Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 (buổi sáng) - Tuần 9

Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 (buổi sáng) - Tuần 9

TUẦN 9

Thứ hai ngày 15 tháng 10 năm 2012

 Tiết 1: HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ

Chào cờ đầu tuần

____________________________

Tiết 2 TOÁN

T41. LUYỆN TẬP

I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về :

- Cách viết số đo độ dài d¬ưới dạng số thập phân trong các trư¬ờng hợp đơn giản.

II. Các hoạt động dạy – học chủ yếu

1. KTBC (3 - 5’)

 8dm 7cm=.dm ; 73mm= .dm

- GV nhận xét và cho điểm HS.

2. Bài mới ( 32 - 34’)

a) Bảng con *Bài 1(7 - 8’)

- KT: Viết số đo độ dài có 2 tên đơn vị thành STP với 1 tên đơn vị.

- Chốt :Tại sao 14m 7cm = 14,07m?

b)VBT *Bài 2 (7 - 8’)

 - KT: Viết số đo độ dài dưới dạng số TP.

- GV gọi HS đọc đề bài – quan sát mẫu.

- HS làm SGK – trình bày – nhận xét.

- Chốt: Mẫu số có bao nhiêu chữ số 0 thì phần thập phân có bấy nhiêu chữ số.

 

doc 23 trang Người đăng hang30 Lượt xem 385Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 (buổi sáng) - Tuần 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 9
Thứ hai ngày 15 tháng 10 năm 2012
 Tiết 1: HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
Chào cờ đầu tuần
____________________________
Tiết 2
TOÁN
T41. LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về :
- Cách viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân trong các trường hợp đơn giản.
II. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
1. KTBC (3 - 5’)
 	8dm 7cm=......dm ; 73mm= .....dm
- GV nhận xét và cho điểm HS.
2. Bài mới ( 32 - 34’)
a) Bảng con	*Bài 1(7 - 8’)
- KT: Viết số đo độ dài có 2 tên đơn vị thành STP với 1 tên đơn vị.
- Chốt :Tại sao 14m 7cm = 14,07m?
b)VBT	*Bài 2 (7 - 8’)
	- KT: Viết số đo độ dài dưới dạng số TP.
- GV gọi HS đọc đề bài – quan sát mẫu.
- HS làm SGK – trình bày – nhận xét.
- Chốt: Mẫu số có bao nhiêu chữ số 0 thì phần thập phân có bấy nhiêu chữ số.
c) Vở	*Bài 3(7 - 8’)
	- KT: Viết số đo độ dài dưới dạng số TP.
	- HS làm vở - đổi vở kiểm tra – nhận xét.
	- Chốt: Xác định đơn vị đã cho, đơn vị cần đổi.
	*Bài 4 (8 - 9’)
	- KT: Củng cố cách đổi số đo có 1 tên đơn vị thành số đo 2 tên đơn vị.
	- HS làm bài - GV chấm một số bài - nhận xét.
Dự kiến sai lầm: BT2, HS sẽ gặp khó khăn trong việc chuyển từ số đo độ dài này sang số đo độ dài khác viết dưới dạng STP.
 Khắc phục: Cho HS quan sát mẫu để tách thành 2 tên đơn vị Chuyển thành hỗn số rồi chuyển thành STP.
3. Củng cố dặn dò (3 - 4’)
- Nhận xét đánh giá tiết học .
- Chuẩn bị bài sau.
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy :
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
_________________________________
Tiết 3
TIẾNG ANH
GIÁO VIÊN CHUYÊN DẠY
___________________________________
Tiết 4
TẬP ĐỌC
 CÁI GÌ QUÝ NHẤT 
I. Mục đích yêu cầu
- Đọc lưu loát và diễn cảm toàn bài: Ngắt giọng, phân biệt lời dẫn truyện và lời nói của nhân vật ( Hùng, Quý, Nam, thầy giáo ). 
- Đọc đúng ngữ điệu các câu kể, câu hỏi, câu cảm, câu khiến trong bài, giọng đọc thay đổi , linh hoạt hợp với tính cách từng nhân vật. 
- Đọc diễn cảm kịch theo phân vai.
- Hiểu một số từ ngữ: tranh luận, phân giải.
- Nội dung: Nắm được vấn đề đã tranh luận ( Cái gì quý nhất? ) và ý được khẳng định: Người lao động là quý nhất.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ SGK.
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ ( 2 - 3’)
- Đọc thuộc bài thơ “ Cổng trời ”
- Trong các cảnh được miêu tả trong bài, em thích cảnh nào nhất? Vì sao?
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài ( 1 - 2’)
- Trong cuộc sống, dường như cái gì cũng thật đáng quý. Nhưng quý nhất là cái gì? Vì sao là quý nhất? Bài tập đọc “ Cái gì quý nhất ” sẽ giúp em hiểu điều đó.
2. Hướng dẫn đọc đúng ( 10 - 12’)
- HS khá đọc bài
- Lớp đọc thầm và chia đoạn.
- Bài chia làm mấy đoạn?
+ Đ1: Từ đầu đến phân giải
+ Đ2: phần còn lại
- H đọc nối đoạn
- Luyện đọc đoạn
 Đoạn 1: -Đọc đúng câu hỏi
- 1H đọc câu “ Theo tớ  không?”
- Giải nghĩa: Tranh luận, phân giải
- HD: Đọc đúng các câu hỏi, câu cảm, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đọc đúng lời người dẫn chuyện.
- H luyện đọc theo dãy.
Đoạn 2: - Đọc đúng: nói
- HD: Đọc rõ ràng mạch ngắt nghỉ đúng các dấu câu
- H luyện đọc theo dãy 
- H đọc nhóm đôi
 Cả bài: - Đọc lưu loát, phân biệt được lời dẫn truyện và lời nhân vật.
- HS đọc cả bài (1 - 2 em)
- GV đọc mẫu lần 1.
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài (10 - 12’)
- HS đọc thầm đoạn 1 và câu hỏi 1, 2:
+ Ba bạn tranh luận điều gì ?
+ Theo Hùng, Nam, Quý thì cái gì quý nhất trên đời? 
+ Mỗi bạn đưa ra lí lẽ như thế nào để bảo vệ ?
+ Các em thấy bạn nào nói đúng? để khẳng định điều đó chúng ta cùng tìm hiểu đoạn 2. 
- HS đọc thầm đoạn 2 và câu hỏi 3:
+ Vì sao thầy giáo cho rằng người lao động mới là quý nhất ?
+ Theo em, khi tranh luận, muốn thuyết phục người khác thì ý kiến đưa ra phải như thế nào? Thái độ tranh luận phải ra sao?
=>Tất cả những lí do của 3 bạn đưa ra thoạt đầu nghe có vẻ đúng. Nhưng những lời nói rành rẽ, chân tình và giàu tính thuyết phục của thầy giáo đã cho chúng ta thấy rõ: cái quý nhất trên đời chính là người lao động.
+ Em có thể chọn tên khác cho bài văn không và nêu lí do? 
+ Bài văn đã giúp em hiểu điều gì?
4. Hướng dẫn đọc diễn cảm ( 10 - 12’) 
 Đoạn 1:- Người dẫn truyên đọc giọng kể chậm rãi, lời kể của 3 bạn cần nhấn giọng 1 số từ ngữ thể hiện sự tranh luận sôi nổi.
- Học sinh đọc đoạn 1 theo dãy
 Đoạn 2: - Giọng giảng giải, ôn tồn, chân tình, giàu sức thuyết phục của thầy giáo.
- Học sinh đọc đoạn 2 theo dãy
- Giáo viên đọc mẫu lần 2.
- HS đọc diễn cảm từng đoạn , cả bài ( 8 - 10 em )
- HS đọc phân vai
- NX, uốn nắn, cho điểm.
5. Củng cố, dặn dò (2 - 4’)
- Nhận xét tiết học, tuyên dương một số em đọc tốt.
- Về nhà luyện đọc .
- Chuẩn bị bài sau: Đất Cà Mau.
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy :
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
___________________________________________________________________
Thứ ba ngày 16 tháng 10 năm 2012
Tiết 1
TOÁN
T42. VIẾT CÁC SỐ ĐO KHỐI LƯỢNG
 DƯỚI DẠNG SỐ THẬP PHÂN
I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về :
- Ôn tập về bảng đơn vị đo khối lượng, quan hệ giữa các đơn vị đo khối lượng liền kề ; quan hệ giữa các đơn vị đo khối lượng thông dụng.
 - Biết cách viết số đo khối lượng dưới dạng số thập phân, dạng đơn giản.
II. Đồ dùng dạy- học
- Bảng đơn vị đo khối lượng kẻ sẵn.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
1. KTBC ( 3 - 5’ ) 
307m = ..... km ; 12,64 cm =....m....cm.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
2. Bài mới ( 32 - 34’)
a.Ôn tập về các đơn vị đo khối lượng (10 - 12’)
*) Bảng đơn vị đo khối lượng
- GV yêu cầu HS kể tên các đơn vị đo khối lượng theo thứ tự từ bé đến lớn?
- GV gọi 1 HS lên bảng viết các đơn vị đo khối lượng vào bảng các đơn vị đo đã kẻ sẵn.
- Em hãy nêu mối quan hệ giữa hai đơn vị đo khối lượng liền kề nhau?
*) Hướng dẫn viết các số đo khối lượng dưới dạng số thập phân.
- GV nêu ví dụ : Tìm số thập phân thích hợp điền vào chỗ chấm :
5 tấn 132 kg = ....tấn
- GV yêu cầu HS thảo luận để tìm số thập phân thích hợp điền vào chỗ trống.
- GV nhận xét các cách làm mà HS đưa ra.
b. Luyện tập ( 20 - 22’) 
a) BC	*Bài 1(6 - 7’) 
	- KT: Viết số đo độ dài dưới dạng số TP.
	- HS làm SGK – trình bày – nhận xét.
	- Chốt: Dựa vào mối quan hệ giữa kg và tấn.
b) Vở 	*Bài 2 (6 - 7’)
- KT: Củng cố cách xác định đơn vị đã cho, đơn vị cần đổi và cách đổi đơn vị đo .
- HS làm vở – 1em làm BP – nhận xét.
- Chốt: Xác định đơn vị mới cần đổi là đơn vị nào áp dụng mqh giữa đơn vị đo đó và đơn vị đã cho để chuyển đổi. 
	*Bài 3 (6 - 7’)
- HS đọc đề bài.
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- Chốt: Rèn KN tính toán.
Dự kiến sai lầm: HS đổi sai trong các trường hợp:
	12 tấn 6 kg =.....tấn	500 g =.... kg
Biện pháp khắc phục: Khắc sâu mối quan hệ giữa các đơn vị đo dộ dài.
3. Củng cố – dặn dò (3 - 4’)
	- Nhận xét giờ học.
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy :
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
______________________________
Tiết 2
CHÍNH TẢ NHỚ VIẾT
 TIẾNG ĐÀN BA-LA-LAI-CA TRÊN SÔNG ĐÀ 
I. Mục đích, yêu cầu
- Nhớ - viết đúng chính tả, trình bày đúng cả bài “ Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà ”.
- Trình bày đúng các khổ thơ, dòng thơ theo thể tự do.
- Ôn lại cách viết những từ có âm đầu l / n; âm cuối n / ng.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ, vở BTTV.
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ ( 2 - 3’)
- HS viết bảng con: truyền thuyết; khuyết điểm; luyến tiếc -> NX.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài (1 - 2’)
- GV nêu MĐ- YC của tiết học
2. Hướng dẫn chính tả ( 10 - 12’)
- GV đọc mẫu.
- HS mở SGK nhẩm theo
- Ghi bảng: ba-la-lai-ca; tháp khoan; ngẫm nghĩ; lấp loáng; nối liền
- HS đọc phân tích chữ ghi tiếng khó	
- Âm ngh được viết bằng những con chữ nào?	
- GV xoá bảng, đọc từ, tiếng khó - H viết bảng con
- Nhận xét, đọc lại các tiếng
3. Viết chính tả ( 14- 16’)
- HD tư thế ngồi viết 
- HS nhẩm lại đoạn viết ( 2 - 3’)
- Bài thơ gồm mấy khổ thơ? Trình bày các dòng thơ như thế nào? Những từ nào phải viết hoa?
- HS viết bài theo hiệu lệnh của giáo viên.
- GV kiểm tra và giúp đỡ những em chưa thuộc.
4. Hướng dẫn chấm, chữa ( 3 - 5’)
- GV đọc - HS soát lỗi và chữa lỗi bằng bút chì, HS ghi số lỗi ra lề và đổi vở cho bạn để kiểm tra. HS tự sửa lại lỗi ở cuối bài viết.
- GV chấm từ 8 - 10 bài.
5. Hướng dẫn bài tập chính tả ( 7 - 9’)
a) VBT 	* Bài 2 /86
- HS đọc yêu cầu bài.
- Học sinh tìm các từ chứa các tiếng có âm l / n?
- Chữa: Học sinh báo cáo kết quả theo dãy; NX đúng sai - GV chốt ý đúng.
b) Vở: 	* Bài 3/87
- HS đọc yêu cầu bài
- Học sinh làm bài vào vở ; mỗi phần tìm từ 3-5 từ
- 1 học sinh làm bảng phụ
- Chữa : Nhận xét đúng, sai ; GV chốt ý đúng. 
6. Củng cố, dặn dò (1 - 2’)
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài tiết sau.
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy :
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
_____________________________
Tiết 3
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
MỞ RỘNG VỐN TỪ : THIÊN NHIÊN 
I. Mục đích yêu cầu
- Mở rộng hệ thống vốn từ chỉ các sự vật, hiện tượng của thiên nhiên; làm quen với các thành ngữ, tục ngữ, mượn các sự vật; hiện tượng thiên nhiên để nói những vấn đề về đời sống xã hội.
- Nắm được một số từ ngữ miêu tả thiên nhiên.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ ... ..............................................................................................................................................................................................................................................................................................
________________________________
Tiết 4
ĐẠO ĐỨC
TÌNH BẠN ( TIẾT 1 )
I. Mục tiêu
1. HS hiểu:
 - Ai cũng cần có bạn bè. Trẻ em có quyền được tự do kết giao bạn bè.
 - Cách cư xử với bạn bè.
2. HS biết cư xử tốt với bạn bè trong cuộc sống hằng ngày.
II. Đồ dùng dạy học 
	- SGK đạo đức 5.
	- Hoá trang sắm vai truyện "Đôi bạn".
III. Hoạt động chủ yếu
A. Kiểm tra bài cũ:
- Em đã làm những việc gì để thể hiện sự biết ơn tổ tiên?
- Em hãy đọc một số câu ca dao, tục ngữ, thơ về chủ đề: Nhớ ơn tổ tiên.
- HS đọc, HS khác nhận xét, GV nhận xét, cho điểm.
B. Bài mới:
- GV nêu yêu cầu nhiệm vụ tiết học; ghi bảng.
 Hoạt động 1: Cả lớp hát bài "Lớp chúng ta đoàn kết".
- Bài hát nói lên điều gì?
+ Lớp chúng ta có vui như vậy không?
+ Điều gì sẽ xảy ra nếu xung quanh chúng ta không có bạn bè?
+ Trẻ em có quyền được tự cho kết bạn không? Em biết điều đó từ đâu? 
=> Ai cũng cần có bạn bè. Trẻ em cũng cần có bạn bè và có quyền tự do kết giao bạn bè.
 Hoạt động 2: Phân tích truyện "Đôi bạn".
 Đọc truyện: - GV đọc truyện, HS đóng vai theo truyện.
- Thảo luận lớp câu hỏi.
1. Em có nhận xét gì về hành động bỏ bạn chạy thoát thân của nhân vật trong truyện?
2. Em thử nghĩ xem sau chuyện xảy ra, tình bạn giữa hai người sẽ như thế nào?
3. Theo em, bạn bè cần cư xử với nhau như thế nào?
=> Bạn bè cần phải biết thương yêu, đoàn kết, giúp đỡ nhau, nhất là những khó khăn, hoạn nạn.
 Hoạt động 3: HS làm bài tập 2; 3 SGK.
Bài 2: Em sẽ làm gì trong các tình huống sau? Vì sao?
a. Bạn em có chuyện vui.
b. Bạn em có chuyện buồn.
c. Bạn em bị bắt nạt.
d. Bạn em bị kẻ xấu rủ rê, lôi kéo vào những hành vi không tốt.
e. Bạn phê bình khi em mắc khuyết điểm.
g. Bạn em nghỉ ốm phải nghỉ học.
Bài 3: Tình huống 	
a. chúc mừng bạn.
b. An ủi, động viên, giúp đỡ bạn.
c. Bênh vực bạn hoặc nhờ người lớn.	
d. Khuyên ngăn bạn không sa vào những hành vi sai trái.
đ. Hiểu ý tốt của bạn, không tự ái
Hoạt động 4: HS làm bài tập 4 SGK.
 Hoạt động nhóm 4: - Lớp chia nhóm ngẫu nhiên cùng nhau làm việc theo yêu cầu 4.
- Đại diện nhóm chọn câu chuyện đặc sắc nhất lên kể.
- Lớp nhận xét, GV cho điểm.
C. Củng cố- dặn dò
*GV: Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường là thể hiện tình yêu quê hương.
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS học thuộc ghi nhớ bài "Tình bạn "
_______________________________________________________________
Thứ sáu ngày 19 tháng 10 năm 2012
Tiết1
TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về :
- Viết các số đo độ dài, khối lượng, diện tích dưới dạng số thập phân với các đơn vị khác nhau.
II. Đồ dùng dạy – học
 - Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 2.
III. Các hoạt động dạy – học
1. KTBC ( 3 - 5’) - Bảng con
 	 4325 m = .....km ; 1,5 tấn = ...kg
 	 300 dm2 = ...m2
- GV nhận xét và cho điểm HS.
2. Bài mới (32 - 34’)
a) VBT	*Bài 1(7 - 8’)
- KT: Củng cố cách viết số đo độ dài dưới dạng STP với đơn vị m. 
- HS làm nháp – trình bày – nhận xét.
- Chốt : Nêu cách đổi 34 m 5 cm = .....m?
	*Bài 2 (7 - 8’)
- KT: Củng cố cách viết số đo KL dưới dạng STP với đơn vị khác nhau. 
- Chốt: Khi đổi từ tấn sang ki-lô-gam ta làm như thế nào?
b) Vở	*Bài 3, 4 ( 12 - 14’)
-KT: Củng cố cách viết số đo độ dài, khối lượng dưới dạng STP với đơn vị khác nhau. 
- HS làm vở - đổi vở kiểm tra – nhận xét.
 Dự kiến sai lầm: HS lúng túng khi chuyển từ số đo có 2 tên đơn vị sang số đo có 1 tên đơn vị.
Biện pháp khắc phục: Xác định đơn vị đã cho, đơn vị cần đổi.
3. Củng cố dặn dò (3 - 4’)
- Nhận xét đánh giá tiết học .
- Chuẩn bị bài sau.
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy :
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
_________________________________
Tiết 2
THỂ DỤC
GIÁO VIÊN CHUYÊN DẠY
_________________________________
Tiết 3
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
ĐẠI TỪ
I. Mục đích yêu cầu 
- Nắm được khái niệm đại từ; nhận biết đại từ trong thực tế.
- Bước đầu biết sử dụng đại từ thay thế cho danh từ bị dùng lặp lại trong một văn bản ngắn.
II. Đồ dùng dạy học 
- Vở BTTV; Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra bài cũ ( 2 - 3’) 
- Học sinh đọc lại đoạn văn viết về cảnh đẹp quê hương (Bài tập 3-T17)
- NX, cho điểm
B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài ( 1-2’) 
- Làm thế nào để tránh lặp từ khi viết văn ? Bài học “ Đại từ ” sẽ giúp các em bắt đầu biết sử dụng đại từ thích hợp thay thế cho danh từ.
2. Bài mới: 
a) Hình thành kiến thức ( 10-12’)
* Nhận xét 1: - HS đọc thầm
- 1 học sinh đọc to các câu.
- Nêu các từ in đậm trong các câu? Chúng được dùng để làm gì?
a) tớ, cậu: dùng để xưng hô.
+ tớ: tự xưng mình
+cậu: người đang nói chuyện với mình.
b) Nó: dùng để xưng hô đồng thời thay thế cho danh từ chích bông.
+ Nó: là người hoặc vật không ở trước mặt mình
- 3 - 5 học sinh nhắc lại
=> Những từ trên được gọi là Đại từ. “Đại” nghĩa là thay thế.
- Đại từ là gì?
* Nhận xét 2: - HS thảo luận nhóm đôi: Từ in đậm có gì giống cách dùng các từ ở Bài tập 1?
- HS đọc yêu cầu.
- Học sinh phát biểu ý kiến
- Cả lớp NX bổ sung
a) Từ vậy thay thế cho từ  thích 
b) Từ thế thay thế cho từ quý (TT)
- Từ vậy và từ thế trong cả 2 câu là loại từ gì? Vì sao?
- Đại từ dùng để làm gì? Nó có tác dụng gì trong câu?
* Ghi nhớ: SGK/92- HS đọc ghi nhớ.
2. Hướng dẫn luyện tập ( 22 - 24’)
* Bài 1/92 ( 8’) - HS đọc thầm yêu cầu và gạch chân các từ in đậm.
- Đọc to các từ in đậm?
- HS thảo luận nhóm đôi: Nêu rõ tác dụng của từ in đậm?
- Chữa: 
+Từ in đậm đó chỉ ai?
+ Những từ ngữ đó được viết hay nhằm biểu lộ điều gì?
=> Những từ in đậm đó gọi là gì ? Vì sao?
* Bài 2/93 ( 8’) - HS đọc yêu cầu.
- 1 học sinh đọc to bài ca dao
- Bài ca dao là lời đáp giữa ai với ai?
- Học sinh làm bài vào vở, ghi các đại từ trong đoạn thơ.
- 1 học sinh làm bảng phụ
- Chữa: Gọi 1 nhóm phát biểu ý kiến
- Nhóm khác NX bổ sung
- GV chốt ý đúng.
=> Các đại từ đó thay thế cho những từ nào ? chỉ ai? Dùng các đại từ đó có tác dụng gì?
* Bài 3/93 ( 8’) - HS đọc thầm bài
- Học sinh làm bài vào vở
- 1 học sinh làm bảng phụ
- Chữa: 
+ Danh từ nào được lặp lại nhiều lần trong đoạn văn? ( Chuột )
- Học sinh đọc lại toàn bộ đoạn văn khi đã thay thế từ.
=> Đại từ có tác dụng gì? Khi dùng đại từ cần chú ý điều gì?
Dự kiến sai lầm: HS còn lúng túng khi làm BT3.
Biện pháp khắc phục: Nếu học sinh thay thế toàn bộ từ “chuột” thành từ “nó” hoặc một vài chỗ chưa thích hợp; giáo viên cần giải thích: cân nhắc lựa chọn không để từ lặp lại nhiều lần sẽ không hay.
4. Củng cố, dặn dò (2 - 4’)
- Nhận xét tiết học.
- Học thuộc ghi nhớ: tìm đại từ trong các đoạn văn, thơ
- Chuẩn bị bài sau.
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy :
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
________________________________
Tiết 4
TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP THUYẾT TRÌNH TRANH LUẬN 
I. Mục đích yêu cầu 
- Biết mở rộng lí lẽ, dẫn chứng thuyết trình, tranh luận nhằm thuyết phục người nghe.
- Diễn đạt rõ ràng, thái độ bình tĩnh, tự tin, tôn trọng người khác
II. Đồ dùng dạy học :
- Vở BTTV
- Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ ( 2 – 3’ ) 
	- Thuyết trình, tranh luận như thế nào để thuyết phục người nghe ?
	- Nhận xét, cho điểm.
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài (1 – 2’)
2. Hướng dẫn luyện tập (32 – 34’)
* Bài 1/93 ( 17’) 
- HS đọc thầm bài, 1 em nêu yêu cầu.
- GV giải thích thêm:
+ Đọc thầm lại mẩu chuyện
+ Chọn 1 trong 3 nhân vật
+ Dựa vào ý kiến của nhân vật em chọn, em hãy mở rộng lý lẽ; dẫn chứng để tranh luận sao cho thuyết phục người nghe.
Nêu từng nhân vật và lí lẽ, dẫn chứng của nhân vật đó ? 
+ Học sinh nêu -> Giáo viên ghi bảng:
Nhân vật
Ý kiến
Lý lẽ, dẫn chứng
Đất
Cây cần đất nhất
Đất có chất màu nuôi cây
Nước
Cây cần nước nhất
Nước vận chuyển chất màu
Không khí
Cây cần không khí nhất
Cây không thể sống thiếu không khí
Ánh sáng
Cây cần ánh sáng nhất
Thiếu ánh sáng, cây không còn màu xanh.
- Giáo viên chia lớp thành 6 nhóm: mỗi nhóm đóng vai 1 nhân vật, ghi ý kiến, lí lẽ của cả nhóm vào giấy nháp.
- Đại diện các nhóm lên trình bày:+ Yêu cầu: người nhập vai nhân vật phải xưng “tôi”. Các nhóm khác lắng nghe và phản bác ý kiến của nhóm khác bằng lí lẽ của nhóm mình.
- Giáo viên ghi lí lẽ, dẫn chứng trong nhóm.
- GV chốt: Cây cần cả đất, nước, không khí, ánh sáng để bảo tồn sự sống.
* Bài 2/94 ( 15 – 17’) 
- HS đọc yêu cầu bài.
- 1 HS đọc to bài ca dao.
- GV nêu: Yêu cầu của bài là cần thuyết phục mọi người thấy rõ sự cần thiết của cả trăng và đèn.
+ Đèn trong bài ca dao là đèn dầu chứ không phải là đèn điện.
+ Nếu chỉ có trăng thì chuyện gì sẽ xảy ra ?
+ Đèn đem lại lợi ích gì cho cuộc sống?
+ Nếu chỉ có đèn thì chuyện gì sẽ xảy ra?
+ Trăng làm cho cuộc sống đẹp như thế nào?
- HS làm việc theo nhóm 4.
- GV nhận xét, sửa chữa.
3. Củng cố, dặn dò (2 – 4’)
- Nhận xét tiết học 
- Ôn các bài Tập đọc – Học thuộc lòng từ tuần 1 -> tuần 9.
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy :
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
_____________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 9.doc