Giáo án tổng hợp môn lớp 5 - Tuần 1, 2, 3, 4

Giáo án tổng hợp môn lớp 5 - Tuần 1, 2, 3, 4

TUẦN 1 Soạn: 13/ 8 2009

 G: Thứ 2 ngày 17 tháng 8 năm 2009

Đạo đức

Bài 1. Em là học sinh lớp 5

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

 Giúp HS biết: HS lớp 5 có một vị thế mới so với HS các lớp dưới nên cần cố gắng học tập, rèn luyện, cần khắc phục những điểm yếu riêng của mỗi cá nhân trở thành điểm mạnh để xứng đáng là lớp đàn anh trong trường cho các em HS lớp dưới noi theo.

2. Thái độ

- HS cảm thấy vui và tự hào vì mình đã là HS lớp 5

- Có ý thức học tập, rèn luyện để xứng đáng là HS lớp 5.

- Yêu quý và tự hào về trường, lớp mình.

3. Hành vi:

- Nhận biết được trách nhiệm của mình là phải học tập chăm chỉ, không ngừng rèn luyện để xứng đáng là HS lớp 5.

- Có kỹ năng tự nhận thức những mặt mạnh và những mặt yếu cần khắc phục của mình.

- Biết đặt mục tiêu và lập kế hoạch phấn đấu trong năm học.

 

doc 182 trang Người đăng hang30 Lượt xem 450Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tổng hợp môn lớp 5 - Tuần 1, 2, 3, 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 Soạn: 13/ 8 2009
	 G: Thứ 2 ngày 17 tháng 8 năm 2009
Đạo đức
Bài 1. Em là học sinh lớp 5
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
	Giúp HS biết: HS lớp 5 có một vị thế mới so với HS các lớp dưới nên cần cố gắng học tập, rèn luyện, cần khắc phục những điểm yếu riêng của mỗi cá nhân trở thành điểm mạnh để xứng đáng là lớp đàn anh trong trường cho các em HS lớp dưới noi theo.
2. Thái độ
- HS cảm thấy vui và tự hào vì mình đã là HS lớp 5
- Có ý thức học tập, rèn luyện để xứng đáng là HS lớp 5.
- Yêu quý và tự hào về trường, lớp mình.
3. Hành vi:
- Nhận biết được trách nhiệm của mình là phải học tập chăm chỉ, không ngừng rèn luyện để xứng đáng là HS lớp 5.
- Có kỹ năng tự nhận thức những mặt mạnh và những mặt yếu cần khắc phục của mình.
- Biết đặt mục tiêu và lập kế hoạch phấn đấu trong năm học.
II. Đồ dùng dạy học
- Trang vẽ các tình huống SGK phóng to.
- Phiếu học tập cho mỗi nhóm.
III. Các hoạt động dạy và học
Hoạt động của thầy
Hoạt động trò
Hoạt động 1
Vị thế của học sinh lớp 5
- GV treo tranh minh hoạ các tình huống như SGK, tổ chức cho HS thảo luận nhóm để tìm hiểu nội dung của từng tình huống.
+ GV gợi ý tìm hiểu tranh:
1. Bức tranh thứ nhất chụp cảnh gì?
2. Em thấy nét mặt các bạn như thế nào?
3. Bức tranh thứ hai vẽ gì?
4. Cô giáo đã nói gì với các bạn?
5. Em thấy các bạn có thái độ như thế nào?
6. Bức tranh thứ ba vẽ gì?
7. Bố các bạn HS đã nói gì với bạn?
8. Theo em, bạn HS đó đã làm gì để được bố khen?
9. Em nghĩ gì khi xem các bức tranh trên?
+ GV yêu cầu các nhóm thảo luận trả lời các câu hỏi trong phiếu bài tập:
- HS chia nhóm quan sát tranh trong SGK và thảo luận.
+ HS lắng nghe và trả lời câu hỏi.
1. Bức tranh thứ nhất chụp cảnh các bạn học sinh lớp 5 trường tiểu học Hoàng Diệu đón các em là HS lớp 1.
2. Nét mặt bạn nào cũng vui tươi, háo hức.
3. Bức tranh thứ hai vẽ cô giáo và các bạn HS lớp 5 trong lớp học.
4. Cô giáo nói: Cô chúng mừng các em đã lên lớp 5.
5. Em thấy các bạn ai cũng rất vui vẻ, hạnh phúc, tự hào.
6. Bức tranh thứ ba vẽ bạn HS lớp 5 và bố của bạn.
7. Bố bạn nói: Con trai bố ngoan quá. Đúng là HS lớp 5 có khác.
8. Bạn HS đó đã tự giác học bài, làm bài tập, tự giác làm việc nhà.
9. HS trả lời theo ý của mình.
+ HS thảo luận và trả lời câu hỏi.
Phiếu học tập
Em hãy trả lời các câu hỏi sau và ghi ra giấy câu trả lời của mình.
1. HS lớp 5 có gì khác so với HS các lớp dưới trong trường?
2. Chúng ta cần phải làm gì để xứng đáng là HS lớp 5?
3. Em hãy nói cảm nghĩ của nhóm em khi đã là HS lớp 5?
Đáp án:
1. HS lớp 5 là HS lớn nhất trường nên phải gương mẫu để cho các em HS lớp dưới noi theo.
2. Chúng ta cầnn phải chăm học, tự giác trong công việc hằng ngày và trong học tập, phải rèn luyện thật tốt
3. Em thấy mình lớn hơn, trưởng thành hơn. Em thấy vui và rất tự hào vì đã là HS lớp 5.
- GV tổ chức cho HS trao đổi cả lớp.
- GV kết luận: Năm nay các em đã lên lớp 5 sẽ gương mẫu về mọi mặt để cho các em HS lớp dưới học tập và noi theo.
- HS thực hiện và báo cáo trước lớp.
Hoạt động 2
Em tự hào là học sinh lớp 5
- GV nêu câu hỏi yêu cầu HS cả lớp cùng suy nghĩ và trả lời:
? Hãy nêu những điểm em thấy hài lòng về mình?
? Hãy nêu những điểm em thấy mình còn phải cố gắng để xứng đáng là HS lớp 5?
- GV cho HS nối tiếp nhau trả lời.
- GV nhận xét và kết luận: Mỗi chúng ta đều có những điểm yếu và điểm mạnh xứng đáng là HS lớp 5 -là lớp lớn nhất trường.
- HS nêu ý kiến theo suy nghĩ của cá nhân.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe.
Hoạt động 3
Trò chơi MC và HS lớp 5
- GV tổ chức HS làm việc theo nhóm.
 + GV nêu bối cảnh: Trong lễ khai giảng chào mừng năm học mới. Có một chương trình dành cho các bạn mới vào lớp 5 có tên gọi “ Gặp gỡ và giao lưu”.
- GV nhận xét các nhóm chơi.
- GV gọi 3 em đọc ghi nhớ trong SGK.
- GV chốt lại bài: Là một HS lớp 5, các em cần cố gắng học thật giỏi các em cũng cần khắc phục những điểm yếu của mình để xứng đáng là HS lớp 5 - Lớp đàn anh trong trường.
- HS tiến hành chia nhóm.
+ HS nghe và năm được cách chơi.
+ HS chơi trò chơi.
- HS đọc ghi nhớ.
Hoạt động 4
Hướng dẫn thực hành
- GV giao bài về nhà cho HS.
1. Lập kế hoạch phấn đấu của bản thân trong năm học này.
2. Sưu tầm các câu chuyện về các tấm gương về HS lớp 5 gương mẫu.
3. Vẽ chủ đề về trường em.
Tập đọc
Bài 1: Thư gửi các học sinh
I. Mục tiêu:
 - Đọc đúng các tiếng, từ khó: tựu trường; sung sướng, siêng năng, nô lệ, non sông
 - Hiểu các từ ngữ khó trong bài: bao nhiêu cuộc chuyển biến khác thường, 80 năm giời nô lệ; cơ đồ, hoàn cầu, kiến thiết, cường quốc năm châu
 - Qua bức thư, Bác Hồ khuyên các em học sinh chăm học, nghe thầy, yêu bạn và tin tưởng rằng học sinh các thế hệ sẽ kế tục xứng đáng sự nghiệp của cha ông, xây dựng nước Việt Nam cường thịnh, sánh vai với các nước giàu mạnh.
 - Học thuộc lòng đoạn thư “ sau 80 năm giời . của các em”.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Tranh minh họa trang 4 SGK.
- Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn hướng dẫn luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động trò
 A. Mở đầu: 2p
- GV giới thiệu nội dung và chương trình phân môn Tập đọc của học kì I lớp 5.
- GV yêu cầu HS mở mục lục SGK và đọc tên các chủ điểm trong sách.
- Yêu cầu HS quan sát tranh minh họa chủ điểm và mô tả những gì em nhìn thấy trong hình vẽ.
 B. Dạy - học bài mới: 35p
1. Giới thiệu bài.
- Treo tranh minh họa bài tập đọc và hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì?
- GV nêu: Bác Hồ rất quan tâm đến các cháu thiếu niên nhi đồng. Ngày khai trường đầu tiên ở nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Bác đã viết thư cho tất cả các cháu thiếu nhi. Bức thư đó thể hiện mong muốn gì của Bác và có ý nghĩa như thế nào? Các em cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.
 a) Luyện đọc
- GV yêu cầu Hs mở SGK trang 4 - 5 .
- GV chia bài làm 3 đoạn. 
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Gọi HS đọc toàn bài
- GV đọc mẫu toàn bài.
 b) Tìm hiểu bài.
- GV chia HS thành nhóm, phát phiếu học tập. Sau đó yêu cầu HS cùng thảo luận để trao đổi về các vấn đề nêu ra trong phiếu.
? Em hãy đọc thầm đoạn 1 và cho biết ngày khai trường tháng 9 năm 1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác?
? Em hãy giải thích rõ hơn về câu của Bác Hồ “ Các em được hưởng sự may mắn đó là nhờ sự hi sinh của biết bao đồng bào các em?
? Theo em, Bác Hồ muốn nhắc nhở HS điều gì khi đặt câu hỏi: Vậy các em nghĩ sao?
? Sau cách mạng tháng Tám, nhiệm vụ của toàn dân là gì?
? Học sinh có trách nhiệm như thế nào trong công cuộc kiến thiết đất nước?
- GV yêu cầu 1 HS khá lên điều khiển.
- GV nhận xét phần làm việc của HS và hỏi: 
? Trong bức thư, Bác Hồ khuyên và mong đợi ở học sinh điều gì?
- Giáo viên ghi nội dung chính lên bảng.
 c) Luyện đọc diễn cảm và HTL
- Nêu giọng đọc toàn bài.
- Yêu cầu học sinh đọc nối tiếp đoạn và nêu cách đọc.
- GV nêu: Chúng ta cùng luyện đọc diễn cảm đoạn 2, hãy theo dõi cô đọc và tìm các từ cần nhấn giọng. ( treo bảng phụ )
- GV yêu cầu HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- GV tổ chức cho 3 HS thi đọc diễn cảm đoạn thư.
- GV yêu cầu HS tự học thuộc lòng đoạn thư: “ Sau 80 năm giời nô lệ . Nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”.
- GV mời 3 HS đọc thuộc lòng trước lớp.
- Nhận xét, cho điểm.
 C. Củng cố - dặn dò: 3p
- GV tổng kết bài.
- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài "Quang cảnh làng mạc ngày mùa".
- 1 HS đọc thành tiếng
- HS nêu: tranh vẽ Bác Hồ và các bạn thiếu nhi trên khắp mọi miềm tổ quốc, hình ảnh lá có tổ quốc tung bay theo hình chữ S.
- Tranh vẽ cảnh Bác Hồ đang viết thư cho các cháu thiếu nhi.
- 1 học sinh đọc toàn bài.
- Lần 1: 3 Hs đọc nối tiếp .
- Lần 2: 1 HS đọc nối tiếp kết hợp giải nghĩa từ khó.
- Đọc nối tiếp lần 3.
- Học sinh đọc theo cặp. Đại diện cặp đọc.
- 1 học sinh đọc toàn bài.
- Lắng nghe.
- HS làm việc theo nhóm.
- Đó là ngày khai trường đầu tiên ở nước Việt Nam khi nước ta giành được độc lập sau 80 năm bị thực dân Pháp đô hộ. Từ ngày khai trường một nền giáo dục hoàn toàn VIệt Nam.
- Từ tháng 9/1945 các em HS được hưởng một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam. phải đấu tranh kiên cường, hi sinh mất mát trong suốt 80 năm chống TDP đô hộ.
- Bác nhắc các em HS cần phải nhớ tới sự hi sinh xương máu của đồng bào Các em phải xác định được nhiệm vụ HT của mình.
- Sau cách mạng tháng Tám, toàn dân ta phải xây dựng lại cơ đồ làm sao cho nước ta theo kịp các nước khác trên toàn cầu.
- HS phải cố gắng, siêng năng học tập, ngoan ngoãn, nghe thầy, yêu bạn để lớn lên xây dựng đất nước làm cho dân tộc Việt Nam bước tới đài vinh quang, sánh vai với các cường quốc năm châu.
- 1 Hs lên bảng điều khiển
- Bác Hồ khuyên học sinh chăm họcBác tin tưởng rằng HS Việt Nam sẽ kế tục xứng đáng sự nghiệp nước Việt Nam đàng hoàng, to đẹp, sánh vai với các cường quốc năm châu.
- 2-3 em đọc lại.
- Học sinh lắng nghe.
- HS đọc và nêu cách đọc từng đoạn.
- HS thực hiện.
- 2-3 em đọc diễn cảm đoạn 2. Lớp nhận xét.
- 2 HS ngồi cạnh nhau đọc cho nhau nghe.
- 3 HS tham gia cuộc thi lần lượt đọc.
- HS tự học thuộc lòng. Sau đó 2 bạn ngồi cạnh nhau kiểm tra lẫn nhau.
- 3 HS đọc.
Toán
Tiết 1: Ôn tập: Khái niệm về phân số
I. Mục tiêu
 Giúp HS:
- Củng cố khái niệm ban đầu về phân số; đọc, viết phân số.
- Ôn tập cách viết thương, viết số tự nhiên dưới dạng phân số.
II. Đồ dùng dạy học
Các tấm bìa cắt vẽ hình như phần bài học SGK.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động trò
 A. Giới thiệu bài mới: 1p
 Trong tiết học toán đầu tiên của năm học các em sẽ được củng cố về khái niệm phân số và cách viết thương, viết số tự nhiên dưới dạng phân số. 
 B. Dạy - học bài mới: 35p
1. Hướng dẫn ôn tập khái niệm ban đầu về phân số.
- GV treo miếng bìa thứ nhất ( biểu diễn phân số ) và hỏi: Đã tô màu mấy phần băng giấy?
- GV yêu cầu HS giải thích.
- GV mời 1 HS lên bảng đọc và viết phân số thể hiện phần đã được tô màu của băng giấy. Yêu cầu HS dưới lớp viết vào giấy nháp.
- GV làm tương tự với các hình còn lại.
- GV viết lên bảng cả bốn phân số:
 Sau đó yêu cầu HS đọc.
2. Hướng dẫn ôn tập cách viết thương hai số tự nhiên, cách viết mỗi số tự nhiên dưới dạng phân số.
 a) Viết thương 2 STNdưới dạng phân số:
- GV viết lên bảng các phép chia sau:
 1:3; 4: 10; 9: 2
? Em hãy viết thương của các phép chia trên dưới dạng phân số?
- GV cho HS nhận xét bài bạn làm trên bảng.
- GV kết luận.
? có thể coi là thương của phép chia nào?
- GV hỏi tương tự với hai phép chia còn lại.
- GV yêu cầu HS mở SGK và đọc Chú ý 1.
 b) Viết mỗi STN dưới dạng phân số.
- GV viết l ... c đại lượng tỉ lệ
 - Giải bài toán có liên quan đến mối quan hệ tỉ lệ
II. Đồ dùng : 
 Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt dộng dạy
Hoạt động học
 A. Kiểm tra bài cũ: 3p
?: Giờ học trước ôn những cách giải toán nào? các bước làm?
- GV nhận xét, cho điểm
 B. Bài mới: 32p
1. Giới thiệu bài
2. Luyện tập: VBT
Bài 1
?: Giải bài tập bằng cách nào? Tại sao em chọn cách đó?
- Nhận xét, chữa bài. Chốt đáp số đúng
Bài 2
- Tương tự bài 1
- Nhận xét chữa bài, chốt đáp số đúng
Bài 3
- Yêu cầu học sinh đọc đề bài
? Tổng thu nhập của gia đình không đổi, khi tăng số con thì thu nhập bình quân hàng tháng của mỗi người sẽ thay đổi ntn?
?: Muốn biết thu nhập bình quân hàng tháng mỗi người giảm bao nhiêu tiền trước hết chúng ta phải tính được gì?
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV yêu cầu học sinh đổi chéo vở chữa bài, chấm 1 số bài, nhận xét.
của gia đình có 2 con và gia đình có 3 con?
- GV mở rộng về dân số kế hoạch hóa gia đình
Bài 4
? Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
- GV cho lớp trao đổi cặp đôi.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
 C. Củng cố dặn dò: 2p
- Nhận xét giờ học
- Dặn dò chuẩn bài bài sau
- 1 học sinh nêu
- 1 em chữa bài tập 3
- Học sinh đọc đề , tóm tắt
- 1 em nêu.
- Lớp làm vở bài tập, nhận xét
Đáp số: 15công nhân.
Đáp số: 10 gói kẹo.
- Lớp đọc đề, tóm tắt
- Thì thu nhập bình quân của mỗi người sẽ giảm.
- Phải tính xem khi có 5 người thì thu nhập bình quân mỗi người hàng tháng là bao nhiêu tiền.
Bài giải
- Cả nhà thu nhập 1 tháng được số tiền là:
800000 x 4 = 3200000 (đồng)
- Nừu có thêm một người thì bình quân thu nhập một người là:
3200000 : (4+1) = 640000 (đồng)
- Vậy có thêm 1 người thì bình quân thu nhập mỗi người một tháng giảm đi là:
800000- 640000 = 160000 (đồng)
 Đáp số: 160000 đồng.
- 1 học sinh đọc đề
- Học sinh tự làm vở bài tập, nêu kết quả
- Lớp nhận xét 
 Đáp số : C. 105 m
- Chuẩn bị giờ sau.
Tập làm văn
Bài 8: Tả cảnh
I. Mục tiêu:
 Giúp học sinh thực hiện viết một bài văn tả cảnh hoàn chỉnh
II. Đồ dùng
 Đề bài, cấu tạo bài văn tả cảnh
III. Các hoạt động
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 A. Kiểm tra bài cũ:1p
- Kiểm tra giấy, bút của học sinh
 B. Bài mới: 37p
1. Giới thiệubài
2. Viết bài
- Treo bảng phụ ghi cấu tạo 1 bài văn
- Nhắc nhở học sinh khi viết bài
? Hãy nêu tên đề bài mình chọn?
- GV quan sát, nhắc nhở
 C. Củng cố dặn dò: 2p
- Thu vở. Nhận xét giờ học
- HS để lên bàn.
- 3 học sinh nối tiếp đọc 3 đề bài
- 1 học sinh đọc
- 1 số em nêu đề bài mình chọn
 Lớp viết bài
Chuẩn bị giờ sau.
	NS: 8/9/2009
 NG: Thứ 6 ngày 11 tháng 09 năm 2009
Địa lý
Bài 4: Sông ngòi
I. Mục tiêu:
 - Chỉ được trên bản đồ một số sông chính của Việt Nam
 - Trình bày được một số đặc điểm của sông ngòi Việt Nam
 - Biết được vai trò của sông ngòi với đời sống và sản xuất
 - Hiểu và lập được mối quan hệ địa lý đơn giản giữa khoa học với sông ngòi
II. Đồ dùng
 Bản đồ địa lý thiên nhiên Việt Nam
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động day
Hoạt động học
 A. Kiểm tra bài cũ: 2p
?: Đặc điểm khí hậu Việt Nam? ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của người nông dân?
- GV nhận xét, cho điểm
 B. Bài mới: 30p
1. Giới thiệu
2 Các hoạt động
 *Hoạt động 1: Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc
- Treo bản đồ sông ngòi
?: Đây là lược đồ gì? Dùng để làm gì?
?: Nước ta có nhiều hay ít sông? Chúng phân bố ở đâu? Em rút ra kết luận gì về hệ thống sông ngòi Việt Nam?
?: Chỉ và đọc tên các con sông lớn?
?: Sông ngòi ở miền trung có đặc điểm gì ? vì sao?
?: ở địa phương em có sông không? về mùa lũ em thấy nước sông có màu gì? 
- GV nêu:do phù sa tạo nên vì 3/4 S nước ta là đồi núi dốc.
KL: Mạng lưới sông ngòi nước ta dày đặc và phân bố rộng khắp trên cả nước. Nước sông có nhiều phù sa
 *Hoạt động 2: Sông ngòi có lượng nước thay đổi theo mùa
- Treo bảng thống kê. Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm
- Thời gian - lượng nước - ảnh hưởng..
 + Mùa mưa
 + Mùa khô
?: Lượng nước trên sông ngòi phụ thuộc vào yếu tố nào của khí hậu ?
KL: Nước sông lên xuống theo mùa gây nhiều khó khăn cho đời sống và sản xuất của nhân dân ta, ảnh hưởng đến giao thông thuỷ , hoạt động của nhà máy thuỷ điện , đe doạ mùa màng và đời sống của nhân dân ở ven sông
 *Hoạt động 3: Vai trò của sông ngòi
- Tổ chức cho 2 dãy thi tiếp sức 
- Tổng kết, tuyên dương thắng thua
 C. Củng cố dặn dò: 2p
?: Đồng bằng bắc bộ và nam bộ do những con sông nào bồi đắp nên?
?: Kể tên một số nhà máy thuỷ điện? Chúng ta phải làm gì để bảo vệ sông ngòi?
- Nhận xét giờ học, 
- HS nêu.
- Lớp nhận xét.
- Học sinh quan sát lược đồ
- .để nhận xét về mạng lưới sông ngòi
- Nước ta có nhiều sông, phân bố ở khắp nơi, nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc và phân bố khắp đất nước
- 1 số học sinh chỉ: sông Hồng, Đà, Hậu, Đồng Nai, sông Mã, sông Cả.
- Sông ngắn và dốc, do môi trường hẹp ngang, địa hình có độ dốc lớn
- .có màu nâu đỏ
- Nhóm thảo luận, hoàn thành bảng thống kê
- Đại diện nhóm báo cáo
- .phụ thuộc vào lượng mưa
- Học sinh đọc sách, tìm hiểu về vai trò của sông ngòi
- Học sinh cử 1 dãy 5 em tham gia chơi
- 1 học sinh nhắc lại vai trò của sông ngòi
- Học sinh nêu.
- Chuẩn bị giờ sau.
Luyện từ và câu
Bài 8: Luyện tập về từ trái nghĩa
I. Mục tiêu:
 Giúp học sinh
 Thực hành, luyện tập về từ trái nghĩa: Tìm từ trái nghĩa theo yêu cầu, đặt câu với từ trái nghĩa.
II. Đồ dùng
 Từ điển, bút dạ, giấy khổ to
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 A. Kiểm tra bài cũ: 3p
- Gọi 3 học sinh lên bảng
- Yêu cầu đặt câu với từ trái nghĩa
?: Thế nào là từ trái nghĩa?
?: Từ trái nghĩa có tác dùng gì?
- Nhận xét, cho điểm
B. Bài mới: 35p
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập
Bài 1
- Yêu cầu lớp làm cá nhân
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng
?: Tìm hiểu gì về nghĩa của những câu trái nghĩa trên ?
Bài 2
 (Tương tự bài 1)
- Giáo viên nhận xét, chấm 1 số bài
Bài 3
- Chia lớp thành 4 nhóm 
- GV nhận xét, kết luận cặp từ đúng
Bài 4
 (Tương tự bài 1)
Bài 5
- Nhận xét, sửa chữa cho học sinh
 C. Củng cố dặn dò: 2p
- Nhận xét giờ học
- VN: Học thuộc câu thành ngữ, trái nghĩa ở bài tập 3
- 3 em lên bảng 
- Lớp nhận xét
- 1 học sinh đọc yêu cầu 
- 1 học sinh lên bảng làm
- Lớp nhận xét
 a.)ít - nhiều
 b) Chìm - nổi
c)Trưa - tối
d) Trẻ - già
- Học sinh giải nghĩa
- Lớp nhận xét, bổ sung
 - nhỏ - lớn , trẻ - già
 - dưới - trên , chết - sống
- Nhỏ - lớn , rách - lành
- Khuya - sớm , chết - sống
- Học sinh đọc yêu cầu, mẫu
- Học sinh làm theo nhóm
- Các nhóm dán bài lên bảng
- Đại diện nhóm lên trình bày
- Lớp nhận xét, bổ sung
- Học sinh nối tiếp nhau đọc câu mình đặt
Toán
Tiết 20: Luyện tập chung
I. Mục tiêu:
 Giúp học sinh
- Giải bài toán tìm 2 số khi biết tổng ( hiệu ) hoặc tỉ số của 2 số đó. Các mối quan hệ tỉ lệ đã học. 
 - Giải bài toán liên quan đến các mối quan hệ tỉ lệ
II. Đồ dùng: 
 Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy, học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 A. Kiểm tra bài cũ: 3p
- GV: 2 con gà mái : 35 trứng
 62 con gà mái : ? trứng
- Nhận xét, cho điểm
 B. Bài mới: 32p
1. Giới thiệu bài
2. Luyện tập: VBT
Bài 1
? Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
? Bài này thuộc dạng toán nào?
? Hãy nêu cách giải bài toán tìm 2 số khi biết tổng và tỉ số của 2 số đó?
- GV yêu cầu lớp làm BT.
- GV nhận xét, chốt đáp số đúng
Bài 2 
? Hãy tóm tắt bài toán bằng sơ đồ?
?: Đây là dạng toán gì?
?: Cách giải bài toán tìm 2 số khi biết hiệu và tỉ số của 2 số đó?
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
?: Nhắc lại cách tính chu vi hình chữ nhật?
Bài 3
- GV tóm tắt: 1tạ : 60 kg gạo.
 300 kg :  kg gạo?
? Bài này ta chọn cách nào? Vì sao?
- GV cho lớp trao đổi cặp đôi.
- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.
- Yêu cầu học sinh đổi chéo vở, chấm 1 số bài
Bài 4
- Hướng dẫn như bài 3
1 ngày: 300 sản phẩm: 15 ngày
1 ngày: 450 sản phẩm: ngày?
- Nhận xét, chốt đáp số đúng, tuyên dương nhóm làm tốt.
C. Củng cố dặn dò:3p
- Nhận xét giờ học. 
- Dặn dò về nhà
- Học sinh lên bảng
- Lớp làm vở bài tập, nhận xét
( 1085 quả )
- 1 học sinh đọc đề, lớp nhẩm
- HS tóm tắt.
- Tìm 2 số khi biết tổng và tỉ số của 2 số đó.
- HS nêu cách làm.
- Lớp làm vở bài tập, 1 em làm bảng phụ.
- Lớp nhận xét kết quả
Bài giải
Tổng số phần bằng nhau là:3+1 = 4 (phần)
Số HS nam là: 36 : 4 = 9 (em)
Số HS nữ là: 9 x 3 = 27 (em)
Đáp số : 9 em nam; 27 em nữ.
- 1 HS đọc bài toán.
- 1 học sinh lên bảng
- Tìm 2 số biết hiệu và tỉ số của 2 số đó.
- 1 HS nêu.
- Lớp làm vở bài tập, 1HS làm bảng phụ.
- Nhận xét - chữa bài
 Đáp số: 100 m
- HS nêu.
- 1HS đọc bài toán.
- 1HS nhắc lại tóm tắt.
- Làm theo cách tìm tỉ số. Vì cách rút về đơn vị không thực hiện được.
- HS trao đổi, làm BT;1 cặp làm bảng phụ.
- Chữa bài.
 Đáp số: 180 kg gạo.
 - 1 học sinh đọc, lớp đọc thầm
Bài giải:
- Số sản phẩm phải hoàn thành theo dự định là:
300 x 15 = 4500 (sản phẩm)
- Nếu 1 ngày dệt được 4500 sản phẩm thì hoàn thành kế hoạch trong thời gian là:
4500 : 450 = 10 (ngày)
 Đáp số : 10 ngày 
- Chuẩn bị giờ sau.
Sinh hoạt
Tuần 4
I. Mục tiêu:
- Nhận xét đánh giá chung tình hình tuần 4.
- Đề ra phương hướng kế hoạch tuần 5.
II. Lên lớp
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1)Lớp tự sinh hoạt:
- GV yêu cầu lớp trưởng điều khiển lớp.
- GV theo dõi lớp sinh hoạt.
- Các tổ trởng nhận xét, thành viên góp ý.
- Lớp phó HT: nhận xét về HT.
- Lớp phó văn thể: nhận xét về hoạt động đội.
- Lớp trưởng nhận xét chung.
2) GV nhận xét lớp:
- Lớp tổ chức truy bài 15p đầu giờ có tiến bộ.
- Nề nếp của lớp tiến bộ hơn..
- Việc học bài và chuẩn bị bài trớc khi đến lớp đã có tiến bộ hơn so với các tuần trước, song các em vẫn còn tư tưởng không học bài chỉ học với hình thức chống đối.
- Tuy nhiên trong lớp vẫn còn một số em nói chuyện riêng trong giờ học, chưa thật sự chú ý nghe giảng.
- Nhìn chung các em đi học đều, nghỉ học có xin phép song việc chép lại bài còn hình thức, chưa bảo bạn giảng lại bài mình đã nghỉ.
- Hoạt động đội bắt đầu đi vào nề nếp, xếp hàng tương đối nhanh nhẹn.
- Vẫn còn một số em quên đem vở
3) Phương hướng tuần tới:
- Phát huy những ưu điểm đạt được và hạn chế các nhợc điểm còn mắc phải.
- Tiếp tục thi đua HT tốt chào mừng 15/10
- Thi đua giữ gìn vở sạch chữ đẹp.
- Thực hiện tốt quy định của đội đề ra.
4) Văn nghệ:
- GV quan sát, động viên HS tham gia.
- Lớp nghe nhận xét, tiếp thu.
- Bạn Đ.Phương, Hiếu, Dân, Đăng
- Lớp nhận nhiệm vụ.
- Tâm, Hiền, Bùi Phương, Hương
- Lớp phó văn thể điều khiển lớp.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 1234.doc