I. Yêu cầu:
Đọc lưu loát toàn bài, phát âm chính xác tên người dân tộc.
Giọng đọc phù hợp với nội dung các đoạn văn.
Hiểu nội dung bài: Tình cảm của người Tây nguyên yêu quý cô giáo, biết trọng văn hoá, mong muốn cho con em của dân tộc mình được học hành, thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu.
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III. Hoạt động dạy học:
1. Bài cũ:
Học thuộc lòng những khổ thơ yêu thích trong bài thơ Hạt gạo làng ta, trả lời câu hỏi về bài đọc.
TUẦN 15 Thứ hai, ngày 17 tháng 12 năm 2007 CHÀO CỜ ĐẦU TUẦN ----------------------------------------------- Tập đọc: BUÔN CHƯ LÊNH ĐÓN CÔ GIÁO I. Yêu cầu: Đọc lưu loát toàn bài, phát âm chính xác tên người dân tộc. Giọng đọc phù hợp với nội dung các đoạn văn. Hiểu nội dung bài: Tình cảm của người Tây nguyên yêu quý cô giáo, biết trọng văn hoá, mong muốn cho con em của dân tộc mình được học hành, thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu. II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. III. Hoạt động dạy học: 1. Bài cũ: Học thuộc lòng những khổ thơ yêu thích trong bài thơ Hạt gạo làng ta, trả lời câu hỏi về bài đọc. 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài: b) Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài: * Luyện đọc: HS đọc cá nhân, đọc tiếp nối từng phần của bài văn. Bài có thể chia thành 4 đoạn: + Đoạn 1: Từ đầu đến.... dành cho khách quý. + Đoạn 2: Từ Y Hoa đến bên...... sau khi chém nhát dao + Đoạn 3: Từ Già Rok..... xem cái chữ nào ! + Đoạn 4: Phần còn lại HS luyện đọc theo cặp Một HS đọc toàn bài GV đọc diễn cảm bài văn * Tìm hiểu bài: Cô giáo y Hoa đến buôn Chư lênh để làm gì? (mở trường dạy học) Người dân Che Lênh đón tiếp cô giáo trang trọng và thân tình như thế nào? (họ mặc quần áo như đi hội....) Những chi tiết nào cho thấy dân làng rất háo hức chờ đợi và yêu quý “cái chữ” ? (đề nghị cô giáo cho xem cái chữ...) GV chốt lại – HS nêu ý nghĩa * Hướng dẫn đọc diễn cảm: HS nối nhau đọc bài văn GV huớng dẫn HS tìm giọng đọc phù hợp với từng đoạn. GV hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm đoạn 3 trong bài 3.Củng cố, dặn dò: HS nhắc lại ý nghĩa của bài GV nhận xét tiết học ----------------------------------------------- Toán: LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: Giúp học sinh: Củng cố quy tắc và rèn kĩ năng thực hiện phép chia số thập phân cho số thập phân. Vận dụng giải các bài toán có liên quan đến chia số thập phân cho số thập phân. II. Hoạt động dạy học: 1. Bài cũ: Kiểm tra vở bài tập của HS. 2. Bài mới: Hướng dẫn HS luyện tập Bài 1: -GV viết hai phép tính lên bảng và gọi 2 HS thực hiện phép chia. -GV quan sát cả lớp làm các phép tính còn lại. GV nhận xét và chữa bài trên bảng,chẳng hạn: a) 17,55 : 3,9 = 4,5; b) 0,603 : 0,09 = 6,7 c) 0,3068: 0,26 = 1,18; d) 98,156: 4,63 = 21,2 Bài 2:Cho HS làm bài rồi chữa bài. Chẳng hạn: a) x 1,8 = 72 b)x 0,34 = 1,19 x 1,02 x = 72: 1,8 x 0,34 = 1,2138 x = 40 x = 1,2138: 0,34 x = 3,57 c) Tương tự a, b. Bài 3: Cho HS làm bài rồi chữa bài.Kết quả là 7 lít dầu hoả. Bài 4: Hướng dẫn HS thực hiện phép chia rồi kết luận. Chẳng hạn: 218,0 3,7 33 0 58,91 3 40 070 33 Vậy số dư của phép chia trên là 0,033 (nếu lấy đến 2 chữ số ở phần thập phân của thương) 3.Củng cố, dặn dò: Dặn HS về nhà làm bài tập ở VBT. Nhận xét tiết học. ----------------------------------------------- Âm nhạc: ( GV bộ môn dạy) ----------------------------------------------------------------------------------------------- Buổi chiều: LUYỆN TẬP TIẾNG VIỆT I. Mục tiêu: Giúp H ôn tập về từ loại II. Các hoạt động dạy học: GV chép đề bài lên bảng - Hướng dẫn HS lần lược giải các bài tập Bài 1 Từ loại là gì? Chọn câu trả lời đúng nhất: a. Là sự phân chia các từ thành các loại nhỏ b. Là các loại từ trong tiếng Việt c. Là các loại từ có nội dung đặc điểm ngữ pháp và ý nghĩa khái quát (như danh từ, động từ, tính từ,....) Bài 2: Tìm danh từ, động từ, tính từ trong các câu sau Nắng rạng trên nông trường. Màu xanh mơn mởn của lúa óng lên cạnh màu xanh đậm như mực của đám cóicao. Đó đây, những mái ngói của nhà hội trường, nhà ăn, nhà máy nghiền cói,... nở nụ cười tươi đỏ. Bài 3 Đặt câu: a) Một câu có từ của là danh từ a) Một câu có từ của là quan hệ từ a) Một câu có từ hay là tính từ a) Một câu có từ của là quan hệ từ Học sinh làm lần lượt các bài vào vở - GV chấm, chấm chữa. III . Củng cố,dặn dò: Nhận xét tiết học. Dặn HS về ôn tập lại các từ loại. ----------------------------------------------- LuyÖn tËp tiÕng viÖt I. Môc tiªu: - LuyÖn ch÷ viÕt cho HS, gióp HS viÕt ®óng mÉu, cì ch÷ bµi: Ng«i nhµ em. - Gióp HS biÕt tr×nh bµy bµi th¬ c©n ®èi, ®Ñp. II. C¸c ho¹t ®éng d¹y - häc: 1. Giíi thiÖu bµi: GV nªu môc tiªu. 2.GV híng dÉn HS quan s¸t mÉu vµ c¸ch viÕt: - 1 HS ®äc bµi viÕt. - C¶ líp theo dâi ë vë luyÖn ch÷. + Bµi nµy cã mÊy khæ th¬ ? + §îc tr×nh bµy nh thÕ nµo ? + Trong bµi cã nh÷ng ch÷ nµo ®îc viÕt hoa ? ( K, §, C, B, H, P, N ) - Híng dÉn HS viÕt c¸c ch÷ hoa vµo vë nh¸p - GV uèn n¾n thªm. - Nh¾c HS c¸ch viÕt, c¸ch tr×nh bµy, t thÕ ngåi, t thÕ cÇm bót. 3. Häc sinh viÕt bµi GV theo dâi, uèn n¾n thªm. 4. ChÊm mét sè bµi - NhËn xÐt. 5. Cñng cè, dÆn dß: - GV nhËn xÐt tiÕt häc - DÆn HS vÒ nhµ luyÖn ch÷ viÕt ®Ñp, ®óng mÉu, ®óng kÝch cì. -Khen ngîi nh÷ng bµi viÕt ®Ñp. ----------------------------------------------- Đạo đức: TÔN TRỌNG PHỤ NỮ I. Mục tiêu: HS biết: Cần phải tôn trọng phụ nữ và vì sao cần tôn trọng phụ nữ. Trẻ em có quyền được đối xử bình đẳng, không phân biệt trai hay gái. Thực hiện các hành vi quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ phụ nữ trong cuộc sống hàng ngày. II. Tài liệu và phương tiện: Thẻ màu để sử dụng trong giờ học. III. Các hoạt động dạy học: 1. Bài cũ: Nêu những biểu hiện của người văn minh lịch sự 2. Bài mới: Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin Mục tiêu: HS biết những đóng góp của người phụ nữ Việt Nam trong gia đình và ngoài xã hội. Cách tiến hành: GV chia HS thành các nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm quan sát tranh ảnh SGK Các nhóm chuẩn bị. Đại diện từng nhóm lên trình bày Các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến GV kết luận: Bà Nguyễn Thị Định, Nguyễn Thị Trâm, chị Nguyễn Thuý Hiền và bà mẹ trong bức ảnh “Mẹ địu con làm nương” đều là những người phụ nữ không chỉ có vai trò quan trọng trong gia đình mà còn góp phần rất lớn vào công cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng đất nước ta,trên các lĩnh vực, khoa học,thể thao kinh tế. HS thảo luận theo các gợi ý sau: - Em hãy kể các công việc của người phụ nữ trong gia đình, trong xã hội mà em biết. - Tại sao những người phu nữ là những người đáng được kính trọng? GV mời một số HS lên trình bày ý kiến. Cả lớp có thể bổ sung? GV mời 1 – 2 HS độc ghi nhớ trong SKG. Hoạt động 2: Làm bài tập 1, SGK * Mục tiêu: HS biết các hành vi thể hiện sự tôn trọng phụ nữ, sự đối xử bình đẳng giữ trẻ em trai và trẻ em gái. * Cách tiến hành: 1. GV giao nhiệm vụ cho HS 2. HS làm việc cá nhân. 3. GV mời nột số HS lên trình bày ý kiến. 4. GV kết luận: - Các việc làm biểu hiện sự tôn trọng phụ nữ là (a). (b) - Việc làm biểu hiện thái độ chưa tôn trong phụ nữ là (c), (d) Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ (bài tập 2, SGK) * Mục tiêu: HS biết đánh giá và bày tỏ thái độ tán hành với các ý kiến tôn trọng phu nữ, biết giải thích lý do vì sao tán thành hoặc không tán thành ý kiến đó. * Cách tiến hành 1. GV nêu yêu cầu của bài tập 2 và hướng dẫn học sinh cách thực bày tỏ thái độ thông qua việc giơ thẻ màu 2. GV lần lượt nêu từng ý kiến, HS cả lớp bày tỏ thái độ theo quy ước. 3. GV mời một HS giải thích lí do, cả lớp lặng nghe và bổ sung 4. GV kết luận. 3.Củng cố, dặn dò: Giới thiệu một người phụ nữ mà em kính trọng, yêu mến. Sưu tầm bài thơ, bài hát ca ngợi người phụ nữ. Thứ ba, ngày 18 tháng 12 năm 2007 Thể dục: ( Đ/c Bính dạy ) ----------------------------------------------- Toán: LUYỆN TẬP CHUNG I. Mục tiêu: Giúp HS thực hiện phép tính với các số thập phân. II. Các hoạt động dạy học: 1. Bài cũ: Kiểm tra vở bài tập của HS. 2. Bài mới: Hướng dẫn HS luyện tập Bài 1: Gọi 2 HS lên bảng cùng làm phần a) và phần b): 400 + 50 + 0,07 = 450,07 30 + 0,5 + 0,04 = 30,54 Phần c)và d) GV hướng dẫn HS chuyển phân số thập phân thành số thập phân để tính.Chẳng hạn: c) 100 + 7 + = 100 + 7 + 0,08 = 107,08. d) 35 + + = 35 + 0,5 + 0,03 = 35,53 GV lưu ý HS không nên thực hiện côngj một số tự nhiên với một phân số. Bài 2: GV cần hướng dẫn các học sinh chuyển các hỗn số thành số thập phân rồi thực hiện so sánh 2 phân số thập phân. Chẳng hạn: Ta có: và 4,6 > 4,35 Vậy Bài 3:. GV hướng dẫn HS đặt tính rồi tính và dừng lại khi đã có hai chữ số ở phần thập phân của thương,sau đó kết luận. Bài 4: Cho HS làm bài rồi chữa bài. Chẳng hạn: a)0,8 x x = 1,2 x 10 b)210: x = 14,92 - 6,52 0,8 x x = 12 210: x = 8,4 x = 12: 0,8 x = 210: 8,4 x = 15 x = 25 c)25: x = 16: 10 d) 6,2 x x = 43,18 + 18,82 25: x = 1,6 6,2 x x = 62 x = 25: 1,6 x = 62: 6,2 x = 15,625 x = 10 3. Củng cố, dặn dò: Dặn HS về nhà làm bài tập ở VBT. Nhận xét tiết học. ----------------------------------------------- Luyện từ và câu: MỞ RỘNG VỐN TỪ: HẠNH PHÚC I. Yêu cầu: Hiểu nghĩa của từ hạnh phúc Biết trao đổi, tranh luận cùng các bạn để có nhận thức đúng về hạnh phúc II. Hoạt động dạy học: 1. Bài cũ: HS đọc lại đoạn văn tả mẹ cấy lúa 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài: b) Hướng dẫn HS làm bài tập: Bài 1: GV giúp HS nắm vững yêu cầu của BT Các em phải chọn 1 ý thích hợp nhất HS làm việc độc lập. GV chốt lại lời giải đúng: ý thích hợp nhất để giải nghĩa từ hạnh phúc là ý b Bài 2: HS làm việc theo nhóm; đại diện nhóm báo cáo kết quả Cả lớp và GV nhận xét, kết luận Những từ đồng nghĩa với hạnh phúc: sung sướng, may mắn... Những từ trái nghĩa với hạnh phúc: bất hạnh, khốn khổ, cực khổ, cơ cực... Bài 3: GV khuyến khích HS sử dụng từ điển: nhắc các em chú ý: chỉ tìm từ ngữ chứa tiếng phúc với ngiã là điều may mắn, tốt lành. HS trao đổi mhóm. HS làm bài trên phiếu Đại diện các nhóm trình bày kết quả. GV yêu cầu HS tìm những từ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc đặt câu với từ ngữ các em tìm được để hiểu nghiã của từ ngữ. VD: Tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa Phúc hậu là hân từ; phúc hậu trái nghĩa với từ độc ác Đặt câu với từ ngữ tìm được: Bác ấy ăn ở rất phúc hậu đức Bà tôi trông rất phúc hậu Bài 4: GV giúp HS hiểu đúng yêu cầu của bài tập HS có thể trao đổi theo nhóm, sau đó tham gia tranh luận trước lớp. GV tôn trọng ý kiến riêng của mỗi HS. GV kết luận Tất cả các yếu tố trên đều có thể đảm bảo cho gia đình sống hạng phúc nhưng mọi người sống hoà thuận là quan trọng nhất vì thiếu yếu tố hoà thuận thì gia đình không thể có hạnh phúc. 3. Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học Dặn HS ghi nhớ những từ đồng nghĩa, trái nghĩa với hạnh phúc Nhắc HS có ý thức góp phần tạo nên niềm hạnh phúc trong gia đình mình. ----------------------------------------------- Mĩ thuật: ( GV bộ môn dạy ) Thứ ... Thể dục: ( Đ/c Bính dạy ) ----------------------------------------------- Toán : GIẢI TOÁN VỀ TỶ SỐ PHẦN TRĂM I. Mục tiêu: Giúp học sinh: Biết cách tìm tỉ số phần trăm của hai số Vận dụng giải các bài toán đơn giản có nội dung tìm tỉ số phần trăm của hai số III. Hoạt động dạy học: 1. Hướng dẫn HS giải toán về tỉ số phần trăm/. a. Giới thiệu cách tìm tỉ số phần trăm của hai số 315 và 600 GV đọc ví dụ, ghi tóm tắt lên bảng HS toàn trường: 600 HS nữ: 315 Viết tỉ số của HS nữ và số HS toàn trường (315: 600) Thực hiện phép chia (315: 600 = 0,525) Nhân với 100 và chia cho 100 (0,525 x 100: 100 = 52,5: 100 = 52,5%) GV nêu cách tính: 315: 600 = 0,525 = 52,5 % Quy tắc này gồm hai bước: + Chia 315 cho 600 + Nhân thương đó với 100 và viết ký hiệu % vào bên phải tích tìm được. b. Áp dụng vào giải bài toán có nội dung tìm tỉ số phần trăm. HS đọc đề bài GV giải thích và hướng dẫn cách giải Bài giải: Tỉ số phần trăm của lượng muối trong nước biển là: 2,8: 80 = 0,035 0,035 = 3,5% Đáp số: 3,5% 2. Thực hành. Bài 1: HS viết lời giải vào vở HS tự làm bài GV kiểm tra, nhận xét Bài 2: GV giới thiệu mẫu HS làm bài và nêu kết quả 45: 61 = 0,7377... = 73,77% 1,2: 26 = 0,0461....= 4,61% Bài 3: HS làm theo bài toán mẫu GV chú ý nhắc nhở HS Bài giải: Tỉ số phần trăm của số HS nữ và số HS cả lớp là: 13: 25 = 0,52 0,52 = 52% Đáp số: 52% 3. Củng cố, dặn dò: Dặn HS về nhà làm bài tập ở VBT. Nhận xét tiết học. Về nhà làm bài tập 4 ----------------------------------------------- Tập làm văn: LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI (Tả hoạt động) I. Mục tiêu: Biết lập dàn ý chi tiết cho bài văn tả hoạt động của một bạn nhỏ hoặc một em bé ở tuổi tập đi, tập nói. Biết chuyển một phần của dàn ý đã lập thành một đoạn văn miêu tả hoạt động của em bé. II. Đồ dùng dạy học: III. Hoạt động dạy học: 1 Bài cũ: GV chấm đoạn văn tả hoạt động của một người 2 Bài mới * Hướng dẫn HS luyện tập -Bài 1: HS đọc nội dung bài tập GV giúp HS nắm vững yêu cầu của BT. Kiểm tra kết quả quan sát ở nhà Giới thiệu thêm ảnh, tranh minh hoạ em bé mà GV và HS sưu tầm được HS chuẩn bị dàn ý vào vở Trình bày dàn ý trước lớp GV cùng cả lớp góp ý hoàn thiện dàn ý - Bài 2: HS đọc yêu cầu HS viết đoạn văn vào vở GV chấm, nhận xét 3 Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học: Yêu cầu những HS viết đoạn văn chưa đạt về nhà viết lại cho hoàn chỉnh. Dặn HS chuẩn bị giấy, bút cho bài kiểm tra viết (tả người) tiết tới. ----------------------------------------------- Khoa học: CAO SU I. Mục tiêu: HS biết làm thực hành để tìm ra tính chất đặc trưng của cao su Kể tên các vật liệu được dùng để chế tạo ra cao su Nêu tính chất và công dụng, cách bảo quản các đồ dùng bằng cao su II. Đồ dùng dạy học: Hình SGK trang 62; 63 Sưu tầm một số đồ dùng bằng cao su như quả bóng, dây chun, săm, lốp III. Hoạt động dạy học: GV yêu cầu HS thi kể tên các đồ dùng được làm bằng cao su. Kể tên các đồ dùng được làm bằng cao su trong hình vẽ SGK Hình 1: ủng, cục tẩy, đệm Hình 2: lốp, săm ô tô Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo cặp HS quan sát các hình ở SGK trang 63 Dựa vào các câu hỏi trả lời theo từng cặp Bước 2: Làm việc cả lớp Một số cặp trình bày trước lớp - Ném quả bóng cao su xuống sàn nhà, ta thấy quả bóng lại nảy lên. - Kéo căng sợi dây cao su, sợi dây dãn ra. Khi buông tay, sợi dây cao su lại trở về vị trí cũ. GV Kết luận: Cao su có tính đàn hồi Hoạt động 2: Thảo luận Mục tiêu: Kể được tên các vật liệu dùng để chế tạo ra cao su. Nêu được tính chất, công dụng và cách bảo quản các đồ dùng bằng cao su. Cách tiến hành: Bước 1: làm việc cá nhân Bước 2: Làm việc cả lớp GV: Có mấy loại cao su? Đó là những loại nào ? (có 2 loại cao su: cao su tự nhiên và cao su nhân tạo) Ngoài tính đàn hồi tốt, cao su còn có tính chất gì ? (cao su có tình đàn hồi tốt, ít biến đổi khi gặp nóng, lạnh: cách điện, cách nhiệt, không tan trong nước, tan trong một số chất lỏng khác) Cao su được sử dụng để làm gì ? (xăm, lốp xe, đồ dùng trong gia đình) Nêu cách bảo quản đồ dùng bằng cao su? (không để các đồ dùng bằng cao su ở nhiệt độ cao hoặc quá thấp, không để các hoá chất dính vào cao su) 3. Củng cố- Dặn dò: Nhận xét tiết học Chuẩn bị bài sau: Chất dẻo. ----------------------------------------------- Lịch sử: CHIẾN THẮNG BIÊN GIỚI THU- ĐÔNG 1950 I. Mục tiêu: HS biết: Tại sao ta quyết định mở chiến dịch Biên giới thu đông 1950 ý nghĩa của chiến thắng Biên giới thu đông 1950 II. Đồ dùng dạy học: Bản đồ hành chính Việt Nam Lược đồ chiến dịch Biên giới thu đông 1950 Tư liệu về chiến dịch Biên giới thu đông 1950 III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Làm việc cả lớp GV giới thiệu bài GV nêu nhiệm vụ bài học Vì sao ta quyết định mở chiến dịch Biên giới thu đông 1950? Vì sao ta chọn cụm cứ điểm Đông Khê làm điểm tấn công để mở màn chiến dịch? Chiến thắng Biên giới thu đông 1950 có tác dụng như thế nào đối với cuộc kháng chiến của ta ? Hoạt động 2: Làm việc cả lớp GV nêu câu hỏi, HS thảo luận Vì sao địch âm mưu khoá chặt biên giới Việt-Trung? Nếu không khai thông biên giới thì cuộc kháng chiến của nhân dân ta sẽ ra sao? (cuộc chiến của ta sẽ bị cô lập dẫn đến thất bại) Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm. HS làm việc theo nhóm. Để đối phó với âm mưu của địch, Trung ương Đảng và Bác Hồ đã quyết định như thế nào ? Quyết định ấy thể hiện điều gì ? Trận đánh tiêu biểu nhất trong chiến dịch Biên giới thu đông 1950 diễn ra ở đâu. Hãy tường thuật lại trân đánh ấy? Chiến thắng Biên giới thu đông 1950 có tác động ra sao đối với cuộc kháng chiến của nhân dân ta ? Đại diện nhóm trình bày. GV kết luận Hoạt động 4: Làm việc theo nhóm. GV chia lớp thành 4 nhóm Nhóm 1: Nêu điểm khác chủ yếu nhất của chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947 với chiến dịch Biên giới thu đông 1950? Nhóm 2: Tấm gương chiến đấu dũng cảm của anh La Văn Cầu thể hiện tinh thần gì ? Nhóm 3: Hình ảnh Bác Hồ trong chiến dịch Biên giới thu đông 1950 gợi cho em suy nghĩ gì ? Nhóm 4: Quan sát hình ảnh tù binh Pháp bị bắt trong chiến dịch Biên giới thu đông 1950 em có suy nghĩ gì ? Hoạt động 5: Làm việc cả lớp GV nêu tác dụng của chiến dịch Biên giới thu đông 1950. GV nhấn mạnh: Nếu như chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947 địch chủ động tấn công chúng bị thất bại thì chiến dịch Biên giới thu đông 1950 ta chủ động mở chiến dịch, phá tan âm mưu bao vây của địch. Hoạt động 6: Củng cố -dặn dò. Đọc ghi nhớ – trả lời câu hỏi SGK Nhận xét tiết học. ----------------------------------------------- Địa lý: THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH I. Mục tiêu: Biết sơ lược về các khái niệm: Thương mại, nội thương, ngoại thương; thấy được vai trò của ngành thương mại trong đời sống và sản xuất. Nêu được tên các mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu chủ yếu cua nước ta. Nêu các điều kiện thuận lợi để phát triển ngành du lịch của nước ta. Xác định trên bản đồ các trung tâm thương mại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và các trung tâm du lịch lớn của nước ta. II. Đồ dùng dạy học: Bản đồ hành chính Việt Nam Tranh ảnh về các chợ lớn, trung tâm thương mại và về ngành du lịch. III. Hoạt động dạy học: 1. Bài cũ: Nêu một vài đặc điểm phân bố mạng lưới giao thông của Quảng Trị 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Tìm hiểu bài: 1) Hoạt động thương mại. Hoạt động 1: làm việc cá nhân HS dựa vào SGK, chuẩn bị trả lời các câu hỏi sau: Thương mại gồm những hoạt động nào ? Những địa phương nào có hoạt động thương mại phát triển nhất cả nước ? Nêu vai trò của ngành thương mại. Kể tên các mặt hàng xuất, nhập khẩu chủ yếu của nước ta. HS trình bày kết quả, chỉ trên bản đồ về các trung tâm thương mại lớn nhất cả nước. GV kết luận: Thương mại là ngành thực hiện việc mua bán hàng hoá, bao gồm: Nội thương: Buôn bán ở trong nước Ngoại thương: Buôn bán với nước ngoài. Hoạt động thương mại phát triển nhất ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh Vai trò của thương mại: cầu nối giữa sản xuất với tiêu dùng Xuất khẩu: khoáng sản, hàng công nghiệp nhẹ và công nghiệp thực phẩm, hàng thủ công nghiệp, nông sản, thuỷ sản... Nhập khẩu: máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, nhiên liệu. 2) Ngành du lịch. Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm HS dựa vào SGK, tranh ảnh trả lời câu hỏi SGK Vì sao những năm gần đây, lượng khách du lịch đến nước ta đã tăng lên ? Kể tên các trung tâm du lịch lớn của nước ta. HS trình bày kết quả, chỉ trên bản đồ vị trí các trung tâm du lịch lớn. GV kết luận: Nước ta có nhiều điều kiện để phát triển du lịch. Số lượng du khách trong nước tăng do đời sống được nâng cao, các dịch vụ du lịch phát triển. Khách du lịch nước ngoài đến nước ta ngày càng tăng. 3.Củng cố - dặn dò: Các trung tâm du lịch lớn: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, hạ Long, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu... Về nhà ôn bài để tiết sau ôn tập. Nhận xét tiết học ----------------------------------------------- ATGT: Bài 3: CHỌN ĐƯỜNG ĐI AN TOÀN VÀ PHÒNG TRÁNH TAI NẠN GIAO THÔNG I. Mục tiêu: - Biết được những điều kiện an toàn và chưa an toàn. - HS biết cách phòng tránh các tình huống không an toàn ở những vị trí nguy hiểm trên đường. - Tham gia tuyên truyền vận động mọi người thực hiện luật giao thông. II. Chuẩn bị: - Tranh ảnh những đoạn đường an toàn và kém an toàn. - Bản đồ tượng trưng con đường từ nhà đến trường. III. Hoạt động dạy học: 1. Bài cũ: HS xử lí những tình huống về khái niệm đi xe đạp an toàn. 2. Bài mới: * Hoạt động 1: Tìm hiểu con đường từ nhà em đến trường GV nêu câu hỏi HS trả lời Em đến trường bằng phương tiện gì? Em hãy kể về các con đường mà em phải đi qua, theo em con đường đó có an toàn hay không? GV hỏi thêm một số câu hỏi phụ và cách xử lí. Lớp thảo luận - Trả lời câu hỏi Nhận xét rút ra kết luận ( SGV - ATGT ) * Hoạt động 2: Xác định con đường an toàn đi đến trường GV chia nhóm - HS thảo luận nhóm về mức độ an toàn và không an toàn. Nhận xét, rút ra kết luận: SGV * Hoạt động 3: Phân tích các tình huống nguy hiểm và cách phòng tránh an toàn giao thông. GV nêu một số tình huống nguy hiểm có thể gây tai nạn giao thông Các nhóm thảo luận. phân tích tình huống. Rút ra kết luận (Ghi nhớ) - SGV * Luyện tập: GV hướng dẫn HS luyện tập như SGV - ATGT Đại diện các nhóm báo cáo kết quả - Nhận xét - Rút ra kết luận. 3. Củng cố, dặn dò: Nhận xét giờ học. Dặn các em chú ý phòng tránh tai nạn giao thông. Nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông. ....................................................... .......................................................
Tài liệu đính kèm: