Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 (buổi sáng) - Tuần 14, 15, 16

Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 (buổi sáng) - Tuần 14, 15, 16

I. MỤC TIÊU:

 - Đánh giá hoạt động tuần qua, đề ra phương hướng hoạt động tuần tới.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

HĐ1: Đánh giá hoạt động tuần qua.

- Các tổ trưởng đánh giá ý thức học tập, lao động của từng thành viên trong tổ.

- Tổ trưởng nhận xét, tổng kết điểm thi đua của các tổ.

- GV nhận xét ưu điểm, khuyết điểm chung của cả lớp trong tuần qua về: + Ý thức học tập : nhiều em học tập tiến bộ, đạt nhiều điểm 9,10 dâng lên thầy cô.

 + Việc thực hiện nề nếp, quy định chung của trường, lớp : ý thức tốt, châm chỉ lao động.

 + Tuyên dương những tổ, cá nhân có ý thức kỉ luật tốt : tổ 2, 3

 

doc 57 trang Người đăng hang30 Lượt xem 405Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 (buổi sáng) - Tuần 14, 15, 16", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	tuÇn 14
Thứ hai ngày 19 tháng 11 năm 2012
Tiết 1
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
I. MỤC TIÊU:
	- Đánh giá hoạt động tuần qua, đề ra phương hướng hoạt động tuần tới.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HĐ1: Đánh giá hoạt động tuần qua.
- Các tổ trưởng đánh giá ý thức học tập, lao động của từng thành viên trong tổ.
- Tổ trưởng nhận xét, tổng kết điểm thi đua của các tổ.
- GV nhận xét ưu điểm, khuyết điểm chung của cả lớp trong tuần qua về: 	+ Ý thức học tập : nhiều em học tập tiến bộ, đạt nhiều điểm 9,10 dâng lên thầy cô.
	+ Việc thực hiện nề nếp, quy định chung của trường, lớp : ý thức tốt, châm chỉ lao động.
	+ Tuyên dương những tổ, cá nhân có ý thức kỉ luật tốt : tổ 2, 3
HĐ2: Phương hướng tuần này:
- Tiếp tục duy trì nề nếp học tập, ra vào lớp.
- Khắc phục những tồn tại trong tuần qua.
- Chăm sóc tốt bồn hoa do lớp phụ trách.
_____________________________________
Tiết 2
TOÁN
T 66: CHIA 1 SỐ TỰ NHIÊN CHO 1 SỐ TỰ NHIÊN 
MÀ THƯƠNG TÌM ĐƯỢC LÀ 1 SỐ THẬP PHÂN
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Hiểu được quy tắc chia 1 số tự nhiên cho 1 số tự nhiên mà thương tìm được là 1 số thập phân.
- Bước đầu thực hiện được phép chia 1 số tự nhiên cho 1 số tự nhiên mà thương tìm được là 1 số thập phân.
II. Đồ dùng:
	- Bảng phụ, bảng con.
III. Hoạt động dạy và học:
 Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (3 - 5’)
	- Bảng con: Đặt tính rồi tính: 27 : 4 = ?
	- Theo em phép chia 27 : 4 = 6 ( dư 3 ) còn có thể thực hiện được tiếp không?
 Hoạt động 2: Bài mới (15’)
2.1: Hướng dẫn chia 1 số tự nhiên cho 1 số tự nhiên mà thương tìm được là 1 số thập phân.
* Ví dụ 1: Dựa vào ví dụ, học sinh nêu cách tính cạnh của sân là: 27 : 4 = ? (m)
	- Làm tiếp phần KTBC : HS nêu các cách để thực hiện tiếp phép chia trên, chốt cách làm đúng : Viết thêm chữ số 0 vào bên phải số dư để chia tiếp.
	- Vậy cạnh của sân dài bao nhiêu m ?
* Ví dụ 2: Phép tính 45 : 52 = ?
	- Có nhận xét gì về số bị chia, số chia?
	- Giáo viên gợi ý chuyển SBC về số thập phân có giá trị bằng số tự nhiên.
- Học sinh thực hiện ở bảng con.
2.2: Quy tắc thực hiện phép chia :
- Khi chia 1 số tự nhiên cho 1 số tự nhiên mà còn dư ta tiếp tục phép chia như thế nào? => Học sinh đọc kết luận SGK.
Hoạt động 3: Luyện tập - Thực hành (18’)
a) Bảng con: * Bài 1/68 (7 - 8’)
- KT: Chia STN cho STN thương tìm được là 1 STP.
- Chốt: Cách làm
b) Vở: * Bài 2/68 (5 - 6’)
- KT: Giải toán có liên quan phép chia vừa học.
- Chốt: Để biết may 6 bộ quần áo như thế hết bao nhiêu m vải em làm thế nào?
* Bài 3/68 (4 - 5’)
- KT: Viết các phân số dưới dạng STP.
	- Chốt: Cách viết.
Dự kiến sai lầm: HS còn lúng túng khi thực hiện chia 1 số tự nhiên cho 1 số tự nhiên mà thương tìm được là 1 số thập phân.
Biện pháp khắc phục: Nhấn mạnh bước đánh dấu phẩy vào thương trước khi thêm 0 vào bên phải số dư.
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò (1 - 2’)
- Khi chia 1 số tự nhiên cho 1 số tự nhiên mà còn dư ta làm như thế nào?
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy
.......................................................................................................................................................................................................................................................................
________________________________
Tiết 3
ÂM NHẠC
GIÁO VIÊN CHUYÊN DẠY
__________________________________
Tiết 4
TẬP ĐỌC
 CHUỖI NGỌC LAM
I. Mục đích - yêu cầu
- Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài. Biết đọc phân biệt lời các nhân vật, thể hiện đúng tính cách nhân vật: cô bé ngây thơ, hồn nhiên; chú Pi-e nhân hậu, tế nhị; chị cô bé ngay thẳng, thật thà.
- Hiểu ý nghĩa của bài: Ca ngợi ba nhân vật trong truyện là những con người có tấm lòng nhân hậu, biết quan tâm và đem lại niềm vui cho người khác.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ (2 - 3’)
	- Đọc nối tiếp bài bài Trồng rừng ngập mặn
	- Nêu ý chính của từng đọan
	- Rừng ngập mặn khi được phục hồi có tác dụng như thế nào đối với con người?
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài (1- 2’) 
2. Hướng dẫn đọc đúng (10 - 12’) 
- 1 HS đọc toàn bài - Lớp đọc thầm chia đoạn
- Bài chia làm mấy đoạn?
- 2 đoạn:
+ Đ1: Từ đầu đến yêu quý
+ Đ2: Phần còn lại
- HS đọc nối đoạn
- Luyện đọc từng đoạn
* Đoạn 1:
- Từ: Pi – e, Nô - en, Gioan
- Giải nghĩa: lễ Nô - en
- HD: Đọc rõ ràng, trôi chảy, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng ngữ điệu câu hỏi, câu cảm.
* Đoạn 2:
- Từ: năm nay
- Giải nghĩa: giáo đường
- HD: Đọc đúng lời nhân vật, ngắt nghỉ đúng dấu câu
- HS đọc nhóm đôi
- Hướng dẫn toàn bài: Đọc trôi chảy, ngắt nghỉ hơi đúng dấu câu, giữa các cụm từ
- HS đọc cả bài
* G đọc mẫu toàn bài.
Hướng dẫn tìm hiểu bài (10 - 12’)
* Đọc thầm đoạn 1 và câu hỏi 1.
- Cô bé mua chuỗi ngọc lam để tặng ai? - Em có đủ tiền mua chuỗi ngọc không? Chi tiết nào cho biết điều đó?
- Thái độ của chú Pi - e lúc đó thế nào?
* Đọc thầm đoạn 2 và câu hỏi 2.
- Chị của cô bé tìm gặp Pi - e làm gì?
- Chuỗi ngọc đó có ý nghĩa như thế nào đối với chú Pi - e ?
- Vì sao Pi - e nói rằng em bé đã trả giá rất cao để mua chuỗi ngọc?
- Em có suy nghĩ gì về những nhân vật trong câu chuyện này?
- Nêu ý chính của bài? 
* Chốt: Ba nhân vật trong truyện đều nhân hậu, tốt bụng. Người chị thay mẹ nuôi em từ bé. Em gái yêu chị mang hết số tiền mình tiết kiệm được để mua quà tặng chị nhân ngày Nô - en. Chú Pi - e tốt bụng mang lại niềm vui cho 2 chị em đã gỡ mảnh giấy giá tiền để bé Gioan vui vì mua được chuỗi ngọc tặng chị. 
4. Luyện đọc diễn cảm (10 - 12’)
* Đoạn 1: 
- Câu 3, 9 là câu hỏi: cao giọng cuối câu; câu 6,7 là câu cảm: giọng đọc: thốt lên, trầm trồ
- Giọng cô bé Gioan: ngây thơ, hồn nhiên khi khen chuỗi ngọc lam đẹp, khi khoe nắm đồng xu từ co lợn đất.
- Giọng chú Pi- e: điềm đạm, nhẹ nhàng tế nhị
- Đọc diễn cảm đoạn 1 theo dãy
* Đoạn 2 : Luyện đọc: Câu hỏi của chị cô bé: “ Thưa... Có phải ngọc thật không?”; nghỉ lâu sau dấu ..., thể hiện sự ngần ngại khi nêu câu hỏi, nhưng vẫn hỏi.
- Giọng cô chị: lịch sự, thật thà.
- Đọc diễn cảm đoạn 2 theo dãy.
- GV đọc mẫu lần 2.
- Đọc đoạn hoặc cả bài. ( 8 - 10 em )
- Nhận xét, cho điểm
5. Củng cố, dặn dò (2 - 4’)
- Nêu nội dung câu chuyện 
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài: Hạt gạo làng ta.
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
_______________________________________________________
Thứ ba ngày 20 tháng 11 năm 2012
Tiết 1
TOÁN
 T 67: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
	- Củng cố quy tắc và rèn kỹ năng thực hiện phép chia số tự nhiên cho số tự nhiên mà thương tìm được là số thập phân.
II. Đồ dùng:
	- Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy và học:
 Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (3 - 5’)
	- Bảng con: Tính giá trị của biểu thức: 75 : 12 + 126 : 15 = ?
- Khi chia 1 số tự nhiên cho 1 số tự nhiên mà còn dư ta tiếp tục làm như thế nào?
 Hoạt động 2: Luyện tập - Thực hành (30 - 32’)
a) Bảng con: * Bài 1/68-Phần c,d (5 - 6’) 
	- KT: Thực hiện biểu thức có liên quan đến : nhân, chia STP
	- Chốt: Thứ tự thực hiện biểu thức khi không có dấu ngoặc đơn mà chỉ có nhân chia
b) VBT * Bài 1/68-Phần a, b (5 - 6’) 
- KT : Thực hiện biểu thức có liên quan đến : chia, cộng, trừ STP
	- Chốt : Thứ tự thực hiện biểu thức khi không có dấu ngoặc đơn mà có phép chia, cộng, trừ
 * Bài 2/68 (6 - 7’)
	- KT: Củng cố nhân số thập phân và chia số tự nhiên cho số tự nhiên mà thương là số thập phân, qua tính rồi so sánh rút ra quy tắc nhân nhẩm.
	- Chốt : Muốn nhân 1 STP với 0,4 ; 1,25 ; 2,5 ta làm nhẩm thế nào? ( ... ta chỉ việc lấy số đó nhân với 10 rồi chia cho 25 ; 8 ; 4 )
 c) Vở : * Bài 3/68 (6 - 7’)
	 - KT: Giải toán có liên quan đến tính chu vi, diện tích hình chữ nhật.
- Chốt: Muốn tính chu vi, diện tích hình chữ nhật ta làm như thế nào?
 * Bài 4/68 (7 - 8’)
	- KT: Giải toán dạng rút về đơn vị, rèn kỹ năng chia số tự nhiên cho số tự nhiên.
	- Chốt: Cách giải
Dự kiến sai lầm: HS còn nhầm 
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò (1 - 2’)
	- Nhắc lại những kiến thức đã được luyện tập.
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy
........................................................................................................................................................................................................................................................................
_______________________________
Tiết 2
CHÍNH TẢ ( NGHE VIẾT)
 CHUỖI NGỌC LAM 
I. Mục đích yêu cầu
- Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn bài: Chuỗi ngọc lam.
- Làm đúng các bài tập phân biệt những tiếng có âm đầu hoặc vần dễ lẫn: tr/ch 
II. Đồ dùng dạy học: 
- HS: bảng con; GV: bảng phụ 
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ (2 - 3’)
- Viết bảng con: sương giá, xương xẩu, siêu nhân, liêu xiêu
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài (1- 2’) :
- GV nêu MĐYC của tiết học.
2. Hướng dẫn chính tả (10 - 12’)
- G đọc mẫu bài viết.
- Hướng dẫn viết chữ ghi tiếng khó:
- G ghi bảng: trầm ngâm, lúi húi, giá tiền, rạng rỡ
- H đọc, phân tích chữ ghi tiếng khó: trầm ( tr - âm - thanh huyền )
 ngâm ( ng - âm - thanh ngang )
 lúi ( l - ui - thanh sắc )
 húi ( h - ui - thanh sắc )
 giá ( gi - a - thanh sắc )
 rạng ( r - ang - thanh nặng )
- G đọc cho H viết bảng con
3. Viết chính tả (14 - 16’) 
- Nhắc lại tư thế ngồi viết, cách cầm bút, đặt vở... 
- G đọc - H viết bài vào vở
4. Chấm - chữa (3 - 5’) 
- G đọc - H soát lỗi và chữa lỗi - Đổi vở cho bạn để soát lỗi
- G chấm một số bài, nhận xét.
5. Hướng dẫn bài tập chính tả (7 - 9’)
* Bài 2/136: (4’)
- HS đọc yêu cầu + mẫu
- HS tìm từ ngữ tiếp nối theo dãy - Nhận xét 
- GV chốt ý đúng : 
+ Tranh thủ, tranh giành, tranh nhau ... chanh chấp, lanh chanh, chanh chua
+ Trưng bày, đặc trưng, sáng trưng, ... bánh chưng, chưng mắm, chưng cất .
+ Trúng đích, trúng tủ, trúng đạn, trúng tuyển ... chúng tôi, chúng mình, công chúng, dân chúng ...
* Bài 3/137( 5’)
- HS nêu yêu cầu và nội dung BT
- Làm bài vào vở - G chấm chữa.
- G nhận xét, chốt: hòn đảo, tự hào, một dạo, trầm trọng, tấp vào, trước tình hình đó, môi trường, tấp vào, chở đi, trả lại
- HS đọc lại bài
C. Củng cố, dặn dò (1 - 2’)
- Nhận x ... óm ( 10 – 12’)
Kết luận: Công bố đội thắn
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm. Thi kể tên các sân bay quốc tế và thành phố có cảng biển lớn của nước ta. Nhóm nào kể được nhiều nhóm đó thắng
- Thảo luận nhóm
- Đại diện nhóm trình bày 
- Nhận xét, bổ sung
- Trò chơi " Ai nhanh, ai đúng": Một nhóm HS sẽ nêu tên các sân bay hoặc cảng biển lớn. HS nhóm khác chỉ trên bản đồ hành chính Việt Nam.
- Chơi trò chơi
- Nhận xét
Hoạt động 4: Làm việc Cá nhân ( 5 – 7’)
- Yêu cầu HS đọc và nêu yêu cầu 4
- Đọc và nêu yêu cầu
- HS chỉ trên bản đồ Việt Nam -> 3 - 5 HS
* Kết luận: Khen HS chỉ đúng và nhanh
Hoạt động 5: Củng cố - Dặn dò ( 1 – 2’)
Nhận xét tiết HỌC.
____________________________________________________________
Thứ năm ngày 6 tháng 12 năm 2012
Tiết 1
TOÁN
T 79: GIẢI TOÁN VỀ TỶ SỐ PHẦN TRĂM ( TIẾP)
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Biết cách tìm 1 số khi biết số phần trăm của nó.
- Vận dụng giải các bài toán đơn giản dạng tìm 1 số khi biết 1 số phần trăm của nó.
II. Đồ dùng:
- Bảng phụ, bảng con. 
III. Hoạt động dạy và học:
 Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (3 - 5’)
- Lớp học có 40 h/s, số học sinh giỏi chiếm 15%. Lớp có bao nhiêu h/s giỏi?
- Muốn tìm tỉ số phần trăm của 1 số em làm thế nào?
 Hoạt động 2: Bài mới (15 phút)
2.1: Hướng dẫn tìm một số khi biết một số phần trăm của nó là 420 :
- Ví dụ : Nêu tóm tắt :	 52,5% : 420 em
(Số học sinh cả trường) 100% : ? em
- Vấn đề giải quyết: Muốn tìm số học sinh cả trường (100%) cần tìm giá trị 1%.
- Học sinh thảo luận nhóm, đại diện nhóm trình bày (có thể làm gộp).
- Muốn tìm 1 số khi biết 52,5% của nó là 420 ta có thể làm như thế nào? 
-> Học sinh đọc kết luận/SGK.
2.2: Bài toán về tỉ số phần trăm:
- Áp dụng VD, HS tự tìm cách giải.
- Nêu cách tìm 1 số khi biết 120% của nó là 1590? 
2.3: Chốt kiến thức
* Hoạt động 3: Luyện tập và thực hành (17 - 18’)
a) Bảng con:	* Bài 1/78 ( 5 - 6’)
- KT: Giải toán tìm 1 số khi biết giá trị của 1 số phần trăm.
- Chốt : Cách làm, lời giải.
b) Vở:	* Bài 2/78 ( 5 - 6’)
- KT: Giải toán về tỉ số phần trăm.
- Chốt: Cách làm, lời giải.
	* Bài 3/78 ( 5 - 6’) 
- KT : Giải toán tìm 1 số khi biết giá trị của 1 số phần trăm.
- Chốt: Cách làm, lời giải.
Dự kiến sai lầm : HS còn lúng túng khi tìm 1 số phần trăm của 1 số.
Biện pháp khắc phục : Qua 2 ví dụ, GV giúp HS khái quát thành quy tắc tìm 1 số phần trăm của 1 số.
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò (2 - 3’)
- Phân biệt với dạng tìm giá trị của 1 số phần trăm khi biết giá trị của 100%.
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
........................................................................................................................................................................................................................................................
____________________________________
Tiết 2
THỂ DỤC
GIÁO VIÊN CHUYÊN DẠY
__________________________________
Tiết 3
TẬP LÀM VĂN
TẢ NGƯỜI ( 159 )
(Kiểm tra viết)
I. Mục đích yêu cầu
 HS biết viết một bài văn tả người hoàn chỉnh, thể hiện kết quả quan sát chân thực và có cách diễn đạt trôi chảy.
II. Đồ dùng dạy học 
- Bảng phụ
- Giấy KT
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ: không KT
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài (1 – 2’): GV nêu MĐYC của tiết học 
2. Hướng dẫn HS làm bài (3 -5’) 
- 1 HS đọc to cả 4 đề, lớp theo dõi
- G các em đã quan sát ngoại hình hoặc hoạt động của các nhân vật rồi chuyển kết quả quan sát thành dàn ý chi tiết và từ dàn ý đó chuyển thành đoạn văn. Tiết này yêu cầu các em viết hoàn chỉnh cả bài văn
- Vài HS nói đề bài mình chọn
3. HS làm bài (29 – 31’)
4. Củng cố, dặn dò (2 – 4’)
- Nhận xét tiết học.
- VN: chuẩn bị bài sau.
__________________________________
Tiết 4
ĐẠO ĐÚC 
HỢP TÁC VỚI NHỮNG NGƯỜI XUNG QUANH
I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết:
	- Cách thức hợp tác với những người xung quanh và ý nghĩa của việc hợp tác.
	- Hợp tác với những người xung quanh trong học tập, lao động, sinh hoạt hằng ngày.
	- Đồng tình với những người biết hợp tác với những người xung quanh và không đồng tình với những người không biết hợp tác với những người xung quanh.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Tranh sách giáo khoa
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ ( 3 – 5’) 
	- Hãy kể những tổ chức và ngày lễ giành cho phụ nữ ? 
	- Hãy kể những hành động thể hiện sự đối xử bình đẳng với phụ nữ ?
	- Nhận xét, ghi điểm
2. Bài mới ( 32 – 33’)
Hoạt động 1: Tìm hiểu tình huống ( 25 sách giáo khoa) – ( 15 – 17’)
1. Mục tiêu: HS biết được một biểu hiện cụ thể của việc hợp tác với những người xung quanh.
2. Cách tiến hành:
	- Yêu cầu HS quan sát tranh 25 và thảo luận câu hỏi nêu dưới tranh.
	- Quan sát tranh, thảo luận
	- Các nhóm làm việc - Trình bày
	- Em có nhận xét gì về cách tổ chức trồng cây của mỗi tổ trong tranh?
	- Với cách làm như vậy, kết quả trồng cây của mỗi tổ sẽ như thế nào?
3. Kết luận: Các bạn ở Tổ 2 đã biết cùng nhau ... Để cây trồng được ngay ngắn, thẳng hàng, cần phải biết phối hợp với nhau. Đó là biểu hiện của việc hợp tác với những người xung quanh.
Hoạt động 2: Tìm hiểu thế nào là hợp tác với người xung quanh ( 15 – 17’)
1. Mục tiêu: HS hiểu được nghĩa đơn giản của từ hợp tác, biết được sơ lược các hành động hợp tác với người xung quanh.
2. Cách tiến hành:
	- Yêu cầu HS làm việc cá nhân
	- Em hiểu thế nào là hợp tác với người xung quanh?
	- Hãy nêu những việc làm thể hiện sự hợp tác với người xung quanh?
	- Nhận xét, bổ sung
3. Kết luận: Biết hợp tác với người xung quanh, công việc sẽ thuận lợi hơn và đạt kết quả tốt hơn.
	- Ghi nhớ sách giáo khoa/ 26 -> 3 - 5 HS đọc
Hoạt động tiếp nối ( 1 – 2’)
	- Chuẩn bị bài tập số 5/ 27 
________________________________________________________________
Thứ sáu ngày 7 tháng 12 năm 2012
Tiết 1
TOÁN
T 80: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: Giúp học sinh: Ôn lại ba dang bài toán cơ bản về tỷ số phần trăm:
- Tính tỷ số phần trăm của 2 số.
- Tính một số phần trăm của 1 số.
- Tính một số biết 1 số phần trăm của nó.
II. Đồ dùng:
- Bảng phụ, bảng con.
III. Các hoạt động dạy và học:
 Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (3 - 5’)
- Muốn tìm tỷ số phần trăm của 2 số ta làm như thế nào?
- Muốn tìm một số phần trăm của 1 số ta làm như thế nào?
- Muốn tìm một số khi biết giá trị của 1 số phần trăm?
 Hoạt động 2: Luyện tập và thực hành (28 - 30’)
a) Vở:	* Bài 1/79 (10 - 12’)
- KT: Tìm tỷ số phần trăm của 2 số.
- Lưu ý: chia dư kết quả lấy phần thập phân có 2 chữ số.
- Chốt: Cách làm
b) Nháp:	* Bài 2/79 (8 - 10’)
- KT: Tìm một số phần trăm của 1 số.
- Chốt: Tìm 30% của 97 là 97 : 100 x 30 hoặc 97 x 30 : 100
c) Vở:	* Bài 3/79 (10 - 12’)
- KT: Tìm một số khi biết giá trị của 1 số phần trăm
- Chốt: Tìm 30% của 72 là 72 : 30 x 100 hoặc 72 x 100 : 30
Dự kiến sai lầm : HS còn nhầm lẫn khi xác định loại toán.
Biện pháp khắc phục : Yêu cầu HS đọc kĩ đề bài – xác định dạng toán, cách giải.
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò (3 - 5’)
- Đọc tên dạng toán dựa vào biểu thức:
	60 : 100 x 5	60 x 100 :5
	60 : 5 x 100	60 x 5 : 100
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
_________________________________
Tiết 2
TIN HỌC
GIÁO VIÊN CHUYÊN DẠY
_____________________________________
Tiết 3
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TỔNG KẾT VỐN TỪ
I. Mục đích yêu cầu
1. HS tự kiểm tra được vốn từ của mình theo các nhóm từ đồng nghĩa đã cho.
2. HS tự kiển tra được khả năng dùng từ của mình.
II. Đồ dùng dạy học 
- Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ (2 - 3’)
- Tìm từ đồng nghĩa và trái nghĩa với từ trung thực
B. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài (1- 2’) : GV nêu MĐYC của tiết học
b. Hướng dẫn thực hành (32 - 34’)
* Bài 1/159 ( 5 - 6’):
- 1 HS đọc nội dung BT
- Suy nghĩ, làm bài vào VBT (a); SGK (b)
- Nhận xét, bổ sung
- Nhận xét, chốt lời giải đúng: + đỏ-điều-son + trắng-bạch + xanh-biếc-lục + hồng-đào ...
- Thế nào là từ đồng nghĩa?
* Bài 2/160 ( 5 -7’):
- 1 HS đọc yêu cầu + bài Chữ nghĩa trong văn miêu tả, lớp đọc thầm theo
? Trong bài văn tác giả đã nhận định chữ nghĩa trong văn miêu tả như thế nào ?
? Nêu một số hình ảnh về những nhận định đó ?
Bài 3/161 (18 -20’):
- Nêu yêu cầu
- Dựa vào gợi ý của bài văn, đặt câu vào vở
- Tiếp nối nhau đọc bài
- Nhận xét :nội dung, dùng từ, diễn đạt
- Nhận xét, chấm điểm
c. Củng cố, dặn dò (2 - 4’)
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
____________________________________
Tiết 4
TẬP LÀM VĂN
 LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI 
 (Tả hoạt động)
I. Mục đích yêu cầu: 
1. Biết lập dàn ý chi tiết cho bài văn tả một bạn nhỏ hoặc một em bé ở tuổi tập đi, tập nói.
2. Biết chuyển một phần của dàn ý đã lập thành một đoạn văn miêu tả em bé.
II. Các hoạt động dạy học:
Kiểm tra bài cũ (2-3’)
- Đọc đoạn văn tả một người mà em yêu mến.
- 1-2 HS đọc
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài (1- 2’) : GV nêu MĐYC của tiết học
b. Hướng dẫn thực hành (32- 34’)
- Đọc yêu cầu BT + gợi ý, lớp theo dõi SGK
- Gạch chân từ trong tâm: tả hoạt động, bạn nhỏ, em bé, tập nói, tập đi
- Vài HS nói đối tượng mình chọn tả
- Dựa vào gợi ý kết hợp quan sát tranh minh hoạ, lập dàn ý 
- Nhắc HS: Thân bài có thể gồm nhiều đoạn, nên chọn phần tiêu biểu để tả; Trong mỗi đoạn thường có một câu văn nêu ý bao trùm toàn đoạn; Thể hiện cảm xúc của người viết...
- Viết bài vào vở – GV chấm 1 số bài – nhận xét.
- Tiếp nối nhau đọc bài
- Nhận xét :Nội dung, dùng từ, diễn đạt 
c. Củng cố, dặn dò (2- 4’): Nhận xét tiết học; VN: chuẩn bị bài sau.
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
........................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN14,15,16.doc