Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần 20 - Trường Tiểu học Hải Thành

Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần 20 - Trường Tiểu học Hải Thành

 Tập đọc: THÁI SƯ TRẦN THỦ DỘ

I. Mục tiêu:

- Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn. Biết đọc phân biệt lời các nhân vật

- Hiểu nghĩa các từ ngữ khó trong truyện

- Hiểu ý nghĩa truyện: Ca ngợi thái sư Trần Thủ Độ - một người cư xử gương mẫu, nghiêm minh, không vì tình riêng mà làm sai phép nước.

II. Đồ dùng dạy học:

Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

III.Hoạt động dạy học:

 1. Bài mới:

Hoạt động 1: Giới thiệu bài - Ghi đề

Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài

 * Luyện đọc:

HS đọc lời giới thiệu nhân vật

GV đọc diễn cảm bài văn

Có thể chia thành 3 đoạn:

+ Đoạn 1: Từ đầu đến ông mới tha cho.

+ Đoạn 2: Từ Một lần khác đến Nói rồi, lấy vàng, lụa thưởng cho.

+ Đoạn 3: Phần còn lại.

 

doc 27 trang Người đăng hang30 Lượt xem 571Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần 20 - Trường Tiểu học Hải Thành", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 20
 Thứ hai, ngày 21 tháng 01 năm 2008
CHÀO CỜ ĐẦU TUẦN
-----------------------------------------------
 Tập đọc: THÁI SƯ TRẦN THỦ DỘ
I. Mục tiêu: 
- Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn. Biết đọc phân biệt lời các nhân vật
- Hiểu nghĩa các từ ngữ khó trong truyện
- Hiểu ý nghĩa truyện: Ca ngợi thái sư Trần Thủ Độ - một người cư xử gương mẫu, nghiêm minh, không vì tình riêng mà làm sai phép nước.
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III.Hoạt động dạy học:
 1. Bài mới: 	
Hoạt động 1: Giới thiệu bài - Ghi đề
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài
 * Luyện đọc: 
HS đọc lời giới thiệu nhân vật
GV đọc diễn cảm bài văn
Có thể chia thành 3 đoạn: 
+ Đoạn 1: Từ đầu đến ông mới tha cho.
+ Đoạn 2: Từ Một lần khác đến Nói rồi, lấy vàng, lụa thưởng cho.
+ Đoạn 3: Phần còn lại.
HS luyện đọc để hiểu nghĩa các từ ngữ được chú giải trong bài
* Tìm hiểu bài: 
GV hướng dẫn HS thực hiện các yêu cầu luyện đọc, tìm hiểu bài và đọc diễn cảm từng đoạn của bài.
Đoạn 1: HS đọc đoạn văn. GV giúp HS hiểu trừ được chú giải cuối bài; sửa lỗi về phát âm cho các em.
HS đọc thầm đoạn văn, trả lời câu hỏi
Khi có người muốn xin chức câu đương, Trần Thủ Độ đã làm gì ?
HS đọc lại đoạn văn. GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn văn
Từng cặp HS luyện đọc
Đoạn 2:
Một vài HS đọc đoạn 2.
GV kết hợp sửa lỗi, giúp HS hiểu nghĩa các từ khó được chú giải cuối bài.
Giải nghĩa thêm các từ khó: thềm cấm, khinh nhờn, kể rõ ngọn ngành.
HS đọc thầm đoạn này và trả lời câu hỏi
Trước việc làm của người quân hiệu, Trần Thủ Độ xử lý ra sao ?
HS đọc lại đoạn 2 theo cách phân vai
Đoạn 3:
HS đọc đoạn 3: GV kết hợp giúp HS hiểu nghĩa từ mới ở cuối bài
Giải nghĩa cá từ khó: chầu vua, chuyên quyền, hạ thần, tâu xằng 
HS trả lời câu hỏi:
Khi biết có viên quan tâm với vua rằng mình chuyên quyền, Trần Thủ Độ nói thế nào ?
Những lời nói và việc làm của Trần Thủ Độ cho thấy ông là người như thế nào?
HS đọc đoạn 3 theo cách phân vai
HS nối tiếp nhau thi đọc diễn cảm toàn truyện
2. Củng cố, dặn dò: 
HS nhắc lại ý nghĩa câu chuyện
Nhận xét tiết học
Dặn: về nhà kể lại câu chuyện cho người thân
-----------------------------------------------
 Toán:	 LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: 
Giúp HS rèn lĩ năng tính chu vi hình tròn
II.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài - Ghi đề
Hoạt động 2: Hưứng dẫn học sinh làm bài 
Bài 1:
Vận dụng trực tiếp công thức tính chu vi hình tròn
Củng cố kĩ năng nhân các số thập phân
HS tự làm
HS đọc kết quả
GV nhận xét, kết luận
Bài 2:
Luyện tập tính đường kính hoặc bán kính hình tròn khi biết chu vi của nó
Củng cố kĩ năng tìm thừa số chưa biết của một tích
Củng cố kĩ năng làm tính chia các số thập phân.
Bài 3:
Vận dụng công thức tính chu vi hình tròn khi biết đường kính của nó
Bài 4: HS lần lượt thực hiện các thao tác sau:
Tính chu vi hình tròn: 	6 x 3,14 = 18,84 (cm)
Tính nữa chu vi hình tròn: 	18,84: 2 = 9,42 (cm)
Tính chu vi hình H: 	9,42 + 6 = 15,42 9cm)
Hoạt động 3: Giáo viên chấm bài 
- GV chấm một số bài 
- Chữa bài nếu cần 
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
Về nhà chuẩn bị tiết sau học bài diện tích hình tròn.
Nhận xét tiết học.
-----------------------------------------------
 Chính tả: (Nghe - Viết) CÁNH CAM LẠC MẸ
I. Mục tiêu: 
Nghe - viết đúng chính tả bài thơ Cánh cam lạc mẹ
Luyện viết đúng những từ ngữ có âm đầu r /d /gi hoặc âm chính o / ô.
II. Đồ dùng dạy học: 
Vở bài tập tiếng việt
III. Hoạt động dạy học: 
1. Bài mới: 
 Hoạt động 1: Giới thiệu bài - ghi đề 
 Hoạt động 2: Hướng dẫn HS viết chính tả 
a) Hướng dẫn HS nghe - viết:
GV đọc bài chính tả Cánh cam lạc mẹ
HS đọc thầm đoạn văn, chú ý từ ngữ có âm, vần, thanh dễ viết sai
Nhắc HS chú ý cách tình bày bài thơ
b.)Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
Bài 2: 
HS đọc thầm nội dung bài tập
GV hỏi HS về tính khôi hài của mẫu chuyện vui Giữa cơn hoạn nạn
Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng
2. Củng cố, dặn dò: 
Nhận xét tiết học
Dặn HS ghi nhớ để không viết sai lỗi chính tả những từ ngữ đã ôn luyện.
----------------------------------------------------------------------------------------------- 
 Buổi chiều: 
 LUỆN TẬP TIẾNG VIỆT
I. Mục tiêu: 
Luyện tập, củng cố kiến thức phân biệt câu đơn, câu ghép và tìm cách nối các vế câu ghép cho HS.
II. Các hoạt động dạy - học:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn HS luyện tập:
* Ôn lí thuyết:
- HS nêu thế nào là câu ghép?
- Có mấy cách nối các vế của câu ghép? Nêu rõ các cách đó.
*Hướng dẫn HS luyện tập:
GV chép đề lên bảng, hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1: Phân các câu sau đây thành hai loại: câu đơn và câu ghép. Em dựa vào đâu để phân chia như vậy?
a) Mùa thu năm 1929, Lí Tự Trọng về nước, được giao nhiệm vụ làm liên lạc, chuyển và nhận thư từ tài liệu trao đổi với các đảng bạn qua đường tàu biển.
b) Lương Ngọc Quyến hi sinh nhưng tấm lòng trung với nước của bông còn sáng mãi.
c) Mấy con chim chào mào từ hốc cây nào đó bay ra hót râm rang.
d) Mưa rào rào trên sân gạch, mưa đồm độp trên phên nứa.
HS thảo luận nhóm đôi - Đại diện nhóm báo cáo kết quả và nêu rõ dựa vào đâu để phân chia thành câu đơn hoặc câu ghép.
GV nhận xét chữa bài.( câu a, c là câu đơn câu b, d là câu ghép)
Bài 2: Các vế trong từng câu ghép dưới đây được nối với nhau bằng cách nào (dùng từ có tác dụng nối hay dùng dấu câu để nối trực tiếp) ?
a) Bà em kể chuyện Thạch Sanh, em chăm chú lắng nghe.
b) Đêm đã khuya nhưng anh Thành vẫn ngồi bên máy vi tính.
c) Gió mùa đông bắc tràn về và trời trở rét.
d) Tiếng còi của trọng tài I- va - nốp vang lên: trận bóng đá bắt đầu.
HS tự làm - Gọi trả lời miệng - chỉ ra từ có tác dụng nối hay dùng dấu câu gì để nối.
Lớp và GV nhận xét, chốt ý đúng (câu a, d: nối trực tiếp; câu b, c dùng từ có tác dụng nối)
Bài 3: Tìm từ có tác dụng nối hoặc dấu câu thích hợp để điền vào ô trống:
a) Gió thổi ào ào £ cây cối nghiêng ngã £ bụi cuốn mù mịt £ một trận mưa ập tới.
b) Quê nôi Nam ở Bắc Ninh £ quê ngoại bạn ở Bắc Giang.
c) Thỏ thua Rùa trong cuộc đua tốc độ £ Thỏ chủ quan và kiêu ngạo.
d) Trong vườn, các loài hoa đua nhau nở £ những cánh bướm nhiều màu sắc bay rập rờn.
1 HS đọc yêu cầu bài tập - HS làm việc cá nhân.
Gọi lần lược 4 HS lên làm 4 câu - Lớp nhận xét.
GV nhận xét, chữa bài.(a: dấu phẩy, dấu phẩy, dấu phẩy (hoặc và) b: Còn; c: vì; d: ,)
3. Củng cố dặn dò:
GV nhận xét tiết học.
-----------------------------------------------
 LUỆN TẬP TIẾNG VIỆT
I. Mục tiêu:
Luyện tâp, nâng cao cách xác định các vế trong câu ghép. Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong từng vế và thêm vế còn thiếu trong câu ghép. Thay từ có tác dụng nối bằng dấu câu.
II. Các hoạt động dạy - học:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn HS luyện tập:
* GV chép đề lên bảng, hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1: a) Vạch ranh giới giữa các vế câu trong từng câu ghép tìm được ở bài 1.(tiết 1) Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong từng vế câu.
b) Có thể tách mỗi vế câu ghép tìm được ở BT 1(tiết 1) thành một câu đơn được không? Vì sao?
GV hướng dẫn HS nắm yêu cầu BT - HS làm việc cá nhân.
Gọi 4 HS lên bảng làm - Lớp nhận xét.
GV nhận xét, chữa bài ( câu a: VD: Lương Ngọc Quyến / hi sinh // nhưng tấm lòng trung với nước của ông / còn sáng mãi.) CN VN 
 CN VN
Câu b: Không tách được, vì nội dung của các vế câu có quan hệ mật thiết với nhau.)
Bài 2: Thay từ có tác dụng nối (in đậm) bằng dấu câu thích hợp trong từng câu ghép dưới đây:
a) Mây tan và mưa tạnh dần.( , )
b) Nam học lớp 5 còn chị Hạnh học lớp 10.( , )
c) Đến sáng, chuột tìm đường trở về ổ nhưng nó không sao lách qua khe hở được.( , )
d) Mặt trời mọc và mây tan dần.( , hoặc : )
HS làm việc cá nhân - GV gọi trả lời miệng.
Lớp và GV nhận xét, chốt ý đúng.
Bài 3: Điền dấu câu còn thiếu vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu ghép sau:
a) Bích Vân học bài, còn ...
b) Nếu trời mưa to thì ...
c) ... , còn bố em là bộ đội.
d) ... nhưng Nam vẫn đến lớp.
1 HS đọc yêu cầu bài tập - GV giúp HS nắm yêu cầu BT
HS tự làm bài vào vở - GV theo dõi.
Chấm một số bài - Gọi một số HS đọc bài làm của mình - GV nhận xét, góp ý.
3. Củng cố dặn dò:
GV nhận xét tiết học.
-----------------------------------------------
 Đạo đức: THỰC HÀNH: EM YÊU QUÊ HƯƠNG
I. Mục tiêu: HS biết
Các em cần phải yêu quê hương
Thể hiện tình yêu quê hương bằng những hành vi, việc làm phù hựop với khả năng của mình.
Yêu quý, tôn trọng những truyền thống tốt đẹp của quê hương. Đồng tình với những việc làm góp phần vào việc xây dựng và bảo vệ quê hương.
II.Các hoạt động dạy học: 
1. Bài cũ: 1 em lên hát hoặc đọc bài thơ nói về tình yêu quê hương
2. Bài mới: HS thực hành
 * Hoạt động 1: Triển lãm nhỏ
Mục tiêu: HS biết thể hiện tình cảm đối với quê hương
Cách tiến hành:
HS quan sát tranh, trao đổi, bình luận
HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi
Đại diện nhóm trình bày, lớp trao đổi, bổ sung
GV nhận xét:
*Hoạt động 2: Bày tỏ thái độ
Bài 2:
Mục tiêu: HS biết bày tỏ thái độ phù hợp đối với một số ý kiến liên quan đến tình yêu quê hương.
Cách tiến hành: GV nêu từng ý kiến trong bài
HS bày tỏ thái độ
HS giải thích lý do, HS khác nhận xét
GV kết luận: Tán thành với những ý kiến a, d, không tán tành với các ý kiến b, c.
*Hoạt động 3: Xử lý tình huống
Bài 3:
Mục tiêu: HS biết xử lý một số tình huống liên quan đến tình yêu quê hương.
Cách tiến hành: GV yêu cầu HS thảo luận để xử ký tình huống
HS làm việc
Theo từng tình huống, đại diện các nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung
GV kết luận
Tình huống a: Bạn Tuấn có thể góp sách báo của mình; vận động các bạn cùng tham 
gia đóng góp; nhắc nhở các bạn giữ gìn sách.
Tình huống b: Bạn Hằng cần tham gia làm vệ sinh với các bạn trong đội, vì đó là một việc làm góp phần làm sạch, đẹp làng xóm.
Hoạt động 4: Trình bày kết quả sưu tầm.
Mục tiêu: Củng cố bài
Cách tiến hành:
HS trình bày kết quả sưu tầm được về các cảnh đẹp, phong tục tập quán, danh nhân của quê hương và các bài thơ, bài hát, điệu múa... đã chuẩn bị.
Cả lớp trao đổi về ý nghĩa của các bài thơ, bài hát...
3.Củng cố, dặn dò.
HS thể hiện tình yêu quê hương bằng việc làm cụ thể, phù hợp với khả năng
GV nhận xét bài học.
 Thứ ba, ngày 22 tháng 01 năm 2008
 Thể dục: ( Đ/c Bính dạy )
-----------------------------------------------
 Toán:	 DIỆN TÍCH HÌNH TRÒN 
I. Mục tiêu: Giúp HS:
Nắm được quy tắc, công thức tính diện tích hình tròn
Biết vận dụng để tính diện tích hình tròn
II. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động 1: Giới thiệu – ghi đề
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài 
1. Giới thiệu công thức  ... ung của 2 vế câu cho sẵn, các em xác định quan hệ giữa 2 vế câu
Tìm quan hệ từ thích hợp để điền vào chỗ trống
HS làm bài
GV dán lên bảng lớp 3 tờ phiếu đã viết 3 câu văn.
HS lên bảng thi làm bài
HS trình bày kết quả
Cả lớp và giáo viên nhận xét, chốt lại lời giải đúng
2. Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét tiết học
HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ về cách nối các vế câu ghép.
-----------------------------------------------
 Kĩ thuật: ( Đ/c Chúc dạy )
-----------------------------------------------
 Âm nhạc: ( GV bộ môn dạy )
 Thứ sáu, ngày 25 tháng 01 năm 2008
 Thể dục: ( Đ/c Bính dạy )
-----------------------------------------------
 Toán:	 GIỚI THIỆU BIỂU ĐỒ HÌNH QUẠT
I. Mục tiêu: 
Làm quen với biểu đồ hình quạt
Biết cách đọc, phân tích và xử lý số liệu trên biểu đồ hình quạt
II. Đồ dùng dạy học: 
Phóng to biểu đồ hình quạt
Vẽ sẵn biểu đồ đó vào bảng phụ.
III. Hoạt động dạy học: 
 Hoạt động 1: Giới thiệu – ghi đề
 Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài 
1. Giới thiệu biểu đồ hình quạt.
VD: HS quan sát kĩ biểu đồ hình quạt
Đặc điểm của biểu đồ hình quạt như sau:
- Biểu đồ có hình dạng tròn, được chia thành nhiều phần
- Trên mỗi phàn của hình tròn đều ghi các tỉ số phần trăm tương ứng.
+ Biểu đồ nói về điều gì ?
+ Sách trong thư viện của trường được phân làm mấy loại?
+ Tỉ số phần trăm của từng loại là bao nhiêu ?
2. Thực hành đọc, phân tích và xử lý số liệu trên biểu đồ hình quạt.
Bài 1:
	Nhìn vào biểu đồ chỉ số phần trăm HS thích màu xanh
	Tính tỉ số phần trăm khi biết tổng số HS của cả lớp
	HS tự làm và đọc kết quả
	GV tổng kết
Bài 2:
	HS nhận biết
	Biểu đồ nói về điều gì ?
	Căn cứ vào các dấu hiệu quy ước
	Cho biết phần nào trên biểu đồ chỉ số HS giỏi
	Cho biết phần nào trên biểu đồ chỉ số HS khá
	Cho biết phần nào trên biểu đồ chỉ số HS trung bình
	HS đọc kết quả.
	GV nhận xét, kết luận
 Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
Về nhà làm tiếp các bài tập còn lại.
Nhận xét tiết học.
-----------------------------------------------
 Tập làm văn: LẬP CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG
I. Mục tiêu: 
Dựa vào mẫu chuyện về một buổi sinh hoạt tập thể, biết lập chương trình hoạt động cho buổi sinh hoạt tập thể đó và cách lập chương trình hoạt động nói chung.
Qua việc lập chương trình hoạt động, rèn luyện óc tổ chức, tác phong làm việc khoa học, ý thức tập thể.
II. Đồ dùng dạy- học: 
- Ba tấm bìa viết mẫu cấu tạo 3 phần của một chương trình hoạt động: (nội dung cụ thể ở phần lời giải ở BT2).
- Bút dạ và 1 số tờ giấy khổ to để hopạt động nhóm.
III. Hoạt động dạy học:
1. Bài mới 	
* GV giới thiệu bài
* Hướng dẫn HS luyện tập 
Bài 1:
HS đọc nội dung bài tập
Cả lớp theo dõi SGK
Cả lớp đọc thầm lại hai đoạn văn, suy nghĩ, trả lời câu hỏi
Các bạn trong lớp tổ chức buổi liên hoan văn nghệ nhằm mục đích gì?
Để tổ chức buổi liên hoan, cần làm những việc gì? 
Lớp trưởng đã phân công như thế nào ?
Hãy thuật lại diễn biến của buổi liên hoan.
HS nối tiếp nhau phát biểu - GV nhận xét, kết luận.
Bài 2:
GV giúp HS hiểu yêu cầu của bài
GV giúp HS hiểu rõ yêu cầu của bài
Gv chia lớp thành 5 nhóm: phát bút dạ và giấy cho các nhóm làm bài
Nhóm nào làm xong lên bảng dán.
Đại diện nhóm trình bayg kết quả.
Cả lớp và GV nhận xét về nội dung, cách trình bày chương trình của từng nhóm
2. Củng cố, dặn dò:
Nhận xét tiết học
HS nhắc lại lợi ích của việc lập CTHĐ và cấu tạo 3 phần của một chương trình hoạt động.
Dặn HS về nhà chuẩn bị nội dung cho bài: Lập chương trình hoạt động
-----------------------------------------------
 Khoa học: NĂNG LƯỢNG 
 I. Mục tiêu:HS biết 
Nêu ví dụ hoặc làm thí nghiệm đơn giản về: các vật có biến đổi vị trí hình dạng, hiệt độ nhờ được cung cấp năng lượng.
Nêu ví dụ về hoạt động của con người, động vật, phương tiện, máy móc và chỉ ra nguồn năng lượng cho các hoạt động đó.
II. Đồ dùng dạy học:
Hình SGK trang 83
Chuẩn bị: Nến, diêm, ô tô đồ chơi có đèn, còi hoặc đèn pin
III. Hoạt động dạy học:
1. Bài cũ:
Phát biểu định nghĩa về sự biến đổi hoá học
Phân biệt sự biến đỏi hoá học và sự biến đổi lý học
2.Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Ghi đề
b. Hướng dẫn HS tìm hiểu bài:
 *Hoạt động 1: Thí nghiệm
Mục tiêu: HS nêu được ví dụ hoặc làm thí nghiệm đơn giản về: các vật có biến đổi vị trí, hình dạng, nhiệt độ... nhờ được cung cấp năng lượng
Cách tiến hành
Bước 1: Làm việc theo nhóm
GV cho HS làm việc theo nhóm
Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình 
Ghi kết quả vào phiếu học tập
Bước 2: Làm việc cả lớp
Đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc
Các nhóm nhận xét, so sánh
GV kết luận:
- Khi dùng tay nhấc cặp sách, năng lượng do tay ta cung cấp đã làm cặp sách dịch chuyển lên cao.
- Khi thắp ngọn nến, nến toả nhiệt và phát ra ánh sáng. Nến bị đốt cháy đã cung cấp năng lượng cho việc phát sáng và toả nhiệt.
=> Trong các trường hợp trên ta thấy cần cung cấp năng lượng để các vật có các biến đổi, hoạt động.
*Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận
Mục tiêu: HS nêu được một số ví dụ về hoạt động của con người, động vật, phương tiện, máy móc và chỉ ra nguồn năng lượng cho các hoạt động đó.
Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo cặp
Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình 
Quan sát các hình trong SGK trang 83 và thảo luận
Bước 2: Làm việc cả lớp
Đại diện một số nhóm trình bày kết quả
Nhóm khác bổ sung.
Hoạt động
Nguồn năng lượng
Người nông dân cày cấy...
Thức ăn
Các bạn HS đá bóng, học bài
Thức ăn
Chim đang bay
Thức ăn
Máy cày 
Xăng
...
...
Tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh, ai đúng?” trong đó các em nêu tên hoạt động của con người, máy móc và tên nguồn năng lượng cho từng hoạt động đó.
3. Củng cố- Dặn dò:
Nhận xét tiết học
Chuẩn bị đọc trước bài sau: Năng lượng mặt trời.
 Thứ bảy, ngày 26 tháng 01 năm 2008
 Địa lý: CHÂU Á (TIẾP)
 I. Mục tiêu: HS biết:
Nêu được đặc điểm về dân cư, tên một số hoạt động kinh tế của người dân Châu Á; ý nghĩa của những hoạt động này.
Biết dựa vào lược đồ hoặc bản đồ, nhận biết được sự phân bố một số hoạt động sản xuất của người dân Châu Á.
Biết được khu vực Đông Nam Á có khí hậu gió mùa nóng ẩm, trồng nhiều lúa gạo, cây công nghiệp và khai thác khoáng sản.
II. Đồ dùng dạy học:
Bản đồ tự nhiên Châu Á
Bản đồ các nước Châu Á.
III. Hoạt động dạy học:
1.Bài cũ:
Đọc được tên các dãy núi cao, đồng bằng lớn của Châu Á
2.Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b) Hướng dẫn HS tìm hiểu bài:
* Cư dân Châu Á
Hoạt động 1: làm việc cả lớp
HS quan sát bảng số liệu và so sánh dân số Châu Á với dân số các châu lục khác để nhận biết biết Châu Á có số dân đông nhất thế giới
HS quan sát Hình 4 SGK để thấy người dân sống ở các khu vực khác nhau có màu da, trang phục khác nhau.
GV bổ sung: người dân ở khu vực có khí hậu ôn hoà thường có màu da sáng, ở vùng nhiệt đới có màu da sẫm.
Dù có màu da khác nhau nhưng mọi người đều có quyền sống, học tập và lao động như nhau.
GV kết luận: Châu Á có số dân đông nhất thế giới, phần lớn dân cư Châu Á da vàng và đông tập trung đông đúc tại các đồng bằng châu thổ.
*Hoạt động kinh tế.
Hoạt động 2: làm việc cả lớp
HS quan sát hình SGK và trả lời câu hỏi
HS nêu tên một số ngành sản xuất: trồng bông, trồng lúa mì, lúa gạo, nuôi bò, khai thác dầu mỏ, sản xuất ô tô...
GV bổ sung để HS biết thêm một số hoạt động sản xuất khác như trồng cây công nghoeejp, chăn nuôi và chế biến thuỷ sản, hải sản...
GV kết luận: Người dân Châu á phần lớn làm nông nghiệp, nông sản chính là lúa gạo, lúa mì, thịt, trứng sữa. một số nước phát triển ngành công nghiệp: khai thác daaufmor, sản xuất ô tô....
*. Khu vực Đông Nam Á.
Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
HS quan sát hình theo sự chỉ dẫn của GV
Xác định lại vị trí địa lý khu vực Đông Nam Á
Núi là chủ yếu, có độ cao trung bình, đồng bằng nằm dọc sông lớn (mê Công) và ven biển
GV yêu cầu HS liên hệ với hoạt động sản xuất và các sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp của Việt Nam để từ đó thấy được sản xuất lúa gạo, trồng cây công nghiệp, khai thác khoáng sản là các ngành quan trọng của các nước Đông Nam Á.
GV kết luận: Khu vực Đông Nam Á có khí hậu gió mùa nóng, ẩm. Người dân trồng nhiều lúa gạ, cây công nghiệp, khai thác khoáng sản.
3. Củng cố-dặn dò.
HS nắm nội dung bài học
Về nhà xem trước bài: các nước làng giềng của Việt Nam.
GV nhận xét bài học.
-----------------------------------------------
 Lịch sử: ÔN TẬP CHÍN NĂM KHÁNG CHIẾN 
 BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC 1945-1954
 I. Mục tiêu: HS biết:
Những sự kiện lịch sử tiêu biểu từ năm 1945 đến 1954; lập được bảng thống kê một số sự kiện theo thời gian.
Kĩ năng tóm tắt các sự kiện lịch sử tiêu biểu trong giai đoạn lịch sử này.
II. Đồ dùng dạy học:
Bản đồ hành chính Việt Nam
Phiếu học tập của HS.
III. Hoạt động dạy học:
Giới thiệu bài - Ghi đề
Hướng dẫn HS tìm hiểu bài:
Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm
GV giới thiệu bài 
GV nêu nhiệm vụ bài học và chia lớp thành 4 nhóm
GV phát phiếu HS
Nhóm thảo luận
Đại diện nhóm trình bày kết quả.
Nhóm khác bổ sung, GV kết luận.
Hoạt động 2: Làm việc cả lớp
Cho HS chơi trò chơi theo chủ đề “Tìm địa chỉ đỏ”
GV hướng dẫn HS cách chơi
HS chơi: HS dựa vào kiến thức đã học kể lại sự kiện, nhân vật lịch sử tương ứng với các địa danh đó.
GV kết luận nội dung bài học.
3. Củng cố-dặn dò.
Nhắc lại nội dung bài học.
Chuẩn bị bài sau.
Nhận xét tiết học. 
-----------------------------------------------
SINH HOẠT ĐỘI
I. Mục tiêu: 
- Các đội viên thấy được ưu, khuyết điểm của chi đội và của bản thân để có hướng khắc phục tốt hơn.
- Nắm được phương hướng tuần tới.
 II. Lên lớp:
Ổn định tổ chức: Hát
Tiến hành sinh hoạt:
1. Chi đội trưởng điều hành các phân đội trưởng nhận xét tình hình của phân đội trong tuần qua.
 - Các đội viên phê và tự phê.
2. Chi đội trưởng đánh giá tình hình hoạt động của chi đội trong tuần qua.
3. Anh phụ nhận xét chung:
 Ưu điểm: - Duy trì tốt các loại hình nề nếp.
 - Học và làm bài tập đầy đủ.
 - Làm tốt công tác vệ sinh lớp học và khu vực được quy định.
 Nhược điểm: Một số bạn còn nói chuyện riêng trong lớp (Bính, Tài, Hợp)
 Tuyên dương: Mầu, Thảo, Thạc, Văn Phú, Hoài Phú.
 Phê bình: Quỳnh Chi, Bính, Hữu, Như.
 4. Kế hoạch tuần tới:
 - Thi đua lập thành tích chào mừng ngáy thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam 3-2
 - Duy trì tốt ưu diểm, khắc phục nhược diểm.
 - Tiếp tục duy trì phong trào VSCĐ.
 - Thực hiện kế hoạch liên đội đề ra.
 5. Anh phụ trách nhận xét tiết sinh hoạt:
 Thực hiện tốt kế hoạt
........................................................ 
........................................................ 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 20.doc