Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 (buổi sáng) - Tuần 17, 19

Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 (buổi sáng) - Tuần 17, 19

TUẦN 17

Thứ hai ngày 10 tháng 12 năm 2012

Tiết 1 HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ

I. Mục tiêu:

 - Đánh giá hoạt động tuần qua, đề ra phương hướng hoạt động tuần tới.

II. Các hoạt động dạy học :

HĐ1: Đánh giá hoạt động tuần qua.

- Các tổ trưởng đánh giá ý thức học tập, lao động của từng thành viên trong tổ.

- Tổ trưởng nhận xét, tổng kết điểm thi đua của các tổ.

- GV nhận xét ưu điểm, khuyết điểm chung của cả lớp trong tuần qua về: + Ý thức học tập, lao động.

 + Việc thực hiện nề nếp, quy định chung của trường, lớp.

 + Tuyên dương những tổ, cá nhân có ý thức kỉ luật tốt.

HĐ2: Phương hướng tuần tới

- Tiếp tục duy trì nề nếp học tập, ra vào lớp.

- Khắc phục những tồn tại trong tuần qua.

- Chăm sóc tốt bồn hoa do lớp phụ trách.

 

doc 36 trang Người đăng hang30 Lượt xem 595Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 (buổi sáng) - Tuần 17, 19", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 17
Thứ hai ngày 10 tháng 12 năm 2012
Tiết 1
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
I. Mục tiêu:
	- Đánh giá hoạt động tuần qua, đề ra phương hướng hoạt động tuần tới.
II. Các hoạt động dạy học :
HĐ1: Đánh giá hoạt động tuần qua.
- Các tổ trưởng đánh giá ý thức học tập, lao động của từng thành viên trong tổ.
- Tổ trưởng nhận xét, tổng kết điểm thi đua của các tổ.
- GV nhận xét ưu điểm, khuyết điểm chung của cả lớp trong tuần qua về: 	+ Ý thức học tập, lao động...
	+ Việc thực hiện nề nếp, quy định chung của trường, lớp...
	+ Tuyên dương những tổ, cá nhân có ý thức kỉ luật tốt...
HĐ2: Phương hướng tuần tới
- Tiếp tục duy trì nề nếp học tập, ra vào lớp...
- Khắc phục những tồn tại trong tuần qua.
- Chăm sóc tốt bồn hoa do lớp phụ trách.
______________________________________
Tiết 2
TOÁN
T 81. LUYỆN TẬP CHUNG 
I. Mục tiêu: 
Giúp học sinh:
- Củng cố kỹ năng thực hiện các phép tính với số thập phân.
- Rèn luyện kỹ năng giải bài toán liên quan tới tỷ số phần trăm.
II Đồ dùng:
- Bảng phụ.
III. Hoạt động dạy và học:
 Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (3 - 5 phút).
- Nêu tên các phép nhân với số thập phân đã học? Khi thực hiên phép nhân với số thập phân cần lưu ý những gì?
- Nêu tên các phép chia với số thập phân đã học?
 Hoạt động 2: Luyện tập và thực hành (28 - 30 phút).
* Bài 1/79 Bảng con(7 - 8 phút).
- KT: Củng cố kỹ năng thực hiện phép chia với số thập phân.
- Chốt: Nêu những điều cần lưu ý cho mỗi phép chia.
* Bài 2/79:Vở (7 - 8 phút).
- KT: Củng cố kỹ năng thực hiện 4 phép tính với số thập phân.
- Chốt: Khi thực hiện cộng, trừ, nhân, chia số thập phân ta cần lưu ý điều gì?
* Bài 3/79 Vở (8 - 10 phút).
- KT: Củng cố kỹ năng giải toán có lời văn có liên quan đến tỷ số phần trăm.
- Chốt: Lựa chọn lời giải phép tình phù hợp.
* Bài 4/80:VBT 
	-KT; Học sinh đọc đề bài, tự chọn vào VBT
	-Chốt: Vì sao em chọn đáp án đó?
Dự kiến sai lầm: Kĩ năng thực hiện các phép tính với số thập phân còn lúng túng.
Biện pháp khắc phục: Tăng cường dạy học cá nhân và sử dụng bảng con.
Hoạt động 3: Củng cố và dặn dò (3 - 5 phút).
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
........................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 3
TIẾNG ANH
GIÁO VIÊN CHUYÊN DẠY
__________________________________
Tiết 4
TẬP ĐỌC
NGU CÔNG XÃ TRỊNH TƯỜNG 
I. Mục đích yêu cầu
1. Biết đọc trôi chảy, diễn cảm bài văn với giọng kể hào hứng, thể hiện sự khâm phục trí sáng tạo, tinh thần quyết tâm chống đói nghèo, lạc hậu của ông Phàn Phù Lìn.
2. Hiểu ý nghĩa của bài văn: Ca ngợi ông Lìn với tinh thần dám nghĩ dám làm đã thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng, làm giàu cho mình, làm thay đổi cuộc sống của cả thôn.
II. Đồ dùng dạy học
	- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.	
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ (2-3’)
	- Đọc bài Thầy cúng đi bệnh viện
	- Nhờ đâu cụ Ún khỏi bệnh?
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài (1- 2’) 
2. Luyện đọc đúng (10- 12’)
- 1 HS đọc toàn bài, lớp đọc thầm theo, xác định đoạn.
- Bài được chia thành mấy đoạn? ( 3 đoạn: Đoạn 1: từ đầu đến trồng lúa
 Đoạn 2: tiếp đến như trước nữa 
 Đoạn 3: Phần còn lại ).
	- Đọc nối tiếp đoạn ( 1 - 2 lần )
	- Luyện đọc từng đoạn:
* Đoạn 1:
	- Câu 1: câu dài, nghỉ sau: Cai, Ngoằn ngoèo. 
	- Câu 3: đọc đúng: lúa nương, Phù Lìn, Ngu Công
	- HD: Đọc đúng các tên riêng, ngắt nghỉ đúng dấu câu.
* Đoạn 2: 
	- Câu 1 ngắt sau từ canh tác.
	- HD: Đọc rõ ràng, rành mạch, ngắt nghỉ đúng dấu câu.
* Đoạn 3:
	- Câu 2 ngắt sau: bạn, câu 5 ngắt sau: nhất.
	- HD: Đọc đúng tên riêng, đúng các cụm từ, các câu.
	- Đọc theo nhóm đôi
* Đọc cả bài:
	- Đọc trôi chảy, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
	- 1 - 2 HS đọc
	- GV đọc mẫu lần 1.
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài (10- 12’)
* Đọc thầm đoạn 1 và câu hỏi 1.
-	 Ông Lìn đã làm thế nào để đưa được nước về thôn?
* Đọc thầm đoạn 2 và câu hỏi 2.
	- Nhờ có mương nước, tập quán canh tác và cuộc sống ở thôn Phìn Ngan đã đổi thay ntn?
* Đọc thầm đoạn 3 và câu hỏi 3.
	- Ông Lìn đã nghĩ ra cách gì để giữ rừng, bảo vệ dòng nước?
	- Cây thảo quả mang lại lợi ích kinh tế gì cho bà con Phìn Ngan?
	- Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
	- Chốt nội dung, nêu ý nghĩa .
4. Luyện đọc diễn cảm (10- 12’)
* Đoạn 1:
	- Giọng đọc hào hứng
* Đoạn 2: 
	- Giọng đọc hào hứng, nhấn: không còn hộ đói
* Đoạn 3:
	- Giọng kể hào hứng, thể hiện sự khâm phục trí sáng tạo của ông Lìn.
* Đọc cả bài:
	- Đọc với giọng kể chuyện hào hứng, thể hiện sự khâm phục, trí sáng tạo, tinh thần quyết tâm chống đói nghèo của ông Phàn Phú Lìn.
	- Đọc mẫu cả bài lần 2.
	- Đọc đoạn hoặc cả bài ( 8 - 10 em )
5. Củng cố, dặn dò (2- 4’)
	- Nêu nội dung chính của bài ?
	- Chuẩn bị bài sau: Ca dao về lao động sản xuất.
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
_________________________________________________________________
Thứ ba ngày 11 tháng 12 năm 2012
Tiết 1
TOÁN
T 82. LUYỆN TẬP CHUNG 
I. Mục tiêu : Giúp học sinh:
	- Rèn luyện kỹ năng thực hiện phép tính.
	- Ôn tập chuyển đổi đơn vị đo diện tích.
II. Đồ dùng:
	- Bảng phụ.
III. Hoạt động dạy và học:
 Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (3 - 5 phút).
* Chọn biểu thức tương ứng:
7000 : 100 x 7
7000 x 100 : 7
7000 : 7 x 100
7000 x 7 : 100
 Hoạt động 2: Luyện tập và thực hành (28 - 30 phút).
a) VBT	* Bài 1: (8 - 10 phút).
- KT: Củng cố đổi các hỗn số thành số thập phân.
- Chốt: Để chuyên phân số thành số thập phân em làm như thế nào?
(Học sinh trả lời theo các cách khác nhau).
b) Vở	* Bài 2: (6 - 7 phút).
- KT: Tìm thành phân chưa biết liên quan đên 4 phép tính cộng, trừ, nhân, chia số thập phân.
- Chốt: Cách tìm thành phần chưa biết trong phép tính với số thập phân..
c) Vở	* Bài 3: (5 - 6 phút).
- KT: Giải bài toán liên quan đến cộng, trừ tỷ số phần trăm.
- Chốt: Lựa chọn cách giải ngắn gọn
c) Nháp	 * Bài 4: (3 phút).
- KT: Đổi đơn vị đo diện tích.
- Chốt: Giải thích cách làm
Dự kiến sai lầm: HS còn nhầm lẫn khi tính toán.
Biện pháp khắc phục: Tăng cường làm BC.
 Hoạt động 3: Củng cố và dặn dò (3 - 5 phút).
- Nêu những kiến thức đã được luyện tập trong bài.
- Dặn dò: Tiết sau chuẩn bị máy tính bỏ túi
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy :
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
__________________________________
Tiết 2
CHÍNH TẢ ( NGHE – VIẾT)
 NGƯỜI MẸ CỦA 51 ĐỨA CON 
I. Mục đích yêu cầu
- Nghe - viết chính xác, trình bày đúng bài chính tả : “Người mẹ của 51 đứa con.”
- Làm đúng bài tập ôn mô hình cấu tạo vần.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ 
III. Các hoạt động dạy hoc
A. Kiểm tra bài cũ (2- 3’)
- Tìm từ ngữ chứa các tiếng rây/ dây/ giây -> Viết bảng con
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài (1- 2’) : GV nêu MĐYC của tiết học
2. Hướng dẫn chính tả (10- 12’)
- GV đọc mẫu lần 1
- HS đọc thầm theo SGK
- Nêu nội dung bài viết : Đoạn văn nói về ai?
- Tập viết chữ ghi tiếng khó:
+ GV đọc và ghi bảng: Quảng Ngãi, bươn chải, cưu mang, bận rộn
+ HS phân tích: 	
+ Vì sao Quảng Ngãi viết hoa?
+ HS đọc lại từ
+ GV đọc - HS viết bảng con.
3. Viết chính tả (12- 14’)
- Nhắc lại tư thế ngồi viết, cách cầm bút, đặt vở...
- GV đọc từng cụm từ - HS viết bài.
4. Hướng dẫn chấm- chữa (3- 5’)
- GV đọc lại bài viết.
- HS soát lỗi 
- Đổi vở cho bạn để soát lỗi
- HS ghi số lỗi ra lề ( bằng bút chì)
- HS chữa lỗi
- GV chấm bài
5. Hướng dẫn bài tập chính tả ( 8- 10’)
* Bài 2/166:
-1 HS đọc yêu cầu ; 1 HS đọc mô hình cấu tạo vần + mẫu
- Kẻ mô hình, làm bài vào vở
- Tiếp nối nhau phát biểu
- NX, chốt lời giải đúng( b. Tiếng xôi bắt vần với tiếng đôi ), chấm điểm
6. Củng cố, dặn dò (1- 2’)
- Nhận xét tiết học.
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
___________________________________
Tiết 3
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
 ÔN TẬP VỀ CẤU TẠO TỪ 
I. Mục đích yêu cầu:
1. Củng cố kiến thức về từ và cấu tạo từ (từ đơn, từ phức, các kiểu từ phức, từ đồng nghĩa, từ nhiều nghĩa, từ đồng âm).
2. Nhận biết từ đơn, từ phức, các kiểu từ phức; từ đồng nghĩa, từ nhiều nghĩa, từ đồng âm. Tìm được từ đồng nghĩa với từ đã cho. Bước đầu biết giải thích lí do lựa chọn từ trong văn bản.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra bài cũ (2-3’)
- Đặt một câu miêu tả dáng đi của một người?
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài (1- 2’) : GV nêu MĐYC của tiết học
2. Hướng dẫn thực hành (32- 34’)
* Bài 1/166 ( 5 - 7’)
- 1 HS nêu yêu cầu, cả lớp theo dõi SGK
- Trong Tiếng Việt có những kiểu cấu tạo từ ntn?
- Nhận xét, chốt ý đúng:
+ Từ đơn: hai, bước đi, trên, cát, ánh, biển 
+ Từ ghép: cha con, mặt trời, chắc nịch .
+ Từ láy: rực rỡ, lênh khênh.
* Thế nào là từ đơn ? từ phức ? Từ phức gồm những loại nào ?
* Bài 2/167 ( 5 - 6’)
- 1 HS nêu yêu cầu
- Làm bài vào vở
- Tiếp nối nhau trình bày 
- Nhận xét, chốt lời giải đúng: a. đánh...là một từ nhiều nghĩa b. trong...là những từ đồng nghĩa với nhau c. đậu... là những từ đồng âm
* Những từ ntn được gọi là từ đồng nghĩa? đồng âm? nhiều nghĩa?
* Bài 3/167 (10-12’)
- 1 HS nêu yêu cầu 
- Trao đổi nhóm - Đại diện trình bày - Nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng : 
- Vì sao nhà văn lại chọn từ in đậm mà không chọn từ đồng nghĩa ?
*Bài 4/167 ( 5 - 7’)
- Nêu yêu cầu
 ... hống hoá các kiến thức đã học về dân cư, các ngành kinh tế của nước ta ở mức độ đơn giản.
- Xác định được trên bản đồ một số thành phố, trung tâm công nghiệp, cảng biến lớn của đất nước.
II. Đồ dùng:
	- Các bản đồ: Phân bố dân cư, kinh tế Việt Nam.
	- Bản đồ trống Việt Nam.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài:
Ôn tập
	2. Dạy bài mới:
	Đối với bài ôn tập, GV nên tổ chức cho HS làm việc cá nhân, hoặc theo cặp, theo nhóm trước, sau đó trình bày kết quả trước lớp, GV giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
	Để giúp HS đỡ phải ghi nhớ máy móc các kiến thức, trong khi HS làm các bài tập, GV nên treo các bản đồ đã chuẩn bị trước ở trên lớp cho HS đối chiếu.
	Tuỳ theo tình hình thực tế của từng lớp, GV có thể lựa chọn một trong hai phương án sau:
 - Phương án 1: Tất cả HS hoặc nhóm HS cùng làm các bài tập trong SGK, sau đó mỗi nhóm trình bày một bài tập, các nhóm khác bổ sung để hoàn thiện kiến thức. HS chỉ trên bản đồ treo tường về sự phân bố dân cư, một số ngành kinh tế của nước ta.
	- Phương án 2: Mỗi nhóm hoàn thành một bài tập, sau đó trình bày kết quả và hoàn thiện kiến thức, HS chỉ bản đồ treo tường về sự phân bố dân cư, một số ngành kinh tế của nước ta.
	-> Kết luận:
	1. Nước ta có 54 dân tộc, dân tộc Việt (Kinh) có số dan đông nhất, sống tập trung ở các đồng bằng vè ven biển, các dân tộc ít người sống chủ yếu ở vùng núi.
	2. Câu a: sai; câu b: đúng; câu c: đúng; câu d: đúng, câu e: sai.
	3. Các thành phố vừa là trung tâm công nghiệp lớn, vừa là nơi có hoạt động thương mại phát triển nhất cả nước là: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Những thành phố có cảng biển lớn là: Hải Phòng, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh.
	GV có thể dựa vào các bản đồ công nghiệp, giao thông vận tải, bản đồ trống Việt Nam để tổ chức cho HS chơi các trò chơi đố vui, đối đáp, tiếp sức về vị trí các thành phố, trung tâm công nghiệp, cảng biển lớn của nước ta.
4. Củng cố, dặn dò (2-3’):
	- HS đọc ghi nhớ/SGK.
	- Về nhà học thuộc bài.
__________________________________________________________________
Thứ năm ngày 20 tháng 12 năm 2012
Tiết 1
TOÁN
 KIỂM TRA ĐỊNH KÌ
_______________________________________
Tiết 2
THỂ DỤC
GIÁO VIÊN CHUYÊN DẠY
____________________________________
Tiết 3
TẬP LÀM VĂN
ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I ( TIẾT 6)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1. Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL.
2. Ôn luyện, tổng hợp cho bài kiểm tra
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: 
- Bảng phụ viết câu hỏi BT 2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1. Giới thiệu bài: Giới thiệu MĐYC của tiết học
2. Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (7 HS)
- Từng học sinh lên bốc thăm chọn bài
- Đọc trong SGK ( hoặc đọc thuộc lòng) 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu.
- Đặt 1 câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc.
- Cho điểm.
* Bài 2:
- 1 HS đọc yêu cầu
- 1 Hs đọc bài thơ “Chiều biên giới”
- Lớp theo dõi SGK
- Suy nghĩ, trả lời từng câu hỏi
- Nhận xét, bổ sung
- GV chốt : a. Biên cương
 	b. Từ đầu và từ ngọn  chuyển nghĩa
 	c. Đại từ xưng hô: em và ta
 	d. HS viết tuỳ theo cảm nhận
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học; VN tiếp tục luyện đọc.
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
.................................................................................................................................... .................................................................................................................................... ..................................................................................................................................
____________________________________
Tiết 4
ĐẠO ĐỨC
BÀI 18: THỰC HÀNH CUỐI KÌ I
I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS có khả năng:
	- Ôn lại các kĩ năng đã được học ở học kỳ I
	- Thực hành kĩ năng Kì I.
II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu học tập của HS.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: - Không kiểm tra
2. Bài mới:
Hoạt động 1: Ôn tập kĩ năng kì I ( 15 - 17’)
1. Mục tiêu: Giúp HS ôn tập các kĩ năng đã được học ở học kì I; Hiểu rõ hơn các kĩ năng này.
2. Cách tiến hành:
	- Chia nhóm. Yêu cầu HS thảo luận, điền vào phiếu học tập
	- Thảo luận nhóm, làm phiếu
	- Đại diện trình bày
	- Nhận xét, bổ sung
Câu1: Điền các biểu hiện thể hiện các kĩ năng đã học
TT
CÁC KĨ NĂNG ĐÃ HỌC
CÁC BIỂU HIỆN
1
Em là HS lớp 5
2
Có trách nhiệm về việc làm của mình
3
Có chí thì nên
4
Nhớ ơn tổ tiên
5
Tình bạn
6 
Kính già, yêu trẻ
7
Tôn trọng phụ nữ
8
Hợp tác với những người xung quanh
Câu 2: Trả lời các câu hỏi sau:
	- Vì sao chúng ta cần phải kính già, yêu trẻ?
	- Phụ nữ có vai trò như thế nào trong xã hội và gia đình? Vì sao phải tôn trọng phụ nữ?
	- Hợp tác với những nguời xung quanh có tác dụng gì?
Câu 3: Tìm các câu ca dao tục ngữ về kính già, yêu trẻ.
	- Câu chuyện, một tấm gương nói về hợp tác với những người xung quanh
3. Kết luận: Chúng ta đã được học 8 kĩ năng trong suốt học kì I.
Hoạt động 2: Thực hành các kĩ năng cuối kì I ( 15 - 17’)
1. Mục tiêu: HS thực hành các kĩ năng đã được học ở học kì I.
2. Cách tiến hành:
	- Chia nhóm. Yêu cầu HS tự đưa ra các tình huống và đóng vai về các kĩ năng đã học ở học kì I, yêu cầu các bạn nhóm khác giải quyết
	- Nhận xét, bổ sung
3. Kết luận: Tuyên dương những nhóm có tình huống hay, những nhóm có cách giải quyết hay.
Hoạt động tiếp nối ( 1 - 2’)
	- Thực hiện tất cả các kĩ năng đã được học ở học kỳ I
_______________________________________________________________
Thứ sáu ngày 21 tháng 12 năm 2012
Tiết 1
TOÁN
TIẾT 90: HÌNH THANG
I - Mục tiêu: Giúp HS:
- Hình thành được biểu tượng về hình thang.
- Nhận biết được một số đặc điểm của hình thang, phân biệt được hình thang với một số hình đã học.
- Biết vẽ hình để rèn kĩ năng nhận dạng hình thang và một số đặc điểm của hình thang.
II - Đồ dùng:
	- HS: Bảng con, eke, thước.
	- GV: Bảng phụ, eke, thước, hình thang bằng bìa ( bộ đồ dùng).
III- Các hoạt động dạy học:
HĐ1: Kiểm tra:(1’)
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
HĐ2: Dạy bài mới (15’)
HĐ 2.1: HS quan sát hình cái thang/sgk, nhận ra hình ảnh của hình thang, nêu VD về hình thang.
HĐ 2.2: Giới thiệu hình thang và các cạnh của hình thang:
	- GV vẽ hình thang ABCD -> HS quan sát hình thang và mô hình lắp ghép cho biết hình thang:
	+ Có mấy cạnh?
	+ Có 2 cạnh nào song song với nhau?
	- GV giới thiệu đáy lớn, đáy nhỏ -> một cặp cạnh đối diện song song, 2 cạnh bên.
 - HS tự rút ra nhận xét về hình thang.
HĐ 2.3: Giới thiệu chiều cao của hình thang:
- GV vẽ chiều cao AH ở hình thang ABCD.	
- GV giới thiệu chiều cao của hình thang “ Đoạn thẳng ở giữa 2 đáy và vuông góc với 2 đáy là chiều cao của hình thang” 
+ Nêu quan hệ giữa chiều cao AH và hai đáy?
 HĐ 2.4: Tổng hợp về hình thang:
- HS nêu hiểu biết về hình thang( SGK).
HĐ3: Luyện tập, thực hành (19’)
a) VBT:	* Bài 1/91 (3’):
	- KT: Củng cố biểu tượng về hình thang.
	- Sai lầm: HS quên đặc điểm của hình thang rồi nhận diện nhầm.
- Chốt: Nêu cách vẽ chiều cao hình thang?
b) VBT	* Bài 2/92 (5’):
- KT: Nhận biết các yếu tố của hình thang.
- Chốt: Hình thang gồm có những yếu tố nào?
c) VBT:	* Bài 3/92 (5’)
	- KT: Vẽ thêm 2 đoạn thẳng để được hình thang.
	- Sai lầm: Lúng túng ở phần b. 
	- Chốt: Cách nhận biết một hình thang
 d) Vở:	* Bài 4/92 (6’)
 - KT: Giới thiệu hình thang vuông và các đặc điểm của nó.
HĐ4: Củng cố (3’)
- Miệng: Nêu đặc điểm của hình thang và hình thang vuông.
- Mỗi hình thang có bao nhiêu đường cao?
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
.................................................................................................................................... .................................................................................................................................... ....................................................................................................................................
Tiết 2
TIN HỌC
GIÁO VIÊN CHUYÊN DẠY
____________________________
Tiết 3
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
 ÔN TẬP
I. Mục tiêu : Giúp học sinh:
	- Ôn tập về từ đồng nghĩa, trái nghĩa, đồng âm, nhiều nghĩa.
II. Các hoạt động dạy học:
1. Phân biệt sự khác nhau giữa: từ đồng nghĩa, trái nghĩa, đồng âm, nhiều nghĩa.
	- HS nêu miệng - trình bày - nhận xét.
	- GV nhận xét, hệ thống iến thức.
2. Luyện tập	 
Bài 1. Trong các từ sau, từ nào đồng nghĩa với từ tàu hoả:
	- xe lửa, xe cộ, tàu xe, xe hoả, ga tàu, đường sắt.
Bài 2. Trong các từ sau, từ nào trái nghĩa với từ chăm chỉ:
	- lười biếng, cần cù, chuyên cần, lười nhác, chịu khó.
Bài 3. Tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa với mỗi từ sau:
	- úng, phì nhiêu, lạnh, um tùm.
Bài 4. Xác định nghĩa của từ in nghiêng trong các kết hợp từ dưới đây, rồi phân các nghĩa thành 2 loại ( nghĩa gốc, nghĩa chuyển)
	a) Đầu: đầu cầu, đầu người, đầu sông, đầu súng, đầu bảng.
	b) Chạy: thi chạy, chạy tiền, chạy thầy, máy chạy, hàng bán chạy
	- HS trình bày - nhận xét - GV nhận xét, chữa bài.
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
.................................................................................................................................... .................................................................................................................................... ....................................................................................................................................
_________________________________
Tiết 4
TẬP LÀM VĂN
ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I ( TIẾT 5)
I. Mục tiêu:
- Củng cố kĩ năng viết thư: biết viết một lá thư gửi người thân ở xa, kể lại kết quả học tập, rèn luyện của em.
II. Đồ dùng:
- Giấy viết thư
III. Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài: Giới thiệu MĐYC của tiết học
2. Viết thư:
- 1 HS đọc yêu cầu + gợi ý, lớp theo dõi SGK
- Nhắc HS viết chân thực, kể đúng thành tích và cố gắng của mình
- Nối tiếp nhau giới thiệu người viết thư
- Viết thư
- Đọc thư
- Nxét: cách trình bày, nội dung, cách xưng hô, nội dung kể truyện trong thư
- Nhận xét, cho điểm.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
.................................................................................................................................... .................................................................................................................................... ....................................................................................................................................
____________________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 17,18.doc