- Đại diện nhóm trình bày.
- HS làm bài tập. 
	3.Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tinh thần thái độ học tập. 
- Nhắc HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
TIẾNG VIỆT
 Tiết 63 : LUYỆN VIẾT: MÙA THẢO QUẢ 
I/ Môc tiªu:
-Nghe viÕt chÝnh x¸c, tr×nh bµy ®óng mét ®o¹n cña bµi Mùa thảo quả
- N¾m v÷ng c¸ch ph©n biÖt từ loại
-Rèn kĩ năng viết đúng chính tả, đúng tốc độ.
II/ Đồ dùng daỵ học:
Bảng phụ 
III/ Các hoạt động dạy học:
 A.Kiểm tra bài cũ.
 B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: 
 - GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2.Bài giảng:
a) Hướng dẫn HS nghe- viết chính tả:
*) Trao đổi về nội dung bài viết:
- GV đọc bài.
- HS theo dõi SGK.
- Cho HS đọc thầm lại bài.
*) Hướng dẫn viết từ khó:
- GV đọc những từ khó, dễ viết sai cho HS viết bảng con 
? Em hãy nêu cách trình bày bài?
- HS viết bảng con.
*)HS viết chính tả:
- GV đọc từng câu cho HS viết.
- GV đọc lại toàn bài. 
- HS viết bài.
- HS soát bài.
*) GV thu, chấmmột số bài.
3.HD làm bài tập.
* Bài tập 1:Mời một HS nêu yêu cầu.
Khôi phục dấu chấm ở vị trí thích hợp trong đoạn văn sau,rồi chép lại đoạn văn:
 Biển rất đẹp buổi sáng, nắng sớm tràn trên mặt biển mặt biển sáng trong như tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch những cánh buồm trắng trên biển được nắng sớm chiếu vào sáng rực lên, như đàn bướm trắng lượn giữa trời xanh.
 Theo Vũ Tú Nam
- GV cùng HS nhận xét, kết luận.
- 1 HS nêu yêu cầu BT3
- HS tự làm bài, 1 HS lên bảng.
Đáp án:
 Biển rất đẹp.Buổi sáng, nắng sớm tràn trên mặt biển. Mặt biển sáng trong như tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch . Những cánh buồm trắng trên biển được nắng sớm chiếu vào sáng rực lên, như đàn bướm trắng lượn giữa trời xanh.
* Bài tập 2: Mời 1 HS đọc đề bài.
Đọc đoạn trích sau rồi thực hiện yêu cầu:
a)Tìm động từ, tính từ trong đoạn trích.
b)Tìm từ đồng nghĩa với từ : xinh tươi.
 Cô mùa xuân xinh tươi đang lướt nhẹ trên cánh đồng. đó là một cô gái dịu dàng, tươi tắn, ăn mặc giồng y như cô tấm trong đêm hội thử hài thủa nào. Cô mặc yếm thắm, một bộ áo mớ ba màu hoàng yến, chiếc quần màu nhiểu điều, thắt lưng màu hoa hiên. Tay cô ngoắc một chiếc lẵng đầy màu sắc rực rỡ. Cô lướt đi trên cánh đồng, người nhẹ bỗng, nghiêng nghiêng về phía trước.
 Theo Trần Hoài Dương
- 1 em đọc yêu cầu.
-HS phân nhóm tìm lời giải
Đáp án:
a)Động từ: lướt, ăn mặc, thử
-Tính từ:xinh tươi, nhẹ, dịu dàng, tươi tắn, giống
b) Từ đồng nghĩa:
-Xinh tươi: xinh xắn, xinh đẹp, xinh xẻo, tươi xinh.
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
 IV-Củng cố dặn dò: 
 - GV nhận xét giờ học.
 - Nhắc HS về nhà luyện viết nhiều và xem lại những lỗi mình hay viết sai.
 TOÁN
Tiết 47 : LUYỆN TẬP: DIỆN TÍCH HÌNH TAM GIÁC
I. Mục tiêu:
	Củng cố cho HS
Kĩ năng giải toán về diện tích hình tam giác.
Giáo dục HS uêy thích môn học.
II. Đồ dùng Dạy - Học
	- Bảng phụ.
III. Các hoạt động Dạy - Học
A. Ổn định tổ chức
B. Kiểm tra bài cũ: 1 em lên bảng
C. Bài ôn
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu tiết học.
2. Hướng dẫn HS ôn luyện
Bài 1:Viết tiếp vào chỗ chấm cho thích hợp:
 Muốn tính diện tích hình tam giác ta lấy
..
- Hát
- tìm tỉ số của hai số 34 và 56
- Lớp nhận xét
- 1 HS nhắc lại cách tìm tỉ số của hai số
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS nêu nối tiếp
- Lớp nhận xét bổ sung.
Đáp án:
độ dài cạnh đáy nhân với chiều cao(cùng một đơn vị đo) rồi chia cho 2
 Bài 2.Viết tiếp vào chỗ chấm cho thích hợp:
a) Diện tích hình tam giác có độ dài đáy 7cm và chiều cao 4cm là: ..
 b) Diện tích hình tam giác có độ dài đáy 15m và chiều cao 9m là: ..
c)Diện tích hình tam giác có độ dài đáy 3,7dm và chiều cao 4,3 dm là: ..
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS làm bài bảng con
-3 em lên bảng
- Lớp nhận xét bổ sung.
Đáp án:
a.(7 x 4) : 2 = 14(cm2)
b.(15 x 9) : 2 = 67,5(m2)
 c.(3,7 x 4,3) : 2 = 7,955(dm2)
Bài 3. Cho hình chữ nhật ABCD có chiều dài 13,5m và chiều rộng 10,2m. Tính diện tích hình tam giác EDC
 A E B
 D H C
3. Củng cố dặn dò:
- GV nhắc lại ND bài, NX tiết học
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập
- nêu tóm tắt và cách giải
- HS làm bài vào vở , 
- 1 trình bày bài lên bảng , lớp nhận xét
Bài giải
Diện tích hình tam giác ECD là:
(13,5 x 10,2) : 2 = 68,85(m2)
 Đáp số: 68,85m2
- HS về ôn bài.
S¸ng Thứ ba ngày 8 tháng 12 năm 2009
TOÁN
Tiết 82: LUYỆN TẬP 
I/ Mục tiêu: 
 Giúp HS:
- Rèn luyện kĩ năng tính diện tích hình tam giác.
- Giới thiệu cách tính diện tích hình tam giác vuông (biết độ dài hai cạnh góc vuông của hình tam giác vuông).
II/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
A.Kiểm tra bài cũ: 
Cho HS làm lại bài tập 1, 2 SGK.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: 
GV nêu mục tiêu của tiết học.
	2.Luyện tập:
*Bài tập 1 (88): Tính S hình tam giác.
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS cách làm.
- Cho HS làm vào nháp.
- Mời 2 HS lên bảng chữa bài. 
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 2 (88): 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Cho HS trao đổi nhóm 2 để tìm cách giải.
- Mời 2 HS nêu kết quả.
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 3 (88): Tính S hình tam giác vuông.
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS cách làm.
+Yêu cầu HS tìm cạnh đáy và đường cao.
+Sử dụng công thức tính S hình tam giác.
- Cho HS làm vào bảng vở. 
- Mời 2 HS lên chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét.
? Muốn tính diện tích hình tam giác vuông ta làm thế nào?
*Bài tập 4 (89): 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Mời HS nêu cách làm. 
- GV hướng dẫn HS cách đo và tính diện tích.
- Cho HS làm vào nháp.
- Mời 2 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Kết quả:
30,5 x 12 : 2 = 183 (dm2)
16dm = 1,6m
1,6 x 5,3 : 2 = 4,24 (m2)
Kết quả:
- Hình tam giác ABC coi AC là đáy thì AB là đường cao.
- Hình tam giác DEG coi DE là đáy thì DG là đường cao.
 Bài giải:
a) DT hình tam giác vuông ABC là:
 4 x 3 : 2 = 6 (cm2)
 Đáp số: 6 cm2
b) DT hình tam giác vuông DEG là:
 5 x 3 : 2 = 7,5 (cm2)
 Đáp số: 7,5 cm2
-Ta lấy tích độ dài hai cạnh góc vuông chia cho 2.
 Bài giải:
a) Đo độ dài các cạnh của hình chữ nhật ABCD:
 AB = DC = 4cm ; AD = BC = 3cm
Diện tích hình tam giác ABC là:
 4 x 3 : 2 = 6 (cm2)
b) Đo độ dài các cạnh của hình chữ nhật MNPQ và cạnh ME:
 MN = PQ = 4cm ; MQ = NP = 3cm
 ME = 1cm ; EN = 3cm
Diện tích hình chữ nhật MNPQ là:
 4 x 3 = 12 (cm2)
 DT tam giác MQE là: 
 3 x 1 : 2 = 1,5 (cm2)
Diện tích tam giác NEP là: 
 3 x 3 : 2 = 4,5 (cm2)
 Tổng S. MQE và S. NEP là: 
 1,5 + 4,5 = 6 (cm2)
Diện tích tam giác EQP là:
 12 – 6 = 6 (cm2)
3.Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa luyện tập
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TIẾT 2: ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA TẬP ĐỌC-HỌC THUỘC LÒNG
I/ Mục tiêu:
	- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng.
	- Biết lập bảng thống kê các bài tập đọc thuộc chủ điểm Vì hạnh phúc 
 con người.
	- Biết thể hiện cảm nhận về cái hay của những câu thơ được học.
II/ Đồ dùng dạy học:
Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL (như tiết 1).
III/ Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài:
- Giới thiệu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2. Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (7 HS):
- Từng HS lên bốc thăm chọn bài (sau khi bốc thăm được xem lại bài khoảng 1-2 phút).
- HS đọc trong SGK (hoặc đọc thuộc lòng) 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu.
- GV đặt 1 câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc, HS trả lời.
- GV cho điểm theo hướng dẫn của Vụ Giáo dục Tiểu học. HS nào đọc không đạt yêu cầu, GV cho các em về nhà luyện đọc để kiểm tra lại trong tiết học sau.
	3.Lập bảng thống kê các bài thơ đã học trong các giờ tập đọc từ tuần 14 đến 
 tuần 16:
- Mời 1 HS đọc yêu cầu.
- GV phát phiếu thảo luận.
- Cho HS thảo luận nhóm 4.
- Mời đại diện nhóm trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét.
- Mời 2 HS đọc lại .
- HS thảo luận nhóm theo nội dung phiếu học tập.
- Đai diện nhóm trình bày.
Bảng thống kê các bài thơ đã học trong các giờ tập đọc từ tuần 14 đến
 tuần 16:
 Chủ điểm
 Tên bài
 Tác giả 
 Thể loại 
Vì hạnh phúc con người
- Chuỗi ngọc lam.
- Hạt gạo làng ta.
- Buôn Chư Lênh đón cô giáo.
- Về ngôi nhà đang xây.
- Thầy thuốc như mẹ hiền.
- Thầy cúng đi bệnh viện.
Phun-tơn O-xlơ
Trần Đăng Khoa
Hà Đình Cẩn
Đồng Xuân Lan
Trần Phương Hạnh
Nguyễn Lăng
Văn
Thơ
Văn
Thơ
Văn
Văn
4.Bài tập 3: 
- Mời một HS nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn tìm hiểu yêu cầu của bài tập.
- Cho HS làm bài vào nháp.
- Mời một số HS trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét. Bình chọn người phát biểu ý kiến hay nhất, giàu sức thuyết phục nhất.
- HS đọc yêu cầu.
- HS nghe.
- HS làm bài vào giấy nháp.
- HS trình bày.
- Nhận xét.
5.Củng cố, dặn dò: 
GV nhận xét giờ học. Dặn những HS chưa kiểm tra tập đọc, HTL hoặc kiểm tra chưa đạt về nhà tiếp tục luyện đọc.
TẬP LÀM VĂN
Tiết 3: ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA TẬP ĐỌC-HỌC THUỘC LÒNG
 I/ Mục tiêu:
	- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng.
	- Lập được bảng tổng kết vốn từ về môi trường.
II/ Đồ dùng dạy học:
 - Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL (như tiết 1).
III/ Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài:
- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2. Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (5 HS):
- Từng HS lên bốc thăm chọn bài (sau khi bốc thăm được xem lại bài khoảng 1-2 phút).
- HS đọc trong SGK (hoặc đọc thuộc lòng) 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu.
- GV đặt 1 câu  ...  nhận xét.
- HS làm rồi trao đổi với bạn.
- HS trình bày trước lớp.
 3.Củng cố, dặn dò: 
	GV nhận xét giờ học, dặn HS về tích cực thực hành các nội dung đã học.
chiÒu Thứ ba ngày 8 tháng 12 năm 2009 
 Ho¹t ®éng ngoµi giê lªn líp
Tiết 16 TÌM HIỂU NHỮNG NGƯỜI CON ANH HÙNG CỦA ĐẤT NƯỚC QUÊ HƯƠNG 
I.Mục tiêu:
-Giáo dục học sinh truyền thống của dân tộc yêu quê hương đất nước thông qua các tấm gương của các anh hùng của đất nước ta.
II.Đồ dùng dạy học :
 Sưu tầm truyện kể về các anh hùng của đất nước
III.Hoạt động dạy học:
1.ổn định tổ chức:
2.Hoạt động :
-Gv yc hs kể tên các anh hùng của nước ta mà em biết
-Gv tổ chức cho thi kể về chiến công của các anh hùng theo nhóm đôi
-Gv nhận xét khen ngợi hs kể tốt
-Hs nối tiếp kể 
+ Anh hùng Cù Chính Lan
+ Anh hùng La Văn Cầu
+ Anh hùng Nguyễn Quốc Trị
+ Anh hùng Nguyễn Thị Chiên
+ Anh hùng Ngô Gia Khảm
+ Anh hùng Trần Đại Nghĩa
+ Anh hùng Hoàng Hanh
.
-Hs thi kể trong nhóm
-Đại diện nhóm thi kể
-Hs nhận xét bình chọn nhóm kể hay hấp dẫn.
3.Củng cố dặn dò :
-Vn sưu tầm thêm các chiến công của các anh hùg khác trên đất nước ta.
CHIỀU Thứ tư ngày 9 tháng 12 năm 2009
TIẾNG VIỆT
Tiết 64: LUYỆNTẬP TẢ NGƯỜI
 I. Mục tiêu
- Luyện tập về lập dàn ý bài văn tả người.
- Luyện tập viết đoạn văn tả hoạt động của một người mà em yêu mến. 
 II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ viết một dàn ý hoàn chỉnh
 III. Các hoạt động dạy học
A.Ổn định tổ chức
B.Kiểm tra bài cũ
C. Bài ôn
1.Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết dạy.
2.HD học sinh luyện tập
Bài tập 1: Hãy lập dàn ý chi tiết tả về hoạt động của người mẹ.
- GV nhận xét, bổ sung và đưa ra một dàn ý chi tiết.
Bài tập 2. Hãy viết một đọạn văn tả hoạt động của mẹ em.
- Trong khi HS làm bài GV đi đến từng em quan sát hướng dẫn giúp đỡ gợi ý cho những em yếu.
- GV nhận xét đánh giá bài làm của HS
3.Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương những em làm bài hay có ý thức học tập tốt.
- Dặn dò HS về chuẩn bị bài sau
- HS hát
- 2 em đọc đoạn văn tả người đã viết trong giờ học trước.
- 1 HS nêu yêu cầu của bài
- HS xác định yêu cầu của bài.
- 1 HS nhắc lại cấu tạo của bài văn tả người.
- HS suy nghĩ thảo luận theo nhóm để lập một dàn ý chi tiết.
- Đại diện nhóm trình bày trước lớp 
- Lớp nhận xét bổ sung
- 1,2 HS đọc lại dàn ý chi tiết.
- HS chép dàn ý đã hoàn chỉnh vào vở.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài
- HS xác định yêu cầu cảu đề bài.
- HS suy nghĩ làm bài tập vào vở 
- HS nối tiếp đọc to bài trước lớp 
- Lớp nhận xét, bổ sung bài làm của bạn
- HS về ôn bài và chuẩn bị bài sau
CHIỀU Thứ năm ngày 10 tháng 12 năm 2009
TOÁN
Tiết 48 : CHỮA BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
A. Đề bài 
Mỗi bài tập dưới đây có nêu kèm theo một số câu trả lời A,B,C,D( là đáp số, kết quả đúng,) Hãy khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.
Chữ số 9 trong số thập phân 85,924 có giá trị là :
 A. 9/1000 B. 9/100 C. 9/10 D. 9
2. Tìm 1% của 100 000đồng.
 A. 1đồng B. 10 đồng C. 100 đồng D. 1000 đồng
3. 3700m bằng bao nhiêu ki-lô-mét ?
 A. 370km B. 37km C. 3,7km D. 0,37km
Phần II
Đặt tính rồi tính :
a) 286,43 + 521,85 b) 516,40 – 350,28 c) 25,04 x 3,5 d) 45,54 : 1,8
 286,43 516,40 25,04 45,54 
 + - X :
 521,85 350,28 3,5 1,8
 808,28 166,12 87,64 25,3
2.Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm ; 
8kg 357g = 8,357kg
7m2 8dm2 = 7,08m2
tiÕng viÖt
Tiết 47 : luyÖn tËp VIẾT ®¬n
I. Mục tiêu
- Củng cố cho HS một số kiến thức về viết một lá đơn đúng quy định và trình bày đủ nguyện vọng trong đơn..
-Rèn cho HS ki năng trình bày đơn.
-Giáo dục HS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng nhóm
III. Các hoạt động dạy học
A.Ổn định tổ chức
B.Kiểm tra bài cũ
C. Bài ôn
Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết dạy.
HD học sinh luyện tập
Bài tập 1:Đọc bài Thần chết mang tên 7 sắc cầu vồng ( Sách Tiếng việt 5, tập 1, trang 59-60) trả lời vắn tắt các câu hỏi sau:
- Chất độc da cam gây ra những hậu quả gì đối với con người Việt Nam ?
- Chúng ta có thể làm gì để giảm bớt nỗi đau cho những nạn nhân chất độc màu da cam ?
- GV nhận xét tuyên dương khen ngợi những em trả lời tốt.
Bài tập 2: Giả sử trườg em có tổ chức đội tình nguyện giúp đỡ nạn nhân chất độc màu da cam, em hãy viết đơn xin ra nhập đội tình nguyện.
- Khi HS làm bài GV đến từng em quan sát hướng dẫn giúp đỡ những em yếu, còn lúng túng
- GV nhận xét, bổ sung
3.Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét tiết học
- Dặn dò HS về chuẩn bị bài sau
- HS hát
- 1 HS nêu yêu cầu của bài
- HS đọc thầm bài Thần chết mang tên 7 sắc cầu vồng ,suy nghĩ và làm bài vào vở.
- HS nối tiếp nhau nêu câu trả lời
- Lớp nhận xét bổ sung
- HS nêu yêu cầu bài tập
- HS suy nghĩ làm bài tập cá nhân
- 2 HS làm bài vào giấy to
- 2 HS dán bài lên bảng
- Lớp nhận xét bổ sung để được một một lá đơn hoàn chỉnh
- HS dưới lớp nối tiếp đọc lá đơn mà mình vừa viết được
- HS nhận xét bổ sung lẫn nhau
- 1,2 HS đọc lá đơn đã được viết hoàn chỉnh.
- HS chép đơn đã hoàn chỉnh vào vở
- HS về ôn bài và chuẩn bị bài sau00000000000000
s¸ng Thứ sáu ngày 11 tháng 12 năm 2009
To¸n
Tiết 90: HÌNH THANG
I/ Mục tiêu: 
 Giúp HS: 
 - Hình thành được biểu tượng về hình thang.
 - Nhận biết được một số đặc điểm của hình thang, phân biệt được hình thang 
 với một số hình đã học.
 - Biết vẽ hình để rèn luyện kĩ năng nhận diện hình thang và một số đặc điểm 
 của hình thang.
II/ Đồ dùng dạy học:
	Các dụng cụ học tập, 4 thanh nhựa trong bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
II/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
A. ổn định lớp
 B.Kiểm tra bài cũ:
 C. Bài mới:
 1.Giới thiệu bài: 
 GV nêu mục tiêu của tiết học.
	2.Nội dung bài mới:
a)Hình thành biểu tượng về hình thang:
- Cho HS quan sát hình vẽ cái thang trong SGK để nhận ra hình ảnh của cái thang.
b)Nhận biết một số đặc điểm của hình thang:
- Cho HS quan sát hình thang mô hình lắp ghép và hình vẽ:
? Hình thang ABCD có mấy cạnh?
? Có hai cạnh nào song song với nhau?
? Em có nhận xét gì về đặc điểm hình thang?
- Cho HS quan sát và nêu đường cao, chiều cao của hình thang.
? Đường cao có quan hệ NTN với hai đáy?
- GV kết luận về đặc điểm của hình thang.
- HS chỉ vào hình thang ABCD, nêu đặc điểm. 
c)Luyện tập:
*Bài tập 1 (91): 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS cách làm.
- Cho HS trao đổi nhóm 2. 
- Chữa bài.
*Bài tập 2 (92): 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Cho HS tự làm vào vở. Chữa bài. 
- Lưu ý: Hình thang có 1 cặp cạnh đối diện //.
*Bài tập 3 (92): 
- Mời 1 HS đọc đề bài.
- Cho HS vẽ vào SGK.
- GV nhận xét.
*Bài tập 4 (92): 
(Các bước thực hiện tương tự bài 2).
? Thế nào là hình thang vuông?
- HS nối tiếp nhau lên bảng chỉ.
+Có 4 cạnh.
+Có hai cạnh AB và CD song song với nhau. 
+Hình thang có hai cạnh đối diện song song với nhau.
- AH là đường cao, độ dài AH là chiều cao của hình thang.
- Đường cao vuông góc với hai đáy.
*Lời giải:
Các hình thang là: hình 1, hình 2, hình4 
hình 5, hình 6
*Lời giải: 
- Bốn cạnh và bốn góc: hình 1, hình 2, hình 3
- Hai cặp cạnh đối diện //: hình 1, hình2 
- Chỉ có một cặp cạnh đối diện //: hình3
- Có bốn góc vuông: hình 1
- HS tự vẽ.
*Kết quả:
- Góc A, D là góc vuông.
- Hình thang vuông là hình thang có một cạnh bên vuông góc với hai đáy.
 3.Củng cố, dặn dò: 
 - GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn lại các kiến thức vừa học.
Khoa häc
Tiết 36: HỖN HỢP
I/ Mục tiêu: 
Sau bài học, HS biết: 
 Cách tạo ra một hỗn hợp. Kể tên một số hỗn hợp. Nêu một số cách tách các chất trong hỗn hợp.
II/ Đồ dùng dạy học:
	- Muối tinh, mì chính, chén nhỏ, thìa. 
 	- Hỗn hợp chứa chất rắn không bị hoà tan trong nước.
 	- Hỗn hợp chứa chất lỏng không bị hoà tan trong nước.
III/ Các hoạt động dạy học:
	A.Kiểm tra bài cũ: 
 ? Kể tên một số chất ở thể rắn ,thể lỏng thể khí? 
	B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: 
GV nêu mục tiêu bài học 
	2.Bài mới:
a)Hoạt động 1: Thực hành. “Tạo ra một hỗn hợp gia vị”
*Cách tiến hành:
- GV cho HS thảo luận nhóm 4 theo nội dung:
+ Tạo ra một hỗn hợp gia vị gồm muối tinh, mì chính, hạt tiêu, công thức pha do từng nhóm quyết định:
? Để tạo ra hỗn hợp gia vị cần có những chất nào?
? Hỗn hợp là gì?
- Mời đại diện các nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận: (SGV – Tr. 129)
b)Hoạt động 2: Thảo luận.
*Cách tiến hành: 
- Cho HS thảo kuận nhóm 7 theo nội dung:
? Theo bạn không khí là một chất hay là một hỗn hợp? Kể tên một số hỗn hợp khác?
- Đại diện một số nhóm trình bày.
- GV nhận xét, kết luận: (SGV – Tr.130
c)Hoạt động 3: Trò chơi “Tách các chất ra khỏi hỗn hợp
*Cách tiến hành: 
- GV tổ chức và hướng dẫn học sinh chơi theo tổ.
- GV đọc câu hỏi, các nhóm thảo luận rồi ghi đáp án và bảng sau đó lắc chuông để trả lời.
- GV kết luận nhóm thắng cuộc. ( Đáp án: 
H.1-Làm lắng ; H.2-Sảy ; H.3-Lọc )
d)Hoạt động 4: Thực hành tách các chất ra khỏi hỗn hợp
- Bước 1: Làm việc theo nhóm 5.
+Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thực hành theo mục thực hành trong SGK.
- Bước 2: thảo luận cả lớp
+Mời đại diện một số nhóm trình bày.
+Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-GV kết luận: 
- HS thực hành và thảo luận theo nhóm 
+ Hai hay nhiều chất trộn lẫn với nhau tạo thành hỗn hợp.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Nhận xét.
- HS thảo luân nhóm theo hướng dẫn
- Đại diện nhóm trình bày.
- Nhận xét.
- HS chơi trò chơi theo h/d
- HS thực hành như yêu cầu trong SGK.
- HS trình bày.
- Nhận xét.
 3.Củng cố, dặn dò: 
 - Cho HS nối tiếp nhau đọc phần ghi nhớ.
 - GV nhận xét giờ học, dặn dò HS học bài ở nhà và chuẩn bị bài giờ sau.
KỂ CHUYỆN
Tiết 18: KIỂM TRA VIẾT CUỐI HỌC KÌ I
(Đề nhà trường ra có kèm đáp án)
chiÒu Thứ sáu ngày 11 tháng 12 năm 2009 
 gi¸o dôc tËp thÓ
 SINH HOẠT LỚP
I. Mục tiêu
	- HS thấy được những ưu khuyết điểm của mình trong tuần 18
	- Có ý thức sửa sai những điều mình vi phạm, phát huy những điều mình làm tốt
	- GDHS có ý thức trong học tập và trong mọi hoạt động
II Nội dung sinh hoạt
1. GV nhận xét ưu điểm :
	- Giữ gìn vệ sinh chung, vệ sinh sạch sẽ
	- Thực hiện tốt nề nếp lớp, xếp hàng ra vào lớp nhanh
	- Truy bài tốt
	- Trong lớp chú ý nghe giảng , chịu khó giơ tay phát biểu xd bài
2. Nhược điểm :
	- Chưa chú ý nghe giảng :
	- Chữ viết chưa đẹp, sai nhiều lối chính tả: 
	- Cần rèn thêm về đọc :..
3. HS bổ xung
4. Đề ra phương hướng tuần sau
	- Duy trì nề nếp lớp
	- Trong lớp chú ý nghe giảng, chịu khó phát biểu
	- Một số bạn về nhà luyện đọc và rèn thêm về chữ viết.
	-Thi đua lập thành tích chào mừng ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 18.doc