Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần 11 - Nguyễn Thị Oanh

Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần 11 - Nguyễn Thị Oanh

TẬP ĐỌC

CHUYỆN MỘT KHU VƯỜN NHỎ

 I. Mục tiêu

 - Đọc diễn cảm được bài văn với giọng hồn nhiên (bé Thu); giọng hiền từ (người ông).

 - Hiểu nội dung: Tình cảm yêu quý thiên nhiên của hai ông cháu (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

II. Đồ dùng dạy học

- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

- Tranh ảnh về cây hoa trên ban công, sân thượng trong các ngôi nhà ở thành phố

doc 37 trang Người đăng hang30 Lượt xem 507Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần 11 - Nguyễn Thị Oanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11
 Thứ 2 ngày 5 tháng 11 năm 2012
Tập đọc
Chuyện một khu vườn nhỏ
 I. Mục tiêu 
 - Đọc diễn cảm được bài văn với giọng hồn nhiên (bé Thu); giọng hiền từ (người ông).
 - Hiểu nội dung: Tình cảm yêu quý thiên nhiên của hai ông cháu (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II. Đồ dùng dạy học 
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. 
- Tranh ảnh về cây hoa trên ban công, sân thượng trong các ngôi nhà ở thành phố .
 IIi. Hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
 Hoạt động học
1. Giới thiệu chủ điểm và bài đọc: (2’)
- Chủ điểm hôm nay chúng ta học tên là gì?
- Tên chủ điểm nói lên điều gì ?
- Mô tả những gì em nhìn thấy trong tranh minh hoạ chủ điểm ?
- GV : Chủ điểm này muốn gửi đến mọi người thông điệp : Hãy bảo vệ môi trường sống xung quanh mình.
- Chủ điểm : Giữ lấy màu xanh.
- Tên chủ điểm nói lên nhiệm vụ của chúng ta là phải bảo vệ môi trường sống xung quanh mình và giữ lấy màu xanh cho môi trường.
+ Tranh vẽ cảnh các bạn nhỏ đang vui chơi, ca hát dưới gốc cây to. Thiên nhiên nơi đây thật đẹp, ánh mặt trời rực rỡ, chim hót líu lo trên cành.
- HS lắng nghe.
- Cho HS quan sát tranh minh hoạ và mô tả những gì em nhìn thấy trong tranh.
- GV giới thiệu bài.
2. Bài mới:
HĐ1 : Hướng dẫn luyện đọc. (12')
- HS mô tả: Bức tranh vẽ cảnh ba ông cháu đang trò chuyện trên ban công có rất nhiều cây xanh.
- Yêu cầu 3 HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài. 
+ Lượt 1: GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS.
+ Lượt 2: GV hướng dẫn HS hiểu nghĩa các từ ngữ: săm soi, cầu viện.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc
+Đoạn 1: Bé Thu rất khoái.... từng loài cây
+ Đoạn 2: Cây quỳnh lá dày... không phải là vườn.
+ Đoạn 3: Một sớm chủ nhật... Có gì lạ đâu hả cháu ?
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Gọi HS đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu: Toàn bài đọc với giọng nhẹ nhàng.
- HS luyện đọc theo cặp.
- 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.
- Lắng nghe.
HĐ2 : Hướng dẫn tìm hiểu bài (11')
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1.
+ Bé Thu thích ra ban công để làm gì ?
*TN: Ban công.
+ Nêu ý chính thứ nhất của bài?
- Yêu cầu HS đọc đoạn 2.
+ Mỗi loài cây ở ban công nhà bé Thu có đặc điểm gì nổi bật ?
+ ý2 của bài này là gì ?
- HS đọc thầm đoạn 1.
+ Để dược ngắm nhìn cây cối, nghe ông giảng về từng loại cây ở ban công.
ý1. Bé Thu thích nghe ông kể chuyện về từng loài cây.
- HS đọc thầm đoạn 2.
+ Cây quỳnh: lá dày, giữ được nước. 
Cây hoa ti gôn: thò ra những cái râu.
Cây hoa giấy: bị vòi ti gôn quấn nhiều vòng.
Cây đa ấn Độ: Bật ra những búp đỏ hồng, nhọn hoắt.
ý2. Đặc điểm các loài cây trên ban công nhà bé Thu.
- Yêu cầu HS đọc đoạn 3.
+ Bạn Thu chưa vui về điều gì ?
+ Vì sao khi thấy chim về đậu ở ban công, Thu muốn báo ngay cho Hằng biết?
+ Em hiểu “ Đất lành chim đậu ” nghĩa là gì?
- TN: đất lành chim đậu
+ ý3 của bài này là gì ?
- HS đọc thầm đoạn 3.
+ Vì bạn Hằng ở nhà dưới cứ bảo ban công nhà Thu không phải là vườn.
+ Vì Thu muốn Hằng công nhận ban công nhà mình cũng là vườn.
+ Nơi tốt đẹp, thanh bình sẽ có chim về đậu.
ý3. Ban công nhà bé Thu là một khu vườn nhỏ. 
+ Em có nhận xét gì về hai ông cháu bé Thu?
+ Hai ông cháu bé Thu rất yêu thiên nhiên, cây cối, chim chóc. Hai ông cháu chăm sóc cho từng loài cây rất tỉ mỉ.
+ Bài văn muốn nói với chúng ta điều gì ?
- GV ghi nội dung bài.
- KL: Thiên nhiên mang lại rất nhiều ích lợi đến cho con người. Nếu mỗi gia đình đều biết yêu thiên nhiên, trồng cây xanh xung quanh nhà mình sẽ làm cho môi trường sống xung quanh mình trong lành, tươi đẹp hơn.
+ Mỗi người phải yêu quý thiên nhiên, làm đẹp môi trường sống trong gia đình và xung quanh mình.
* ND: Tình cảm yêu quý thiên nhiên của hai ông cháu.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
 HĐ3 : Luyện đọc diễn cảm. (9')
- Gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài.
- Tổ chức cho HS luyện đọc diễn cảm.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét, cho điểm HS đọc tốt.
3. Củng cố - dặn dò : (1’)
- Nhận xét tiết học. 
- Dặn HS về học bài và chuẩn bị bài sau: Tiếng vọng.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc bài, cả lớp theo dõi tìm cách đọc hay.
- HS luyện đọc diễn cảm đoạn 3.
- 3 HS thi đọc diễn cảm.
- HS bình chọn bạn đọc tốt.
- Về nhà đọc lại bài.
- Chuẩn bị bài sau: Tiếng vọng 
Toán
 Luyện tập
I. Mục tiêu : Giúp HS biết:
- Tính tổng nhiều số thập phân, tính bằng cách thuận tiện nhất.
- So sánh các số thập phân, giải bài toán với các số thập phân.
- Bài tập cần đạt: Bài 1, 2 (a , b), bài 3 (cột 1) , bài 4.
II. Hoạt động dạy học :
 Hoạt động dạy 
Hoạt động học
1. Bài cũ: ( 4’)
- Y/c HS chữa bài 3 VBT. 
- 2 HS lên bảng chữa bài. 
- Giáo viên nhận xét cho điểm 
- Lớp nhận xét
2. Bài mới: Giới thiệu bài: (1’) 
HĐ1: Hướng dẫn luyện tập ( 6’) 
- Hoạt động cá nhân
- Yêu cầu HS làm bài 1, 2 (a , b), bài 3 (cột 1), bài 4.
- GV hướng dẫn một số bài khó.
- HS làm bài 1, 2, 3, 4. SGK, trang 52
- HS tìm hiểu y/c của từng bài, nêu yêu cầu bài tập khó.
HĐ2: Hướng dẫn chữa bài (23’)
Bài 1: Củng cố cách tính tổng nhiều STP 
 - Tổ chức cho HS làm bài cá nhân 
- HS làm bài cá nhân.
- 3 HS chữa bài. Lớp nhận xét bài làm của bạn.
- Giáo viên nhận xét cho điểm, chốt kết quả đúng.
- 1 HS nêu cách tính tổng nhiều số thập phân
Bài 2 : Củng cố việc vận dụng tính chất giao hoán, kết hợp để tính nhanh
- Tổ chức cho HS làm bài cá nhân.
- GV nhận xét, cho HS nhắc lại tính chất giao hoán, kết hợp của phép cộng
- HS tự làm bài, 2 em lên bảng.
- Lớp nhận xét bài làm của bạn.
Kết quả :
 a) 4,68 + 6,03 + 3,97
 = 4,68 + (6,03 + 3,97 )
 = 4,68 + 10 =14,68.
b) 6,9 + 8,4 + 3,1 + 0,2
 = (6,9 + 3,1) + (8,4 + 0,2)
 = 10 + 8,6 = 18,6.
Bài 3 : Củng cố cách cộng 2 STP và so sánh.
- Tổ chức cho HS làm bài cá nhân
- Nhận xét, chốt kết quả đúng. 
- HS làm bài cá nhân
- 1 em lên bảng chữa bài. 
- Lớp nhận xét.
Bài 4 : Củng cố cách tìm TB cộng của 2 STP
- Gọi HS đọc đề bài .
- Tổ chức cho HS làm bài cá nhân.
- Nhận xét, chốt lời giải đúng .
- HS đọc đề bài, xác định yêu cầu của đề bài
 - HS làm bài cá nhân, 1 em lên bảng.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
 Bài giải 
Số m vải người đó dệt ngày thứ hai là :
 28,4 + 2,2 = 30,6 ( m )
Số m vải dệt trong ngày thứ 3 là :
30,6 + 1,5 = 32,1 (m)
Số m vải dệt trong cả 3 ngày là :
 28,4 + 30,6 + 32,1 = 91,1 (m )
 Đ/S : 91,1m.
3. Tổng kết - dặn dò: (1’)
- Nhaọn xeựt tieỏt hoùc
- Dặn HS về làm bài trong VBT 
- HS lắng nghe
- Về nhà làm bài tập ở VBT.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau: Trừ hai số thập phân.
- HS về nhà chuẩn bị bài sau: Trừ hai số thập phân.
 Thứ ba ngày 6 tháng 11 năm 2012
LUYEÄN Tệỉ VAỉ CAÂU
 ẹAẽI Tệỉ XệNG HOÂ
 i. mục tiêu :
- naộm ủửụùc khaựi nieọm ủaùi tửứ xửng hoõ (Nội dung ghi nhớ ).
- Nhaọn bieỏt ủửụùc ủaùi tửứ xửng hoõ trong ủoaùn vaờn (BT 1, mục III), chọn được đại từ xưng hô thích hợp để điền vào ô trống (BT2). 
Ii. Hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
 Hoạt động học
1. Baứi cuừ : (4’) 
+ Thế nào là đại từ?
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Baứi mụựi : Giụựi thieọu baứi: ( 1’)
HĐ1: Tỡm hieồu nhaọn xeựt, rút ra ghi nhớ 
(14’) 
- HS trả lời.
- Lớp nhận xét.
Bài 1:
 - Gọi HS đọc nội dung và yêu cầu của bài tập.
+ Đoạn văn có những nhân vật nào ?
+ Các nhân vật làm gì ?
+ Những từ nào được in đậm trong đoạn văn trên ?
+ Những từ đó được dùng để làm gì ?
+ Những từ nào chỉ người nghe ?
+ Từ nào chỉ người hay vật được nhắc tới?
- Giaựo vieõn choỏt: Những từ chị, chúng tôi,
ta, các ngươi, chúng trong đoạn văn trên được gọi là đại từ xưng hô
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
+ Hơ Bia, cơm và thóc gạo.
+ Cơm và Hơ Bia đối đáp với nhau, thóc và gạo giận Hơ Bia bỏ vào rừng.
+ Những từ : chị, chúng tôi, ta , các ngươi, chúng.
+ Những từ đó dùng để thay thế cho Hơ Bia, thóc gạo, cơm.
+ Những từ chỉ người nghe : Chị, các người.
+ Thế nào là đại từ xưng hô ?	
- GV rút ra ghi nhớ SGK.
+ Những từ chỉ người hay vật được nhắc tới: chúng.
+ HS nêu phần 1 ghi nhớ.
Bài 2 : 
- Yêu cầu HS đọc lại lời của cơm và chị Hơ Bia.
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm.
+ Cách xưng hô của mỗi nhân vật trong đoạn văn trên thể hiện thái độ của người nói như thế nào?
- GV: Cách xưng hô của mỗi người thể hiện thái độ của người đó đối với người nghe hoặc đối tượng được nhắc đến. Cách xưng hô của Cơm xưng là chúng tôi, gọi Hơ Bia là chị thể hiện sự tôn trọng, lịch sự đối với người đối thoại. Cách xưng hô của chị Hơ Bia xưng là ta, gọi cơm gạo là các ngươi thể hiện sự kiêu căng thô lỗ, coi thường người đối thoại. Chúng ta cần thận trọng trong dùng từ. Vì từ ngữ thể hiện thái độ của mình với chính mình và những người xung quanh.
+ Cách xưng hô của cơm rất lịch sự. Cách xưng hô của Hơ Bia thô lỗ, coi thường người khác.
- HS tiếp thu.
Bài 3 :
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. 
- Cho HS thảo luận theo nhóm 3 để làm bài.
- Gọi HS phát biểu, GV ghi nhanh lên bảng.
- Nhận xét cách xưng hô đúng. 
- Kết luận: Để lời nói đảm bảo tính lịch sự cần lựa chọn từ xưng hô phù hợp với thứ bậc, tuổi tác, giới tính, thể hiện đúng mối quan hệ giữa mình với người được nhắc tới.
- 1 HS đọc.
- HS làm bài theo nhóm 3.
- HS nối tiếp nhau phát biểu.
- Gọi HS đọc Ghi nhớ.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc.
HĐ2: Luyeọn taọp (15’) 
- Hoaùt ủoọng caự nhaõn, nhoựm, lụựp 
 Baứi 1: 
 - Gọi HS đọc y/c và nội dung của bài tập.
- Tổ chức cho HS làm bài theo nhóm 3.
+ Đọc kĩ đoạn văn. Gạch chân dưới các đại từ xưng hô.
+ Đọc kĩ lời nhân vật có đại từ xưng hô để thấy được thái độ, tình cảm của mỗi nhân vật.
- Gọi HS phát biểu, GVghi nhanh KQ lên bảng.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
- 1 HS đọc.
- HS làm bài theo nhóm 3.
- HS nối tiếp nhau phát biểu :
+ Các đại từ xưng hô: ta, chú em, tôi, anh.
+ Thỏ xưng là ta, gọi Rùa là chú em, thái độ của Thỏ: kiêu căng, coi thường Rùa.
+ Rùa xưng là tôi, gọi Thỏ là anh, thái độ của Rùa: tự trọng, lịch sự với Thỏ.
 Baứi 2:
+ Đoạn văn có những nhân vật nào ?
- 2 Hoùc sinh ủoùc ủeà baứi
+ Bồ Chao, Tu Hú, các bạn của Bồ Chao, Bồ Các.
+ Nội dung của đoạn văn là gì ?
- GV tổ chức cho HS làm bài cá nhân.
- Gọi HS nêu miệng kết qủa bài làm của mình.
- Nhận xét, chốt kết quả đúng.
3. Tổng kết - dặn dò : ( 1’)
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau: Quan hệ từ
+ Đoạn văn kể lại chuyện Bồ Chao hốt hoảng kể với các bạn chuyện nó và Tu Hú gặp cái trụ chống trời. Bồ Các giải thích đó chỉ là trụ điện cao thế mới được xây dựng, các loài chim cười Bồ Chao đã quá sợ sệt. 
- HS làm bài cá nhân.
- HS nêu miệng kết quả bài làm của mình. Lớp nhận xét, bổ sung.
- 1 HS đọc lại đoạn văn đã điền đầy đủ.
- 2 HS đọc lại Ghi nhớ.
- HS về nhà học bài  ... 
- HS thửùc hieọn theo yeõu caàu 
- HS ngoài ngay ngaộn nghe nhaùc 
- HS nghe vaứ ghi nhụự.
Buổi chiều
Bồi dưỡng tiếng việt
Hoạt động ngoài giờ lên lớp
Hát về thầy cô giáo em
I. Mục tiêu:
- GD HS lòng yêu kính, biết ơn công lao của các thầy cô giáo.
- Tạo không khí thi đua học tập, rèn luyện sôi nổi trong học sinh.
- Rèn kĩ năng tổ chức hoạt động cho HS.
II. Chuẩn bị:
Băng rôn, loa đài, hoa, trang âm.
Sân khấu.
III. Các bước tiến hành:
Bước 1:
- Lập kế hoạch tổ chức hội diễn văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam.
- Nội dung: Múa, hát, kể chuyện, đọc thơ, ngâm thơ ... về:
 + Ca ngợi công ơn các thầy cô giáo
 + Ca ngợi tình thầy trò
 + Nói về tình cảm với ttrường, lớp, tình bạn...
Thành lập ban tổ chức
Lên kế hoạch khen thưởng cho các tổ đạt giải nhất, nhì ba, khuyến khích.
Bước 2: Duyệt các tiết mục văn nghệ của các tổ:
Chọn MC dẫn chương trình.
MC công bố lí do, giới thiệu đại biểu.
Trưởng ban tổ chức lên khai mạc hội diễn.
MC HD đội văn nghệ của các tổ lần lượt biểu diễn các tiết mục văn nghệ.
Các đội văn nghệ lần lượt biểu diễn.
Ban tổ chức duyệt các tiết mục văn nghệ.
Bước 3:
Ban tổ chức công bố các tiết mục văn nghệ đạt giải.
Ban tổ chức trao giải thưởng.
IV: Tổng kết:
Nhận xét hội diễn văn nghệ.
Rút kinh nghiệm sau hội diễn văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam. 
Luyện Toán
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Củng cố cách chuyển đổi đơn vị đo khối lượng, đo độ dài (mỗi đơn vị đo ứng với 1 chữ số).
- Chuyển đổi đơn vị đo diện tích hai đơn vị liền kề nhau gấp hoặc kém nhau 100 lần 
II. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
a) 435 m = ... dm b) 45000 cm = .............m
76 m = .............. cm 74 200 cm .................m
18km = ...............m 65000m = ............km
15m = ................mm 36200dam = ...............km
c) 1dm = .............m 1m = ..........km
7dm = ............m 39m = ..............km
1m = ...............dam 3m = ..............dam
Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
37m 5dm = ................dm 437dm = ......m .......dm
40m 50cm = ...............dm 586cm = ........m ........cm
102m 4cm = ..................cm 690cm = .........m ...........dm
14m 18cm = ..................cm 7589m = .........km ...........m
83km 37m = .................m 6003m = ........km ..........m
Bài 3: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
37ta 5kg = .............kg 3575kg = .....tấn ...........tạ
4tấn 17kg = ...........kg 6037kg = .........tạ ...........kg
30tấn 3kg = .............kg 40009kg = ..........tấn ...........kg
12kg 375g = ..................g 5003g = ..........kg .....g
Bài 4: Viết số thích hợp vào chỗ chấm: 
7m2 45dm2 = ............ dm2 8ha 17 dm2 = ...................... dm2
92k m2 5ha = ...................ha 7605mm2 = ............. cm2 ........... mm2
49003 dam2 = .............km2 .............. dam2
Bài 5 : (Bài 4 trang 62 VBT) 
- Gọi HS nêu y/c.
- Tổ chức cho HS làm bài cá nhân.
- Củng cố cách tìm TB cộng của 2 STP
Giải :
TB cộng của 254,55 và 185,45 là :
( 254,55 + 185,45) : 2 = 220
Đ/S : 220
Bài 6: Sử dụng tính chất giao hoán và tính chất kết hợp để tính. 
a). 6,9 +8,75 + 3,1 = ( 6,9 + 3,1) +8,75 
 = 10 + 8,75 = 18,75
b).4,67 +,5,88 + 3,12 = 4,67 + ( 5,88 + 3,12) = 4,67 + 9 = 13,67
c).0,75 + 1,19 + 2,25 + 0,81 = ( 0,75 + 2,25 ) + ( 1,19 + 0,81) = 3 + 2 = 5 
III. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS về xem lại bài.
luyện Toán
ôn Luyện Cộng, trừ hai số thập phân
I. Mục tiêu : Giúp HS 
- Củng cố cách thực hiện phép cộng hai số thập phân.
- Rèn kỹ năng cộng hai số thập phân và vận dụng kĩ năng đó trong giải các bài toán.
II. Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 1: Tính:
 47,5 39,18 75,91 0,689
 + + + +
 26,3 7,34 367,89 0,975
 73,8 46,52 443,80 1,664
Bài 2: Đặt tính rồi tính:
35,92 + 58,76 70,58 + 9,86 0,835 + 9,43
Bài 3: Tính rồi thử lại bằng tính chất giao hoán:
 a) 4,39 b) 87,06 c) 905,87 
 + + +
 5,66 9,75 69,68
 10,05 96,81 975,55
Bài 4: Đặt tính rồi tính:
28,16 + 7,93 + 4,05 6,7 + 19,74 + 20,16 0,92 + 0,77 + 0,64
Bài 5 : (Bài 3. VBT trang 61)
- Yêu cầu HS đọc kĩ đề 
- Tổ chức cho HS làm bài cá nhân
- 1HS lên bảng giải.
 Giải 
Cả hai con cân nặng số kg là :
(2,7 + 2,2) + 2,7= 7, 6kg
Đ/ s : 7,6 kg
Bài 6 : ( Bài 3. VBT trang 62)
- Tổ chức cho HS làm bài cá nhân
 Giải 
Chiều dài mảnh vườn là
30,63 + 14,74 = 45,37 (m)
Chu vi mảnh vườn đó là :
(30,63 + 45,37) 2 = 152 ( m)
Đ/ S : 152 m
- Củng cố cách cộng 2 STP và cách tính chu vi HCN
III. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS về xem lại bài. 
 buổi chiều
Luyện Tiếng việt
I. Mục tiêu:
- Giúp HS củng cố kiến thức về từ đơn, từ ghép, từ láy; từ trái nghĩa.
- Củng cố về xác định bộ phận trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong câu.
- Luyện tập làm văn tả cảnh.
II. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1: Hãy xác định từ đơn, từ ghép, từ láy trong đoạn văn sau:
 Chích bông là một con chim bé xinh đẹp. Hai chân xinh xinh bằng hai chiếc tăm. Thế mà hai cái chân tăm ấy rất nhanh nhẹn, được việc, nhảy cứ liên liến. Hai chiếc cánh nhỏ xíu, cánh nhỏ mà xoải nhanh vun vút. Cặp mỏ tí hon ấy gắp sâu trên là nhanh thoăn thoắt. Chẳng những chiách bông xinh xẻo là bạn của trẻ em mà còn là bạn của bà con nông dân.
Đáp án: Từ đơn: là, một, bé, bằng, hai, chân, rất, cánh, mà, cứ, sâu, những, bạn, của, còn, chiếc, tăm, thế, mà, ấy, nhỏ, xoải, nhanh, cặp, mỏ, gắp, trên, lá, nhẳng, bà, con.
Từ ghép: chích bông, con chim, xinh đẹp, được việc, nhỏ xíu, tí hon, trẻ em, nông dân.
Từ láy: xinh xinh, nhanh nhẹn, liên liến, vun vút, thoăn thoắt.
Bài 2: Điền cặp từ trái nghĩa thích hợp vào chỗ trống để có câu tục ngữ, thành ngữ hoàn chỉnh:
a) Lá  đùm lá 
b) Việc nhà thì  việc chú bác thì 
c) Sáng . chiều .
d) Nói  quên 
e) Trước  sau 
Đáp án: Cặp từ traí nghĩa: lành - rách, nhác - siêng, nắng - mưa, trước - sau, lạ - quen.
Bài 3: Xác định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau:
a) Dưới bóng tre xanh, ta giữ gìn một nền văn hoá lâu đời.
 TN CN VN
b) Từ sáng tinh mơ, ông em đã cặm cụi làm việc ngoài vườn.
 TN CN VN
Bài 4: Hãy tả lại cảnh đẹp của làng em trong buổi sáng đầu xuân ấy.
III. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS về xem lại bài.
buổi chiều
luyện tiếng việt
I. Mục tiêu:
- Củng cố về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa.
- Xác định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong câu.
- Luyện tập làm văn tả cảnh. 
II. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1: Tìm từ trái nghĩa trong các thành ngữ, tục ngữ dưới đây:
a) Ngày nắng đêm mưa.
b) khôn nhà dại chợ
c) Chết trong còn hơn sống đục.
d) Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết.
Đáp án: Các cặp từ trái nghĩa là: 
 nắng - mưa; khôn - dại; chết - sống; trong - đục; đoàn kết - chia rẽ; đứng - quỳ.
Bài 2: Chọn từ thích hợp trong các từ sau điền vào chỗ trống: hoà dịu, hoà âm, hoà đồng, hoà mạng, hoà nhã, hoà quyện.
a) . điện thoại quốc gia.
b) Bản nhạc có những  phức tạp.
c) Sống .. với bạn bè.
d) Sự  giữa lời ca và điệu múa.
e) Nói năng .
Đáp án: a) hoà mạng; b) hoà âm; c) hoà đồng; d) hoà quyện; e) hoà dịu.
Bài 3: Xác định nghĩa của từ bàn trong các câu dưới đây:
a) Trong hiệp 2 Rô-nan-đi-nhô ghi được một bàn.
b) Cứ thế mà làm, không cần bàn nữa.
Đáp án: a) Bàn: Lần tính được - thua trong môn bóng đá.
 b) Bàn: Trao đổi ý kiến.
Bài 4: Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau:
a) Cờ bay trên những mái nhà, trên những cành cây, trên những góc phố.
 CN VN1 VN2 VN3
b) Rừng chiều Đe Ba nổi lên sừng sững.
 CN VN
Bài 5: Hãy tả lại quang cảnh trường em vào một buổi sáng đẹp trời.
III. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS về xem lại bài.
luyện toán
I. Mục tiêu:
- Củng cố về cộng, trừ hai số thập phân.
- Giải toán liên quan đến cộng, trừ hai số thập phân.
II. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
18,23 + 5,89 34,678 + 16,23 45,765 - 29,78
Bài 2: Tính nhanh:
 62,87 + 35,14 + 4,13 + 8,35 + 4,86 + 5,65
= (62,87 + 4,13) + (35,14 + 4,86) + ( 8,35 + 5,65)
= 67 + 40 + 14 = 121
Bài 3: thực hiện các phép tính sau:
 43,927 - 18,653 83,316 - 57 45,436 - 38,789
Kết quả lần lượt là: 25,274 ; 26,316 ; 6,647 
Bài 4: Tìm x sao cho 0,21 < x < 0,22.
Đáp án: x = 0,211; 0,212; 0,213 ; ..
Bài 5: Một cửa hàng có 1tạ đường. Buổi sáng bán được 23,6kg, buổi chiều bán được 37kg. Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu ki lô gam đường?
Bài giải
Đổi 1 tạ đường = 100kg đường
Cả hai buổi bán được số đường là:
23,6 + 37 = 60,6 (kg)
Cửa hàng còn lại số đường là:
100 - 60,6 = 39,4 (kg)
Đáp số: 39,4 kg
III. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS về xem lại bài.
phiếu thảo luận nhóm. Lớp 5A
Môn : Lịch sử
Bài: OÂN TAÄP HễN 80 NAấM CHOÁNG THệẽC DAÂN PHAÙP 
xâm lược và đô hộ (1858 - 1945)
Nhóm 1: + Phong trào Cần Vương diễn ra vào thời gian nào? 
 + Nêu những cuộc khởi nghĩa lớn của phong trào này?
Nhóm 2: Sang nửa đầu thế kỉ XX, nhân dân ta lại tiếp tục đấu tranh chống Pháp, tiêu 
biểu là phong trào nào?
Nhóm 3: Cách làm của các vị yêu nước tiền bối như Phan Bội Châu, Hoàng Hoa Thám, Phan Châu Trinh ... đã tìm ra được con đường cứ nước cứu dân chưa? Kết quả như thế nào?
Nhóm 4: Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước ngày tháng năm nào?
Nhóm 5: Nêu sự kiện lịch sử tương ứng với các năm trên trục thời gian:
1858
1930
1945
Nhóm 6: Điền vào chỗ chấm các mốc thời gian tương ứng với các sự kiện lịch sử:
* Thực dân Pháp xâm lược nước ta .....................................................................................
* Cuộc phản công ở kinh thành Huế ...................................................................................
* Phong trào Cần Vương ....................................................................................................
* Các phong trào yêu nước của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Hoàng Hoa Thám .............................................................................................................................................
* Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước ..................................................................
* Thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ...............................................................................
* Phong trào Xô Viết Ngệ Tỉnh ..........................................................................................
* Khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội ........................................................................
* Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập .......................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 11 oanh.doc