Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần 1 - Trường Tiểu học Hải Thành

Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần 1 - Trường Tiểu học Hải Thành

TUẦN 1

 Thứ hai, ngày 18 tháng 8 năm 2008

SINH HOẠT LỚP

I. Mục tiêu, yêu cầu:

-Kiện toàn các tổ chức của lớp.

-Nắm tình hình HS ( Con mồ côi, khuyết tật, con TB-LS, gia đình có hoàn cảnh khó khăn, có hộ khẩu Hướng Hoá ).

-Kiểm tra sách vở - ĐDHT của HS.

II. Lên lớp:

1. Ổn định tổ chức: Hát.

2. Nắm tình hình HS.

3. Bầu ban cán sự lớp:

- Lớp trưởng: Kim Chi

 

doc 26 trang Người đăng hang30 Lượt xem 554Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần 1 - Trường Tiểu học Hải Thành", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 1
 Thứ hai, ngày 18 tháng 8 năm 2008
sinh hoạt lớp
I. Mục tiêu, yêu cầu: 
-Kiện toàn các tổ chức của lớp.
-Nắm tình hình HS ( Con mồ côi, khuyết tật, con TB-LS, gia đình có hoàn cảnh khó khăn, có hộ khẩu Hướng Hoá ).
-Kiểm tra sách vở - ĐDHT của HS.
II. Lên lớp: 
1. ổn định tổ chức: Hát.
2. Nắm tình hình HS.
3. Bầu ban cán sự lớp:
- Lớp trưởng: Kim Chi
- Lớp phó: +Học tập: Hồ Thị Nhi
 +Văn thể mĩ:. Lê Thị Ngọc Anh
 +Lao động: Võ Công Hiền
-Chia tổ: Gồm 4 tổ ( Mỗi dãy 1 tổ)- Bầu tổ trưởng:
 +Tổ 1: Lê Duy
 +Tổ 2:. Hồ Duy Hoàng
 +Tổ 3: Lý Hoàng Oanh
 +Tổ 4: Lý Quang Trường
4. Kiểm tra sách vở - ĐDHT của HS - GV quy định số lượng vở (như lớp 4)
5. GV nhắc lại nội quy, quy định của nhà trường đối với người HS.
 GV đưa ra những quy định riêng của lớp yêu cầu HS lớp 5A tuân theo trong suốt năm học.
 GV nhận xét tiết sinh hoạt.
------------------------------------------
 Tập đọc : Thư gửi các học sinh
 I. Mục đích, yêu cầu: 
1 Đọc trôi chảy bức thư
+ Đọc đúng những từ ngữ: tựu trường, sung sướng; câu đoạn dài.
+ Biết đọc thư của Bác vớí giọng thân ái, xúc động, đầy hi vọng, tin tuởng.
2 Hiểu các từ ngữ trong bài: tám mươi năm trời nô lệ, cơ đồ, hoàn cầu, kiến thiết, các cường quốc năm châu...
- Hiểu nội dung chính của bức thư: Bác Hồ rất tin tưởng, hy vọng vào HS Việt Nam, nhưqngf người kế tục xứng đáng sự nghiệp của cha ông để xây dựng thành công nước Việt Nam mới.
3. Học thuộc lòng một đoạn thơ.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK.
- Bảng phụ viết đoạn 1 của bài. 
III. Các hoạt động dạy - học: 
A. Mở đầu: Giới thiệu 5 chủ điểm trong phân môn Tập đọc lớp 5.
B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: 
 2. Hướng dẫn học sinh: 
a. Luyện đọc: 
- Một HS khá, giỏi đọc toàn bài. 
- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài, đọc 2-3 lượt. 
Đoạn 1: Từ đầu đến Vậy các em nghĩ sao ? 
Đoạn 2: Phần còn lại. 
GV kết hợp sửa lỗi cho HS, giúp HS hiểu các từ ngữ cơ đồ, hoàn cầu, những cuộc chuyển biến khác thường: giời, giở. 
- HS luyện đọc theo cặp. 
- Một HS đọc cả bài. 
- GV đọc diễn cảm toàn bài. 
b. Tìm hiểu bài. 
- HS đọc thầm đoạn 1, trả lời câu hỏi 1: Ngày khai trường tháng 9 năm 1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác ? (Trả lời SGV T39) 
=> rút ý đoạn 1: Giới thiệu ngày đầu tiên khai trường của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. 
- Thảo luận nhóm 4, trả lời câu hỏi 2 và 3. 
Sau cách mạng tháng Tám, nhiệm vụ của toàn dân là gì ? 
HS có trách nhiệm như thế nào trong công cuộc kiến thiến đất nước ? 
- Đại diện các nhóm trả lời, các nhóm khác bổ sung. 
=> Rút ý đoạn 2: nhiệm vụ của học sinh trong công cuộc kiến thiết đất nước. 
c. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm. 
- GV hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn 2. 
+ GV đọc diễn cảm đoạn thư để làm mẫu cho HS. 
+ HS luyện đọc diễn cảm đoạn thư theo cặp. 
+ Một vài HS thi đọc diễn cảm trước lớp. GV theo dõi, uốn nắn. 
d. Hướng dẫn HS học thuộc lòng. 
- HS nhẩm học thuộc "Từ sau 80 năm giời nô lệ đến nhờ một phần lớn ở công học tập của các em"
- GV tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng. 
C. Củng cố, dặn dò: 
- HS nêu nội dung chính của bài -GV bổ sung – HS nhắc lại nhiều lần. 
- GV nhận xét tiết học. 
- Yêu cầu HS HTL những câu đã chỉ định; đọc trước bài văn "Quang cảnh làng mạc ngày mùa". 
------------------------------------------
Toán: Ôn tập: Khái niệm về phân số.
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Củng cố khái niệm ban đầu về phân số: đọc, viết phân số.
- Ôn tập cách viết thương, viết số tự nhiên dưới dạng phân số.
II. Chuẩn bị:
Các tấm bìa cắt và vẽ như các hình trong sách giáo khoa.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Ôn tập khái niệm ban đầu về phân số:
GV hướng dẫn HS quan sát từng tấm bìa rồi nêu tên gọi phân số, tự viết phân số đó và đọc phân số, chẳng hạn:
- GV cho HS quan sát từng tấm bìa rồi nêu; Một băng giấy được chia thành ba phần bằng nhau, tô màu 2 phần, tức là tô màu hai phần ba phân số, ta có phân số: ; đọc là: hai phần ba.
GV gọi một vài em nhắc lại.
- GV hướng dẫn tương tự với các tấm bìa còn lại.
- Cho HS chỉ vào các phân số: ;;; và nêu, chẳng hạn: hai phần
 ba, năm phần mười, ba phần tư, bốn mươi phần một trăm là các phân số.
2. Ôn tập cách viết thương hai số tự nhiên, cách viết mỗi số tự nhiên dưới dạng phân số:
- GV hướng dẫn H lần lượt viết: 1; 3; 4; 10; 9; 2;... dưới dạng phân số. 
Chẳng hạn: 1: 3 = ; rồi giúp HS tự nêu: 1 chia 3 có thương là 1 phần 3.
Làm như vậy với các phép thương còn lại. GV giúp học sinh nêu chú ý trong SGK.
(GV hướng dẫn HS có thể dùng phân số đó để ghi kết quả của phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0. Phân số đó cũng được gọi là thương của phép chia đã cho)
- Tương tự GV làm như trên đối với các chú ý 2, 3, 4 trong SGK.
3. Thực hành: GV hướng dẫn HS làm lần lượt các bài trong SGK.
Bài 1: a, Đọc các phân số: GV cho HS đọc. Chú ý những em đọc còn yếu.
 b, Cho học sinh nêu tử số và mẫu số của từng phân số.
Bài 2: GV cho 3 em lên bảng làm. Sau đó GV chốt lại.
Bài 3: GV cho học sinh viết sau đó gọi 3 em lên bảng làm.
4. Củng cố, hướng dẫn:
- GV chốt lại nội dung.
- Về nhà: HS làm bài tập 4. 
------------------------------------------
 Chính tả: Nghe viết: việt nam thân yêu 
 Quy tắc kết c/k, g/gh, ng/ngh 
 I. Mục đích, yêu cầu: 
- Nghe - viết đúng, trình bày đúng đoạn thơ của Nguyễn Đình Thi.
- Nắm vững quy tắc viết chính tả với c/k, g/gh, ng/ngh.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Bút dạ + một số tờ phiếu ghi trước nội dung bài tập 2 + 3 cho HS làm việc theo nhóm. 
III. Các hoạt động dạy - học: 
 A.Kiểm tra bài cũ:
 B.Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Ghi đề bài. 
 2. Hướng dẫn học sinh nghe - viết: 
HĐ1: GV đọc toàn bài một lượt - Giới thiệu nội dung chính của bài. 
Bài thơ còn ca ngợi đất nước Việt Nam tươi đẹp. 
HS luyện viết những từ dễ viết sai: dập dờn, Trường Sơn, nhuộm bùn... 
HĐ2: GV đọc cho HS viết. 
HĐ3: Chấm, chữa bài: GV đọc lại toàn bài cho HS soát lỗi; GV chấm 7 đến 10 bài. 
- Từng cặp HS đổi tập cho nhau để sửa lỗi. 
- GV nhận xét chung về ưu, khuyết điểm của các bài chính tả đã chấm. 
3. Làm BT chính tả: 
HĐ1: Hướng dẫn HS làm BT2 - HS đọc yêu cầu của bài tập. 
 -Cho HS làm bài theo hình thức trò chơi tiếp sức. GV cho 3 nhóm lên thi: mỗi nhóm 3 em,3 em nối tiếp nhau, mỗi em điền 1 tiếng vào con số đã ghi sao cho đúng, lần lược như vậy 
cho đến hết bài. 
Thứ tự các số 1: ngày, ngát, ngữ, nghỉ, ngày; Thứ tự các số 2: ghi, gái; Thứ tự các số 3: 
có, của, kiên, kỉ. 
HĐ2: Hướng dẫn HS làm BT3: 1 HS đọc yêu cầu bài tập. 
- HS làm bài vào vở; cho HS trình bày kết quả; 
GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng, HS nhắc lại quy tắc viết c/k, g/gh, ng/ ngh. 
C. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học; yêu cầu những HS làm sai bài tập, nhớ về nhà làm lại. 
------------------------------------------
 đạo đức: em là học sinh lớp 5
I- mục tiêu: (tiết 1) SGV trang 15.	
II- Tài liệu và phương tiện:
Các bài hát về chủ đề “Trường em”
Các truyện nói về tấm gương học sinh lớp 5 gương mẫu
III. Các hoạt động dạy học:
Khởi động: - Học sinh hát tập thể bài hát “Em yêu trường em”
*Hoạt động 1: Quan sát tranh và thảo luận.
Mục tiêu: Học sinh thấy được vị thế mới của học sinh lớp 5
Thấy vui và tự hào vì đã là học sinh lớp 5
* Cách tiến hành:
- GV yêu cầu quan sát từng tranh
- Thảo luận
- Tranh vẽ gì ?
- Em nghĩ gì khi xem các tranh ảnh trên ?
- Học sinh lớp 5 có gì khác so với học sinh các khối lớp khác ?
- Theo em, chúng ta cần phải làm gì để xứng đáng là học sinh lớp 5?
- Học sinh thảo luận cả lớp.
GV kết luận.
* Hoạt động 2:
Làm bài tập 1 (SGK)
Mục tiêu: Giúp HS xác định được những nhiệm vụ của học sinh lớp 5
* Cách tiến hành:
1. GV nêu yêu cầu bài tập 1.
2. HS thảo luận nhóm đôi.
3. HS trình bày.
4. GV kết luận: Các điểm a, b, c, d, e là những nhiệm vụ của học sinh lớp 5 mà chúng ta cần phải thực hiện.
HS liên hệ.
* Hoạt động 3.
Tự liên hệ (bài tập 2 SGK)
Mục tiêu: Giúp HS nhận thức về bản thân và có ý thức học tập, rèn luyện để xứng đáng là học sinh lớp 5.
Cách tiến hành:
- GV nêu yêu cầu, tự liên hệ
- HS suy nghĩ đối chiếu việc làm của mình từ trước đến nay với những nhiệm vụ của HS lớp 5.
- Thảo luận theo nhóm đôi.
- HS tự liên hệ trước lớp
GV kết luận: Cần cố gắng phát huy những điểm mà mình đã thực hiện tốt và khắc phục những mặt còn thiếu sót.
* Hoạt động 4. Chơi trò chơi “Phóng viên”
Mục tiêu: Củng cố lại nội dung bài học
Cách tiến hành
HS thay phiên nhau đóng vai phóng viên để phỏng vấn các HS khác về một số nội dung có liên quan đến chủ đề bài học này.
Ví dụ: Theo bạn học sinh lớp 5 cần phải làm gì ?
 Bạn cảm thấy như thế nào khi là học sinh lớp 5?
 Bạn đã thực hiện những điểm nào trong chương trình “Rèn luyện Đội viên”
 Bạn hãy hát một bài hát hoặc đọc một bài thơ về chủ đề trường em.
GV nhận xét và kết luận.
HS đọc phần ghi nhớ (SGK)
*Hoạt động nối tiếp: Lập kế hoạch phấn đấu của bản thân trong năm học này
Mục tiêu phấn đấu: 
Những thuận lợi đang có
Những khó khăn có thể gặp
Biện pháp khắc phục.
Sưu tầm các bài thơ, bài hát về học sinh lớp 5 gương mẫu và về chủ đề trường em.
Vẽ tranh về chủ đề trường em.
IV. Củng cố dặn dò: Nhận xét tiết học.
Về nhà học thuộc bài - Chuẩn bị bài sau (tiết 2)
 Thứ ba, ngày 19 tháng 8 năm2008
 Thểdục: Bài 1: giới thiệu chương trình - tổ chức lớp
 đội hình đội ngũ - trò chơi “kết bạn”
 I-mục tiêu:
 Như hướng dẫn ở sách giáo viên trang 41. 
 II- địa điểm phương tiện:
Địa điểm:Trên sân trường.Vệ sinh nơi tập,đảm bảo an toàn tập luyện.
Phương tiện:Chuẩn bị một còi.
 III - nội dung và phương pháp lên lớp:
 1.Phần mở đầu:6-7 phút.
Tập hợp lớp,phổ biến biến nhiệm vụ,yêu cầu bài học:1-2 phút.
Đứng vỗ tay hát:1-2 phút.
2.Phần cơ bản: 18-22 phút:
Giới thiệu tóm tắt chương trình Thể dục lớp 5: 2-3 phút.01
Phổ biến nội quy,yêu cầu tập luyện: 1- 2 phút.
Khi học tiết Thể dục, áo quần phải gọn gàng,có tinh thần học tập nghiêm túc Khi nghỉ tập phải xin phép thầy cô giáo.
c) Biên chế tổ tập luyện:1-2 phút:
Chia theo tổ của lớp học. Mỗi tổ có một tổ trưởng để chỉ huy tổ mình.
d)Chọn cán sự thể dục lớp:1-2 phút.
Giáo viên dự kiến,nêu lên để HS cả lớp quyết định.
e)Ôn đội hình đội ngũ:5- 6 phút:
Cách chào và báo cáo khi bắt đầu và kết thúc giờ học.Cách xin phép vào lớp.
GV làm mẫu,sau đó chỉ dẫn cho cán sự và cả lớp cùng tập.
 g) Trò chơi kết bạn:4-5 phút.
GV nêu tên trò chơi, cùng HS nhắc lại cách chơi kết hợp cho một nhóm HS làm mẫu, sau đó cho cả lớp chơi thử 1-2 lần,chơi chính  ...  là "Ông Nhỏ" 
H: Vì sao thực dân Pháp xử bắn anh khi anh chưa đến tuổi vị thành niên ? 
H: Câuchuyện giúp em hiểu điều gì ? Xem SGV T15.
5. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học,bình chọn HS kể chuyện hay nhất. 
- Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện bằng cách nhập vai nhân vật khác nhau. 
---------------------------------------------------------
 Khoa học: NAM HAY NỮ?
 I. Mục tiờu : SGV trang 24. 
 II. Đồ dựng dạy- học:
Hỡnh trang 6,7 SGK.
Cỏc tấm phiếu cú nội dung như trang 8 SGK.
HS chuẩn bị hỡnh vẽ ( đó giao từ tiết trước).
 III. Hoạt động dạy- học:
A. Kiểm tra bài cũ: GV gọi 2 HS trả lời cõu hỏi:
Nờu ý nghĩa của sự sinh sản?
Nếu con người khụng cú khả năng sinh sản thỡ điều gỡ cú thể xảy ra? 
B. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài: GV hỏi: Con người cú những giới nào? ( HS trả lời). Sau đú GV giới thiệu: Trong bài học hụm nay, chỳng ta cựng tỡm hiểu về những điểm giống và khỏc nhau giữa nam và nữ.
Hoạt động 1: THẢO LUẬN
 * Mục tiờu: HS xỏc định được sự khỏc nhau giữa nam và nữ về mặt sinh học.
 * Cỏch tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhúm 4, thời gian 5 phỳt.
 - GV yờu cầu nhúm trưởng điều khiển nhúm mỡnh thảo luận cỏc cõu hỏi 1,2,3,trang 6 SGK và sử dụng tranh vẽ ở nhà.
Bước 2: Thảo luận cả lớp.
Đại diện từng nhúm trỡnh bày kết quả thảo luận của nhúm mỡnh.( 3 nhúm lờn trỡnh bày), cỏc nhúm khỏc bổ sung. GV nhận xột tinh thần, thỏi độ làm việc của cỏc nhúm, tuyờn dương nhúm làm tốt rồi đưa ra kết luận.
Kết luận: Ngoài những đặc điểm chung, giữa nam và nữ cú sự khỏc biệt, trong đú cú sự khỏc nhau cơ bản về cấu tạo và chức năng của cơ quan sinh dục. Khi cũn nhỏ, bộ trai và bộ gỏi chưa cú sự khỏc biệt rừ rệt về ngoại hỡnh ngoài cấu tạo của cơ quan sinh dục.
 Đến một độ tuổi nhất định, cơ quan sinh dục mới phỏt triển và làm cho cơ thể nữ và nam cú nhiều điểm khỏc biệt về mặt sinh học. Vớ dụ:
Nam thường cú rõu, cơ quan sinh dục nam tạo ra tinh trựng.( Chỉ vào hỡnh 2)
Nữ cú kinh nguyệt, cơ quan sinh dục nữ tạo ra trứng.( Chỉ vào hỡnh 3)
 * GV hỏi: Nờu một số điểm khỏc biệt giữa nam và nữ về mặt sinh học? ( 2-3 HS trả lời )
Hoạt động 2: TRề CHƠI “ AI NHANH, AI ĐÚNG?”
 * Mục tiờu: HS phõn biệt được cỏc đặc điểm về mặt sinh học và xó hội giữa và nữ.
 * Cỏch tiến hành:
Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn
 -GV phỏt cho mỗi nhúm cỏc tấm phiếu như gợi ý trong trang 8 SGK và hướng dẫn HS cỏch chơi như sau:
Thi xếp cỏc tấm phiếu vào bảng dưới đõy:
Nam
Cả nam và nữ
Nữ
Lần lượt từng nhúm giải thớch tại sao lại sắp xếp như vậy. Cỏc thành viờn của nhúm khỏc cú thể chất vấn, yờu cầu nhúm đú giải thớch rừ hơn.
Cả lớp cựng đỏnh giỏ, tỡm ra sự sắp xếp giống nhau hoặc khỏc nhau giữa cỏc nhúm, đồng thời xem nhúm nào sắp xếp đỳng và nhanh là thắng cuộc.
Bước 2: HS làm việc theo nhúm 4, thời gian 5 phỳt.
Cỏc nhúm làm việc theo hướng dẫn của GV.
Bước 3: Làm việc cả lớp
Đại diện mỗi nhúm trỡnh bày và giải thớch tại sao nhúm mỡnh lại sắp xếp như vậy.
Trong quỏ trỡnh thảo luận với nhúm bạn, mỗi nhúm vẫn cú quyền thay đổi lại sự sắp xếp của nhúm mỡnh, nhưng phải giải thớch được tại sao lại thay đổi.
Bước 4: GV đỏnh giỏ, kết luận và tuyờn dương nhúm thắng cuộc.
Đỏp ỏn:
Nam
Cả nam và nữ
Nữ
-Cú rõu
-Cơ quan sinh dục tạo ra tinh trựng.
-Dịu dàng
-Mạnh mẽ
-Kiờn nhẫn
-Tự tin
-Chăm súc con
-Trụ cột gia đỡnh
-Đỏ búng
-Giỏm đốc
-Làm bếp giỏi
-Thư kớ
-Cơ quan sinh dục tạo ra trứng.
-Mang thai
-Cho con bỳ
C.Củng cố, dặn dũ:
GV chốt lại nội dung bài học.
Dặn dũ: Học bài, xem trước trang 9 để tiết sau học tiếp bài 2: Nam hay nữ?
---------------------------------------------------------
 Kĩ thuật: đính khuy hai lỗ (tiết 1)
 I. Mục tiêu: HS cần phải: 
- Biết cách đính khuy 2 lỗ.
- Đính được khuy 2 lỗ đúng quy trình, đúng kĩ thuật.
- Rèn luyện tính cẩn thận.
 II. Đồ dung day học: 
 - Mẫu đính khuy 2 lỗ.
 - Một số sản phẩm may mặc được đính khuy 2 lỗ
 - Vật liệu và dụng cụ cần thiết.
 III. Hoạt động dạy và học: 
 A. Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
 B.Bài mới.
 1.Giới thiệu bài.
 2. Các hoạt động:
 * Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét mẫu
HS quan sát hình 1a- GV gợi ý HS nhận xét về đặc điểm hình dạng, kích thước, màu sắc của khuy 2 lỗ.
GV giới thiệu mẫu đính khuy 2 lỗ - HDHS QS H1b yêu cầu HS nêu nhận xét về đường chỉ đính khuy, khoảng cách giữa các khuy đính.
Tổ chức cho HS quan sát khuy đính trên sản phẩm may mặc.
Gv tóm tắt nội dung chính của hoạt động 1 (SGV)
 * Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật.
HS đọc lướt các nội dung ở mục 2 SGK. Nêu tên các bước trong quy trình đính khuy.
HS đọc nội dung mục 1 và quan sát hình 2, nêu cách vạch dấu các điểm đính khuy 2 lỗ.
Gọi 2 HS lên bảng thực hiện các thao tác trong bước 1 - GV uốn nắn.
GV đặt câu hỏi để HS nêu cách chuẩn bị đính khuy.
GV hướng dẫn cách chuẩn bị đính khuy.
Hs đọc mục 2b và quan sát hình 4 SGK để nêu cách đính khuy.
GV hướng dẫn cách đính khuy theo hình 4.
HD HS quan sát hình 5,6 SGK. Nêu cách quấn chỉ quanh chân khuy và kết thúc đính khuy.
GVHDHS thực hiện thao tác quấn chỉ quanh chân khuy.
Yêu cầu HS trả lời 2 câu hỏi ở SGK. Sau đó gọi HS lên bảng thực hiện.
GVHD nhanh lần thứ 2 các bước đính khuy.
Tổ chức HS thực hành vạch dấu các điểm đính khuy.
 C. Củng cố dặn dò:
GV gọi HS nhắc lại và thực hiện các thao tác đính khuy 2 lỗ.
Chuẩn bị vật liệu và dụng tiết sau thực hành.
 Thứ sáu, ngày 22 tháng 8 năm 2008
 Thể dục: bài 2: đội hình đội ngũ - trò chơi
 “chạy đổi chỗ, vỗ tay nhau” và “lò cò tiếp sức”
 I-Mục tiêu: Như sách giáo viên trang 43.
 II- địa điểm,phương tiện 
Địa điểm:Trên sân trường.Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện. 
Phương tiện: Chuẩn bị 1 còi, 2-4 lá cờ đuôi nheo, kẻ sân chơi trò chơi.
 III- nội dung và phương pháp lên lớp:
 1.Phần mở đầu: 6-7 phút.
Tập hợp lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học, nhắc lại nội quy của luyện tập, chấn chỉnh đội ngũ,trang phục tập luyện: 1-2 phút.
Đứng tại chỗ vỗ tay hát: 1-2 phút.
2. Phần cơ bản: 18-22 phút.
 a) Đội hình đội ngũ:10 - 12 phút:
 - Ôn cách chào, báo cáo khi bắt đầu và kết thúc bài học, cách xin phép ra, vào lớp. Tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số, đứng nghiêm, đứng nghỉ, quay phải, quay trái quay sau.
- Lần 1-2, GV điều khiển lớp tập chú ý sửa chửa sai sót cho HS.
- Luyện tập theo tổ,do tổ trưởng điều khiển tập 3-4 lần 
- GV chú ý sửa sai nhận xét cho HS.Sau đó cho các tổ thi đua trình diễn.
- GV cùng HS quan sát nhận xét,biểu dương các tổ.
- Tập cả lớp để củng cố do cán sự lớp điều khiển 1-2 lần.
b)Trò chơi vận động:8-10 phút.
- Chơi trò chơi “ Chạy tiếp sức”.
- GV nêu tên trò chơi, tập hợp HS theo đội hình chơi, giải thích cách chơi và quy định đội chơi, cho lớp chơi thử 2 lần.
- Cả lớp thi đua chơi 2-3 lần.
 - GV quan sát, nhận xét tuyên dương đội thắng.
3. Phần kết thúc: 4-6 phút
Cho các tổ HS đi nối nhau thành một vòng tròn lớn, vừa đi vừa làm động tác, thả lỏng, sau khép lại thành vòng tròn nhỏ, đứng lại quay mặt vào tâm vòng tròn: 2-3 phút.
- GVcùng HS hệ thống bài 1-2 phút.
GV nhận, đánh giá kết quả bài học và giao bài về nhà 1-2 phút.
------------------------------------------
 Toán: phân số thập phân
 I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết thế nào là phân số thập phân.
- Biết có một phân số có thể chuyển thành phân số thập phân và biết chuyển các phân số này thành phân số thập phân.
 II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 A. Bài cũ: GVgọi HS làm bài tập b của bài 3. 
GV kiểm tra bài của học sinh làm ở nhà. 
 B. Bài mới:
 1 / Giới thiệu phân số thập phân:
 GV nêu và viết trên bảngcác phân số ; ; ;.... cho học sinh nêu đặc điểm của mẫu số của phân số này, để nhận biết các phân số đó có mẫu số là 10, 100, 1000,... Gv giới thiệu: Các phân số có mẫu số là 10; 100; 1000;...gọi là các phân số thập phân ( cho vài học sinh nhắc lại )
- GV nêu và viết trên bảng phân số , rồi yêu cấu học sinh tìm phân số thập phân bằng . Chẳng hạn: = = 
Làm tương tự với ; 
Cho học sinh nhận xét để:
+ Nhận ra rằng: Có một số phân số có thể viết thành phân số thập phân.
+ Biết chuỷen một số phân số thành phân số thập phân ( bằng cách tìm một số nhân với mẫu số để có 10 hoặc 100; 1000;... rồi nhân cả TS và MS với số đó để được phân số thập phân).
 2 / Thực hành:
Bài 1: Cho HS tự viết hoặc nêu cách đọc từng phân số thập phân.
Bài 2: cho học sinh tự viết các phân số thập phân để được:
 ; ; ; 
Bài 3: Cho học sinh nêu (Bằng nói hoặc viết ) từng phân số thập phân trong các phân số đã cho. Đó là các phân số:
 ; 
Bài 4: GV cho học sinh làm bài phần a, b tại lớp,Sau đó gọi học sinh lên bảng chữa bài.
GV chấm bài, sau đó gọi học sinh lên chữa bài.
 C. Củng cố, hướng dẫn:
- GV nhận xét giờ học, tuyên dương những em làm bài đạt điểm cao.
- Về nhà: làm bài tập phần c,d của bài tập 3.
 Xem lại bài: Luyện tập.
------------------------------------------
 Tập làm văn: Luyện tập tả cảnh
(một buổi trong ngày)
I. Mục đích, yêu cầu: 
- Từ việc phân tích cách quan sát và chọn lọc chi tiết rất đặc sắc của tác giả trong bài Buổi sớm trên cánh đồng, HS hiểu thế nào là quan sát và chọn lọc chi tiết trong một bài văn tả cảnh.
- Biết trình bày rõ ràng về những điều đã thấy khi quan sát cảnh một buổi trong ngày.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Bảng phụ + tranh ảnh cảnh cánh đồng vào buổi sớm. 
III. Các hoạt động dạy - học: 
A.Bài cũ: KT 2 HS 
HS1: Em hãy nhắc lại nội dung cần ghi nhớ ở tiết tậplàm văn trước. 
HS2: Phân tích cấu tạo của bài văn Nắng trưa. 
B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: 
 2. Luyện tập: 
*HĐ1: HS đọc yêu cầu của BT1, sinh hoạt nhóm 4; Các em đọc đoạn văn Buổi sớm trên cánh đồng. 
Tìm trong đoạn trích những sự vật được tác giả trong buổi sớm mùa thu. 
Chỉ rõ tác giả đã dùng giác quan nào để miêu tả ? Tìm được chi tiết trong bài thể hiện sự quan sát của tác giả rất tinh tế. 
Cho HS trình bày kết quả; GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng, SGV T59. 
*HĐ2: HS đọc yêu cầu BT2, làm việc cá nhân. 
Các em phải nhớ lại những gì đã quan sát được cảnh một cánh đồng, trên nương rẫy, đường phố... buổi sáng (hoặc trưa chiều, rồi ghi lại những gì các em đã quan sát được và lập dàn ý. 
- Cho HS làm bài, HS trình bày kết quả. GV nhận xét, khen những HS quan sát chính xác, cách diễn đạt độc đáo, cách trình bày rõ ràng, biết lập dàn ý. 
3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học. 
 - Yêu cầu HS về nhà hoàn chỉnh kết quả quan sát, viết vào vở, tập dàn ý tả một cảnh HS đã chọn. 
------------------------------------------
 Mĩ thuật: Bài 1:THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT
 XEM TRANH THIẾU NỮ BấN HOA HUỆ.
(GV bộ môn dạy)


Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 1.doc