Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 (buổi sáng) - Tuần 23

Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 (buổi sáng) - Tuần 23

TUẦN 23

Thứ sáu ngày 1 tháng 02 năm 2013

Tiết 1 HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ

I. Mục tiêu:

 - Đánh giá hoạt động tuần qua, đề ra phương hướng hoạt động tuần tới.

II. Các hoạt động dạy học :

HĐ1: Đánh giá hoạt động tuần qua.

- Các tổ trưởng đánh giá ý thức học tập, lao động của từng thành viên trong tổ.

- Tổ trưởng nhận xét, tổng kết điểm thi đua của các tổ.

- GV nhận xét ưu điểm, khuyết điểm chung của cả lớp trong tuần qua về: + Ý thức học tập, lao động.

 + Việc thực hiện nề nếp, quy định chung của trường, lớp.

 + Tuyên dương những tổ, cá nhân có ý thức kỉ luật tốt.

HĐ2: Phương hướng tuần tới

- Tiếp tục duy trì nề nếp học tập, ra vào lớp.

- Khắc phục những tồn tại trong tuần qua.

- Chăm sóc tốt bồn hoa do lớp phụ trách.

 

doc 21 trang Người đăng hang30 Lượt xem 399Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 (buổi sáng) - Tuần 23", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 23
Thứ sáu ngày 1 tháng 02 năm 2013
Tiết 1
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
I. Mục tiêu:
	- Đánh giá hoạt động tuần qua, đề ra phương hướng hoạt động tuần tới.
II. Các hoạt động dạy học :
HĐ1: Đánh giá hoạt động tuần qua.
- Các tổ trưởng đánh giá ý thức học tập, lao động của từng thành viên trong tổ.
- Tổ trưởng nhận xét, tổng kết điểm thi đua của các tổ.
- GV nhận xét ưu điểm, khuyết điểm chung của cả lớp trong tuần qua về: 	+ Ý thức học tập, lao động...
	+ Việc thực hiện nề nếp, quy định chung của trường, lớp...
	+ Tuyên dương những tổ, cá nhân có ý thức kỉ luật tốt...
HĐ2: Phương hướng tuần tới
- Tiếp tục duy trì nề nếp học tập, ra vào lớp...
- Khắc phục những tồn tại trong tuần qua.
- Chăm sóc tốt bồn hoa do lớp phụ trách.
____________________________
Tiết 2
TOÁN
T 111 : XĂNG-TI-MÉT KHỐI, ĐỀ-XI-MÉT-KHỐI
I.Mục tiêu: Giúp HS:	
	- Có biểu tượng về xăng-ti-mét khối, đề-xi-mét khối.
	- Đọc và viết đúng các số đo có đơn vị là xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối.
	- Nhận biết được quan hệ giữa xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối.
	- Giải được một số bài tập liên quan đến xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối (trường hợp đơn giản).
II. Đồ dùng day - học
 	 - HS: Bảng con 
 	 - GV: Mô hình quan hệ giữa xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối như SGK.
III.Các hoạt động dạy – Học
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (3’ - 5’):
- Đọc bảng đơn vị đo diện tích?
Hoạt động 2: Bài mới : (12/ - 15/) 
HĐ 2.1: Giới thiệu bài
HĐ 2.2: Hình thành biểu tượng về xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối
- GV đưa ra hình lập phương cạnh 1dm và cạnh 1cm cho HS quan sát.
- GV giới thiệu:
+ Xăng-ti-mét khối là thể tích của hình lập phương có cạnh dài 1cm.
Xăng-ti-mét khối viết tắt là cm3.
+ Đề-xi-mét khối là thể tích của hình lập phương có cạnh dài 1dm.
Đề-xi-mét khối viết tắt là dm3.
- GV đưa ra mô hình quan hệ giữa xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối.
- Nhận xét để tìm mối quan hệ giữa ăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối:
+ Như vậy hình lập phương thể tích 1dm3 gồm bao nhiêu hình lập phương thể tích 1cm3 ?
- HS quan sát trực quan, nêu: Hình lập phương cạnh 1dm gồm 
10 x 10 x 10 = 1000 hình lập phương cạnh 1cm.
	Vậy 1dm3 = ... cm3
	 1 cm3 = ... dm3
Hoạt động 3: Luyện tập - Thực hành (15’ - 17/)
a) Vở:	* Bài 1/116 (7’):
	- KT: 	Viết số hoặc chữ thích hợp vào ô trống
- Chốt: Đọc, viết số đo thể tích
	* Bài 2/117 (10’):
	- KT: Viết số thích hợp vào ô trống.
	- Chốt: Dựa vào mối quan hệ giữa cm3 và dm3 để chuyển đổi.
Dự kiến sai lầm: - Bài 2: Còn nhầm lẫn khi chuyển đổi đơn vị đo dưới dạng phân số sang số tự nhiên.
Biện pháp khắc phục: Cho HS làm BP - nhận xét, sửa chữa.
Hoạt động 4: Củng cố: ( 2’ - 3’)
- Tổ chức cho HS thi đọc và viết các số đo thể tích có đơn vị là xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối.
* Viết số thích hợp vào chỗ trống
12 dm3 = ...............cm3 ; 12000 cm3 = ....... dm3 3,5 dm3 = ............ cm3 ; 14500 cm3 = ....... dm3 
Rút kinh nghiệm sau giờ day:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
________________________________
Tiết 3
TIẾNG ANH
GIÁO VIÊN CHUYÊN DẠY
______________________________
Tiết 4
TẬP ĐỌC
 PHÂN XỬ TÀI TÌNH 
I. Mục đích yêu cầu:
1. Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn với giọng hồi hộp, hào hứng, thể hiện được niềm khâm phục của người kể chuyện về tài sử kiện của ông quan án.
2. Hiểu ý nghĩa của bài: Ca ngợi trí thông minh, tài sử kiện của vị quan án.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Tranh minh hoạ bài trong SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ (2 - 3’)
- Đọc thuộc bài “ Cao Bằng ”
- Tìm hình ảnh thiên nhiên được so sánh với lòng yêu nước của nhân dân Cao Bằng?
2. Dạy bài mới 	
a. Giới thiệu bài (1 - 2’) 
b. Luyện đọc đúng (10 - 12’)
- 1 HS đọc toàn bài, lớp đọc thầm theo, xác định đoạn (3đoạn) 
+ Đoạn 1:Từ đầu đến bà này lấy trộm
+ Đoạn 2: cúi đầu nhận tội .
+ Đoạn 3: Còn lại .
- HS đọc nối tiếp đoạn (1-2 lần)
- Luyện đọc từng đoạn:
* Đoạn 1:
+ Giải nghĩa: Quan án
+ Đọc đúng các cụm từ, lời nói của từng nhân vật.
- HS đọc đoạn 1 theo dóy 
* Đoạn 2:
+ Câu 7 ngắt sau: người này.
+ Đọc ngắt nghỉ đúng dấu câu,đọc đúng các câu có dấu hai chấm.
- HS đọc đoạn 2 theo dóy
* Đoạn 3:
+ Giải nghĩa: vãn cảnh, biện lễ, sư vãi, chạy đàn.
+ Câu cuối ngắt sau: chú tiểu.
+ Đọc trôi chảy, tự nhiên. 
- HS Đọc đoạn theo dóy
- HS đọc theo nhóm đôi
* Đọc cả bài:
- Đọc lưu loát, ngắt đúng nhịp thơ: 1-2 HS đọc
- GV đọc mẫu lần 1.
c. Hướng dẫn tỡm hiểu bài (10 - 12’)
* HS đọc thầm đoạn 1,2 và câu hỏi 1, 2.
- Hai người đến công đường nhờ quan phân xử việc gì?
- Quan án đã dùng cách nào để tìm ra người lấy cắp vải?	
- Vì sao quan cho rằng người không khóc chính là người lấy cắp?
* HS đọc thầm đoạn 3 và câu hỏi 3.
- Kể lại cách quan án tìm kẻ trộm tiền của nhà chùa?
- Vì sao quan án dùng cách trên? (Thảo luận nhóm đôi)
- Nêu nội dung chính của bài?
=>Quan án thông minh nắm được đặc điểm tâm lý của những người ở chùa là tin vào sự linh thiêng của đức phật , lại hiểu kẻ có tật thường hay giật mình nên đã nghĩ ra cách trên để tìm ra kẻ gian một cách nhanh chóng .
d. Luyện đọc diễn cảm (10 – 12’)
* Đoạn 1:
+ Nhấn giọng tự nhiên: tìm ra, công bằng, lời bẩm báo của 2 người đàn bà: mếu máo, ấm ức, đau khổ.
- HS đọc đoạn 1 theo dóy
* Đoạn 2, 3:
+ Hướng dẫn: ngắt giọng tự nhiên, lời quan án :ôn tồn , đĩnh đạc , uy nghiêm.
- Đọc đoạn theo dóy
* Cả bài : Đọc giọng nhẹ nhàng , chậm rãi , thể hiện niềm khâm phục trí thôg minh , tài xử kiện của quan án..
- GV đọc mẫu lần 2.
- Đọc từng đoạn hoặc cả bài ( 8 – 10 em )
- Nhận xét , cho điểm.
e. Củng cố, dặn dũ (2 - 4’) 
- Tỏc giả muốn khuyên các em điều gỡ ?
- VN: chuẩn bị bài sau
Rút kinh nghiệm sau giờ day:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
_____________________________________________________________
Thứ hai ngày 04 tháng 02 năm 2013
Tiết 1
TOÁN
T 112 : MÉT KHỐI
I.Mục tiêu: Giúp HS:	
	- Có biểu tượng về đơn vị đo thể tích mét khối.
	- Đọc và viết đúng các số đo có đơn vị là mét khối.
	- Biết đổi đúng các đơn vị đo giữa mét khối, xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối.
	- Giải được một số bài tập liên quan đến đơn vị: mét khôi, xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối.
II. Đồ dùng day - học
 - HS: Bảng con 
 - GV: Mô hình quan hệ giữa xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối, mét khối như SGK.
III.Các hoạt động dạy - Học
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (3’ – 5’):
* Viết số thích hợp vào chỗ trống
2,76 dm3 = ............ cm3 ; 1230 cm3 = ....... dm3 
Hoạt động 2: Bài mới : (12/ - 15/) 
HĐ 2.1: Giới thiệu bài
HĐ 2.2: Hình thành biểu tượng về mét khối và mối quan hệ giữa mét khối với đề-xi-mét khối, với xen-ti-mét khối
- GV đưa ra mô hình minh hoạ cho mét khối và giới thiệu.
+ Để đo thể tích người ta còn dùng đơn vị là mét khối.
+ Mét khối là thể tích của hình lập phương có cạnh dài bao nhiêu mét?
- GV đưa ra mô hình quan hệ giữa mét khối và đề-xi-mét khối và hướng dẫn HS hình thành mối quan hệ giữa hai đại lượng này:
+ Như vậy hình lập phương thể tích 1m3 gồm bao nhiêu hình lập phương thể tích 1dm3 ? 
- HS nêu: Hình lập phương cạnh 1m gồm 
- GV nêu: Hình lập phương cạnh 1m gồm 
100 x 100 x 100 = 1000000 hình lập phương cạnh 1cm.
Ta có 1m3 = 1000000cm3
- HS lên điền số thích hợp vào chỗ trống:
m3
dm3
cm3
1m3 =....dm3
1dm3=...cm3
=...m3
1cm3=....dm3
- Cho biết mỗi đơn vị đo thể tích gấp (kém) bao nhiêu lần đơn vị bé (lớn) hơn tiếp liến nó ?
- HS đọc lại bảng trên
Hoạt động 3: Luyện tập - Thực hành (15’ - 17/)
a) Miệng:	* Bài 1/118 (6’):
	- KT: Đọc, viết số đo thể tích.
	- Chốt: Cách đọc, viết số đo thể tích.
b) Vở:	* Bài 2/118 (5’) b
	- KT: Chuyển đổi đơn vị đo thể tích.
	- Chốt: Em đã vận dụng KT nào để làm bài?
 * Bài 3/102 (6’):
- KT: Giải toán có lời văn
- Chốt: Giải thích cách làm?
Hoạt động 4: Củng cố: ( 2’ – 3’)
- Viết số thích hợp vào chỗ trống
 	2m3 =...............dm3 ;	 42dm3 = ....... cm3 
 	 3,1 m3 = ............ dm3 ; 	 1489cm3 = ....... dm3 
Rút kinh nghiệm sau giờ day:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
______________________________
Tiết 2
CHÍNH TẢ ( NHỚ – VIẾT )
TIẾT 23: CAO BẰNG
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Nhớ viết đúng chính tả 4 khổ thơ đầu của bài thơ Cao Bằng.
2. Viết hoa đúng tên người , tên địa lí Việt Nam.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ hoặc giấy khổ lớn.
III.Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ ( 3 – 5’)
- HS viết BC: 2 tên người , 2 tên địa lí Việt Nam.
- GV nhận xét.
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài (1-2’)
b. Hướng dẫn chính tả (10 – 12’)
- Đọc mẫu lần 1 - Mở SGK đọc thầm theo
- Ghi bảng: Đèo Gió , Đèo Giàng , Cao Bắc , Cao Bằng
- Phõn tớch chữ ghi tiếng khú, viết bảng con
- Những từ này viết như thế nào ? Vì sao ?
- Cách trình bày thể thơ 5 chữ ?
c. Viết chớnh tả (12 – 14’)
- HS nhẩm thuộc lại 
- Nhắc lại tư thế ngồi viết, cách cầm bút , đặt vở...
- HS nhớ - viết bài vào vở
d. Hướng dẫn chấm - chữa (3 – 5’)
- Đọc - soát lỗi, ghi số lỗi bằng bút chỡ
- Đổi vở cho bạn để soát lỗi
- Chữa lỗi
- Chấm bài
3. Hướng dẫn làm bài tập (8 – 10’)
* Bài 2/48:
- Cho HS đọc yêu cầu bài tập 2 + đọc 3 câu a, b, c .
- Cho HS làm bài - GV đưa bảng phụ đã chép bài tập ra ( cho 3 HS làm trên bảng phụ hoặc cho HS thi tiếp sức)
- GV nhận xét + chốt lại kết quả đúng:
 * Bài 3/48:
 	- HS đọc yêu cầu BT + đọc bài thơ Cửa Gió Tùng Chinh
- Cho HS làm bài .
- GV nhận xét và chốt lại kết quả cho đúng .
4. Củng cố, dặn dò ( 2’)
- GV nhận xét tiết học
- Dặn HS ghi nhớ quy tắc viết hoa tên người ,  ... nêu:
+ Vậy thể tích của hình hộp chữ nhật có chiều dài 20cm, chiều rộng 16cm, chiều cao 10cm là 3200 hình lập phương 1cm3 hay chính là 3200 cm3.
+ Ta có thể tính thể tích của hình hộp chữ nhật này như sau:
 20 x 16 x 10 = 3200 (cm3)
 + 20cm là số đo nào của hình hộp chữ nhật ?
 + 16cm là số đo nào nào của hình hộp chữ nhật ?
 + 10cm là số đo nào của hình hộp chữ nhật ?
- Viết lên bảng sơ đồ:
20 x 16 x 10 = 3200
CD x CR x CC = TT
- Để tính thể tích của hình hộp chữ nhật chúng ta đã làm như thế nào ?
- Viết công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật có: Chiều dài: a
	 Chuều rộng: b
	 Chiều cao : c
	 Thể tích: V
- HS trình bày – nhận xét.
Hoạt động 3: Luyện tập - Thực hành (15’ - 17/)
a) Bảng con:	* Bài 1/121 (5’):
- KT: Tính thể tích HHCN.
- Chốt: Nêu cách tính thể tích HHCN?
b) Vở	* Bài 2/121 ( 7”)
- KT: Tính thể tích khối gỗ.
- Chốt: + Chia khối gỗ thành những hình khối nhỏ.
	 + Thể tích khối gỗ bằng tổng thể tích các hình khối nhỏ.
	* Bài 3/121 ( 7”)
- KT: Tính thể tích khối đá.
- Chốt: Giải bài toán dựa vào thực tế.
Dự kiến sai lầm: HS còn lúng túng khi thực hiện BT 2.
Hoạt động 4: Củng cố: ( 2’ – 3’)
	- Nhận xét giờ học.
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
_____________________________________
Tiết 2
THỂ DỤC
GIÁO VIÊN CHUYÊN DẠY
_____________________________________
Tiết 3
TẬP LÀM VĂN 
LẬP CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG 
I. Mục đích, yêu cầu:
- Dựa vào dàn ý đã cho, biết lập chương trìng cho một trong các hoạt động tập thể góp phần giữ gìn trật tự an ninh.
II. Đồ dùng dạy -học:
- Bảng phụ viết vắn tắt cấu trúc ba phần của chương trình hoạt động.
- Những ghi chép HS đã ghi chép được.
- Bút dạ, một vài tờ giấy khổ to.
III. Các hoạt động dạy -học:
Giới thiệu bài (1’)
Hướng dẫn học sinh lập chương trình hoạt động (33-34’)
a) Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của đề bài (12’)
- Cho HS đọc đề bài + gợi ý trong SGK.
- GV lưu ý HS : Khi lập chương trình hoạt động, em phải tưởng tượng mình là liên đội trưởng hoặc là liên đội phó. Các em cần chọn hoạt động nào mà mình đã tham gia để việc lập chương trình hoạt động đạt hiệu quả cao.
- Cho HS nói hoạt động mình chọn để lập chương trình.
- GV treo bảng phụ đã viết sẵn cấu trúc chương trình của chương trình hoạt động.
b) HS lập chương trình hoạt động (22’)
- Cho HS lập chương trình hoạt động . GV phát phiếu cho một vài HS.
- GV nhận xét từng chương trình hoạt động. GV hướng dẫn HS bổ sung thêm 1 chương trình hoạt động của HS để hoạt động.
- GV cùng HS bình chọn bạn lập được chương trình tốt nhất.
Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà hoàn chỉnh lại chương trình hạt động đã viết ở lớp, viết lại vào vở.
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
_________________________________
Tiết 4
ĐẠO ĐỨC
EM YÊU TỔ QUỐC VIỆT NAM
I. Mục đích, yêu cầu: HS biết:
	- Tổ quốc em là Việt Nam, Tổ quốc em đang thay đổi từng ngày và đang hội nhập ào đời sống quốc tế.
	- Tích cực học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng và bảo vệ Quê hương, đất nước.
	- Quan tâm đến sự phát triển của đất nước, tự hào về truyền thống, về nền văn hoá và lịch sử của dân tộc Việt Nam.
II. Đồ dùng dạy học
-Tranh, ảnh về đất nước, con người Việt Nam.
III.Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ ( 3 ‘5’)
	- Nêu một số việc làm của Uỷ ban nhân dân xã, phường em?
2. Bài mới
a) Giới thiệu
b) Tìm hiểu bài
HĐ1: Tìm hiểu thông tin
* Mục tiêu: HS có hiểu biết ban đầu về văn hoá, KT, truyền thống và con người Việt Nam.
* Cách tiến hành
	- HS nghiên cứu SGK – Chia nhóm – thảo luận.
	- Đại diện các nhóm trình bày – nhận xét – bổ sung.
	- GV nhận xét.
HĐ2: Thảo luận nhóm
* Mục tiêu: HS có thêm hiểu biết và tự hào về đất nước Việt Nam.
* Cách tiến hành: Chia nhóm thảo luận:
	- Em biết gì về đất nước Việt Nam?
	- Em nghĩ gì về đất nước, con người Việt Nam?
	- Đất nước ta còn có những khó khăn gì?
	- Chúng ta cần phải làm gì để góp phần xây dựng đất nước?
	+ Đại diện các nhóm trình bày – nhận xét – bổ sung. 
	- GV nhận xét, kết luận.
HĐ3: Làm bài tập 2 (SGK)
* Mục tiêu: HS củng cố những hiểu biết về Tổ quốc Việt Nam.
* Cách tiến hành: 
	- GV nêu yêu cầu.
	- HS làm việc cá nhân – trình bày – nhận xét.
HĐ nối tiếp: sưu tầm những bài hát, bài thơ, tranh ảnh... liên quan đến chủ đề.
3) Củng cố, dặn dò
	- Nhận xét giờ học.
_______________________________________
Thứ ba ngày 5 tháng 02 năm 2013
Tiết 1
TOÁN 
T 115 : THỂ TÍCH HÌNH LẬP PHƯƠNG
I. Mục tiêu: Giúp HS:	
	- Tự tìm cách tính và công thức tính thể tích của hình lập phương.
	- Biết vận dụng công thức tính thể tích hình lập phương để giải các bài toán có liên quan.
II. Đồ dùng day - học
 - HS: Bảng con 
 - GV: Bảng phụ
III.Các hoạt động dạy -Học
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (3’ – 5’):
	?Muốn tính thể tích hình lập phương ta làm thế nào
Hoạt động 2: Bài mới : (12/ - 15/) 
HĐ 2.1: Giới thiệu bài
HĐ 2.2: Hình thành biểu tượng và công thức tính thể tích của hình lập phương
- GV nêu bài toán:
- GV yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau thảo luận và làm bài.
+ Trong bài toán trên, để tính thể tích của hình lập phương chúng ta đã làm như thế nào ?
- Nêu công thức tính thể tích của hình lập phương có cạnh là a.
. Hoạt động 3: Luyện tập - Thực hành (15’ - 17/)
a). SGK:	* Bài 1/122 (5’):
- KT: Viết số đo thích hợp vào ô trống.
- Chốt: Cách tính diện tích một mặt, diện tích toàn phần, thể tích khi biết độ dài cạnh và ngược lại.
b) Làm bảng con:	* Bài 2/122 (5’):
 - KT: Tính khối lượng khối kim loại.
- Chốt: Muốn biết khối kim loại nặng bao nhiêu kg em đã làm như thế nào?
c) Vở:	* Bài 3/ 123 ( 7” )
- KT: Tíh thể tích HHCN, hình lập phương.
- Chốt: Nêu cách làm?
Dự kiến sai lầm: Trình bày lời giải chưa chính xác.
Biện pháp khắc phục: Đọc kĩ đề bài.
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
________________________________________
Tiết 2
TIN HỌC
GIÁO VIÊN CHUYÊN DẠY
______________________________________
Tiết 3
LUYỆN TỪ VÀ CÂU 
NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ 
I. Mục đích yêu cầu:
1. Hiểu thế nào là câu ghép thể hiện sự tăng tiến.
2. Biết tạo ra các câu ghép mới thể hiện quan hệ tăng tiến bằng cách nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ, bằng thay đổi vị trí các vế câu.
II. Đồ dùng dạy- học:
- Bút dạ + giấy khổ to.
III. Các hoạt động dạy- học:
1 . Kiểm tra bài cũ (2-3’)
- Cho HS làm lại bài tập 2, 3 của tiết Mở rộng vốn từ : Trật tự an ninh
- GV nhận xét cho điểm.
2. Bài mới 
a. Giới thiệu bài mới (1’)
b. Hướng dẫn luyện tập (10-12’)
 * Bài tập 1
	- Cho HS đọc yêu cầu + đọc câu chuyện vui Người lái xe đãng trí.
+ Tìm câu ghép thể hiện sự tăng tiến.
	+ Phân tích cấu tạo câu ghép đó.
	- Cho HS làm bài. GV dán lên bảng lớp tờ phiếu đã ghi câu ghép cần phân tích
	- Cho HS trình bày kết quả.
- GV nhận xét + chốt lại kết quả đúng . 
	- Câu chuyện gây cười ở chỗ nào? 
* Bài tập 2: 
- HS đọc yêu cầu bài
- HS làm vở
- HS trình bày bài làm
	- Cả lớp nhận xét, bổ sung.
e. Củng cố, dặn dò (2’)
	- GV nhận xét tiết học.
	- Dặn HS ghi nhớ kiến thức đã học về câu ghép có quan hệ tăng tiến.
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
______________________________
Tiết 4
TẬP LÀM VĂN 
TRẢ BÀI VĂN KỂ CHUYỆN
I. Mục đích yêu cầu:
1. Nắm được yêu cầu của bài văn kể chuyện theo 3 đề đã cho.
2. Nhận thức được ưu, khuyết điểm của mình và của bạn khi được thầy cô chỉ rõ; biết tham gia sửa lỗi chung; biết tự sửa lỗi; tự viết lại 1 đoạn hoặc cả bài cho hay hơn.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Bảng phụ ghi 3 đề bài + ghi lại lỗi HS mắc phải.
III. Các hoạt động dạy-học:
1. Kiểm tra bài cũ (4’)
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài (1’)
b. Nhận xét chung (8’)
* HĐ1: GV nhận xét về kết quả làm bài:
- GV đưa bảng phụ đã chép 3 bài và các loại lỗi điển hình lên.
- GV nhận xét chung:
+ Những ưu điểm chính. Cho ví dụ cụ thể.
+ Những hạn chế chính. Cho ví dụ cụ thể.
* HĐ2: Thông báo điểm số cụ thể:
c. Chữa bài ( 23-24’)
* HĐ 1: Hướng dẫn HS chữa lỗi chung.
- GV cho HS lên chữa lỗi trên bảng phụ.
* HĐ 2 : Hướng dẫn HS sửa lỗi trong bài
- GV theo dõi , kiểm tra hs làm việc.
* HĐ 3: Hướng dẫn HS học tập những đoạn văn hay.
- GV : đọc những đoạn. những bài văn hay.
* HĐ 4 : Hướng dẫn HS chọn viết lại đoạn văn cho hay hơn.
- GV : Mỗi em chọn một đoạn văn mình viết còn mắc nhiều lỗi để viết lại cho hay hơn.
- GV : Chấm 1 số đoạn viết của HS.
d. Củng cố, dặn dò (2-3’)
- GV nhận xét tiết học.
- Biểu dương những hs làm bài tốt.
- Yêu cầu những hs làm bài chưa đạt về nhà viết lại bài văn ; Chuẩn bị cho tiết Tập làm văn kế tiếp.
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
_________________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 23.doc